Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

TỰ TRUYỆN  2 :

    
                CHUYỆN TIÊP THEO QUÊ NHÀ VÀ NGƯỜI BÁC (II)
 
   Bác Lương túc tối.Mày đưa tao lên mặt báo mà chi cho thối tha cái dòng họ Lê
của nhau.Tôi đốp chát.Bác đã rắm quá rồi,thì có thối thêm một chút nũa cũng
chả sao.Bác còn xì hơi ra thêm lamg gì nữa .
   Thật ra,bác Lương không chết như tôi đã khai tử bác ấy vì sụ oán ghét căm hờn.
Tôi đã từng đọc một câu đầy triết lý,tâm đắc như thế này. " Cho dù anh chết,nhưng
người đời vẫn coi anh đang sống vì anh đã từng sống xứng đáng nhân-nghĩa.Đôi
khi ta coi người đang sống như đã chết để lòng khỏi phiền muộn vì sự có mặt của
họ-để khỏi nghĩ họ như cặn bã được ký-sinh bên ngoài của một loài động vật" .
   Từ ngày bị hạ  làm một xã-viên nông nghiệp già.Bác Lương xuống cấp thấy
rõ.Ông lão gần bảy mươi tuổi ốm đen,gầy gò.Bác vốn cao và lưng dài từ thời còn
trai trẻ dài-lưng-tốn-vãi bây giờ đã còng gập tội nghiệp.Trong ánh mắt sâu đen còn
ẩn-hiện một chút lọc lừa,còn thấp thoáng một ráng mờ của một nổi niêm bất mãn
cay đắng.
   Tôi nghe mẹ kể.Ngày trước về làm dâu một gia đình vốn nhiều anh em trai.Bác
Lương bấy giừ sống như một công-tử-bột làng quê.Bác có dáng phong lưu bên ngoài
của một đứa con trai được cưng chiều của một gia đình phú-ông đang đến hồi sa-sút.
Năm phát động mùa thu 45 như bao lớp trai trẻ trong làng bác lên đường tòng quân.
Bác Lương vốn hát tạm hay nên trước khi lên đường bác hát tặng gia đình bài
ca hứa hẹn của người trai thời chinh chiến.Chuyện kể như tiểu-thuyết. Nếu hiễu rằng
anh đi vì lũ giặc tham tàn. Chuyện cũng anh-hùng như thế. Nhưng!!!
   Mẹ tôi thêm hồi đó bác rất được việc.Không biết những chứng tích đó có còn sót lại
một chút nào trong ánh mắt này không.Bao nhiêu mưu ma chước quỉ đi theo con đường
cứ gọi là cách-mạng của riêng mình bác.Bao nhiêu lọc lừa,dối trá của ba mươi năm giờ
còn lại gì trong những tháng ngày còn lại.Ngoài một mãnh vườn cằn cổi,ngôi nhà xiêu vẹo
và xác xơ nghèo.Chắc chắn ông bà nội tôi không bao giờ nghĩ hậu thế sau của mình điêu
đứng bi thảm như thế đang quằn mình sống trên mãnh đất hương-hỏa.
   Tôi trở về không còn một ý-niệm gì về số vàng(vọt!) khốn nạn đó nữa.Bác Lương chặn
họng.Mày còn muốn ra lấy vàng của mày nữa à.Thằng Lương,người bác của mày đã chết
rồi mà.Tao đâu phải là nó mà tao chỉ là một tên cán-bộ-quèn bị bứng hốt.Ba mươi năm đi
theo cách-mạng.Bác Lương hằn học.Người ta xe cộ,gái tiền.Tao rách rưới,đói ốm bệnh tật
với mấy ngàn tiền lương hưu mỗi quí mà chúng thí cho tao.Người ta tiền hô,hậu ũng.Tao cắt
đảng,cắt chức cũng vì mày.Mày chưa vừa lòng sao ?
Tôi cười nữa miệng.Bác vậy đáng lắm rồi.Oan ức gì đâu.Đạo Phật có nói.Quả báo luân hồi.
Bác vay thì chịu lấy chứ ai lảnh cục nợ cho bác mà bác ai oán.Họ giao cho bác vai kịch.Từ
đầu đến cuối bác diễn được lắm nhưng phải tội là cái hậu nó tệ lắm.Đâu phải vì riêng tôi mà
vì toàn thể mọi người trong Hợp.Bác không khôn với mọi người mà ngoan với rượu thit.Bây
giờ cho dù đã già phải uống nước giếng đi cày ruộng là vừa.Tôi bổng hỏi thêm.Bác lấy trâu
đâu mà cày.Thuê à?Bác Lương cay cú.Lấy d.đâu ra tiền ra lúa mua trâu.Thằng Thiện(trời ạ,
cha Lương,con Thiện.Tên ai khéo đặt) thay trâu kéo cày,tao đẩy còn bác gái mày thì vãi lúa.
Tôi thoáng giật mình.Không lẻ đi cách-mạng ba mươi năm trở về lại bắt con làm trâu cày ruộng.
Tôi lấp lửng.Thật hay đía thêm nữa đó!Bác Lương trả miếng.Qua mấy năm sống với cách-mạng
mày còn con tiều gì nữa để tao láo,tao lừa với mày nữa.Cho đến giờ cả mày và tao cho cùng một
duộc để cùng cởi phăng lớp áo quần mốc rách này ra.Mày thấy gì ngoài trên răng dưới dế cả
chứ có hơn gì nhau.Mày thấy không,đến nghèo quá đám lông dái rụng rồi nó cũng không thèm
mọc lại.Nói xong bác Lương tiện tay tuột cái quần xà-lỏn bày bộ đồ cao cấp,trần trụi như con
chim non vừa sinh ra màu tím tái.Tôi khích tướng.Sao bác ai oán thế.Hồi trước bác thành tích
lắm mà.Bác nhếch mép.Mày xoi tao làm chi.Ông già mày đó cùng đi một lượt với tao,chết bom
tám mươi đời(à,té ra không phải chết vì phong,phòng như mẹ tôi nói,chắc cả hai bệnh khi nằm bệnh
viện Ba Lòng K.41thì bị dôi bom) rồi mà cái liệt-sĩ xã vẫn làm khó dễ.Bây giờ tấm giấy lộn cũng
không có-ấy là tao nói về người chết,còn tao thì đã hết thời rồi.Một cuộc đời người bị bỏ quên.
Tao bị mang tiếng lừa với mày vì tao bị vô thế chứ bọn chúng lừa toáng lên có việc gì đâu.Ngày
bọn nó vô Nam cùng tao với chiếc ba-lô xẹp lép.Đôi dép cao-su mòn vẹt cùng bộ đồ bộ-đội rách
vá chằng vá đụp tả hơn xơ mướp.Thế mà,bây giờ Honda hon thiểu,nhà cửa,nhạc đài.Tại tao ngu
không bợ đỡ như chúng mới ra nông nổi này.Tôi cải lý.Tại bác đánh mất chữ tín,lại hợm chức,
hợm quyền.Tốt đẹp gì,chuyện của anh Hoàng,anh Nhũng đó.Nước Hợp-tác chảy qua ruộng thì
cho ảnh trỗ chút hưởng xái sao bác lại cắt,kiểm điểm lên xuống rồi phạt lúa thằng cháu ruột mình.
Bác ác đức lắm.Bác ăn cắp của người ta thì được,còn người ta...Bác Lương cướp lời.Mày biết
quái gì chuyện này.Thằng Nhũng giàu lại keo kiệt nên tao phải cho hắn biết lễ độ.Tôi trách.Cùng
khổ với nhau bác táng tận lương tâm lắm.Giá mà anh Nhũng bưng lên mâm lễ vật rượu thịt thì...
Bác Lương dướn người hỏi,Mày chưởi tao đó à.Có ích gì đâu mà đối với nhau như vậy.Tôi ra đây
vì việc ngôi mộ cha tôi ngoài đồng-cây-rõi nương bô.Nghe đâu trâu của hợp-tác-xã dẫm đạp sao
mà nát béng ra hết.Trên đường nhảy tàu lửa xuống đây ghé bác hỏi tình hình.Bác Lương dịu lại.Tao có nghe chuyện đó,định xuống coi thế nào thì mày ra.Ông già mày không trúng liệt-sĩ cho nên xã không gom
vô nghĩa-trang xã.Nghe mụ Chính bí-thư bảo.Tại vì mày là Thông-dịch-viên Mỹ nên mày không có
tư-cách-chính-trị để làm giấy công-nhận cho chú ấy.Tao có ý kiến mấy lần nhưng bọn mụ đó lấn
lướt và có thế hơn tao nên gạt đi.Tao bảo.Khi chú ấy hy-sinh có biết thằng con sau này đi theo giặc
Mỹ đâu.Mụ ấy ậm ừ bảo để coi lại,để quyết định quyết điếc gì đó.Tôi nổi máu khích bác.Bác sợ mụ
bí-thư này lắm à.Sao cả xã thiếu gì tay cán bộ mà đưa mụ ba mươi này làm sếp.Bác chép miệng.Thời
nào người ấy.Mụ ấy được lòng cấp ủy ở trên,cấp ủy ở dưới thì mụ mần bí-thư kiêm chủ-tịch.Khi nào
có nhà cửa,xe máy,trâu ruộng thì mụ nhường chức lại cho em út phe cánh của mình.Bọn này lại đi
tiếp con đường mà mụ đã đi.
   Bác Lương chép chép miệng.À,mà đã ghé thì mắm muối chi cũng ăn hột cơm,chiều rồi bác gái mày
cũng sắp về.Tôi hỏi.Cơm à.Bác Lương nạt ngang.Không cơm thì cháo loảng,không cháo loảng thì dãi
khoai dãi sắn.Tôi cười.Sao bác độ này dễ nổi nóng vậy.Hỏi thiệt bác.Dạo này còn nhớ thời kỳ rượu thịt
trước kia không.Bác Lương cúi mặt buồn.Cay lắm,nhiều khi thèm rõ dãi mà phải bóp bụng chịu.Tiền
đ.đâu mà mua.Gạo còn không mua nổi thì lấy tiền đâu ra mua rượu thịt.Đôi khi có việc đi ngang qua
chổ mụ Quít bánh ướt thấy bọn nó"hoan" với nhau tao đau ruột chịu không nổi..Bọn nó thấy tao tảng
lờ vội quay vô vách.Thật thế thái nhân tình!Tôi hỏi,hồi trước bác có hành động như vậy không..Bác
Lương nhìn nhận.Kể ra cũng có.Giàu đổi bạn,sang đổi vợ mà mày.Có ai chịu nhớ ơn người giúp đỡ
cho mình khi còn nghèo khó bao giờ.Tụi nó ngày mới giải-phóng một tiếng kính bác,hai tiếng kính bác.
Thế mà bây giờ.
   Thế mà bây giờ đợi chổ nào có đám kị,tang,cưới.Bác Lương ngậm ngùi tiếp.Nghĩ tình mang miệng
không tới chén là nhất rồi.Bác chờ việc này lắm nhưng giờ ít xảy ra lắm mày ạ.Quê mình bà con ai
cũng nghèo đói,khố rách áo ôm.
   Tôi buồn rầu nhìn bác Lương.Quả thật bây giờ bác đã hư hao,bạc nhược quá rồi.Sự quắt héo và
thiếu đói đã kéo dài thêm khuôn mặt vốn đã dài của bác.Những nếp nhăn chồng chất lên bao đoạn
đời sầu của bác.Tôi chép thầm.Đã già rồi.Đã hết rồi.Sự thất bại đổ ập đã chôn vùi đi toàn bộ niềm hy
vọng cuối cùng của một ông lão suốt đời đi theo cách mạng đã bị gạt ra ngoài hệ thống và guồng máy
của giới cầm quyền.
   Bác Lương gái về,vẫn với dáng đi làn chần bệnh hoạn.Bác Lương xuống bếp bưng lên chiếc om
đất ám khói đen sì,bên trong chứa ít cơm gạo đỏ và những lát khoai lang khô luộc hấp chín.Trên chiếc
sàng tre trơ trọi dĩa muối ruốc.Bác Lương thay đổi cách xưng hô.Cháu thấy đó,hai bác không
dấu gì cháu.Bác gái thì cứ đau ốm liên miên.Bác Lương ấm ức.Chịu đòn chịu roi cho ai hưởng để đến
hôm nay chén cơm cũng không đũ để mà ăn.Cháu viết truyện nói bác chết nhưng tao chắc bác gái mày
chết trước tao.Quả thật trông bác gái đã yếu lắm rồi.Còn đâu rực lửa niềm tin vào ngày mai chắc thắng.
Còn đâu những khẩu hiệu đầu môi tự do,hạnh phúc,cơm no,áo ấm.Trên khuôn mặt vàng bũng còn hằn
rõ những nét đau của tình người,tình đời của tật bệnh.Trong đôi mắt dìu dịu một đắng cay thất vọng ngày nào trở lại đầy đau thương.Bác Lương gái im lặng ngồi nhìn mâm cơm rồi ngước mắt nhìn tôi như có ý nói một điều gì đó.Cái nhìn thay lời đến tội nghiệp.
   Bóng tối đổ ập sớm hơn ở làng quê.Bác Lương lấy cây đèn dầu xuống bếp châm lửa.Bác Lương gái buồn rầu nói.Hết dầu rồi hơn nữa cũng chưa tới quí Hợp phân phối,mua ngoài thiếu chịu họ không bán.Ngôi nhà
tối om trở lại sau khi chút đầu tim rán sức chớp tắt mấy lần.Bác Lương đem chiếc chiếu rách trải bên ngoài
khoảng sân đất rồi bảo.Trời sắp có trăng.Bác cháu mình ngồi đây nói chuyện đời nghe chơi.
   Thật sự bác không tệ như mày nghĩ.Chẳng qua chúng ta đều bị cuốn chung trong dòng lốc cách-mạng bảy lăm.Tôi nhắc khéo.Các bác đừng nên nói đến hai chữ cách-mạng thì hơn.Các bác đã nhỗ toẹt lên cái từ thiêng liêng đó.Các bác đã lợi dụng nó để lọc lừa,phản bội nhân dân,bà con làng nước.Các bác đã coi cách-mạng như một thây ma để mỗ xẽ tìm kiếm từng phần lợi lộc rồi đem mua bán,tạo cuộc sống giàu sang.Bác Lương điềm tỉnh.Mày nóng nảy làm chi.Mỗi chặng đường đều có lịch sử của nó,cho dù đen tối hay sáng sủa.Tôi cải.Các bác đã thui chột nó như tư tưởng các bác đã nghiền ngẫm trong ba mươi năm nay.Bác Lương phân trần.Bác có gì đâu để biện hộ hoặc bảo vệ chế độ.Chỉ có bọn được hưởng trọn vẹn sự  nuôi dưỡng thừa mứa của cách-mạng mới hân hoan ca ngợi chứ bác đây đã nãn lắm rồi.Làm con người,bác cũng có tình yêu quê hương,đất nước,bác vẫn còn giữ trong lòng sự thương cảm của bà con thôn xóm.Tôi ấm ức.Bác quá khứ có nhân nghĩa gì đâu mà nói vậy.Bác bạo mồm làm gì.Bác không xấu hổ về những việc mà các bác đã làm sao?Ngay cái đình làng các bác đã triệt phá không thương tiếc,đem gỗ về đun bếp vì một cái đầu cuồng tín ngu xuẩn.Các bác đã mê muội quên đi đạo lí và chống lại học thuyết căn
bản của cộng-sản.Các bác đã tự họa vẽ ra chính sách để bôi bẫn lòng dân,gây căm thù về phía nhân dân.
Các ông Các-Mác,Ăng-gen,Lê-Nin và Hồ-chí-Minh đâu có bảo các bác đập đổ di sản truyền thống dân
tộc,đời đời của làng nước,của nhân dân.Các bác không ngóc đầu lên được là phải rồi.Các bác đã tự huyển
hoặc mình bằng sự bất nghĩa bất nhân.Bằng chối bỏ sự thờ cúng .Các bác đã đâm vào trái tim một cách
cay độc.Đâu phải hủy hoại nề nếp truyền thống là tồn tại cho lớp người vừa chiến thắng.Hôm các bác chia nhau từng cái kèo,cái cột về làm của riêng.các bác có biết ông bà tổ tiên ta ngồi giữa mãnh nền hoang mà
khóc với nhau không.Hậu thế mà đại diện các bác là người có chức có quyền đã ô danh làm được điều gì.
   Bác Lương chống chế.Sao mày ngu thế,đó là chủ trương chung lúc giao thời,cái thời kỳ quá độ.Tôi cười
hỏi.Bác có hiễu nghĩa quá độ là gì không.Đừng bóp méo chữ đó để thắt họng nhân dân.Đừng núp sau nó
để hành hạ rồi vơ vét về cho mình mà đổ là quyền lợi chung.Bác đã trốn tránh hậu quả các việc mà các
bác đã làm.Cả lũ bác,xin lổi,đã quá quắt và lợi dụng cơ hội.Làng Trường-Sanh này mãi nhớ,năm 1975 các
vị lảnh đạo cấp ủy và ủy-ban-nhân-dân huy động triệt hạ đình làng.Họ hằn học nhắc con mẹ Yêm,con mẹ
Chính,thằng Tưởng,thằng Lương.Sự ô nhục,trăm sông,ngàn biển cũng không gột rửa được vết nhơ.
Các bác khoác lác về sự thành công của cách-mạng mà các bác chính là người núp sau để ăn tàn.Các bác
lợi dụng cách-mạng để đẻ ra mưu kế,sách lược rồi hoạnh họe nhân dân nhất là những người có dính líu
với chế-độ cũ.Cái gì xấu nhất là dành cho họ.Các bác lùa họ đi vùng kinh-tế-mới.Nạn nhân cứ chồng chất
lên nhau trong đầy dẩy bể khổ.
   Tôi ngồi dịch lại,đặt tay lên vai bác Lương.Đôi vai gầy phẳng phiu và khô cứng.Tôi ngậm ngùi.Chắc chắn
có những lúc bác ngồi suy nghĩ,bác có được gì bây giờ,tuổi già bóng xế,nghèo nàn rách nát.Đi quanh quẩn
trong mãnh vườn cằn cổi mà ông bà đã để lại.Trong khi đó bọn chúng sống phè phởn,giàu có.Không có
nghĩa là tôi muốn gộp chung tất cả là một duộc.Dĩ nhiên dù là thánh cũng phải có của ăn của xài mới phục
vụ công tác được.Tất cả nhìn lại họ chỉ là những người bình thường.Ruột họ chỉ phân trộn cơm thịt rượu
chưa phân hũy kịp.Nhưng bác nên nhớ nhân dân ta,kể cả bác đang đói khổ lầm than.Sáu mươi năm có đảng đã thay đổi được gì.Vẫn chưa thoát được cảnh người kéo cày thay trâu.Vẫn bệnh tật,đói nghèo.Bác
có thấy đau lòng mỗi lần thấy phụ-nử khoác chiếc ách vào cổ để cày bừa không?Bác có nghe bà con nói
cạnh khóe:trâu đen ăn cỏ,trâu đỏ ăn gà chưa.Đảng chịu khó khăn đi mua máy cày cho dân quê,thế mà khi muốn cày ruộng mình thì phải có gà,có rượu đổ vào thì máy(cày)mới chịu khởi-động.Nói thế chứ bác bây
giờ làm gì mà có đen có đỏ.Bác thua rồi.Bác đã đi một ván bài cháy túi bác và luôn cả gia đình.
   Bác Lương cầm ly rượu.Mày nói thế đôi khi cũng phải.Tôi ngắt.Làm sao đôi khi được,chuyện sờ sờ ra đó như bàn tay dài ngắn năm ngón.Bác Lương tiếp.Mày nói ngăn dài ngón tay,tao mới nhớ.Nếu ai cũng như ai thì làm sao có đấu tranh giai cấp để tồn tại trong xã hội vốn thối hoắc.Không địa ngục,không thiên đường.
Tất cả chỉ là mưu mô,lọc lừa.Đằng sau đòi hỏi bình đẳng với lớp người chiến thắng là bóng tối,là bánh vẽ.
Ở nông thôn,có lẻ phải chờ trung-ương đến thời kỳ kéo điện về thì mới có ánh sáng,có sự thay đổi.
   Tôi cắt lời.Nhưng tôi căm các bác lắm.Hăng tiết vịt,cúi đầu nịnh trên nạt dưới từ khi có cái ngày 30-4
thế mà bây giờ các bác"tả" không chịu nổi.Bác Lương phân trần.Chính-sách,cũng do chính sách cộng với
nghị quyết mà ra cả.Tôi cải.Các bác bẻ cong nghị quyết và bóp méo chính sách chứ chủ trương chung
không ai dại gì đi ngược lòng dân.Bác còn nhớ sách lược cải-cách-ruộng-đất-54 năm xưa thất bại và là vết
dơ không tảy rữa được không,đã làm chết đi không biết bao gia đình cần-lao ở miền bắc.Tôi nghe ông Hồ-chí-Minh đã khóc khi biết được hậu quả tai hại do cán bộ dưới quyền phát động.Gần đây đánh đổ tư-sản
nát beng là có thật nhưng tiền,vàng thì đi vào túi của bọn cán bộ có chức quyền chứ đất nước được gì.Mấy ai không biết lớp này sau đợt đó đã giàu lên thấy rõ,xe năm ba chiếc,nhà mặt tiền cho gia đình vài cái.
   Trăng đã chếch nghiêng phía đầu hồi.Trên chiếu chai rượu sắn(!) đã cạn tới đáy.Bác Lương gác chân,ngồi rung đùi.Ánh trăng vàng vọt hắt lên khuôn mặt già nua vốn đã vàng vọt của bác.Tiếng chim
te-te-hót rúc khuya từng chập nghe não nề.Cuộc đời có một kết thúc đau buồn,phiền muộn.Ngoài kia thấp thoáng những nấm mộ cát vừa được hốt về để lấy đất sản-xuất nằm lặng lẻ,nhỏ bé bên nhau không phân
biệt ai là tiên-chủ,khai canh;ai là cùng đinh.Hể nằm trong diện mặt bằng dành cho nông-nghiệp  là bứng.Tất cả cho Tổ-quốc,cho nhân dân mà thôi.Những cái đầu thiển-cận đó đã được lọt vào hàng-ngũ đảng viên,chức quyền mà năm 72 họ đã chạy ngược ra bắc vì không có tiền chạy vào nam tị-nạn.
   Khuya,làng quê im vắng lạ thường.Nếp nhà tranh đu đưa theo từng cơn gió đêm thổi qua trảng cát.Trong
vườn những cây táo lai tạo rung rinh trước gió.Cây táo vĩ-đại sau ba mươi năm không cứu nổi niềm cơ cực
khốn khổ của đời bác.Bác Lương dốc ngược những giọt rượu cuối cùng vào hai cá ly rồi chép miệng triết
lí.Bác cháu ta ngồi đây uống rượu khan(!) để ôn lại quá khứ hãi hùng đã được đẻ non sau ngày 30-4.Bác
sợ phải nhắc đến hiện-tại vì bác đã mang nợ người quá nhiều rồi mà không trả được.Hiện tại với bác là sự khủng hoảng áo cơm.thân xác đày đọa.Bà con mình,như mày nói quá cơ cực trong khi bọn chúng bày trò
trộm cắp vô-đạo,lấy cắp tiền triệu để nuôi thân,nuôi gia đình.Có ai thấy những đảng viên cấp ủy từ xã lên
huyện khó khăn nghèo đói đâu.Thằng tư bản trước cán bộ chưa chác có tiền,có quyền với nhân dân như bây giờ.Hồi còn sống ông tổng-bí-thư mở miệng ra là gào lớn:vô-sản-chuyên-chính.Tiền đồ của vô-sảnhôm nay là xe,máy,nhà,tiền thuộc về phần cán-bộ còn đói nghèo thì phần dân.
.   Nhiều khi bác tự hỏi tình cảnh này do đâu mà ra.Tôi đế thêm.Bác nhận xét tiến bộ lắm nhưng quá trễ.
Bác Lương buồn bả.Trễ lắm rồi mày à.Có vốn đ.đâu để làm lại từ đầu.Trong nhà này mày thử coi có cái
gì đem bán được trăm bạc.Thằng Thiện vừa rồi phải lôi cái thai thứ ba trong bụng vợ ra để khỏi bị đuổi cơ-quan của hai vợ chồng.Cho dù với cái nghề thợ hàn đói ốm a-xít hay cái chân quét đường ngoài tỉnh củavợ nó nhưng cũng phải bám vào mới có cái để ăn.Bác cũng não nề quá rồi mà không can thiệp được.Ngày vợ
chồng nó về đem theo cái gói đầy máu bảo tao đem chôn.Nó nói con lo lót mới lấy lại được.Hai con không
muốn đồng lỏa làm người sát nhân nhưng thời thế bắt buộc.Thằng Thiện thở dài rồi hai vợ chồng ra xe
không thèm chào tao một tiếng.Chiều đó bác cuốc ba lát đất cuối vườn chôn cái om đựng cục máu.Muốn thắp nén nhang cũng không biết mua đâu ở cái xã chết tiệt này.Bác cũng tự an ủi thế mà hay.Đem về chôn cất còn hơn để lại cho chúng đem về luộc cho chó,heo ăn thay cơm,cám.Tao biết đứa cháu nội chết oan mà đành bóp bụng chịu đựng.Nếu vị đuổi việc vợ chồng thằngThiện về đây cạp đất mà ăn à.Mày nghĩ  .
Cùng một con người,cùng một công việc,bên bán sức lao đông,máu thịt để đổi lấy cơm áo,bên lấy máu thịt
dân để đổi rượu thịt.Bác Lương lại an ủi.Đời tao rồi sẽ chết đi,thế hệ sau sẽ nối tiếp như một định luật. Ta đi theo cách-mạng không lẻ chịu đói rách như thế này sao?Kết quả ngày nay không ai có thể lường trước được mà đời bác là một thí dụ.
   Tôi về lại Đà-Nẳng sau khi ra thăm mộ cha tôi mà lòng buồn khôn tả.Bà con,dòng họ tất cả đã qua khổ
và nghèo.Biết đến bao giờ mới đổi thay cuộc sống được.Dưới cái gọi là xã-hôi-chủ-nghĩa này ai sẽ là người
đứng ra lo toan cho lớp dân nghèo.Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét