Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Tìm Về Nha Trang Xưa

 - Ngô Văn Ban

Toàn cảnh Nha Trang xưa
Tôi sinh sau đẻ muộn đến 17 năm kể từ năm 1924, năm Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Thị trấn Nha Trang (centre urban). Những người dân sinh ra ở thành phố này, hiện nay bảy tám chục tuổi, hay hơn nữa, biết rõ Nha Trang xưa hơn tôi nhiều. 


Trung tâm Nha Trang xưa
Hồi đó, tức là trước năm 1924, tên Nha Trang chỉ cả khu vực huyện Diên Khánh, nơi lỵ sở của Nam Triều (triều Nguyễn) như Nguyễn Siêu trong Phương Đình Dư Địa chí đã ghi : 
"Năm Quý Sửu (1793) đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là Thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành" (1). 

Thành đất ở thủ sở Nha Trang này được xây dựng năm 1793, trên lũy Hoa Bông cũ, nơi đã từng đặt lỵ sở cũ phủ Diên Ninh, sau đó là phủ Diên Khánh thuộc dinh Thái Khang, Bình Khang. Nguyễn Siêu còn viết thêm : "Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) chia hạt gọi là tỉnh Nha Trang… "(2) . 

Ta biết rằng, năm 1832, vua Minh Mạng đã có sự cải tổ về đơn vị hành chánh. Trong Đại Nam Thực Lục có ghi : 
"Nhâm Thìn, năm Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 10, ngày mồng 1, : Bắt đầu chia hạt, đặt quan từ Quảng Nam trở vào Nam" (…) 1. Chia tỉnh hạt : …. Tỉnh Khánh Hòa : trước là Bình Hòa, thống trị phủ Diên Khánh, Ninh Hòa và 4 huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương, Quảng Phúc, Tân Định. Trước 2 huyện Hoa Châu và Phúc Điền, nay gộp lại thành huyện Phúc Điền"(3). 

Như thế, Nguyển Siêu gọi tỉnh hạt Khánh Hòa là tỉnh Nha Trang là lấy tên Nha Trang cũ gọi nơi lỵ sở của quan chức triều Nguyễn đóng ở Thành. Lúc đó, Phúc Điền là huyện thuộc phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và khu vực thành phố Nha Trang hiện nay là thuộc huyện Vĩnh Xương, tổng Xương Cát cũng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét