Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Tiếng Việt thời LM de Rhodes -
 dạng bị (thụ) động (passive voice) - phần 8
 Nguyễn Cung Thông1


 Phần này bàn về các ghi nhận thời tự điển Việt Bồ La về dạng bị động trong tiếng Việt, cũng là vào lúc các LM Dòng Tên sang Đông Á truyền đạo. Các tương quan ngữ âm đưa ra trong bài này như bị ~ phải, thụ ~ chịu, đắc ~ được không nhất thiết khẳng định nguồn gốc MônKhme, Nam Á hay Hán cổ của những từ này vì cần nhiều dữ kiện hơn nữa. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là một số tác phẩm bằng chữ Nôm của LM Maiorica cùng ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như ở trang này http://books.google.fr/books?
id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f= false . Các chữ viết tắt khác là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (La Tinh), CG (Công Giáo), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK), TCTGKM (Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông), CTTr (Các Thánh Truyện), MACC (Mùa Ăn Chay Cả quyển chi nhị), ĐCGS (Đức Chúa Giê Su quyển 9 và quyển 10), ĐCT (Đức Chúa Trời), V (Verb, động từ), S (Subject, chủ ngữ/chủ từ), O (Object, túc từ/tân ngữ). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để bạn đọc tiện tra cứu thêm. Có lẽ nên nhắc lại ở đây truyền thống tư duy phân tích (analytical logic) của Tây phương: cắt một câu thành ra nhiều thành phần, sau đó phân biệt loại câu với dạng chủ động (active voice) và thụ động (passive voice) dựa vào vị trí của chủ thể (chủ ngữ, chủ từ S), tân ngữ (túc từ, O) và thì của động từ (V) - như trong tiếng Anh: Câu chủ động S + V + O Câu bị động O + (to be2 + V/past participle) + S Câu bị động có chủ ngữ là tân ngữ của câu chủ động, do đó nếu câu chủ động không có tân ngữ (như trường hợp của intrasitive verb/nội động từ) thì không thể đổi ra dạng bị động được 3 . Câu bị động thường gặp trong ngữ hệ Ấn-Âu vì (1) để nhấn mạnh liên hệ nguyên nhân và kết quả (cause and effect, tư duy phân tích hay logic đường thẳng) hay nêu ra đối tượng bị tác động bởi một hành động, thay vì chủ thể gây ra hành động (2) không biết và không cần biết chủ thể gây ra hành động là ai, ở đâu - nhất là các câu viết trong báo cáo/tài liệu khoa học 1 Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com 2 Các trợ động từ khác dùng cho dạng bị động, ngoài động từ to be, có thể là get, need, have ... td. "That car needs to be fixed (xe ấy cần sửa)", "She got hired by the company in 2018 (Cô ta được công ty mướn vào năm 2018)". 3 Có những động từ chỉ trạng thái (state verbs) cũng không đổi ra dạng bị động được như "I have two brothers" (Tôi có hai anh/em), "This truck weighs two tons" (Xe tải này nặng hai tấn) ... 2 - vì kết quả khoa học thực nghiệm luôn có tính chất khách quan - hoàn toàn độc lập với địa điểm, thời gian và người liên hệ (chủ quan). Thí dụ một câu chủ động đơn giản sử dụng các động từ promote (lên chức) và demote (xuống chức, ‘hạ tầng công tác’) : The management board promotes him (hội đồng quản trị lên chức ông ấy) The management board demotes him (hội đồng quản trị cách chức ông ấy) Câu trên đổi qua dạng bị động là He is promoted by the management board (ông ta được lên chức bởi hội đồng quản trị) He is demoted by the management board (ông ta bị xuống chức bởi hội đồng quản trị) Tuy nhiên, tiếng Việt với tư duy tổng hợp 4 (synthetic logic) lại có những cách dùng chủ động và bị động khác hơn nữa Ông ta/hắn ta/nó/ngài (S) được lên chức/thăng cấp (V) bởi hội đồng quản trị (O). Ông ta/hắn ta/nó/ngài (S) bị xuống chức/hạ/giáng cấp (V) bởi hội đồng quản trị (O). Chủ từ (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) thể hiện qua nhiều hình thức tuỳ theo địa vị trong xã hội và liên hệ với người nói: ông/anh ta, ông/anh ấy, hắn, nó, ngài ... Động từ cho dạng bị động cũng thể hiện bản chất tích cực hay tiêu cực của động từ dạng chủ động: lên chức ---> được, xuống chức ---> bị. Tiếng Anh/Pháp không có các khuynh hướng trên: is promoted cũng dùng tương tự là is demoted hay cấu trúc to be demoted (tiếng Anh ~ être rétrogradé tiếng Pháp) không thay đổi vì nét nghĩa của động từ promote (~ promouvoir tiếng Pháp) hay demote (~ rétrograder tiếng Pháp). Ngay cả cách dùng động từ 5 lên chức, khi dùng từ HV như thăng chức hay thăng cấp thì có vẻ ‘trang trọng’ hơn! Có khi động từ được và bị không cần hiện diện (hiểu ngầm) trong câu bị động vì ngữ cảnh có nhiều chi tiết bổ túc cho nghĩa của động từ chính: "Ông ta lên chức vào tháng bảy sau khi tốt nghiệp đại học bên Pháp"… Trở về đầu thế kỷ XVII khi các giáo sĩ Dòng Tên sang An Nam truyền đạo, các vị này đã được huấn luyện thuần thục tiếng La Tinh (td. Kinh Thánh) với cấu trúc bị động còn phức tạp hơn các tiếng Anh và Pháp. Thí dụ như câu chủ động sau đây "Gladius virum necarvit" (Lưỡi kiếm đã giết chết người chồng/NCT: gladius ~ gươm, virum < vir là đàn ông/chồng, động từ necarvit < necare là giết chết) Đổi ra dạng bị động thành "Vir gladio necatus est" (Người chồng bị chết vì lưỡi kiếm/NCT): không những vị trí các chữ phải thay đổi, nhưng chính các chữ này cũng phải thay đổi (inflected) cho đúng thể/cách cũng như thêm vào động từ thì/là (tiếng Anh là to be ~ sum tiếng La Tinh > est cho ngôi thứ ba số ít) - xem thêm chi tiết trong mục 1.1. Như vậy là các cách dùng đã thay đổi (ông/hắn/nó, được/bị/"hiểu ngầm", lên/thăng, xuống/giáng/hạ) theo ngữ cảnh (chủ đề của toàn câu và ý muốn của chủ ngữ) trong tiếng Việt so với chính các chữ 4 Xem thêm chi tiết về tư duy tổng hợp trang này http://chimvietcanhnam.blogspot.com.au/2018/02/ 5 Vào thời VBL, ăn cơm là cách dùng thông thường cho đại chúng, nhưng dùng (dụng HV) thì lịch sự hơn (trong Kinh Lạy Cha) và cầm thực là cách dùng cho các bậc vua chúa cao sang (và cho đức Chúa Giê-Su). 3 dùng phải thay đổi (inflections) cùng với sự xuất hiện của trợ động từ (to be/être/sum) trong tiếng Anh/Pháp/La Tinh. Ngược dòng thời gian, chỉ cách đây gần hai thế kỷ, tiếng Việt dùng dạng bị động như qua cách dùng phải 6 lừa trong truyện Kiều: 料命世意沛𩢬世箕 Liều mình thế ấy, phải lừa thế kia (câu 2894) 3254 câu thơ Kiều không thấy dùng chữ bị. Tuy không biến đổi chữ (inflection) như tiếng Anh/Pháp/La Tinh ở trên để cho ra dạng bị động, nhưng cách dùng này phải được nhận ra qua ngữ cảnh. Cách dùng "phải lừa" trong tiếng Việt hiện đại lại mang nghĩa khác hẳn với thời đại Nguyễn Du (1766-1820), thí dụ như các câu sau Tôi phải lừa nó mới thoát ra ngoài được! (chủ động) Tôi bị lừa nên mất hết tiền (bị/thụ đông) Đây là trường hợp dễ nhận ra, còn nhiều trường hợp bị động khác nhưng khó nhận diện vì phải nhìn vào ngữ cảnh của các cách dùng này. Bài này giới hạn vào các trường hợp bị động phản ánh qua ngữ pháp thời VBL. Tiếng Việt cách đây bốn thế kỷ (chữ quốc ngữ) không đơn giản và dễ ‘phân tích’ như trường hợp truyện Kiều 7 (chữ Nôm, hay chữ quốc ngữ ‘cũ’), tuy nhiên quá trình tìm hiểu ngữ nghĩa thời VBL cũng cho ra nhiều kết quả rất thú vị. Hi vọng bạn đọc sẽ thấy thích thú và tìm tòi sâu xa hơn về tiếng mẹ đẻ của chúng ta. 1. Các cách dùng dạng bị động 1.1 LM de Rhodes "việc này đã đoạn 8 " BBC trang 28. LM de Rhodes dịch ra tiếng La Tinh "hoc opus iam factum est" (công việc này đã hoàn tất/NCT). Cấu trúc của dạng bị động trong câu La Tinh trên cũng dùng trợ động từ sum (to be/have tiếng Anh) nhưng trở thành est cho ngôi thứ ba số ít; factum là động từ làm (< facere) ở dạng bị động (supine/passive) và iam là đã qua (already/A). Các ngôn ngữ LM de Rhodes thông thạo như La Tinh/Pháp/Bồ đều có cấu trúc bị động giống nhau (xem phần trên). "Phải tàu" là bị đắm tàu; "phải 9 biển" là bị đắm ngoài khơi; "thuyền phải cạn phải đá"; "phải nước, phải gió" là bị nước, gió làm hại; "phải liệt 10" là bị hay mắc bệnh phải nằm trên giường; "phải vạ" là bị vạ; "phải sấm sét" là bị sét đánh - VBL trang 590. "Thì tàu mới phải cạn 11 mà nghỉ trên núi đất" PGTN trang 99. 6 Các câu khác dùng phải (bị) trong truyện Kiều như câu 2897: 沛𢬣𡞕奇負傍 Phải tay vợ cả phũ phàng ...v.v... 7 Tuy chỉ cách đây khoảng hai thế kỷ, truyện Kiều vẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét