Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Chân Dung Nhà Văn NGUYỄN BÀNG

THƯ NHÀ VĂN NGUYỄN BÀNG

Trong Chùm thơ viết về Mạc Đĩnh Chi, có bác có viết:
Dưới mắt vua thuyền chài nhà Trần
Về nguồn gốc nhà Trần hiện vẫn còn tranh cãi:
Một số sử gia cho rằng nhà Trần và nhà Mạc sau này là tộc Đản  là những người miền Nam Trung Quốc sinh sống trên thuyền trong khắp một dải từ Triết Giang đến Quảng Đông
Một số khác cho rằng nhà Trần vốn là người trên đất liền làm nghề đánh cá thôi, chứ không lấy thuyền phiêu dạt sông biển như người Đản. Còn họ Mạc thì dòng dõi Mạc Đĩnh Chi thời Trần, đến đời Mạc Đăng Dung mới từng làm nghề đánh cá.
Chuyện đó để các sử gia nghiên cứu và tranh biện.

Chùm thơ 4 bài bác viết đã tập trung vào con người Mạc Đĩnh Chi như thế là rất hợp lý làm bật lên cốt cách của một danh nhân Mạc Đĩnh Chi - từ cậu bé bán củi thành lưỡng quốc trạng nguyên.
Nhưng riêng tôi thì lại thích bài thơ ngắn nhất: HOA TRÊN BÙN chỉ có 6 câu rất giọng điệu ngông nghênh Chu Vương Miện, xem ra không có câu nào nói về Mạc Đĩnh Chi nhưng nghĩ thêm thì thấy có đấy. Tôi nhớ đến câu thơ Tương tiến tửu: Thánh hiền chết cũng lấp vùi, của Lý bạch xa xôi bên Trung Quốc hay gần hơn, câu thơ Cung oán của Nguyễn Gia Thiều ở ta: “Trăm năm còn có gì đâu, Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì”
Bọn mình chỉ như những con cá cơm nhỏ bé trong đại dương lại là đại dương thời đầy bão táp tao loạn. Nói như bác còn sống được đến ngày:
Lại chẳng thấy trên lầu gương tỏ, 
Mái tóc càng soi rõ mầu sương. 
Sáng như tơ chửa nhuộm vàng, 
Chiều đà như tuyết nghĩ thương thân già.
là may mắn lắm rồi.

Vậy thì, ở xa nhau quá, không thể:
Gọi con đem đổi vài bầu rượu ngon.
Uống cho muôn thuở tan buồn!
Nên cũng đồng ý với bác là: viết lách phét lác cho vui nốt quãng đời còn lại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét