VĂN HỌC
MN 20 NĂM (1954 – 1975)
NHÌN LẠI 20 NĂM CỦA MỘT DÒNG VĂN HỌC
Mang Viên Long
Thời gian 20 năm cho một dòng
văn học không phải là nhiều, nhưng nhìn lại 20 năm của Văn học Miền Nam (1954 –
1975) quả thật dòng Văn học non trẻ ấy đã để lại một ấn tích rất sâu rộng và
giá trị, cho Văn học Việt nam - ghi dấu một thời kỳ đặc biệt nhất của đất nước trong
20 năm nội chiến; về hai lãnh vực nghệ thuật cũng như tư tưởng.
Dòng văn học phong phú đa dạng ấy đã
được hình thành từ niềm khao khát tự do sáng tạo, trên nhiều lãnh vực, nhất là
thơ và văn – đã in đậm một dấu son kỳ vĩ trong lịch sử đổi mới của Văn học Việt
nam – đánh dấu một khởi đầu khởi sắc sau nhiều chục năm lặng lẽ, sáo mòn, hay “đồng
phục”!
Toâi nhôù tôùi nhaän
xeùt chính xaùc, voâ tö cuûa giaùo sö Nguyeãn Hueä Chi veà luaän aùn phoù tieán
só cuûa oâng Traàn Höõu Taù (ngaøy 6 thaùng 1/1994 taïi Haø Noäi) veà ñeà taøi
nghieân cöùu vaên hoïc “Khuynh höôùng Vaên hoïc yeâu nöôùc tieán boä trong
caùc thò thaønh mieàn Nam” nhö sau : “(…) phaûi noùi raèng, töø sau naêm
1955, moãi khi nghó veà vaên hoïc mieàn Nam, döôùi chính theå Saøi Goøn, giôùi
nghieân cöùu vaø roäng ra caû baïn ñoïc chuùng ta thöôøng rôi vaøo moät thieân
kieán ít ñöôïc thay ñoåi : Vaên hoïc Sai Goøn chuû yeáu laø vaên hoïc “thöïc
daân môùi” (…)”. Ông Trần Hữu Tá, sau 19 năm tiếp cận với Văn học
Miền nam, đã “nhận ra” một khía cạnh trung thực không thể chối cãi, Văn học MN
là “văn học yêu nước tiến bộ”; nhưng đó cũng chỉ là “cái nhìn”
còn giới hạn và phiến diện trong “tầm nhìn” của ông. Dòng Văn học 20 năm ở Miền
nam thực sự còn là “dòng Văn học của sự dấn thân, phản kháng, và luôn đổi
mới!” của những người cầm bút chân chính, đại diện cho giới trí thức Miền
nam, trước mọi đổi thay bất hạnh của đất nước và của chính thân phận mình!
Riêng tại Saigon, đã có hơn mười
tờ tuần báo, tạp chí Văn học được xuất bản; có thể kể như: Sáng Tạo, Tân Phong, Văn Nghệ, Văn, Bách Khoa,
Văn Học, Vấn Đề, Tư Tưởng, Nghiên Cứu Văn học, Thời Tập, Trình Bầy, Khởi Hành,
Đối Diện, Tân Văn, Chính Văn, Phổ Thông (…). Bên cạnh những tờ báo “chính thức”
có manchett được xuất bản, còn có một số tờ báo “tự phát” của sinh viên các
trường đại học Văn khoa, Luật, Khoa học; và của những nhà thơ - nhà văn - nhà
giáo có tâm huyết; xuất bản không định kỳ, bằng nhiều phương tiện in ấn, phát
hành riêng lẻ, góp phần cho sinh hoạt Văn học thêm đa dạng và phong phú!
Tại các tỉnh, thành phố Miền nam, những tờ tạp chí Văn học địa phương, tuy
được in ấn giới hạn về số lượng, được thực hiện “tự túc” trong một hoàn cảnh
chiến tranh rất khó khăn, nhưng đã làm nên “bộ mặt Văn học” Miền nam luôn đổi
mới, dấn thân, và phát triển. Ở các tỉnh phía Nam, có các tờ Khai Phá, Khuynh
Hướng hoạt động rất nhiệt tình; miền Trung sinh hoạt VHNT càng sôi nổi và tích
cực hơn, như các tờ Ý Thức (Phan Rang), Dựng Đất ( Nha Trang), Sóng, Hiện Diện,
(Tuy Hòa), Bằng Hữu, Nhìn Mặt ( Qui Nhơn), Đồ Bàn (Đà Lạt), Trước Mặt ( Quảng
Ngãi), Cùng Khổ (Đà Nẵng), Việt, Gió Mới, Lành Mạnh (Huế), Cửa Việt (Quảng Trị)
(…)
Trong một hoàn cảnh còn nhiều hạn
chế, khó khăn về liên lạc, in ấn và phát hành; nhưng những tờ tuần báo, tạp chí
“tự phát” địa phương đã luôn là niềm tự hào của những người cầm bút trẻ, trước
vận mệnh của Văn học và Quê hương.
Dòng Văn học 20 năm ở Miền nam, vì
hoàn cảnh riêng lúc bấy giờ - đều có chung một nền tảng vững chắc “Yêu nước/
Dấn thân/ Phản kháng” = theo dòng sáng tác “hiện thực ý thức” (chứ không
phải “hiện thực định hướng” khuôn rập) – nên sự tự do sáng tạo của mỗi
cá nhận đều được tôn trọng, phát triển, trên tinh thần trách nhiệm của một công
dân (và một người cầm bút có ý thức).
Trên nền tảng “Yêu Nước”
nồng nhiệt, vô tư, công bình, trong sáng của tuổi trẻ – người cầm bút đã ngày
đêm “dấn thân” vào đời, hòa nhập, và thực chứng bằng chính cuộc sống lao
đao, khổ đau của mình (và những người thân chung quanh); để trải bày qua những
trang viết với nhiều mồ hôi, nước mắt – và đôi khi cả máu! Sự “dấn thân” giống
như sự hy sinh – để chỉ mong những ưu tư, khát vọng dựng xây cho một đời sống
yên lành, tự do, hạnh phúc sẽ sớm trở thành hiện thực với tất cả…
Sự dấn thân, rất nhiều lúc đòi hỏi ở sự kiên
nhẫn và can đãm trước mọi thử thách gian nguy; nhưng tất cả họ đã không sờn
lòng, qua những trang viết, “phản kháng” tích cực cuộc chiến tranh tương
tàn, dai dẳng và hiểm độc, từ các thế lực chuyên quyền trong và ngoài nước; đã
đưa dân tộc bước sâu vào cõi điêu linh, thãm khốc! Sự phản kháng của người cầm
bút Miền nam trước tình thế hiện tại, qua những tác phẩm, cũng là trách nhiệm
thiêng liêng bất khả xâm phạm của một công dân yêu nước, có ý thức trong một
đất nước Tự do…
Được tiếp nhận trực tiếp từ nhiều
dòng Văn học tiến bộ trên thế giới, Văn học Miền nam 20 năm đã có nhiều bước
tiến triển, phát triền đi vào chiều sâu của chân giá trị đích thực, mà không bị
một trở lực nào ngăn cấm; đạt được sự thành công cả hai phương diện Nghệ thuật
và Học thuật! Do vậy, Văn học 20 năm ở Miền nam đã hình thành nên một dòng Văn
học tiến bộ, đổi mới không ngừng…
Sau hơn 40 năm – nhìn lại những
thành tựu 20 năm, chúng ta có thể tự hào một điều: Văn học Miền nam 20 năm (54
– 75) là một dòng Văn học của sự Tự do sáng tạo, Tự do góp phần, chung sức
chung lòng dựng xây của tất cả; đã phản
ánh trung thực nhất niềm khát vọng và hy vọng của dân tộc trong thời kỳ gian
nguy nhất của Đất nước - với những tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết và quả cam!
Đó là một điểm son mãi mãi sáng ngời
trong lịch sử văn học Việt nam cho mọi thời kỳ…
Quê
nhà, tháng 12 năm 2014
MANG
VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét