Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Chân Dung Nhà Thơ Đương Đại Đặng Xuân Xuyến

DANG XUAN XUYEN
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tác Phẩm Tác Giả
Chu Vương Miện &
M.Loan Hoa Sử thực hiện
*


quê tôi nghèo lắm
vẫn lác đác nhà tranh
vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
vẫn bát cơm chen mồ hôi mặn chát
cha cả đời lam lũ
mẹ cả đời chắt chiu
khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
tuổi thơ tôi đói ngủ
trong cánh cò bám víu lời ru
" Quê Nghèo "

Đọc bài thơ Quê Nghèo của nhà thơ Đặng Xuân Xuyên , tôi chợt nhớ đến bản nhạc Quê Nghèo của Nhạc Sĩ Phạm Duy :
-Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
có những cánh đồng cát dài
có lũy tre còm tả tơi
ruộng khô có những ông già rách vai
cuốc đất bên đàn trẻ gầy
có người bừa thay trâu cày
-
Làng tôi luôn luôn vương vài đám khói
những mái tranh nghèo nhớ người ?
xơ xác điêu tàn vì ai ?
nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
có tiếng o nghèo thở dài
vỡ về trẻ thơ bùi ngùi
-
Thôi
thì thôi
về quê
Ráng " Làm người tử tế "
chính trị vốn lưu manh
đếch có chữ tình
biết thế
nên
đếch cần xin xỏ
" Trích Trò Đời "
Cũng chả biết nói gì hơn ? cuộc đời hay sòng đời vốn dĩ đã là như thế ? xưa sau cũng vẫn như vậy  , nhập gia tùy tục nhập giang tùy khúc ? cùng một cảnh mà kẻ khóc người cười , hãy mở lòng ra như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý :
- Kẻ Gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ
này vùng Đá Bạc đồi núi lô nhô
những dòng suối nhỏ theo sông về với biển
bỏ đồi hoang lại trong nắng trong mưa
để người nên khổ như đất kia cằn khô
" Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ "
của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tý "
-
Nói về xã hội Việt Nam trọn thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 thì nó vô cùng ? không bút nào mà tả ra cho xiết ?  từ Phong Kiến cổ điển chuyển qua 90 năm Thực Dân Pháp đô hộ , kế đó 1 đảo chính của Phát Xít Nhật Bản , rồi Tàu qua , rồi Pháp trở lại, rồi chiến tranh Việt Pháp , năm 1954 chia đôi đất nước rối lại chiến tranh nồi da xáo thịt 21 năm ........cũng chả khác gì câu đối trả lời của danh sĩ Ngô Thời Nhậm :
" Thế Chiến Quốc , Thế Xuân Thu , gặp thời thế , thế thời phải thế ." có than phiền than trách thơ than cũng chỉ vô ích  ?
Trong Khổng Tử Gia Ngữ " có câu :
" Tiểu tòng đại , nhược tòng cường
Lý thế giã , thiên giã ? "
chuyển ngữ :" Nhỏ phục tùng lớn , yếu phục tùng mạnh , cái lý là như thế , mà ý trời cũng như vậy ? "
Không khác gì thơ của thi hào Nguyễn Du :
Bắt phong trần phải phong trần
cho thanh cao mới được phần thanh cao
" Trích trong Đoạn Trường Tân Thanh "
Cổ nhân nói " trầm tư bách kế bất như nhàn ,
đất nước chúng ta là nước nhỏ ? không làm sao mà thóat ra khỏi tầm tay nước lớn , nhất là bây giờ các đế quốc chia vùng ảnh hưởng ? thân phận nước nhỏ
là thân phận con cái " cha mẹ đặt đâu còn ngồi đó "
chấp hành nghiêm chỉnh thì ăn củ Cà Rốt ? chống lại thì ăn Cây Gậy? số phận nhà thơ nhà văn nhà trí thưc theo sự đánh giá của thời Mông Cổ " Nhà Nguyên " thế kỷ thứ 14 , thì thuộc là giai cấp thứ 16  , đứng sau Giai cấp Đĩ Điếm và Ăn Mày ?
thôi thì cái nghiệp thi văn lại trở về với nghiệp thi văn? không ai muốn làm thơ hay viết văn để đi ngồi tù , hay đếm lịch .
- hội làng thì đã lưng chừng
ngừơi dưng ơi hỡi
ngừơi dưng
 chả về
' trích Người Dưng "
-
người đã đi rồi đi  quá  xa
bỏ ta ở lại với quê nhà
hôm nay về lại thăm làng Đá
ngơ ngẩn chiều tà ta với ta
" Trích Thu Lạnh "
Thời nào cũng có người hay và người tài , nhà thơ Đặng Xuân Xuyến , nhà thơ Phạm Ngọc Thái  và nhà thơ Đỗ Hoàng cũng xứng đáng là nhà thơ đương đại
của đầu thế kỷ 21 , của nền thi ca Việt Nam bây giờ,
dù phía trước có quá nhiều trở ngại ? nhưng với khả năng và tài năng của các anh  , tuổi trẻ tài cao ? chuyện gì các anh làm được thì cứ làm ? lịch sử đang chờ các anh ?


Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét