Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

TÊN ĐỒ TỂ VĨ CUỒNG,DIỆT CHỦNG… POL POT(CỦA CAMPUCHIA)TRƯỚC KHI CHẾT NÓI “LƯƠNG TÂM TÔI TRONG SẠCH “(!!!)

  • Tài liệu

    logo văn hóa

    Pol Pot: Lương tâm tôi trong sạch !!!!!

    Trình chơi Âm thanh
    Trần Gia Huấn
    Pol Pot
    Pol Pot khi ở đỉnh cao quyền lực
    Pol Pot2
    Pol Pot chuẩn bị xuống địa ngục

    Ngày này, cách đây 42 năm, đại đoàn quân du kích Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu tiến vào “giải phóng” thủ đô Phnom Penh.
    Như đấng công thần lập quốc, Pol Pot tuyên bố thành lập Campuchia Dân chủ và khai sinh một loại lịch mới bắt đầu “Năm O”.
    Ngay lập tức, ông cho đóng cửa tất cả các sứ quán phương Tây gồm cả Liên Xô. Nhân viên sứ quán bị trói, khiêng ra phi trường để trục xuất về nước.
    Tiếp theo, ông cho dọn vệ sinh tư tưởng, gột rửa hết những tàn tích tư bản. Đeo kính mát bị cho là đồi trụy. Mang đồng hồ bị coi là xa xỉ. Nói tiếng nước ngoài là phản quốc. Trí thức không những là lũ ăn bám, mà còn là tai họa cho chế độ. Người buôn bán là bọn bóc lột. Giới tu hành bị coi là kẻ lười nhác trốn việc. Tiền bạc là con đĩ của nhân loại. Không cần bệnh viện, trường học, chợ búa. Không ai được sở hữu thứ gì dù một cây kim. Gia đình bị xé nát. Một cuộc vô sản hóa vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
    Phnom Penh hoa lệ và sầm uất bên dòng sông Bốn Mặt phút chốc hoang tàn. Vương quốc Khmer hùng vĩ biến thành một nhà tù khổng lồ, một nghĩa địa mêng mông, vô tận: Chết bệnh, chết đói, chết khát, chết do lao động quá sức, chết do tra tấn, hay bị xử tử bằng quốc, bằng vồ, bằng búa, bằng liềm.
    Một phần ba dân số quốc gia đã chết như vậy chỉ trong vòng ba năm chín tháng cầm quyền của ông. Thế giới gọi ông là kiến trúc sư của cánh đồng chết Khmer.
    Chưa đủ, ông còn là một đầu bếp vĩ đại nấu lên món lẩu máu tạp phí lù. Kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thiển cận, Ông thổi bùng lên ngọn lửa “Cáp Duồn” (hãy chặt đầu bọn Việt Nam mọi rợ). Việt Nam lại phải dấn thân vào một cuộc chiến đẫm máu và kéo dài theo toan tính của Bắc Kinh.
    Ông là một nhà cách mạng cộng sản cực đoan. Những di sản ông để lại là một cuộc pha trộn giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa Mao, Staline, chủ nghĩa dân tộc và chứng vĩ cuồng.
    Hình như lịch sử xứ Đông Dương cứ muốn đùa giỡn với tháng Tư. Ông dẫn đại đoàn Khmer Đỏ vào giải phóng Phnom Penh 17/4/1975. Ông qua đời vào 15/4/1998.
    Nhà báo Mỹ Nate Thayer đã lặn lội vào tận cánh rừng già hẻo lánh Anlong Veng, nơi ông trút hơi thở cuối cùng mô tả: Ông chết trong bộ đồ bà ba du kích màu đen. Ông nằm trên chiếc giường tre xiêu vẹo, cổ nghẹo sang một bên, dịch trong hai ống mũi trào ra, côn trùng bu đầy khoé mắt.
    Ai đã đưa ông lên đỉnh quyền lực? Nhất định không phải do phiếu bầu của dân. Không phải do kiến thức uyên bác hay lòng đức độ. Không phải do lòng ái quốc hay tình yêu thương đồng loại. Càng không phải do phép màu của Đức Chúa Trời.
    Ông leo lên từ nòng súng bạo tàn của loài ác qủy. Trước khi chết hắn tâm sự: “Lương tâm tôi trong sạch.”
    Calgary, Canada
    Thứ Hai, 17/4/2017
    Trần Gia Huấn

    Hình ảnh Tận cùng tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Pol Pot số 8
    Người dân Campuchia bị đày đọa trong chế độ diệt chủng Pônpốt. Hàng triệu người Campuchia đã bị giết trong những năm cầm quyền của khơ me đỏ tại nước này.
    Hình ảnh Tận cùng tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Pol Pot số 9
    Chứng tích tội ác dã man của khơ me đỏ ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ 18 đến 30/4/1978, 3.157 dân thường Việt Nam ở xã này đã bị chúng giết hại dã man bằng cách: bắn, chém và chặt đầu.
    (Tinmoi.vn) Tội ác “trời không dung, đất không tha” của bọn diệt chủng Pôn Pốt là nỗi đau, sự ám ảnh, cho đến ngày hôm nay khi cuộc sống đã yên bình nhưng nhiều người vẫn không giám quay trở về mảnh đất Ba Chúc, nơi ghi hằn tội ác ngàn đời của chúng.
    Tháng 4-1978, quân Pôn Pốt tấn công vào tám tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó, xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc, tỉnh An Giang) là nơi ghi lại tội ác kinh hoàng của chúng.
    Sau 12 ngày đêm chiếm đóng thị trấn Ba Chúc quân Pôn Pốt đã sát hại 3.157 người dân vô tội, hơn 100 dòng tộc bị giết không còn ai. Toàn bộ các công trình công cộng, nhà cửa, trường học, chùa… bị tàn phá, hư hỏng nặng nề.
    Ông Nguyễn Văn Tiệm, người dân của Ba Chức cho biết: Khoảng 3 giờ chiều ngày 18/4/1978, bọn Pol Pot tràn vào giữa làng, bao vây chùa Phi Lai. Bất chấp chốn thiền môn, cuộc hành quyết kinh thiên động địa đã diễn ra tại ngôi chùa này. Cuộc bắn phá điên cuồng vào chùa Phi Lai, chỉ trong chớp mắt, đã cướp đi sinh mạng 80 người dân vô tội.
    Đây được coi là ngày định mệnh của dân Ba Chức, tại cánh đồng cạnh cây cầu sắt Vĩnh Thông, bọn Pol Pot đã thực hiện cuộc hành quyết nhân dân ta vô cùng man rợ.  Chúng áp tải nhân dân từ chùa Tam Bửu ra cầu sắt Vĩnh Thông, bắt bà con lột hết nữ trang, rồi đẩy từng tốp 20-30 người đến gò đất gần cây cầu để giết hại. Cuộc hành quyết vô cùng thảm khốc với 800 đồng bào bị giết chết.
    Hình ảnh Thảm sát Pôn Pốt, nỗi đau để lại ngàn đời số 1
    Xương đồng bào Ba Chúc được gom từ cánh đồng
    Xé người trẻ con làm đôi đến khi chết
    Bọn “ác thú” không còn tính người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Chúng tung trẻ em lên cao, rồi giơ lưỡi lê hứng. Thậm chí, chúng còn cầm tay chân xé các em nhỏ đứt làm đôi. Không còn hành động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển.
    Bà Nga kể lại: “Trẻ con thì chúng lấy báng súng đập đầu, rồi tung lên trời cho rớt xuống đá hoặc xé xác đứa trẻ làm hai…”.
    Chính bà đã chứng kiến cảnh chúng hành hạ con mình như thế nào. Hai đứa con bị đập đầu, mắt bà đã mờ đi nhưng khi bọn chúng chuẩn bị tung đứa thứ ba lên trời, với bản năng của một người mẹ, bà vùng dậy che chở cho con thì bị bọn chúng đè đầu xuống nền đá và bắn một viên đạn xuyên qua cổ họng bà. Không thể có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải nhìn tận mắt những đứa con thân yêu của mình bị giết hại, bà trừng trừng nhìn chúng và bất tỉnh.

    Phụ đính

    Những cảnh tượng bi thảm trong đêm hành quyết tập thể của ác thú Pol Pot

    Thứ hai, 14/09/2015, 06:48 AM
     
    Kỳ 3: Đêm hành quyết man rợ
     
    Trong cái đêm kinh hoàng 24/9/1977 ấy, ở trung tâm vụ thảm sát là cây số 39, lính diệt chủng Pol Pot gần như giết sạch cả ấp Tân Thành, vốn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất của xã Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh). Chỉ còn có 3 người sống sót một cách kỳ diệu. Sau khi bộ đội Việt Nam đánh đuổi bọn diệt chủng về bên kia biên giới, thì họ là nhân chứng sống tố cáo những tội ác không tưởng tượng nổi của tập đoàn ác thú Pol Pot.
    Lúc chúng tôi tìm đến thì không ai còn biết họ ở đâu nữa, còn sống hay đã chết. Thật may mắn, câu chuyện kinh hoàng mà 3 con người sống sót kể lại lúc chạy sâu vào trong đất liền đã được ông Phạm Văn Cần ở trung tâm xã Tân Lập ghi chép lại cẩn thận. Đó là những bằng chứng đanh thép tố cáo tội ác chưa từng thấy trong lịch sử loài người của bọn ác thú Pol Pot.
    Ông Cần bảo, người phụ nữ sống sót tên là Nguyễn Thị Lán đã mất không lâu sau đó vì suốt ngày ám ảnh bởi những hành vi tàn độc của Khmer Đỏ.
    Một bà mẹ trẻ tên Thêm cũng phát điên sau khi được bộ đội Việt Nam cứu sống, vì chị ta đã chính tay giết chết đứa con của mình. Nghe kể, lúc phát điên, Thêm đi lang thang khắp nơi, tay ôm một cái gối nựng nịu, à ơi như đang chăm chút cho đứa con nhỏ đã mất của mình, rồi lại khóc ròng, vật vã bên đường, gặp ai cũng túm lấy rồi kêu gào thảm thiết: “Trời ơi, tao phải bóp mũi con tao để cứu mạng mấy người, nó mới sinh được 4 tháng, sao chúng mày ác thú đến như vậy”. Không ai biết bà mẹ tội nghiệp này còn sống hay đã chết, hay còn lang bạt ở phương trời nào.
    Ông Phạm Văn Cần
    Ông Phạm Văn Cần 
    Cũng bởi, đêm hôm đó, cái hầm cạnh nhà mọi người đã ùa nhau chạy vào trốn chật cứng. Thêm cùng bố mẹ và hai người nữa không biết đi đâu giữa bốn bề lửa cháy, đành núp kín trong bụi mía. Lát sau, quân Khmer Đỏ kéo đến đông nghịt sục sạo khắp nơi, đứng cả trên miệng hầm. Nghe có tiếng trẻ con khóc, bọn ác thú lôi từng người một ra bắn. 
    Điều ghê tởm nhất chính là việc trong khi chúng đang hành hình dân vô tội, thì mấy tên khác lôi người mẹ bế đứa con khóc ré lên khỏi hầm, lột sạch quần áo và hãm hiếp. Hãm hiếp xong, tên chỉ huy cầm cái dùi gỗ đập thẳng vào đỉnh đầu. Chỉ nghe một tiếng “cốp” khô khốc, người phụ nữ nằm yên không cựa quậy.
    Đứa bé bị vứt sang một bên cứ kêu khóc cho đến khi mệt lử. Thấy mẹ trần truồng nằm đó, tức thì bò lại ngậm vào ti của mẹ để bú. Một tên lính Pol Pot thấy vậy, liền cầm mũi giáo chọc thẳng xuống, nhấc bổng lên trời, rồi ném cả ngọn giáo lẫn đứa bé xấu số vào đống lửa đang bùng cháy.
    Thêm sợ hãi nằm im thin thít, biết rằng, nếu con mình nếu khóc thì những người núp trong bụi mía sẽ chịu chung số phận thảm khốc. Để cứu bố mẹ, cô đành ứa nước mắt bóp mũi cho đứa con trai mới 4 tháng tuổi ngạt thở mà chết. Đổi lại, Thêm cùng bố mẹ và 2 người hàng xóm đêm đó thoát nạn. 
    Nhưng mấy ngày sau, bố mẹ cô cũng không còn khi quay lại chôn cất những thi thể đã bốc mùi nồng nặc ở miệng hầm của gia đình, bởi họ bị trúng mìn của bọn ác thú gài lại. Trước những nỗi đau liên tiếp ập đến, Thêm trở nên điên loạn.
    Bia chứng tích tội ác diệt chủng Pol Pot ở Tây Ninh
    Bia chứng tích tội ác diệt chủng Pol Pot ở Tây Ninh 
    Người đàn ông sống sót còn lại ở trung tâm vụ thảm sát tên là Tiến. Đêm đó, lính Khmer Đỏ bắt cả gia đình ông xếp thành hàng trong đêm đen thẫm, mưa như trút nước, rồi giết từng người một. Ông Tiến bị chúng túm lấy tóc, đưa khẩu súng ngắn kê lên đầu rồi bắn.
    Nhưng may mắn, viên đạn chỉ sạt qua bên má, bay mất cái tai phải, ông Tiến nằm im giả chết. Rồi gặp lúc có tiếng sét cực lớn từ trên cao đánh xuống, ông vùng dậy chạy trối chết về phía rừng cao su. Thoát nạn, người thân mất sạch, ông Tiến bỏ ra ngoài bắc sinh sống, giờ cũng không ai biết tung tích.
    Những bức ảnh tố cáo tội ác Khmer Đỏ
    Những bức ảnh tố cáo tội ác Khmer Đỏ. Ảnh tư liệu
    Ngay đêm vụ thảm sát diễn ra, ông Phạm Văn Cần đang trên rừng cùng với gia đình người em trai là Phạm Văn Đắc, cách ấp Tân Thành chừng 6km, vì vậy ông thoát chết. Nhưng bố mẹ, anh em, những người thân khác trong gia đình của ông từ trước đến giờ vẫn buôn bán ở cây số 39, bọn ác thú giết sạch không còn một ai.
    Mấy ngày sau, tình hình yên trở lại, lúc ông Cần quay trở lại tìm người thân, thì không còn nhận ra đâu là bố mẹ, đâu là anh em, đâu là hàng xóm của mình nữa. Mọi người không chạy kịp nên chui vào hầm trú ẩn. Bọn ác thú phát hiện, chúng không bắt từng người một ra bắn mà ném mấy quả lựu đạn xuống. Những con người vô tội ở phía dưới đành nằm yên chịu chết, thịt xương tan nát hết cả.
    Lúc sang gia đình ông Ba Đồng ở gần đó, mọi người đều kinh hoàng bỏ chạy vì cảnh tượng quá hãi hùng. Chỉ có ông Cần với hai người nữa đủ can đảm tiến vào thu dọn hiện trường. Cả nhà ông Ba Đồng chết sạch, cũng không biết chôn ở đâu, ông Cần đành đào hố rồi lấp đất xuống, cắm một thanh gỗ cháy dở xuống làm dấu mốc.
    Ông Ba Đồng vốn là một thợ rèn giỏi, chuyên rèn dao kéo bán ở biên giới. Hồi tháng 5, tháng 6 năm 1977, thường có những người lạ mặt qua đặt hàng ông làm với số lượng lớn, bảo là để sản xuất nông nghiệp. Ông có biết đâu một ngày lại bị giết bởi những sản phẩm do chính tay mình làm ra. Bi thảm hơn nữa chính là việc bà vợ ông vốn là người Campuchia, đang mang bầu được 6 tháng, cũng không thoát chết trong nạn diệt chủng Pol Pot.
    Nghe kể, lúc mọi người hô hào chạy trốn, ông Ba Đồng vẫn ngồi ở nhà, bảo rằng vợ gần sinh nở không thể chạy được, với lại trong nhà còn mấy triệu tiền Campuchia, sẽ đưa hết cho chúng, van lạy nhằm đổi lấy mạng sống. Hơn nữa, vợ mình là người Campuchia, chắc quân Pol Pot không nỡ giết.
    Mảnh đất nơi cả nhà ông Ba Đồng bị giết năm xưa, giờ chỉ còn là rừng cao su xanh tốt, không một dấu tích
    Mảnh đất nơi cả nhà ông Ba Đồng bị giết năm xưa, giờ chỉ còn là rừng cao su xanh tốt, không một dấu tích 
    Thế nhưng mấy ngày sau, lúc ông Phạm Văn Cần cùng mọi người quay lại cây số 39, chỉ thấy xác ông Ba Đồng bị trói cứng vào cây mít trước cửa, ánh mắt mở trừng trừng căm phẫn. Bọn ác thú lấy dao đâm thẳng vào bụng, ghim chặt ông vào cây mít như thể đóng đinh.
    Có lẽ, những đau đớn khi bị dao đâm trước khi chết ấy không phẫn uất bằng việc chúng bắt ông Ba Đồng phải chứng kiến việc người vợ lẫn đứa con thân yêu sắp ra đời của mình bị hành quyết. Lúc ông Cần cùng mọi người tìm vào, thấy bà vợ người Campuchia trần truồng nằm sõng soài dưới đất, trên người không hề có vết đạn bắn, chỉ có một vết dao kéo thằng từ ngực rạch xuống dưới bụng. Bọn ác thú lôi cái thai nhi mới thành hình người ra, xé toang ra làm đôi, vứt chỏng chơ ngay bên cạnh xác mẹ.
    Cảnh tượng diệt chủng kinh hoàng ấy khiến ông Cần cùng hai người nữa chứng kiến bất thần lặng đi, đứng run lẩy bẩy, rồi ôm mặt gào thét trong đau đớn.
    Còn tiếp…
    Hải Minh

    Những tội ác không tưởng tượng nổi của Khmer đỏ

    Có những thi thể bị xẻ làm đôi. Các cô giáo trẻ bị chúng xé nát quần áo, hãm hiếp, thọc tầm vông, cán búa vào cửa mình cho đến chết.
    Ngày 7/1/1979, đất nước Campuchia được giải phóng. Với những người lính tình nguyện Việt Nam đã sống, chiến đấu dũng cảm bảo vệ quê hương và giải cứu đất nước Chùa Tháp khỏi nạn diệt chủng tàn bạo nhất thế kỷ 20, đó là những “năm tháng ăn cơm nhà đi lo việc quốc tế” không thể nào quên.
     
    Trong những ngày đi tìm tư liệu về cuộc chiến và những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia nghĩa vụ quốc tế tại đất nước Chùa Tháp, tôi đã được gặp ông Đinh Trọng Vinh, cựu chiến binh Sư đoàn Bộ binh 9, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long anh hùng. Năm nay đã 62 tuổi, ông sống cuộc đời bình dị trong một căn nhà nhỏ ven tỉnh lộ 477, Nho Quan, Ninh Bình, hàng ngày vui thú với ruộng vườn.
     
    Tham gia quân ngũ từ năm 1972 đến đầu năm 1987 ra quân, ông Vinh đã đi qua cả hai cuộc chiến. Những ngày chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc cho đến những trận đánh trong chiến tranh biên giới Tây Nam đều có mặt ông. Đối với ông Vinh, cuộc chiến đấu chống lại bọn Pol Pot có lẽ còn khốc liệt hơn nhiều so với chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
     
    Trực tiếp cầm súng chiến đấu và chiến thắng, ông được chứng kiến tận mắt sự tàn bạo hơn cầm thú của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
     
    Thời gian ấy, thế giới gần như mù tịt với tội ác diệt chủng của bọn Pol Pot cho đến khi quân đội ta vén màn bí mật. Một sự thật kinh hoàng hé lộ khi có hơn 2 triệu người dân Campuchia đã bị chính quân của Pol Pot giết hại dã man.
     
    Bất cứ bộ đội quân tình nguyện Việt Nam nào chiến đấu chống lại tập đoàn ác thú này cũng đều tận mắt chứng kiến những tội ác kinh hoàng như vậy. Những hố chôn người, những đống thi thể thối rữa, những cánh đồng chết phủ trắng đầu lâu… vẫn còn ám ảnh họ.
     
    Với những người lính, cuộc chiến đấu bắt đầu từ những năm 1976, 1977 khi Khmer Đỏ tiến hành gây hấn, đánh sang Việt Nam tàn sát hàng nghìn người dân vô tội. Ông Vinh đã cùng những đồng đội của mình trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương.
     
    Thời kỳ năm 1977, 1978 mới là ác liệt nhất trong cuộc đối đầu với Pol Pot. “Giai đoạn 1977-1978, quân dân ta thương vong nhiều vì lúc đó Nhà nước mình đang yêu cầu một giải pháp chính trị, cho nên quân đội chỉ được chốt giữ ở biên giới để phòng giữ chứ không được tiến công địch. Nhưng ta cứ chốt ở đâu thì địch bu bám đến đánh phá chỗ đó, thậm chí chúng còn luồn sang đất ta để đánh từ sau lưng các đơn vị chốt giữ biên giới”, ông Vinh cho biết.
     
    Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, bản thân ông Vinh cũng như những đồng đội của mình cứ tưởng chiến tranh đã qua đi, ông sẽ được trở về quê hương lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.
     
    Tập đoàn Pol Pot đã quay ngoắt, tỏ ra có thái độ thù địch với chúng ta. Chúng tuy chưa gây chiến chính thức nhưng cũng đã có những hành động dọa dẫm hoặc đánh lén nhỏ lẻ suốt một giải đất biên giới Tây Nam.
     
     
     Chứng tích tội ác của Khmer đỏ.
     
    Bộ đội đã sơ tán dân. Đã có cả chục vạn cư dân sát biên giới được sơ tán vào trong, nhưng đi được thời gian, thấy tình hình yên ổn, người dân lại tìm về. Lúc đó, ông Vinh đang thuộc biên chế của Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 9. Để tiến hành phòng thủ, đơn vị của ông được điều lên đóng quân tại Thị xã Tây Ninh vào tháng 3/1977.
     
    Bất ngờ, vào lúc 0h15 phút ngày 25/9/1977, đúng vào dịp toàn dân Việt Nam chuẩn bị Tết trung thu, tập đoàn Pol Pot mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Chỉ riêng Tây Ninh, chúng đã tấn công trên một đoạn biên giới dài hơn 200km, sâu vào nội địa tỉnh nhà 10km, trong phạm vi 7 xã thuộc 3 huyện Tân Biên, Châu Thành và Bến Cầu.
     
    Chúng đốt phá nhà cửa, trường học, cướp của, tàn sát đồng bào ta rất dã man. Trong đó, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là nơi chúng tập trung đánh phá nặng nề và ác liệt nhất.
     
    Chúng tổ chức thành 9 mũi lén lút bao vây tấn công nhiều điểm thuộc 5 ấp: Tân Khai, Tân Chánh, Tân Thạnh, Bảy Bàu và Chằng Riệc của xã Tân Lập. Chúng chia một lực lượng để bao vây, khống chế các đồn biên phòng, các chốt và vị trí quân sự của ta. Đại bộ phận còn lại tràn vào làng tàn sát đồng bào.
     
    Nhận được tin, Sư đoàn 9 cấp tốc hành quân về Tân Lập. Chỉ trong vòng 2 ngày, chúng ta nhanh chóng đánh bật quân Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những gì còn lại, chỉ là những đống hoang tàn đổ nát.
     
    Đinh Trọng Vinh cùng các đồng đội đã tìm thấy một số ít dân chúng sống sót, gồng gánh chạy loạn, họ bàng hoàng kể lại, tựa như chưa bao giờ chứng kiến những tội ác man rợ đến như vậy.
     
    Bọn ác thú sử dụng các loại vũ khí từ đao, búa, chỉa đến các loại súng, lựu đạn… để tàn sát người dân. Hành động của chúng vô cùng man rợ như: chặt đầu, chặt tay chân, chặt người ra nhiều khúc, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, đập đầu hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng phụ nữ có thai, cắt cổ lấy máu, rạch miệng, ném xác người xuống giếng, chôn sống, tàn sát tập thể nhiều gia đình.
     
    592 người dân vô tội ở Tân Lập đã bị chúng sát hại, những thi thể la liệt, chất chồng khắp nơi. Những đám cháy bốc lên mùi thịt người khét lẹt.
     
    Đôi chân của ông Vinh như muốn khụy xuống khi bước vào trường tiểu học Tân Lập. Hiện trường vụ thảm sát đẫm máu vẫn còn nguyên: Xác những cô giáo trẻ, các em học sinh bị lính Khmer Đỏ sát hại nằm ngổn ngang trên sân trường. Chúng không bắn mà dùng sạc lai (một loại dao phát cỏ) và búa đập đầu, cắt cổ. Có những thi thể bị xẻ làm đôi. Các cô giáo trẻ bị chúng xé nát quần áo, hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào cửa mình cho đến chết.
     
    Quá căm phẫn với những gì đang hiện hữu, ông Vinh như nghe thấy văng vẳng tiếng gào thét đau đớn của những nạn nhân. Họ chết mà không kịp nói lời cuối cùng với bạn bè, người thân.
     
    Họ đã đau đớn đến thế nào khi bị cuốc bổ, dao đâm hay kiếm chém trước khi trút hơi thở cuối cùng? Họ đã xót xa đến thế nào khi tận mắt nhìn thấy những người thân yêu của mình, con cái, vợ, chồng mình bị hành quyết trước khi đến lượt chính mình?
     
    Tiếng khóc đau thương của những người còn sống sót, nỗi căm hờn và uất ức của họ tưởng thấu tới tận trời xanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét