Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Chân dung Nhà Biên Khảo THÁI QUỐC MƯU

Phê Bình
Những sai lầm của Học giả, Giáo sư HOÀNG XUÂN HÃN

Thái Quốc Mưu



Đôi dòng trước khi vào bài:

* Trong lãnh vực văn học, chúng ta đừng vì học vị của những ông khoa bản mà “BỎ QUÊN” không phê bình những sai lầm trong các tác phẩm của họ.

* Khi phê bình văn học, chúng ta phải ra sức tìm tòi, tham khảo, tra cứu, lấy sự trung thực, lòng ngay thẳng và lương thiện nhận định rồi chỉ rõ những chỗ sai lầm. Không nể nang, thiên vị bất cứ kẻ nào! Nếu không làm được những điều đó, chẳng những chúng ta có tội với tiền nhân mà còn có lỗi với những thế hệ mai sau - Thái Quốc Mưu


Tiểu sử Giáo sư, Học giả Hoàng Xuân Hãn (nguồn, Bách Khoa Toàn Thư):

“Học giả Hoàng Xuân Hãn cùng thời với những tên tuổi lớn như Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh..., cuộc đời học giả Hoàng Xuân Hãn phủ gần trọn thế kỷ XX và sự nghiệp của ông cũng gần như phủ bóng hầu hết các lĩnh vực khoa học của nước nhà, cả khoa học tự nhiên và xã hội.

Ông sinh ngày 18/3/1908, mất ngày 10/3/1996 làng Yên Phúc, thuộc tổng Yên Hồ, nay là xã Yên Hồ. Có sách viết sanh tại Kẻ Trổ, thuộc làng Nhân Thọ, tổng Yên Hồ,  huyện La Sơn, nay là xã Đức Nhân (Đức Thọ). Ông là hậu duệ của dòng họ Hoàng Xuân nổi tiếng với Hoàng giáp Hoàng Trừng (đời thứ 5, đậu Hoàng giáp năm 1499).

Thuở nhỏ, ông học chữ Hán với cụ Tú Vạn, phụ thân ông. Về sau học chữ quốc ngữ tại quê. Khi phong trào Cần vương tan rã, cha mẹ ông lâm cảnh nghèo khó, ra Vinh nhận thầu nấu cơm cho trường Quốc Học để nuôi con.

Năm 1926, Hoàng Xuân Hãn đỗ bằng Thành Chung, ra Hà Nội thi vào Trường Bưởi, một năm sau thì ông chuyển sang Khoa Toán, Trường Trung học Albert Sarraut. Năm 1928, sau khi đỗ Tú Tài toàn phần, ông được nhận học bổng du học tại Pháp.

Lần lượt thi đỗ và theo học tại các trường đại học danh tiếng như: Sư phạm, Bách khoa ở trường đại học Sorbonne. Paris. Năm 1934, ông về nước với bằng kỹ sư cầu đường. Tiếp đó, ông trở lại Pháp và đỗ bằng thạc sĩ Toán của trường Sorbonne năm 1935.” Học giả Hoàng Xuân  Hãn viết rất nhiều bộ sách. Đáng chú ý và có lẽ nổi danh nhất là Bộ Lý Thường Kiệt, xuất bản năm 1949. (ngưng trích).

Đáng tiếc, trong bộ Lý Thường Kiệt Học giả, Gs. Hoàng Xuân Hãn dịch có rất nhiều chỗ sai lầm cách oan uổng... Làm phí phạm công trình lớn lao của vị học giả đáng kính của chúng ta. 

Thái Quốc Mưu.

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét