Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018


Cánh Cò - Tố Hữu, người ta đang bỉ bôi ông ấy

Wednesday, December 5, 20184:29 PM(View: 76)
Cánh Cò - Tố Hữu, người ta đang bỉ bôi ông ấy

Tố Hữu, 
người ta đang bỉ bôi ông ấy

blank
Nhà thơ Tố Hữu và tập thơ Theo Chân Bác. Courtesy Wikipedia, Giadinhbook, RFA edit


Việt Nam có lẽ là nơi có nhiều khu lưu niệm không đáng lưu tâm nhất, vì những nhân vật trong ấy nếu không bị người dân chê điểm này thì lịch sử cũng phủ nhận điểm kia
. Tệ hơn nữa, có nhân vật vừa nằm xuống thì người dân đua nhau tung hê như thoát được một cái xiềng trong tâm hồn, một nỗi khinh bỉ chen lẫn sợ hãi kéo dài trong đời sống của họ. Nói đâu xa, Tố Hữu, một nhà thơ quấn quanh mình miếng vải cách mạng và châm loại xăng cảm hứng để tự thiêu nhân cách và phẩm giá bằng những bài thơ không ai dám làm, bởi nó vừa hèn vừa bỉ ổi đến mức một trăm năm sau khi đọc lại người ta vẫn còn thấy mùi vị hố xí của nó vẫn còn phảng phất vậy mà người ta đang quyết tâm xây dựng khu lưu niệm dành cho ông tại quê hương Thừa thiên, Huế. 
Tố Hữu hôm nay được tôn vinh như một nhà cách mạng vĩ đại, xây tượng, lập khu lưu niệm đến 28 tỷ, số tiền có thể xây dựng hàng chục ngôi trường cho các em nghèo bất hạnh. Nhưng tiền mặc dù lớn và lấy từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác do UBND huyện Quảng Điền, không phải là câu hỏi khi gắn nó với Tố Hữu, hai chữ “lưu niệm” mới là vấn đề với nhà thơ nổi tiếng này. 
Câu hỏi đặt ra: Tố Hữu có xứng đáng được nhân dân thương mến đến nỗi cần một khu lưu niệm để họ tới chia sẻ những thương mến đối với một hiền tài của đất nước hay không? Câu trả lời là một chữ “Không” chắc nịch, bởi nhiều lý do mà lý do nào cũng đạp đổ hình ảnh mà chính quyền này cố công xây dựng cho ông ta.
 
Tố Hữu có ba vai trò trong suốt cuộc đời cách mạng của ông. Vai trò thứ nhất là làm quan, trong nhiều vị trí cao cấp của đảng. Vai trò thứ hai là làm chính trị và vai trò thứ ba là làm...thơ. Cả ba vai trò ấy đều có vấn đề, mà đều là vấn đề lớn liên quan tới nhiều người, nhiều thế hệ và nhiều năm sau đó.
blank
Nhà thơ Tố Hữu và vợ là bà Vũ Thị Thanh Courtesy Văn Nghệ Công An


Làm quan, Tố Hữu lợi dụng chức quyền đày đọa cả một thế hệ tinh hoa văn học trong phong trào Nhân văn giai phẩm. Đây là một phong trào đòi tự do nghệ thuật và thể hiện quan điểm chính trị của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, khởi xướng đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
 
Là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyển khi phong trào Nhân Văn giai phẩm nổi lên, Tố Hữu đã thẳng tay ra lệnh đàn áp, bắt bớ các thành viên của phong trào và cho tới nay người trong cuộc đã vạch trần mọi sự trước dư luận quần chúng. Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan , Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung…..Ngày nay thành viên Nhân văn giai phẩm được trả lại sự thật và phục hồi danh dự cho họ nhưng Tố Hữu vẫn lặng im như người ngoài cuộc mặc dù nhiều tư liệu cũng như lời chứng của người trong cuộc cho thấy ông ta chủ trì việc bách hại tự do sáng tác của phong trào này. 
Làm chính trị, trong vai trò một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu tham gia thảo luận và ký quyết định "Giá, lương, tiền" vào tháng 9 năm 1985. Quyết định này đã làm Việt Nam rơi vào vòng xoáy của lạm phát có lúc lên đến 770% và người dân oán thán như bị B52 tận diệt. Tố Hữu trở thành trò hề của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một năm sau cơn khủng hoảng, năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, Tố Hữu mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ nên bị miễn nhiệm các chức vụ quản lý, chỉ còn giữ chức danh đại biểu quốc hội.
 
Làm thơ có lẽ là lĩnh vực tai tiếng nhất của Tố Hữu. Ông được mệnh danh là nhà thơ cách mạng nhưng bỏ xa đồng nghiệp trong lĩnh vực tuyên truyền và nịnh bợ các tay trùm Cộng sản. Nếu những bài thơ đưa Hồ Chí Minh lên tới mây xanh thì người ta còn có thể hiểu được nhưng với Stalin, con ác quỷ của phe Xã hội chủ nghĩa mà Tố Hữu cũng làm những câu thơ tụng ca y ngang hàng với Thượng đế thì người dân không còn khả năng căm phẫn nữa, họ phỉ nhổ và chà đạp lên những từ ngữ trịch thượng mà Tố Hữu đã dày công sáng tác. Những câu thơ như thế này đã và vĩnh viễn là vết nhơ trong dòng thơ hiện đại Việt Nam, kể cả dòng thơ cách mạng: 
“Áo Ông trắng giữa mây hồng 
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười 
Stalin! Stalin! 
Yêu biết mấy, nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! 
…. 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình thương một, thương Ông thương mười” 
Bao nhiêu thứ Tố hữu đã làm được lịch sử ghi lại đầy đủ. Chứng nhân trong vụ Nhân văn giai phẩm, gần sáu mươi triệu đồng bào cả nước trong vụ "Giá, lương, tiền" năm 1985 và hàng triệu trẻ con qua nhiều thế hệ học thơ Tố Hữu trong trường chẳng lẽ còn chưa đủ xấu hay sao mà lại bày trò xây dựng khu lưu niệm cho ông ấy?


                                                                         Cánh Cò
                                                                                                                                            (từ: DĐTK)


Đọc thêm:


Đời đời nhớ ông
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh 
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng 
Áo Ông trắng giữa mây hồng 
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười 
Stalin! Stalin! 
Yêu biết mấy, nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! 
Hôm qua loa gọi ngoài đồng 
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao 
Làng trên xóm dưới xôn xao 
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! 
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! 
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình thương một, thương Ông thương mười 
Yêu con yêu nước yêu nòi 
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu! 
Ngày xưa khô héo quạnh hiu 
Có người mới có ít nhiều vui tươi 
Ngày xưa đói rách tơi bời 
Có người mới có được nồi cơm no 
Ngày xưa cùm kẹp dày vò 
Có người mới có tự do tháng ngày 
Ngày mai dân có ruộng cày 
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai 
Ơn này nhớ để hai vai 
Một vai ơn Bác một vai ơn Người 
Con còn bé dại con ơi 
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! 
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng 
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con 
Ông dù đã khuất không còn 
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường 
Trên đường quê sáng tinh sương 
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng 
Ngàn tay trắng những băng tang 
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.

Tố Hữu
(5-1953)


Tội ác của Stalin:
Những cuộc thanh trừng của Stalin 

(tiếng Nga: Чистка, Чистки (Pl.)Tschistka, Tschistki) là cụm từ chỉ khoảng thời gian trong lịch sử Liên Xô, khi Josef Stalin nắm quyền lực, lúc mà đã xảy ra rất nhiều việc trù dập và giết hại những người, mà theo cái nhìn của Stalin, về chính trị không thể tin cậy được và những thành phần đối lập. Tổng số nạn nhân trong thời gian này không được biết chắc, và cũng khó mà kiểm tra được, theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo ủy quyền của Nikita Chruschtschow, dưới hầm của cơ quan KGB (cơ quan thay thế NKVD): 

Từ 1 tháng 1 năm 1935 cho tới tháng 7 năm 1940 mật thám của Stalin đã cho bắt 19. 840. 000 dân Xô Viết; 7 triệu trong số đó, hơn 1/3, đã chết trong các trại lao động, nhà tù
.

Ngay từ trong thập niên 1920 Stalin đã bắt đầu loại trừ những đối thủ hoặc những người ông cho là đối thủ chính trị của mình ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô. 

Sau đó các nạn nhân thường bị chụp mũ với những cáo trạng giả tạo để xử họ qua những vụ án chỉ để tác động dư luận quần chúng, hay xử ngầm, bị xử tử, nhốt tù hay tù lao động trong các trại tù Gulag.
Trong cái gọi là cuộc khủng bố vĩ đại (đại khủng bố) từ 1936 tới 1938, cũng còn được gọi là cuộc đại thanh trừng là đỉnh cao của các cuộc thanh trừng chính trị: trong khoảng thời gian này mỗi ngày có tới 1.000 người bị giết chết. Với sự mất mát của ban lãnh đạo, những chức năng căn bản của Đảng, hành chính và quân đội cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều nơi toàn bộ các cán bộ Đảng đã bị bắt. Vì vậy năm 1938 cường độ của các việc trù dập theo lệnh của Stalin đã giảm đi nhiều nhưng cũng không ngưng hẳn.
Một làn sóng thanh trừng thứ hai bắt đầu vào đầu năm 1948Chủ yếu nó nhắm vào những người Do thái. Phong trào này ban đầu giải tán Ủy ban Do thái chống Phát xít, đạt được đỉnh cao trong vụ âm mưu các bác sĩ Do thái (một số các bác sĩ Do thái nổi tiếng ở Moskva bị buộc tội âm mưu ám sát các lãnh tụ Cộng sản) và chấm dứt bất thình lình với cái chết của Stalin vào tháng 3 năm 1953. Các nghiên cứu thường đưa ra những giải thích khác nhau gây nhiều tranh cãi về những lý do bên trong và mục đích của việc thanh trừng chính trị tập thể này.

(từ: Wikipedia)

*
Mời tìm đọc:
Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ Trần Yên Hòa
Click vào:


ĐỌC THƠ TRẦN YÊN HÒA HƠN 55 NĂM Thơ
(từ: Sấp Ngửa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét