HOÀNG ĐẾ NAPOLÉON
Tuỳ bút : Nguyễn Phan Ngọc An
Tự ngàn xưa vẫn có nhiều huyền thoại về các bậc vua chúa, danh nhân lịch sử, sách vỡ ghi chép lại cho hậu thế am tường – Nơi đây tôi viết về một Đại Tướng lừng danh của nước Pháp, một Hoàng Đế Napoléon không bằng tư liệu sách vỡ mà qua chuyến du lịch tiếp nhận được từ một nhà thông thái tại Bỉ Quốc.
Vào tháng 8 năm 2002, Hội thơ Tài Tử Việt Nam hải ngoại do nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh Hội Trưởng đã tổ chức một chuyến du lịch Châu Âu cho các anh chị em trong hội – Chúng tôi gồm có 48 người trong đoàn du lịch, khởi hành từ phi trường San Francisco – Qua hai trạm đổi máy bay chúng tôi đến phi trường cuối là phi trường Charles De Gaulle – Năm ngày đầu đoàn chúng tôi dành thời gian cho những buổi sinh hoạt văn học tại Pháp, sau đó là chuyến viễn du các nước tuần tự theo lịch trình – Bắt đầu chuyến du lịch là một buổi sáng tinh sương, trời mát lạnh, thỉnh thoảng có vài đợt mưa nặng hột thình lình đổ xuống, chúng tôi ai cũng chuẩn bị sẵn những hành lý đi mưa và lạnh nên hăng hái lên thuyền vừa cặp bến sông Seine.
Đoàn chúng tôi bắt đầu chuyến du hành từ xuôi theo giòng sông Seine, đầu tiên là cầu Iéna dưới chân tháp Eiffel đến cầu Alma ( Pont de L’alma) nơi công chúa Lady Diana tử nạn , rồi chúng tôi đi tiếp đến cầu Invalides ( Pont des Invalides) tiếp đó là cầu Alexandre III ( Pont Alexandre III ) cầu nầy được xây vào năm 1886 và hoàn tất vào năm 1900 cho cuộc đấu xảo thế giới (Exposition Universelle) cây cầu nầy được trang trí tốn kém nhất với 4 tượng mạ vàng trên 4 góc cầu tượng trưng cho : Thương Mãi, Công Nghiệp, Khoa Học và Nghệ Thuật. Từ cầu nầy nhìn thẳng vào là Les Invalides nơi yên nghỉ cuối cùng của Hoàng Đế Napoléon cùng các danh tướng của nước Pháp, nơi đây cũng là nhà thương đầu tiên cho các thương bệnh binh. Quay lưng lại với Les Invalides là 2 ngôi điện
được xây từ năm 1900 là Grand Palais và Petit Palais . Kế đó là cầu Concorde ( Pont de la Concorde). Hạ Nghị Viện nước Pháp đối diện với quảng trường Concorde nơi chặt đầu vua Louis 16 – Marie – Antoinette. Giữa quảng trường là cây cột Luxoz được đem từ Ai Cập về. Quanh quảng trường là 8 hình tượng, tượng trưng cho 8 thành phố lớn của nước Pháp, dọc dài theo bờ sông Seine là vườn Tuileries, đối diện vườn Tuileries là Bảo tàng Viện Orsay mà xưa kia là một nhà ga lớn của Pháp. Tiếp đến là Bảo Tàng Viện Bouvres …Trong những cây cầu chạy dài trên sông Seine có một cây cầu duy nhất được lót bằng cây đó là cầu Pont des Arts. Đi một đoạn nữa là đến đảo Cité (Ide de la Cité) đã chia sông Seine ra làm hai nhánh, một bên là Tòa Án (Palais de la Justice) và một
bên là Tổng Nha Cảnh Sát (Préfecture de la Police) của Paris, nối theo là đảo Saint Louis . Nhà thờ Notre Dame de Paris nằm bên cạnh ngược bên giòng sông Seine…
Nếu là lần đầu tiên đi dưới cầu Marie ( pont Marie) thì chúng ta nên khấn nguyện để xin một điều ước cho riêng ta, rất hiển linh và hiệu quả, đó là theo lời dân nước Pháp nói lại nên hôm đó tôi cũng lâm râm cầu nguyện sao cho dân quốc được bình yên, nhà nhà hoan hỉ …và các thi văn hữu cùng tháp tùng chuyến đi với tôi, chúng tôi cùng nhau khấn nguyện cho non sông nước Việt an cư, thái bình để có một ngày thật gần thôi chúng ta sẽ trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng chúng ta thành người, nơi đã cho chúng ta biết bao là kỷ niệm suốt đời còn lại không quên…
Kế theo đó là Tòa Đô Sảnh của Paris (Hotel de Ville), đi một đoạn nữa sẽ đến cây cầu xưa nhất cũng bắc ngang sông Seine được đặt tên là Pont Newf, mặc dầu nó mang tên “ cầu Mới” nhưng nó là cây cầu xưa nhất của các cây cầu bắc ngang trên giòng sông Seine…Cây cầu mới nhất của Paris là cầu Charles De Gaulle nối liền nhà ga Austerlitz và nhà ga Lyon . Tổng số cầu bắc ngang sông Seine trong thành phố Paris là 22 cây cầu cả thảy . Chúng ta đã tham quan bằng thuyền trên giòng sông Seine hơn 2 giờ liền, bây giờ chúng ta lên bờ nhé, nơi đây đường xá có phần chật nên những chiếc xe phần đông ngắn đòn để dễ đậu vào parking, thường thì cư dân ở Pháp họ dùng xe Renault, Peugeot của Pháp chế tạo, hai bên đường phố rất hẹp nên phần đông dân chúng dùng
phương tiện lưu thông bằng xe Métro ( xe điện ngầm) và đi xuyên bang các nước bằng xe Bus và tàu thủy. Đã đến Paris chúng ta không thể không đến khu 13 nơi đây người Việt sinh sống rất đông, những nhà hàng, khu buôn bán phần nhiều của người Việt và người Hoa, các bạn muốn mua sắm hoặc ăn uống thức ăn người Việt nơi đây sẽ cung ứng đầy đủ, tại đây chúng ta hãy vào thăm Miss Sài Gòn Restaurant bán toàn thức ăn VN và anh chị chủ quán lịch sự vui vẻ vô cùng khi gặp đồng hương từ các nước đến …Nơi đây các nước không cách xa nhau lắm nên chỉ cần dùng xe Bus từ sáng đến tối là ta đã đến một nước khác rồi, hãy chịu khó cực khổ ngồi xe Bus 12 tiếng đồng hồ là quý vị đã đến được Vương Quốc Bỉ rồi đó… đầu tiên tôi xin mời
quý vị đi thăm đồi Sư Tử Waterloo, nơi mà cách nay gần hai thế kỷ là một chiến trường khốc liệt giữa quân Pháp do tướng Nã Phá Luân chỉ huy với Liên quân Anh – Hòa lan – Bỉ – Phổ và Nga …
Đồi nằm ở ngoại ô phía đông cách Brussels thủ đô Vương Quốc Bỉ khoảng 20 Km, nơi đây đã chôn vùi tên tuổi danh tướng Nã Phá Luân, người đã từng đánh Nam dẹp Bắc…quân của ngài đã từng dẫm nát Mạc Tư Khoa cũng như toàn thắng Ai Cập, Ý Đại Lợi, Áo Quốc và Tây ban Nha…Với những chiến thắng mà số quân chênh lệch rõ ràng, số quân lính dưới quyền Nã Phá Luân rất ít ỏi so với địch quân nhưng đã giành được chiến thắng sau một thời gian dài quyết chiến, điều nầy đã khiến địch quân khiếp sợ… Nhưng rồi cuộc đời binh nghiệp của một danh tướng đã bị chôn vùi tại địa danh Waterloo Vương Quốc Bỉ !
Từ Brussels trên vòng đai hướng đông hướng ra xa lộ E 19 đường đi Paris, chúng ta sẽ nhìn thấy một ngọn đồi nhân tạo nhìn xa xa giống như một Kim Tự Tháp mọc sừng sững giữa cánh đồng bao la, và để ghi lại cuộc chiến tàn bạo này vào lịch sử, Vương Quốc Bỉ đã cho xây dựng Đồi Sư Tử vào năm 1926 do các phụ nữ vùng Liêge mang đất từ các giỏ tre đeo vào lưng lũ lượt kéo nhau tới đắp bồi lên ngọn đồi này ngày một cao lên cho đến khi hoàn thành với 290.000 thước khối đất và chiều cao 45 mét cùng 228 bậc thang để leo lên tận đỉnh đồi. Ngay trên đỉnh đồi là một con sư tử đúc bằng sắt tượng trưng cho sức mạnh liên quân cao gần 5 mét, nặng 48 tấn và cũng trên đỉnh đồi này đã diễn tiến trận đánh cùng các mũi tiến quân của Nã Phá Luân
và Liên quân được thích trí lại trên xa bàn…
Một góc chân đồi là một Bảo Tàng Viện nơi trưng bày những vật dụng của Nã Phá Luân : từ chiếc giường gấp, chăn mền, quần áo, quang cảnh họp tham mưu cùng hình ảnh những lúc ngài đi ủy lạo quân sĩ… gần bên là một tòa nhà toàn diện thắng cảnh ( Panorama) chúng ta bước vào sẽ cảm thấy như mình đang hòa mình vào cuộc chiến, cảnh người đâm chém nhau xen kẻ tiếng kêu la, tiếng ngựa hí, tiếng pháo nổ…tất cả những âm thanh hỗn loạn đó được phát ra từ một chiếc máy Cassette, xa xa nơi chân trời tướng Nã Phá Luân mặc quân phục trắng cỡi bạch mã uy nghiêm đứng giữa hàng đơn vị hộ vệ nghiêm minh thị sát chiến trường, phía đối diện là đại quân của Tướng Wellington trải rộng trên cánh đồng bao la…
Ngày 15/06/1815 đại quân của Pháp do tướng Nã Phá Luân với 120.713 quân sĩ cùng 366 khẩu đại bác chia làm 3 lộ quân tiến sang Bỉ để đương đầu với 106.000 người gồm Anh – Hòa Lan – Bỉ do tướng chỉ huy người Anh Wellington, quân Phổ thì do lão tướng Blucher 72 tuổi chỉ huy với số quân 134.000 người, quân Áo 255.000 người và quân Nga 168.000 người được chia làm nhiều đạo quân từ hướng Bắc kéo tới…
Trưa ngày 18/06/1815 tại Waterloo Nã Phá Luân với quân số 72.000 và 250 khẩu đại bác tử chiến với 122.000 quân của Wellington… Sau nhiều đợt xung phong, giành giật nhau từng tấc đất, quân Pháp tưởng đã giành phần thắng lợi nhưng đến 8 : 30 tối đội quân Phổ do tướng Blucher đem 52.000 tới tiếp chiến mà đang lúc gay go thì tướng Ney lại không tuân lệnh Nã Phá Luân để đem quân đánh bọc hậu liên quân Anh, cũng chính vì sự bất tuân thượng lệnh này Thống Chế Ney Michel đã bị xử bắn tại Paris !
Tham vọng của Nã Phá Luân là muốn thiết lập một Đế quốc rộng lớn khắp Châu Âu cho cá nhân ông và nước Pháp, dù đã từng chiến thắng đánh Nam dẹp Bắc chinh Đông phạt Tây để rồi phải chịu đại bại tại Waterloo trong cảnh “ mảnh hổ nan địch quần hồ”!
Ngẫm nghĩ lại cuộc đời và binh nghiệp của tướng Nã Phá Luân bị chấm dứt sau trận Waterloo, chúng ta vừa ngạc nhiên vừa thương tiếc lại vừa kính phục. Là một danh tướng chỉ với chiều cao 1m58 phải chăng ông thuộc dòng quý tướng “ ngũ đoản”?…ông xuất thân là một vị Trung úy Pháo Binh, dáng người ông thấp lùn so với dáng dấp người Tây phương nhưng đã làm địch quân khiếp sợ. Liên quan đến vị tướng lừng danh này đã có khá nhiều giai thoại thú vị về ông…nào là khi ở trận tiền ông có thói quen nói với quân sĩ hãy để cho ông ngủ 5 phút và rồi ông nhắm mắt ngủ thật sự giữa tiếng đạn nổ, người la, ngựa hí vang trời ! Ông thường ngồi dưới gốc cây giữa mặt trận, ông mơ màng nhớ về đâu đó và bình tỉnh rút ra từ bọc áo tấm
hình người yêu là Joséphine để ngắm nghía say đắm, xong lại bỏ hình vào trong bọc áo trở lại tiếp tục điều binh khiển tướng…lại có những lúc dừng quân sau cuộc họp tham mưu với các tướng lãnh, trong lều hành quân ông chắp tay sau lưng đi đi, lại lại đọc cho thư ký ghi những vần thơ ông vừa nghĩ ra để gởi đến các tình nhân…mà đến bây giờ nhiều lá thư tình của ông đã được in vào cuốn sách “Những Bức Thư Tình Hay Nhất Thế Giới”.
Ông còn có những thủ thuật chinh phục lòng quân dưới trướng khiến họ hết lòng đánh giặc, hết lòng với ông, trước khi duyệt hàng quân ông cho sắp sẵn đội ngũ theo một đồ hình nhất định và cho thuộc cấp báo cáo tường tận gia cảnh từng người lính, đến khi duyệt binh ông bước ngay lại trước người lính gọi tên họ vợ con người lính và hỏi thăm ân cần làm cho binh sĩ vừa ngạc nhiên vừa nức lòng sung sướng…Đại Tướng đã có lòng ưu ái chiếu cố đến gia đình mình dù mình chỉ là tên lính vô danh tiểu tốt. Ông cũng có thói quen xức gần như tắm vào người toàn bằng nước hoa “Eau de Cologne”dùng đến 60 lọ mỗi tháng và ông say mê loại nước hoa này như một thứ bạch phiến để kích thích não hệ của mình, chỗ nào ông ở, trên bàn làm
việc, trong bọc áo, trong phòng ngủ…tên lính hầu người Ai Cập mỗi ngày đều sắp sẵn một lọ nước hoa rất lớn cho ông …
Sau khi thất trận Waterloo, trở về Paris, ba ngày sau Nã Phá Luân định tái phối trí quân lực để phản công Liên Quân nhưng quân của Liên quân đã tiến áp đến gần Paris. Sau đó ông bị đày ra đảo Sainte Hélène rồi chết ở đó trong tủi nhục ! Cái chết bất bình thường của ông đã làm cho các sử gia đặt nghi vấn là phải chăng bọn quan cai ngục người Anh đã được lệnh thượng cấp bỏ dần thuốc độc vào thực phẩm để cho ông ăn hàng ngày mà ông không hay biết ?! và mãi sau nhiều năm khi quật thi hài của ông đem về chôn ở Paris người ta khám nghiệm mới biết trong óc ông có chất độc “thuỷ uyên”.
Xung quanh về Nã Phá Luân còn nhiều chuyện khai thác ngộ nghĩnh…Đã là con người anh hùng kỳ tài xuất chúng nên dù trên một sự thể cỏn con của thân thể con người lỗi lạc cũng vẫn là khác thường ? Nhà văn Mỹ John Vernon khi viết về Nã Phá Luân đã thuật lại lời của J. Latiner, một nhà niệu học Hoa Kỳ vào năm 1972 đã giành mua được ở công ty Bán Đấu Giá Christie’s London một món đặc biệt : Đó là một hộp thiếc có ướp dương vật của danh tướng Nã Phá Luân, vì sau khi ông từ trần vị y sĩ Pháp định cư ở Sainte Hélène đã cẩn thận cắt và ướp làm kỷ vật để sau này cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu cặn kẻ cái chất anh hùng cái thế trong con người của ông…quả thật là một sự ngưỡng mộ quá đặc biệt và khác thường trong khi nhà bác học
lừng danh Albert Finsteim được giữ lại bộ óc thì Nã Phá Luân lại được ướp một bộ phận đặc biệt như thế chả là khác thường lắm sao ?…
Bây giờ quý vị có muốn tháp tùng với chúng tôi đi thăm Hòa Lan không ? Thủ đô của Hòa Lan tên là Amsterdam còn gọi là khu Tây Âu. Xứ này có vài điều cũng lạ lùng, sì ke ma tuý công khai, xe đạp chật đường phố, dường như xe đạp là phương tiện lưu thông duy nhất của họ. Lại có một khu vực riêng gọi là “ Khu Đèn Đỏ”, nơi đây các cô gái đứng trong một ô kính cao, ăn mặc hở hang đến 80% để chào mời khách làng chơi, nếu ông nào chịu đèn thì cô ta sẽ mở ngay cửa đón vào trong …xứ Hòa Lan cũng có nhiều cao ốc rất đẹp nhưng đặc biệt của Hòa Lan vẫn là chủ tâm câu khách du lịch nên có những khu ăn chơi lộ liễu mà các nước khác không có…
Hãy cùng chúng tôi đi thăm Thụy Sĩ quý vị nhé, nơi đây rất nhiều cửa hiệu bán đồng hồ lớn nhất thế giới, cửa hiệu cao mấy tầng như Rolex, và nhiều loại đồng hồ được trưng bày trên các cửa hiệu như : Piaget, Chopard, Baume, Audemars Piguet, Mercier, IWC, Carl F.Bucherer, Tudor, Gucci, Rado, Bucherer, CK, Michel Jordi, Swatch…giá tiền mỗi chiếc đồng hồ cũng không lấy gì là rẻ, nhất là đồng hồ Rolex, toàn mấy ngàn đô trở lên, nơi đây giá trị đồng tiền thấp hơn ở Pháp, 100 đồng Euro ở Pháp tương đương 130đồng Dolla ở Hoa Kỳ, còn 100 đồng của Thuỵ Sĩ chỉ bằng 85 dollas mà thôi, lạ nữa là chúng ta sẽ phải ăn đồ ăn của Thổ Nhĩ Kỳ, của các sắc dân lạ rất khó ăn, đi tìm được một quán cơm cũng vất vả lắm và mắc mỏ lắm, trung bình một đĩa cơm
xào thường cũng phải 22 đồng ( 18 dollas ) lạ nữa là nước trà uống sau bữa ăn cũng tính tiền mà tính rất mắc, một bình trà nhỏ rót chừng 4 ly nhỏ phải trả 10 đồng của Thụy Sĩ… nhưng về mặt xã hội thì lại rất tốt, không việc làm cả bao nhiêu năm chính phủ vẫn cho tiền hàng tháng dư ăn dư để bất cứ người đó trẻ hay già, về y khoa cũng như những mặt khác cũng đều rất tốt…
Trên con đường nối dài đi đến Geneve, nơi đã ký kết hiệp định quốc tế vào năm 1954 nơi đây những lá cờ các nước trên thế giới đủ màu sắc bay lồng lộng suốt tháng năm dài, một chiếc ghế chỉ có 3 chân , bởi một chân bị gãy đi phân nữa , coi như 3 chân rưỡi được trừng bày đối diện với khu rừng cờ của Hiệp Định Geneve, đường đi từ đây chúng ta sẽ gặp không biết bao nhiêu là cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bên biển, bên đồi, có một dãy núi trắng toát người ta thường gọi là núi tuyết. Dọc dài trên lộ trình chúng ta đi qua khoảng 50 đường hầm dài hun hút xuyên qua những hòn núi vĩ đại, có những hầm dài đến cả 20 cây số, xe chạy trong đường hầm êm và huyền bí đến thích thú vô cùng, cứ cách một đường hầm là một vùng bên núi
bên biển dài thăm thẳm đẹp tuyệt vời, phải công nhận Thụy Sĩ có những cảnh thiên nhiên quá hùng vĩ .
Chúng tôi trở về nước Pháp – Trên đường đi đoàn chúng tôi ghé qua nước Đức, qua những đồn canh nghiêm nhặt, quân lính Đức cẩn trọng nghiêm trang như trong phim ảnh mà chúng ta được xem trên màn ảnh. Thời gian tham quan cũng đã nhiều, chúng tôi trên đường về Pháp, trên xe người hát, kẻ hò, kẻ ngâm nga … vui không thể tưởng …
Cho đến bây giờ danh tướng Nã Phá Luân vẫn là một anh hùng cái thế trong lịch sử nước Pháp, cho chúng ta nhận thức rằng :
Kỳ tài không phải riêng ai
Tưởng rằng cao lớn là tài đó sao
Xưa nay bất kể thế nào
Thấp lùn vẫn có tài cao vô cùng
Nã Phá Luân đấng anh hùng
Ghi danh một thuở lẫy lừng chiến công …
MỘT NGÀY MÙA THU
Tâm bút : Nguyễn Phan Ngọc An
Cứ mỗi năm đến ngày 11 tháng 9, ngày tang thương của nước Mỹ, là lòng nàng đau xót khôn nguôi, người yêu của nàng cũng giã từ nàng ra đi vĩnh viễn sau ngày đại nạn của Hoa Kỳ mấy hôm, cho nên đối với nàng ngày 11/9 là chứng tích muôn đời, ngày kỷ niệm cho cuộc tình đã mất…
Cho dù qua bao xoay vần, thay đổi của tháng năm, lòng nàng vẫn nhớ vẫn thương hình bóng cũ, có ai hiểu thấu tận trái tim mình bằng chính mình… Sau khi chàng nằm xuống, nàng đã tự nhủ chạy trốn tất cả mọi cảm tình xung quanh, hãy sống những tháng năm còn lại cho chàng dù trong nhức buốt cô đơn ! vì nàng hiểu ra rằng nàng đã dự phần, nàng là một trong nhiều nguyên nhân đưa chàng tới cõi nghìn thu vĩnh biệt !
Hơn ba năm, nàng sống âm thầm lặng lẽ kể từ ngày chàng bỏ ra đi, những cuộc vui, những buổi họp đàn, văn chương thi phú, ít ai thấy nàng tham dự như trước…
Một tâm khúc cho người tình đã khuất, nàng nghĩ thế và viết trang thiên nhật ký này cho chàng, dù biết rằng chàng không còn hiện hữu trên thế gian này nữa, nhưng tâm linh chàng sẽ đọc và hiểu cho nàng, tha thứ cho nàng…
Ngày đó, một ngày rất xa xôi với ký ức đang ngập tràn kỷ niệm…Một chiều thơ nhạc ra mắt tập thơ của thi sĩ Vũ Băng Đình đến từ một tiểu bang xa, đang chương trình nhộn nhịp thi ngâm thì chàng đến với hai người bạn, với dáng dấp cao lớn, trán rộng, mái tóc gợn quăn, nước da trắng, chàng là hiện thân của những mẫu người trí thức, bảnh trai…Nhìn chàng giây phút lòng nàng đã thấy cảm mến một mẫu người yêu lý tưởng, nhưng đó chỉ là thoáng qua, nàng vẫn giữ cho mình sự nghiêm trang xa lạ khi Hùng và Văn giới thiệu chàng với nàng để quen biết…
Ngày 2/8/1997, nàng không bao giờ quên ngày kỷ niệm này, chàng lên bục ngâm thơ, giọng chàng sang sảng tràn đầy sức sống, một giọng Bắc Hà Nội trữ tình, tha thiết như tâm tình chàng đang trao gởi vào thơ…Chiều đó, thay vì đi dự một party của trường, nàng đã vui lòng theo lời mời của chàng và hai bạn, nàng đi dự một đám cưới của bạn thân chàng. Bốn người trên một chiếc xe, chàng luôn miệng nói cười vui vẻ, âm vang suốt cả đoạn đường dài, nàng đã nhận thức được nơi chàng vẻ hồn nhiên yêu đời, dường như cuộc sống chàng không có điều gì khổ tâm lo nghĩ ?...
Chàng làm MC chương trình đám cưới, chàng nói chàng cười, chàng kể chuyện tiếu lâm trong những giờ phút chờ khách đến đông đủ, con người chàng trông bặt thiệp lạ lùng – Tàn tiệc, chàng và hai bạn đưa nàng về lại chỗ lấy xe của nàng, chàng xin số phone của nàng và cầm tay nàng hôn từ giã.
Sáng hôm sau, chàng gọi hẹn nàng tại nhà hàng gần nơi nàng cư ngụ, chàng đã mua sẵn một chai dầu thơm Chanel 555 loại đắt tiền đem tặng nàng và nói “ Tôi tặng cô vì thích được tặng, chứ không trông mong được làm quen với cô, vì thân tôi thấp hèn, đâu dám ước mơ làm quen nữ sĩ” chàng cười rất tự nhiên nhưng hàm chứa một sự thân thiện chân thành mà nàng đã cảm nhận được ! nàng chưa hề gặp ai tặng quà cho bạn gái mà lại có những ngôn từ lạ lùng, bất cần đời như thế, nàng cũng cười vui trả lời “ Tôi thật chưa thấy ai lạ lùng như anh, trông anh thật lựu đạn, nhưng tôi thích cái tính tình lựu đạn của anh” chàng cười ha hả quên cả người xung quanh đang nhìn chàng…ở chàng toát ra sự kiêu kỳ, bất cần và bộc phát nhưng vẫn không
thiếu sự trân trọng và tế nhị với nàng cũng như với bạn bè – Nàng thích những người đàn ông có cá tính như thế và sau hai tháng tìm hiểu cặn kẻ về đời tư, biết chàng đang sống độc thân, làm việc cho một hãng điện, nàng đã chấp nhận tình cảm và chàng đã không ngần ngại đưa nàng đến nhà gặp các chị gái của chàng…
Ngày tháng trôi qua, những buổi văn chương thi phú, những cuộc hội họp, những party đều có mặt chàng và nàng – nàng đã khám phá ra chàng là một tâm hồn thơ, chàng viết toàn thơ tình lãng mạn, thương đau, bị phụ bạc ! có những bài thơ chàng viết khá lâu vào thập niên 60, 70 chàng vẫn còn lưu giữ, thì ra hai tâm hồn đồng điệu, nàng đã giới thiệu chàng vào các hội thơ và bạn hữu của nàng.
Từ đó, chàng đã có một bút hiệu, tên thật của chàng chỉ dùng trong hãng xưởng và gia đình chàng mà thôi…tất cả bạn bè văn chương thi phú chỉ biết chàng qua một từ ngữ dịu dàng “ Yên Bình”, bút hiệu mà nàng đã thân yêu đặt cho chàng trong một khắc chàng cỡi mở tâm tình về những đoạn trường cay đắng của đời chàng, nàng ước ao cho những bất hạnh phôi pha và cho tâm hồn chàng lắng đọng nên chọn tên ngọt ngào đó đặt cho chàng – Chàng đã trân trọng nói rằng “ chỉ khi nào anh chết đi, chứ anh còn sống là cái tên Yên Bình là của anh, không bao giờ thay đổi” !
Trong cuộc sống đầy bon chen, lừa lọc, chàng vẫn không màng lợi danh, tiền bạc, chàng đi làm ngày thường, cuối tuần mời nàng đi xem phim, đi bát phố, chàng không tiếc với nàng một món gì nàng thích, không có tiền mặt chàng cà thẻ, chàng vẫn thường nói “ sống mà keo kiệt, chết có mang theo được không”, chàng nghèo nhưng hào phóng, nàng thấy thế càng thương và không bao giờ phải để tốn kém cho chàng quá đáng – một lần nàng dự định đi New York ra mắt sách, chỉ mới bàn là chàng đã ra dịch vụ cà thẻ mua vé máy bay cho nàng mà không cho nàng hay – Sau đó vì công việc hãng xưởng bề bộn, nàng hủy bỏ chương trình đi New York, thế là chàng mất toi 500 mỹ kim…chàng không tiếc cũng không buồn mà chỉ cười hề hề coi như tháng đó kỵ tuổi không đau bệnh
thì phải mất tiền, thế thôi !
Hai người thương yêu nhau chân thành, bạn bè thường khen tặng đẹp đôi mỗi khi chàng và nàng xuất hiện một nơi nào, thật thế, với dáng dấp rất đẹp, ăn mặc chải chuốt cẩn thận, chàng là mẫu người chưng diện rất bắt mắt đàn bà phụ nữ, nhưng chàng đã nói với nàng nhiều lần “ không ai bằng em cả, anh rất hãnh diện khi được đi chung với em” nàng cũng thấy lời nói chàng rất thật qua cử chỉ chàng dành cho nàng trong những buổi tiệc đông người, nàng cũng có cái kiêu kỳ riêng của nàng, cho nên ai cũng thấy rõ hai người là một cặp tình nhân rất đẹp đôi và mọi người vẫn chờ đợi được một ngày uống ly rượu chúc mừng…
Nàng về quê hương thăm cha một tháng, không ngày nào chàng không gọi phone về hỏi han mọi việc, đến nỗi cuối tháng nhận cái “ bill” hơn 500 đô la tiền gọi VN – Chàng rất chu đáo trong mọi sinh hoạt, ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật, ngày Valentine , ngày Mother’s day không bao giờ chàng quên tặng quà cho nàng dù là món quà đắt giá hay là một đoá hồng tươi…Sự trân quý chàng đã dành cho nàng rất sâu đậm trong trái tim rạn vỡ của chàng :
Chỉ một ngày thôi, không gặp em
Đã nghe sầu lắng tận trong tim
Bao năm tôi sống đời cây cỏ
Chỉ một ngày thôi…vạn nỗi niềm…
Viết thiên nhật ký này lòng nàng chùng xuống, kỷ niệm mối tình như mới hôm qua, nàng không quên từ một cử chỉ nhỏ của chàng từ thương yêu hay giận hờn trách cứ…Chàng thì muốn phô trương cho mọi người biết tận tường tình cảm của chàng dành cho nàng, nàng thì trái lại, dè dặt kín đáo, trước mặt mọi người chỉ giới thiệu là bạn thân, nàng cũng có cái lý của nàng, một lần đổ vỡ đã cho nàng kinh nghiệm trong cuộc sống lứa đôi, phải tìm hiểu thật kỹ bản chất người bạn đời, lỡ lầm lần nữa là hết cuộc đời…vì lẽ đó, nàng chưa bao giờ công nhận điều gì khác hơn là bạn thân, quá lắm là bạn trai mà thôi – Chàng vẫn biết nàng không dễ gì chấp nhận cuộc sống chung khi chàng chỉ hai bàn tay trắng cho dù chàng dành cho nàng cả một
khối tình yêu chân thật tận con tim :
Hơn nửa đời mưa gió
Hơn nửa đời lầm lỡ
Tôi còn có gì đâu ?
Mái tóc đã hai màu
Linh hồn đang rạn vỡ
Nhưng phải chăng ?
Tim tôi còn máu đỏ
Nên đã yêu em như đợi tự nghìn xưa
Nên đã yêu em…lắng đọng lời thơ
Bằng lòng không em ?
Tôi xin quỳ đôi chân đã mỏi
Dâng cho em mảnh đời còn lại
Dù có …muộn màng…
Chàng đã đưa nàng đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh của hai miền Nam Bắc California, rỗi ngày nào là lấy xe chở nàng đi khắp mọi nơi, đến nhà bạn thân ở Oakland, San Francisco, Sacramento tổ chức ăn uống, tiệc tùng, chàng không bao giờ để bạn bè thiệt thòi, chàng luôn bỏ tiền ra thết đãi… Chàng đưa nàng đi Canada, Seattle và vài nơi trong nước Mỹ, đến đâu chàng cũng bặt thiệp làm quen dễ dàng với mọi người xung quanh, chàng có nhiều đức tính tốt, cương trực, thẳng thắn, giúp đỡ mọi người nhưng trái lại chàng có vài tính xấu như hút thuốc, một tuần phải nhậu với bè bạn một hay hai lần, tính quá ngay thẳng của chàng đôi khi dễ mất lòng người, nhưng nếu ai hiểu chàng sẽ thấy rõ chàng đúng là bậc nam nhi không yếu hèn nhu nhược, không sợ hãi
một áp lực nào, không bao giờ biết luồn cúi nịnh bợ một ai…
Chàng giận nàng nhiều phen vì khi quen chàng, nàng vẫn còn vài ba người theo đuổi, nàng luôn tránh né không thể hiện tình yêu thương đối với chàng trước thiên hạ, có lẽ nàng không thấy hãnh diện khi đi song đôi với chàng ? Chàng nghĩ thế và tức giận chia tay nàng – tưởng nàng sẽ chạy đi tìm kiếm chàng, nàng im lặng và chấp nhận chia tay. Thật tâm nàng rất thương yêu chàng nhưng có lẽ do nàng khó tính, nàng muốn người mình yêu phải toàn bích, nàng muốn chàng là mẫu người ít nói, khiêm nhường, nàng muốn chàng không là người ăn chơi, hút thuốc, uống rượu…
Hai năm chia tay, chàng và nàng vẫn thường xuyên gọi phone thăm nhau, an ủi và nhắc nhở giữ gìn sức khởe, thỉnh thoảng nàng nấu món gì ngon vẫn mang đến cho chàng dùng, họ xem nhau như bạn thân, nhiều lúc máy computer của nàng trục trặc, nàng gọi là chàng đến ngay dù đang bề bộn công việc nhà hay sở làm, chàng sẽ xin hãng về đi Bác Sĩ là xong ngay.
Một ngày nọ, chàng gọi điện thoại bảo nàng chờ chàng xuống nhà mời nàng đi ăn, hai người cùng đi chung một chiếc xe của chàng. Xe không vào tiệm ăn mà lại chạy thẳng đến Macy’s.- Nàng ngạc nhiên “ Ở Macy’s có gì mà ăn, sao lại vào đó?” Chàng không nói không rằng, chỉ cười và im lặng chạy vào parking đậu xe.
Chàng nắm tay nàng hỏi nhỏ : Em có nhớ hôm nay là ngày gì không ?
Nàng giật mình : Ô, hôm nay là ngày 25 tháng 7 – Ngày sinh nhật của em.
Chàng bẹo vào má nàng : Em thật hư, ngày sinh nhật cũng không nhớ nữa, vào đây anh mua quà Birthday tặng em… Và chàng mua một chai dầu thơm Red Door hiệu Elizabeth Arden loại lớn tặng nàng. Chiều hôm ấy chàng không đi làm, khai bệnh và chở nàng đi chơi biển San Francisco. Trên đường đi chàng hỏi : Em bây giờ ra sao ? Anh không được diễm phúc săn sóc cho em những lúc em đau ốm như ngày nào, anh buồn lắm, nhưng định mệnh buộc thế, em chê anh thì đành phải xa nhau, tuy lòng anh lúc nào cũng hướng về em cả…Chàng nói câu đó xong thì thở dài, nàng chợt nhớ lại chuyện đã qua khoảng hai năm về trước. Nàng đau nặng, hai chân bị sưng đỏ từ đầu gối, nàng không đi được, hàng ngày chàng đến săn sóc cho nàng, lo cho nàng ăn uống, thậm chí lo luôn việc vệ sinh cá nhân
cho nàng, chàng cõng nàng đưa ra xe đi bệnh viện, đến bệnh viện chàng lại cõng nàng vào bệnh viện, một tháng trời như thế, bao nhiêu là vất vả chàng vẫn cười vui hân hoan khi được săn sóc nàng… Nàng nhìn vào mắt chàng lúc ấy đang u sầu như có một màn mây buồn giăng phủ, mắt nàng cũng long lanh đôi dòng lệ, tại sao hai đứa vẫn thương nhau mà phải xa nhau ? nàng nghĩ thầm, phải chăng vì cái tôi hai người quá lớn, vì tự ái, vì tự trọng chấp nhận xa nhau để trái tim hai người cùng nhức buốt !
Chiều hôm đó, trước phút chia tay chàng không hôn nàng như những ngày tháng còn yêu thương nhau, chàng nghiêm nghị bắt tay nàng và chúc nàng tìm được người xứng đáng hơn chàng rồi lặng lẽ lái xe đi với đôi mắt buồn dịu vợi ! Cầm món quà sinh nhật trên tay nàng không ngăn được giọt lệ, xa nhau không ai lo cho chàng miếng ăn thức uống, chàng gầy ốm đi nhiều, nhưng chàng vẫn không quên ngày sinh nhật của nàng…
Một cảm nhận của vô thức báo cho nàng biết không có ngày đoàn viên cùng chàng qua những bài thơ mang đầy hình ảnh của sự trối trăn, của người sắp xa lìa trần thế, một lần nàng đi về Việt Nam, nàng đã biết không còn chàng để đưa nàng ra phi trường nữa, nàng nhờ hai người anh thân quen trong làng văn thi phú đưa nàng đến phi trường. Khi hành lý đã lên xe thì từ đâu chàng xuất hiện, nàng phân vân không biết tính lẽ nào trong giây phút nhưng rồi lý trí buộc nàng phải cho xe chạy, chàng chạy theo sau đến tận phi trường, khi hành lý của nàng đã gởi xong sắp sửa chào hai người anh đưa tiễn thì chàng bước vào, cả ba người cùng tiễn chân nàng đến cửa cuối cách ly. Chàng nói nhanh và thật nhỏ “ Anh chờ em đến trọn đời” rồi chàng ứa lệ bước
nhanh đi trong dòng người chen chúc xô bồ, nàng nhìn theo đến khi chàng khuất dạng, tận cõi lòng nàng dâng lên niềm lưu luyến vô bờ, không biết rồi…ngày mai sẽ ra sao ? Chàng vẫn không thể quên nàng khi nàng đã thẳng thắn chấp nhận chia tay chàng và bài thơ mới tuần trước chàng gởi tới, nó theo nàng trên chuyến bay, nó là niềm xao động khiến nàng quên ăn bỏ ngủ, nàng như có một linh tính cực mạnh về tâm linh, nàng về thăm gia đình mà lòng dạ không yên, khoảng đường dài trên phi cơ đã cho nàng thuộc lòng bài thơ chàng gởi cho nàng trong bài thơ như có điềm chẳng lành :
“ Tình trong tim chẳng thể nhòa, thì thôi vậy nhé tôi xa bụi hồng, còn chi đâu nữa mà mong, còn gì đâu nữa đành xong một đời, thoáng trong mơ có nhớ người, xin em gửi gió cho tôi một lời, thinh không tôi sẽ mĩm cười, ngàn năm mây trắng cuối trời mây bay”
Lá thư này đã hành hạ nàng hơn hai tuần tại quê nhà, nàng buồn và ray rứt khôn nguôi, nàng chả thiết tha gì món ngon vật lạ, không bước ra khỏi nhà, không màng chi bè bạn tới thăm…rồi một đêm khuya khi nàng đang trằn trọc, điện thoại reo vang, nàng nhấc lên nghe “ Xin cho tôi gặp cô N gấp, tôi từ Mỹ gọi về”nàng hồi hộp lạ thường, tiếng người đàn bà trong phone nghe rất lạ, nàng chưa kịp trả lời thì đầu giây kia đã nói tiếp “ xin vui lòng cho tôi gặp cô N gấp, tôi có chuyện rất quan trọng” nàng vội nói “ tôi đây, thưa bà có chuyện gì cần đến tôi ?” Đầu giây điện thoại nói gấp gáp “ N hả, em có thể về Mỹ ngay không, chị Thanh đây, H ngày mai mổ tim, nó nhắn em về Mỹ gấp”. Chị gái của chàng nói trong phone, nàng rụng rời tay chân
vì biết mổ tim rất nguy hiểm, mất mạng như chơi… Nàng vội vàng đổi vé về gấp nhưng không có chỗ đành chờ đến 2 tuần sau mới có chỗ cho nàng về Mỹ. Bốn hôm sau, nửa đêm phone reo, giọng chàng cứ tưởng như tiếng nói từ oan hồn vọng về, thều thào hổn hển “ em ơi, anh H đây, mổ tim xong rồi, anh thoát chết rồi, mong em về gấp”, dù biết trong tình trạng cấp bách thế nào nàng cũng không thể về Mỹ ngay được, hơn một tuần sau đó nàng lên phi trường và về với chàng, mong được săn sóc chàng với cả niềm thương yêu còn chất nặng trong tâm.
Chàng vừa mổ tim được gần 2 tuần, nghe nàng về vội mang hai nạng khập khểnh bước ra sân đón, da chàng xanh mét, tái nhợt… Miệng cười méo xệch nhưng trong mắt tràn niềm vui, chàng nói giọng thật yếu ớt “ Mừng quá, anh mừng quá, em đã về với anh”, chàng di chuyển trên hai nạng rất khó khăn, trông mà tội nghiệp chàng quá ! Ngày nào oai phong, bây giờ thê thảm như thế…
Hai năm xa nhau vì cái tôi, vì tự ái, bây giờ người yêu của nàng ra nông nỗi như vậy, trái tim nàng se thắt lại, phải lo lắng cho chàng để bù đắp những khổ đau xưa, nàng săn sóc người yêu từng ly từng tí, không cho chàng ăn những thứ có thể làm cương mủ vết thương, lồng ngực chàng bị cưa đôi, vết thương rất nặng không giữ gìn kỹ lưỡng chết như chơi !
Chàng thì coi thường tính mạng mình, mới mổ tim chưa trọn 3 tuần đã đi dự đám cưới con gái anh chi Nhạc Sĩ Lynh Phương, đi nạng mà dành nàng lái xe, lên sân khấu với hai chiếc nạng để giới thiệu những bạn thân văn thi hữu và người yêu chàng tham dự. Nàng xót xa khi nghe giọng chàng run run và yếu ớt hẵn không giống như những ngày nào chàng sang sảng trên sân khấu với vai trò điều hợp chương trình. Nàng nhớ rất rõ về chàng, về tình yêu chàng đã dành cho nàng, bất cứ một buổi nào dù văn chương thi phú hay đám cưới chàng luôn coi nàng là đề tài quan trọng, luôn nhắc đến nàng, giới thiệu nàng và đọc thơ tặng nàng trên sân khấu. Chàng trân trọng nàng như thế, tình yêu chàng trao trọn cho nàng nên hai năm tạm xa nhau chàng thực tế vẫn không thấy quen
ai, duy có một lần vì tức giận nàng chàng quen một người đàn bà tương đối khá đẹp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chàng chia tay, chàng có tâm sự trên phone với nàng “ Anh chỉ tôn trọng người chân chính, đàng hoàng, anh khó lòng chấp nhận những người đàn bà không đoan chính, quan hệ bừa bãi, nên anh đã chào chia tay cô ta”…
Ngày tháng lại trôi qua lặng lẽ, hai người vẫn sống cô đơn trong nhức buốt, nhưng trong lòng ấm áp vì thường xuyên gọi phone thăm hỏi sức khỏe, thỉnh thoảng mời nhau đi ăn, lái xe đi vòng vòng thung lũng hoa vàng. Chàng thường đùa với nàng “ Cuộc đời anh chẳng còn ý nghĩa gì nữa, người ta sợ chết chứ anh thì mong chết đi cho khỏe tấm thân”, nàng thương xót vô vàn nhưng chỉ âm thầm câm lặng vì giữa hai người khoảng cách tình yêu đã bị thời gian ngăn đôi, hai năm là một bức tường vô hình khiến cả hai luôn bị mặc cảm nên không người nào có thể hạ mình, người nào cũng phải làm ra vẽ ta đây cao thượng, ta đây bất cần !
Yên Bình ! Trong lúc đang viết những dòng tâm khúc này gởi đến anh, gởi về nơi xa thẳm muôn trùng, “ngàn năm mây trắng” như anh đã để lại cho em thì em gặp Đỗ Bình, bạn thân của anh từ Pháp qua, Đỗ Bình đã làm em xúc động đến rơi nước mắt, anh ấy nói rằng “ Thời gian Yên Bình qua Pháp, trong buổi tổ chức họp mặt đón Yên Bình trên 300 người, Yên Bình cứ luôn miệng nhắc NA, luôn miệng giới thiệu về những tác phẩm của nàng mà chàng mang theo qua Pháp, cử chỉ trân trọng thương yêu tuyệt vời này đã khiến Đỗ Bình không thể nào không xúc cảm và không thể quên được một tấm chân tình quá đẹp của đôi bạn thân”. Nàng ngồi lặng yên, hình dung lại người xưa, nước mắt rưng rưng, tâm tư nặng trĩu, anh có còn đâu cho em tạ lỗi, nào phải em
chê anh không xứng đáng mà không dám giới thiệu là người yêu hay người tình, hoặc công khai trước mọi người. Chẳng qua vì là người đàn bà đã một lần gãy đổ tình duyên, em chấp nhận sống cô đơn đã 20 năm qua, trái tim nguội lạnh mất rồi, lời tình đôi khi nghe như một biến cố thương đau, dù em hiểu anh rất yêu em, anh rất xứng đáng với em nhưng em vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng, anh vẫn còn những cá tính mà em mang ấn tượng không phai nhòa từ người chồng cũ của em : Uống rượu, hút thuốc … Anh tha thứ cho em khi xác thân anh đã vui cùng mây gió mà em còn nhắc đến chuyện xưa, làm người không ai toàn bích cả nhưng với em thì khó lòng hạnh phúc với người chồng uống rượu, hút thuốc hơi nhiều …
Những ngày tháng chăm sóc, cơm nước cho chàng qua cơn mổ tim nguy kịch, chàng đã tạm khỏe nhưng cứ thường ỷ lại sức mình luôn tự lái xe không giữ sự an lành cho vết thương xẻ đôi lồng ngực, nàng thấy đã gần 3 tháng săn sóc chàng, nàng cần phải đi xa một chuyến, nàng làm văn học mà khi bạn hữu phương xa tổ chức cho nàng, nàng không thể bỏ cuộc, thế là nàng xin phép chàng đi một tháng vì ra mắt sách của nàng hai nơi, luôn tiện thăm chị dâu và các cháu. Chàng một mình ở nhà tung hoành, mời bạn đến nhậu, uống toàn rượu đắt tiền, không thèm uống bia, những món nhậu thì toàn là lạp xưởng, gà chiên và các món đầy những chất béo … Uống rượu, hút thuốc, lái xe, ăn nhiều chất béo, những thứ ấy làm tim chàng thêm một lần thắt nghẹn, chị Thanh
hoảng sợ chở chàng trở lại bệnh viện O’ Conor, nơi mà ba tháng trước chàng đã mổ tim tại đây. Bác sĩ sau khi khám nghiệm lại đã bảo chàng thứ năm đến mổ lại lần hai, chàng về nhà gọi phone kêu nàng về gấp, lúc đó là thời điểm gay go nhất, hai tòa cao ốc thương mại của Hoa Kỳ bị khủng bố oanh tạc dữ dội, người chết, cảnh máu lửa chan hòa cả một thành phố lớn, hàng ngày nàng chạy ra phi trường mong tìm chuyến bay trở về với chàng nhưng đều thất vọng, chiều tối nhìn trên màn ảnh cảnh điêu linh tàn phá chết chóc của hàng vạn người dân vô tội mà nước mắt chan hòa :
Cảnh tang thương dâu bể
Lòng nàng cũng nát tan
Hai tháp cao sụp đổ
Người chết sếp thành hàng
Người yêu miền Tây Bắc
Em dạ thắt tâm can
Đất bằng đang dậy sóng
Biến cố ngập gian san
Đường bay ngưng hoạt động
Làm sao về hỡi chàng !
Đêm hôm đó chàng gọi phone bảo là Bác Sĩ hoãn ca mổ lại thứ hai, nhắn nàng cố gắng về đưa chàng đến bệnh viện. May mắn cho nàng hôm sau đường bay bắt đầu làm việc lại trong tư thế duyệt xét thật kỹ những hành khách lên tàu, có mấy người hành khách bị giữ lại khi vừa bước qua phòng cách ly vì nhìn tổng quát giống bọn người khủng bố, da đen, râu xồm xoàm, mắt láo liên nhìn chằm chằm vào kẻ khác – Mọi người hành khách cứ đưa mắt dáo dác nhìn hết người này sang người nọ, ai cũng một tâm trạng lo âu nếu chẳng may có bọn khủng bố len lỏi làm hành khách lên máy bay thì tai họa đến cỡ nào …Thật là một chuyến đi hồi hộp, lo lắng hiện rõ từng nét mặt hiện diện.
Nàng về đến phi trường SJ lúc 8 giờ tối, chàng và anh trai nàng đi đón, anh trai nàng mang theo một chai rượu tây loại hảo hạng tặng cho chàng, chàng cười vui nhận và nói “ Sao anh biết ý em thế, em rất thích loại rượu này nhưng sẽ để dành khi nào khỏe mạnh mới uống”.
Chỉ một đêm tâm sự sau cùng, hôm sau đưa chàng vào bệnh viện mổ lại tim không ngờ chàng đã ra đi vĩnh viễn ! Chị chàng và nàng đưa chàng đến bệnh viện, chàng thay đồ bệnh nhân và đưa quần áo, giày của chàng cho nàng và bảo “ Em để ngoài sau cốp xe được rồi, sau 7 tiếng đồng hồ anh tỉnh dậy rồi thay quần áo về nhà cho tiện, đừng đem vô nhà cất mất công”. Lúc chiếc xe đẩy chàng lên bàn mổ, chị gái chàng và nàng phải ra ngoài, nàng nhìn theo chiếc xe mà lòng chua xót, lúc nãy đôi mắt chàng nhìn theo người chị gái buồn vời vợi, nàng đọc được trong đôi mắt ấy một viễn ảnh chia ly ! Nàng đi gần xe hơn nhưng chàng không nhìn nàng mà chỉ nhìn người chị gái với đôi mắt như thế …
Lên bàn mổ từ 7 : 30 sáng, đến 11:30 khuya vẫn bặt tin, không ai cho nàng biết về tình trạng của chàng, bao thân nhân đã lần lượt nhận người nhà chỉ còn nàng và người chị của chàng trơ trọi giữa đêm khuya với tâm tư chết điếng. Một y tá bước ra nói gấp gáp bằng tiếng Anh “ bệnh nhân nguy kịch, hãy vào nhìn mặt lần cuối cùng”. Hai chị em chạy vội theo khóc òa lên, chàng chỉ còn là cái xác không hồn, toàn thân lạnh giá, máy đo tim chỉ chạy cầm chừng theo nhịp của máy trợ tim, nàng sờ mũi, chàng không còn thở nữa, thôi rồi… muôn thuở biệt ly ! Nàng khóc ngất ! Cuộc đời nàng lại thêm một lần đưa tiễn người yêu về với nghìn trùng ! Năm xưa nàng không trực diện cái chết của người tình đầu, bây giờ nàng đứng đây nhìn chàng nằm đó,
không còn nói với nhau một lời nào nữa, thân xác kia đã trở về cát bụi … mãi muôn đời chẳng còn gặp nhau trên cõi dương gian, chàng ra đi quá sớm với tuổi 56 đang tràn trề sức sống và tình yêu, chàng ra đi để lại bao tiếc thương cho người thân và bằng hữu !!!
“ Anh có nghe không, lời em tha thiết
Đắng cay nào hơn khúc nhạc chia ly
Buồn nào hơn kẻ ở tiễn người đi
Để vĩnh viễn không bao giờ tương hội !”
Chàng đã ra đi vĩnh viễn sau ngày đại nạn Hoa Kỳ 9/11/2001, ngày đưa tiễn chàng rất đông bằng hữu đến tiễn chàng lần cuối, thân xác chàng hỏa thiêu trở về cát bụi, những bài thơ tiễn, những tâm tình phút cuối đã làm rơi lệ bao người, chàng nằm yên lặng như lắng nghe với đôi mắt nhắm nghiền chấp nhận giã từ trần tục, rời xa kiếp sống của loài người, nợ áo cơm chàng trả lại nhân gian …ra đi với hai bàn tay trắng !
Đã 12 năm Yên Bình về với thiên nhiên , với cỏ cây hoa lá, hài cốt chàng được thân nhân mang về Việt Nam cho cô con gái thờ phượng, chàng đâu ngờ con gái chàng vẫn bình yên mà chàng lại sớm ra đi ? Căn bệnh nan y dai dẳng của người con gái đầu lòng đã khiến chàng đau đớn triền miên lo cho sinh mạng của con mình nhiều tháng năm mất ăn, mất ngủ, nào ngờ … Yên Bình ! Tên của anh vẫn là Lê Xuân Hàm, và bút hiệu Yên Bình kia đã theo anh vĩnh viễn.
Trời lâm râm sương mù, mùa thu buồn vô hạn, thi nhân thường hoài cảm với mùa thu và thi nhân cũng giã từ mùa thu ! Bên vầng trăng ảm đạm đêm nay, một người đang khóc cho một người, nàng mượn ánh trăng thu viết gửi chàng trang tâm khúc của tâm tư, rồi mai đây đời trôi dạt về đâu nàng cũng thấy ấm lòng vì nàng biết cuộc đời như áng phù vân, hãy trao tặng nhau những gì cao đẹp nhất của tâm hồn mà ta có được …
MƯA ĐÁ GIỮA ĐỜI
Tâm bút : Nguyễn Phan Ngọc An
Gần hai mươi năm Trâm phiêu bạt nơi xứ lạ quê người, gian nan nặng gánh, phong trần nặng vai, nhìn thấy phần đông người phụ nữ nơi đây đầy bản lĩnh, tự tin và thành đạt, kềm theo sự đảm đang trong gia đình, giao tế ngoài xã hội … Nghĩ lại mình Trâm càng ngao ngán, tuổi càng ngày càng cao vẫn không có một mái ấm gia đình để an ủi những tháng năm còn lại, tương lai chẳng có, hiện tại bấp bênh… Trâm buồn cho duyên số không may mắn như những người đàn bà trên đất hứa này, nhưng nàng vẫn tự hào về cuộc sống trong sạch thanh cao của tâm hồn mình vì không làm điều gì đánh mất nhân phẩm như một vài người đàn bà nàng đã biết qua trong hiện tại - Trâm suy tư thao thức nhiều đêm để nhớ về những gian truân trong dĩ vãng nàng đã trải qua, nàng
vẫn giữ trọn được niềm tin trong sáng, vẫn sống được bình yên đến hôm nay…
Chiều xuống chậm, những hàng cây cao vút đứng im lìm trơ trọi hai bên lối đi, ánh nắng vàng vọt còn sót lại trên đồi cây, ngọn cỏ như reo vui theo từng nhịp bước chân nàng… Con đường về nhà vắng lặng, Trâm bước vội vàng như sợ màn đêm chụp phủ không gian, nàng sẽ vất vả biết chừng nào vì nàng biết đường về nhà còn xa, ít ra cũng phải đến gần cây số nữa ! Nàng lo cho các con bơ vơ ở nhà, những chuyến hàng trôi chảy, suông sẻ thì Trâm về nhà sớm để lo cho các con buổi cơm chiều, chuyến hàng này gặp rủi ro, bị thuế vụ tịch thu, tổng số tiền vốn của thuốc lá ngoại 555 và thuốc tây cũng không dưới 80 triệu ! Trâm thấy bước chân nặng nề đi không muốn nổi khi nghĩ tới số tiền bị mất kia, hoàn cảnh khó khăn nàng tạo được số
vốn đi buôn hàng chuyến này cũng không phải dễ dàng, Trâm đã phải xin mẹ bán đi 10 lượng vàng và chiếc xe PC 50 của nàng.
Từ ngày tập tểnh đi buôn hàng chuyến, Trâm cùng Hoa, cô bạn thân thiết ở Phước Hải, là goá phụ có hai con, chồng sĩ quan tử trận chiến trường Bình Long, Hoa về sống với mẹ cha nơi vùng biển quê nhà, Hoa cũng như Trâm chưa hề biết bán buôn nhưng nhờ lanh lẹ tháo vát cả hai đi thử vài chuyến, thấy trót lọt có lời nên chuyến này dồn hết tiền vốn vào mua nhiều hàng, không ngờ tai họa ấp đến bất ngờ cho cả hai, mấy chuyến trước mình cho thằng lơ xe 50 ngàn, chuyến này lơ đãng quên cho tiền nó, có lẽ vì thế mà nó phản thùng mình ! Càng nghĩ càng tức cho mình không chu đáo để ra nông nỗi thế này, Hoa đã khóc thật nhiều chiều nay và mắng Trâm đủ lời cay đắng…
Về đến nhà Trâm thấy các con chưa ăn cơm tối, ngồi ngoài hiên nhà chờ mẹ, nàng xót xa trong lòng ! Mọi lần nàng về là quà bánh cho các con, hôm nay không quà, không còn đồng xu dính túi, Trâm như muốn chết cho xong, những ngày tới nàng phải làm sao đây ? Trâm không ăn cơm nổi nữa, nàng vào phòng nằm vật trên giường thở dài từng chập, từng chập…não nề !
Mẹ thấy nàng không đi buôn bán hai ngày liền, đoán gặp chuyện không may, mẹ gặng hỏi và khuyên Trâm đừng đi hàng chuyến nữa, Mẹ cho một số vốn buôn bán tại chỗ. Nhân dịp chợ nhà đang sửa sang, nàng đăng ký một sập bán vải đủ loại hàng nhập, hàng nội địa…Nhờ vào duyên buôn bán, Trâm mau chóng phát đạt, hàng ngày nàng bán đến 12 giờ trưa là đã thâu được mấy thùng hàng vải nhập từ Mỹ về hoặc vải của cửa hàng nhà nước xuất ra. Trâm mang về Chợ Lớn bỏ mối bán sỉ rồi tự chọn những mặt hàng nhập thật lạ về bán lẻ trên sập của nàng – Hàng vải mua vào thì Trâm không kén chọn, bất cứ màu sắc dị kỳ, rằn ri, lập thể, cứ các chị chợ trời đưa chủ hàng vào là Trâm đưa tiền cò ngay không cần coi hàng như thế nào, hàng càng
lạ lùng nàng bán càng độc quyền và giá cao vì không ai có… Bởi vậy nàng có hàng liên tục để mỗi ngày mỗi mang hàng lên Chợ Lớn bỏ sỉ và mua hàng mới về bán. Những bạn hàng xung quanh thấy Trâm luôn có hàng lạ và bán rất chạy, lời gấp đôi vì không ai có, họ nhắn các cô đi bỏ hàng mua cho họ, ba hôm sau mới có hàng bỏ cho họ thì Trâm đã đổi mặt hàng khác, còn họ thì cả chục sập giống hàng nhau bán chẳng được lời, đôi lúc ế hàng loạt…
Thường thì Trâm sau khi lấy hàng xong, nàng đi xe Lam tại Chợ Lớn ra bến xe dù Hàng Xanh về nhà- Hôm đó Trâm ngồi ngoài cùng của chiếc xe Lam, hai giỏ vải lớn kẹp dưới chân, xe vừa lăn bánh, một tên gian dựt ngay sợi dây chuyền trên cổ Trâm, Trâm la lên nhưng ông tài xế cứ chạy thẳng không ngừng lại. Trâm đành mất sợi dây chuyền 5 chỉ mới mua hôm sinh nhật nàng ! Một lần Trâm lấy hàng xong, trời còn nắng nàng ghé mấy quán cóc bên lề đường Hàm Nghi ăn tô bún, nàng lật đật đứng dậy giữ chặt hai giỏ hàng dưới chân vì xung quanh Trâm có ba thằng lưu manh bám sát để chuẩn bị giựt đồ. Một thằng giựt chiếc nón kết trên đầu Trâm, một thằng xấn tới giựt phăng sợi dây chuyền rồi thảy chuyền qua thằng kia chạy mất…dây chuyền đứt rớt lại
cái mặt trái tim cẩm thạch, thằng khác thò tay xuống nhặt. Trâm nhanh tay chụp lại mặt cẩm thạch, trống ngực đánh loạn xạ, tay chân thì run lập cập, miệng la lớn “ quân lưu manh, tụi bay không biết tao là ai hay sao hả ? công an đâu, bắt cũ côn đồ nó dám đụng tới bà, chúng nó muốn chết chắc” nàng nói bạo mồm để trấn an mình và để hù họa lũ côn đồ may ra chúng nó sợ, tưởng nàng là thân nhân của “cốm” mà bỏ đi, nàng gói vội mặt cẩm thạch vào miếng giấy, thằng còn lại bước tới “ chị để em gói hộ cho” Trâm nghiến răng “ đừng dỡ trò nữa con ạ, tao sẽ kêu công an bắt hết lũ bây ngay bây giờ” vừa nói nàng vừa nhanh chân kéo hai giỏ vải lên xích lô máy chạy thoát ra vùng hiểm địa, thế là Trâm lại mất thêm sợi dây chuyền
thứ hai…
Hai tuần sau đó, trong lúc bán hàng tại sập, khách bu quanh, người thì bảo lấy loại này cho xem, người thì bảo lấy loại kia cho xem, bà kia thì đòi cho được khúc vải móc trên hàng dây trên cao, Trâm đứng lên lấy vải, tức thì tên đứng gần giỏ tiền sớt ngay cái bóp tiền dày cộm của Trâm định trưa đi lấy hàng, Trâm mất cả hồn viá không bán buôn gì được nữa và không còn tiền để đi lấy hàng Chợ Lớn như mọi lần…Không hiểu sao Trâm không bao giờ được bình yên, chỉ mấy ngày sau lại bị mất của nữa, có lẽ bọn gian để ý thấy nàng bán chỉ một mình không người phụ, hàng vải thì nhiều nên chúng lưu ý nàng. Buổi sáng mới dọn hàng xong, một đám người ghé sập đứng bu quanh, Trâm cảnh giác tối đa, bỗng thằng nhỏ chừng 10 tuổi bảo “cô làm
rớt tiền kià” Trâm vội cúi xuống lượm tờ giấy 5000$ thì đám người đứng đàng trước mặt sập vải đã cưỡm đi của nàng gần 10 sấp vải nhập – Trâm tức tối khi rõ ra hành động thằng bé là chim mồi hy sinh 5000$ để đồng bọn vớt được mấy trăm ngàn chia nhau – tâm hồn Trâm rã rời, của cải mất như cơm bữa, buôn bán khôn ngoan lời nhiều nhưng mất mát thì vô số kể ! Có một lần gom tiền đi lấy hàng, lên đến Sài Gòn Trâm chuyển qua xe Lam vào Chợ Lớn. Ngồi trên xe có khoảng 6 người, ai cũng lom lom nhìn Trâm, nàng lo sợ vội lấy chiếc nón có vành lớn đang đội trên đầu xuống che miệng giỏ đựng tiền mua hàng, bà ngồi cạnh nàng tự nhiên hát nho nhỏ rồi đẩy dần chiếc nón lá của bà xê dịch che kín chiếc giỏ lớn đựng bóp tiền của
Trâm, hai tay Trâm vẫn đè lên chiếc nón của mình và nón lá của bà đã ụp lên hai bàn tay Trâm – Bỗng Trâm thấy cái giỏ nhúc nhích, Trâm gạt phăng chiếc nón lá ra thì thấy tay bà rút vội từ trong giỏ Trâm ra, Trâm trừng mắt nhìn bà, bà nhìn lại Trâm bằng đôi mắt sắc lẹm rồi chửi “ đồ ngu” xong bà nhảy xuống xe dông mất, lần đó Trâm chưa mất tiền nhưng cứ thắc mắc sao bà ta không lấy được tiền của mình mà lại chửi mình ngu, lẩn quẩn không tìm ra câu giải đáp, Trâm vội vã lấy hàng rồi ra xe về – vẫn phải đi xe Lam vì nàng mang hai giỏ hàng lớn, ngồi trên xe đã có sẵn 5 người đàn ông lẫn đàn bà, họ đẩy cho nàng ngồi gần người đàn ông ôm khư khư một mâm gì trước bụng, khi xe chuyển bánh được khoảng 5 phút, người đàn ông mở mâm
ra rồi lắc bầu cua, tài sỉu gì đó Trâm không rành, mấy người trên xe Lam ai cũng bỏ tiền ra đánh, kẻ ăn người thua, họ cố tình gài bẫy Trâm, xúi Trâm bỏ tiền ra đánh , Trâm từ nào giờ không có máu cờ bạc nhưng không hiểu sao cũng móc tiền ra đánh, người thì cứ ngẩn ngẩn, ngơ ngơ không kềm chế được. Một lúc thì hết tiền, người đàn bà kế bên cũng hết tiền tháo đồng hồ ra đánh, bà ta cũng xúi Trâm tháo đồng hồ ra đánh, nhưng bỗng Trâm hoàn hồn tỉnh táo lại và kêu bác tài “ xuống, xuống, tôi xuống đây” rồi kéo vội hai giỏ hàng nhanh xuống, đứng chờ xe xích lô máy đến để đi tiếp vì thật ra chưa đến bến xe, Trâm sợ lũ quỷ ma này quá nên tìm cách xuống xe mà thôi ! Ai dè khi Trâm xuống là bọn mánh mung kia cũng xuống hết, đi tản
mác hai bên lộ…thì ra một lũ lưu manh chuyên gạt người, Trâm vội vàng kêu ngay chiếc xe xích lô máy vừa trờ tới mà không cần hỏi giá cả, chỉ mong tránh thật mau lũ người ghê gớm này, may mắn nàng còn số tiền lẻ nhét trong túi quần Jean nên có tiền trả xe xích lô máy và tiền xe về nhà…
Một lần Trâm lấy hàng về, thường thường Trâm ăn mặc rất chải chuốt, nếu không thấy hai giỏ hàng vải ít ai biết nàng đi buôn, nàng mặc Jean, áo thun, đeo kiếng râm model – Khi chiếc xe đò nàng ngồi rời khỏi bến được 20 phút, khoảng chổ gần ra Thủ Đức, bỗng nhiên xe dừng cấp bách vì đàng trước hai tên lạ mang súng mặc quân phục rằn ri đứng chận xe lại. Mọi người trên xe đã biết việc sẽ xãy ra, vì thời gian đó khách đi xe bị cướp bóc rất nhiều, Trâm cũng biết lũ này sẽ lên xe cướp của, tiền hành khách , trên xe khoảng trên 50 hành khách ngồi im thin thít, mặc cho chúng đến từng người một bảo có bao nhiêu tiền đem ra ủng hộ thương binh, ai cũng riu ríu trút hết tiền trong túi hoặc trong bóp đưa cho họ. Trâm thì không, nàng rất ghét bọn
cướp cạn này nên dửng dưng khi chúng đến trước mặt bảo “tiền đâu” Trâm trả lời “ không có tiền”, tên cao gầy đánh thẳng vào mắt Trâm văng bể cặp mắt kiếng râm vì chắc nó thấy Trâm xấc đeo kính trước mặt nó, chưa yên, nó nói lần nữa, Trâm vẫn trả lời “ không còn tiền” người hành khách ngồi bên run rẫy nhắc Trâm “ chị đưa tiền đi, không thì chết cả lũ đó”, Trâm trừng mắt nhìn tên cướp cạn, quyết không đưa tiền, không hiểu sao lúc đó nàng không sợ gì cả, chỉ có thù ghét chúng mà thôi…thằng cao gầy đưa mũi súng dí ngay vào trán Trâm định bóp cò, bác tài xế chạy lại năn nỉ van xin, nó chưa buông súng xuống thì thằng mập lùn kia đã móc trái lựu đạn ra toan ném vào Trâm…Tình thế quá găng Trâm đành phải móc chiếc bóp
ra đưa hết tiền còn lại cho nó, hai thằng mới chịu xuống xe để cho xe chạy. Nghĩ lại mà ớn óc nổi da gà, suýt chút nữa đi chầu diêm dương mà chẳng rõ bao nhiêu người cùng đi vì súng bắn có thể chết lây nhưng lựu đạn là chắc chắn tiêu hao nhân mạng không ít. Về tới nhà Trâm mới biết mình còn sống, nàng có tính gan lì bướng bỉnh đâu sợ điều gì, ngay khi còn sống chung với ông xã, nàng đã từng mang súng loại thật nhỏ lận trong lưng lên phi cơ đi ra chỗ ông xã đóng quân – Không phải nàng mang súng theo để hăm dọa chồng mà nàng làm như thế là vì lệnh của ông chồng nhờ nàng mang đến cho chàng cây súng chiến lợi phẩm chàng đã thu được từ tay quân giặc – Lúc ấy chiến tranh lan tràn, đi phi cơ bị kiểm soát gắt gao, Trâm đã bị xét hai trạm
phi cơ dừng, tưởng đã bị lộ… Bây giờ gặp việc tai ương này, Trâm nhớ lại chuyện xưa mà rùng mình, quân đội mà xét được súng trong người Trâm thì chắc chắn Trâm bị bắt và không chừng bị bắn nữa là khác, làm sao không bị tình nghi là nữ cán bộ Cộng Sản ! Nhớ lại mà toát mồ hôi lạnh, tại Trâm mang trong người dòng máu liều không biết của cha hay của mẹ, mà mấy phen tưởng tiêu tán đường rồi !
Cách bảy tám năm về trước, Trâm không nhớ rõ lắm, chỉ biết là thời kỳ Cộng Hòa, đất nước chưa bị Cộng Sản chiếm, Trâm đi xe đò từ tỉnh Bình Tuy về…dọc đường gặp mấy anh Cộng Sản, thời đó Trâm chưa từng biết Việt Cộng ra sao, nàng run bắn cả người, trên xe hầu hết là đàn bà con nít, đàn ông chỉ vài người – Mấy ông VC đuổi mọi người xuống xe, leo lên xe xét đồ đạc và xét hành lý cá nhân của mỗi người, khi xét đến Trâm, họ có vẻ nghi ngờ nàng là thân nhân của Cộng Hòa, xốc tận đáy giỏ và họ đã nhìn thấy 2 bộ đồ trận của chồng nàng còn mang nguyên bảng tên thêu trên nắp túi, ông xã của Trâm có cái tên thật lạ lùng mà có lẽ không bao giờ có ai trùng tên được, bởi vậy nhiều người nghe tên cứ tưởng người ngoại
quốc hay người Nùng, ít ai nghĩ là người Việt Nam…Họ lừ mắt nhìn Trâm và đã chắc chắn nàng là kẻ thù rồi, họ đọc tên trên túi áo thì đã biết ngay là tên ác ôn Mỹ ngụy mà chúng đã treo chiếc đầu 500.000$ nếu ai bắt sống được ! Trâm chết điếng khi bị phát giác 2 bộ đồ lính của chồng, nàng không còn biết phải làm sao thoát hiểm nguy, tên VC đưa súng dí vào mặt nàng nói “ chồng bà là nợ máu của nhân dân, bà phải gọi chồng bà về quy hồi với cách mạng, nếu không tôi bắn chết bà” rồi hắn cho xe chạy, giữ lại một mình Trâm ! Hắn nói tiếp “ chúng tôi phải kỷ luật bà, cho bà thấy cái sai trái phản động của chồng bà”…Ba tên VC đang loay hoay người xách giỏ của Trâm, người thì quản thúc Trâm, người thì chĩa súng sau lưng Trâm,
bỗng một chiếc xe GMC trờ tới, trên xe toàn là lính, chiếc xe từ từ chạy tới gần, khi đã nhận rõ là kẻ địch, ba tên VC bỏ chạy, đạn của quân đội bắn theo sau, Trâm một phen thoát chết vào tay VC – Nàng đứng tại chỗ không nhúc nhích vì nếu chạy biết đâu sẽ trúng đạn, nàng dơ hai tay lên trời kêu cứu và bước từng bước chậm đến gần chiếc xe GMC, họ đỡ nàng lên xe, thế là Trâm đã được cứu sống, trên đường xe chạy nàng cho các anh chiến sĩ biết nguyên nhân họ bắt nàng và kết luận “ người về từ cõi chết” !
Ngày qua ngày, cuộc sống của Trâm không may mắn như mọi người, có lẽ kiếp trước nàng gieo quá nhiều ác nghiệp nên kiếp này chẳng đặng bình an suông sẻ, về buôn bán thì Trâm rất giỏi, nhưng họa tai thì nàng lãnh quá nhiều, một lần nọ nàng đang ngồi bán trên sập vải, khách mua hàng là một người đàn bà trạc tuổi 50, bà mua liền 3 xấp vải nhập không cần trả giá, kiểu cách là dân sộp giàu có để làm quen nàng, hôm sau bà lại đến ngồi tại sập lân la chuyện trò, bàn việc mua bán vải lấy từ nhà kho xuất ra, lúc ấy vải của nhà nước xuất ra toàn là vải teteron trắng và màu, vải quần tây màu xanh dương, Trâm đã từng mua thường xuyên của cửa hàng đem về Chợ Lớn bỏ sĩ nhưng không được mua nhiều, nay bà này nói nghe hấp dẫn quá, y như bà là vợ
cán bộ lớn không bằng…Trâm dọn hàng về sớm thu gom tất cả tiền mặt và bán thêm 3 cây vàng lá để đủ số yêu cầu bà ta đã nói mua hàng vải xuất khẩu. Trên đường đến cơ sở mua hàng, Trâm luôn luôn lo lắng không yên trong dạ, nhưng thôi một liều ba bảy cũng liều, bệnh liều đã ngự trị tim óc nàng từ tấm bé, đến cửa cơ sở bà ta bảo Trâm đưa tiền để bà vào làm thủ tục mua vì chỉ có bà mới được quyền mua và đường dây của bà nên Trâm vào sẽ mua không được, họ sợ bể không dám bán…Đành vậy, Trâm ở ngoài xe chờ. Độ một tiếng sau bà trở ra bảo là “ngày mai mới có hàng, chị em mình về chiều mai ra lấy hàng”. Chiều hôm sau bà đến sập vải gọi Trâm đi, lòng Trâm đang như lên cơn lửa bỏng, gặp bà Trâm mừng quá, vội giao hàng
cho đứa cháu gái đi ngay với bà, bà không đưa nàng đến chỗ mua vải của cửa hàng mà lại đưa nàng đến một nơi khác bảo là nhà bà vợ Trung Tá Thủy Sản, Trâm ngạc nhiên thì bà đã nói :
- Số tiền mua vải chị đã bán sĩ liền, lời được hơn hai triệu, chị bỏ vào mua vi cá luôn rồi, đây là nhà bà Trung Tá Toàn bán vi cá cho mình đây.
- Vi cá gì…Trâm tức mình gằn giọng – Sao chị không cho tôi biết gì cả, tôi chỉ cần mua vải vì đó là nghề của tôi, còn vi cá tôi không hề biết, lỡ đồ dỏm thì làm sao ?
- Không có đâu em, chỗ này quen lớn, không bán đồ dỏm cho mình đâu, em tin chị đi…Bà ta trả lời và vuốt vuốt vai Trâm cho nàng yên tâm.
Nói xong bà dẫn Trâm vào trong sân nhà bà Toàn, bà chỉ tay vào một đống bao bố chất đầy trên sân cũng khoảng mười mấy bao 50 kg – bà vào trong nói gì với chủ nhà và trở ra nói với Trâm :
- Hàng vi cá của mình đó, em kêu xe chở đi.
Trâm nghe mùi hôi nồng nặc xung quanh những cái bao tải, nàng đến gần vạch ra xem, thấy toàn là cá vửa, cá hư, hôi rình…Trâm hỏi bà mà muốn nghẹn :
- Vi cá gì mà chị nói vi cá, toàn là cá thúi, cá hư chị có thấy không ? thôi chị gạt tôi rồi ! Trâm nói mà nghẹn ngào muốn khóc !
- Không đâu em, vi cá mắc lắm, làm sao có nhiều, chị cho nhét bên trong làm nhưn, bên ngoài ngụy trang cá thúi mới qua mắt bọn thuế vụ công an được chứ, bà trả lời thật nhanh với nàng – em kêu xe chở gấp đi về Sài Gòn bán ngay bây giờ.
Trâm cứng họng, bán tín bán nghi nhưng cũng phải kêu xe chở vì vốn liếng nàng hiểu ra là toàn bộ của nàng, nàng lại phải trả tiền xe chở là 120.000 về Sài Gòn. Đi được khoảng gần 10 cây số thì trời đã chạng vạng tối, bà lại bảo :
- Trời tối rồi không thể mang lên Sài Gòn ban đêm, không có bạn hàng mua đâu, em chở về nhà em đi, sáng mai mình chở về Sài Gòn mới bán được…
Trâm tức giận nhưng biết không làm gì được bà ta, đành cho hàng xuống nhà mình, chất chật cả khuôn sân, bà đi về Bến Súc ngủ và nói ngày mai sẽ tới sớm cùng đi…
Độ 10 giờ đêm Công An tuần tra đi ngang thấy các bao chất trong sân, gõ cửa hạch hỏi: Thứ gì trong đó? Trâm nhanh nhẩu “ cá khô thúi chứ thứ gì, bà chị ở Phước Hải mang gởi sáng chở đi bán cho heo ăn” Tên Công An nói “ không biết là cái gì, phải đóng thuế thôi chị ạ ! 50 ngàn và đây là biên bản đóng thuế của chị”, thế là Trâm lại mất thêm 50 ngàn cho thuế má, chao ơi là khổ !
Sáng ra nàng dậy thật sớm vì lo lắng suy nghĩ cả đêm thao thức không ngủ được, ra sân nhìn vào các bao tải, ôi thôi, dòi ở trong bao bò ra ngoài nhun nhúc thấy rợn người, Trâm đang quýnh quáng thì bà đến, Trâm túm cổ áo bà làm dữ :
- Bà gạt tôi, mau trả tiền lại cho tôi, cả thảy tôi đưa cho bà là 38 triệu, nếu bà không trả tôi kêu Công An bắt bà ngay lập tức.
- Khoan đã em, chị nói là hàng vi cá thật mà, chở lên Sài Gòn em sẽ thấy, bị vì cá hư nên có dòi thôi, chị đâu có gạt em – bà khẩn khoản nói với vẻ mặt khổ sở…
- Lấy gì làm tin đây – Trâm nói nhanh – Căn cước của bà đâu, đưa đây làm tin, mau lên ! Bà chần chờ chưa chịu đưa căn cước, Trâm buộc bà phải ghi vào tờ giấy nợ số tiền 38 triệu bà nợ Trâm và giữ căn cước của bà.
Lại kêu xe chở về Sài Gòn và lại là Trâm trả tiền vì lúc nào bà cũng nói không còn tiền vì đã bỏ ra mua hàng chung với Trâm, thế là Trâm lại móc túi ra trả tiền 3 chiếc ba bánh chở ra lộ cái là 45 ngàn, bà nói hàng lậu không thể chở ra bến xe…Trâm hoàn toàn bị động mọi sự việc, nàng tức giận mình ngu muội nghe lời con mẹ trời đánh này, phóng lao phải theo lao, nàng phải bỏ buổi chợ bán vải để đi bán cá thúi với hy vọng vi cá nằm ẩn bên trong làm nhưn ! Trâm ăn mặc sang trọng vậy mà phải phụ bà và mấy thằng lơ khiêng các bao tải đưa lên mui xe cấp bách vì sợ thuế vụ công an đến. Những giọt nước hôi rình, thúi quắc rớt xuống mặt Trâm, tóc Trâm và quần áo của Trâm…nàng nghe như mình mẩy thúi oang một mùi muốn ói, không dám ngồi lên
ghế sợ người kế bên chửi đành đứng tuốt đàng sau đít xe mà nghe người như nhảy tưng tưng từng khúc đường ổ gà lồi lõm !
Lại thêm 120 ngàn tiền hai người và 13 bao cá, cũng là Trâm thôi, ngao ngán nàng thở dài chán nản – Đến Hàng Xanh lại một phen thuê 3 xe xích lô máy chở vào Chợ Lớn “ chúng tôi tính rẻ là 60 ngàn” lại 60 ngàn, Trâm lẩm bẩm móc tiền đưa mà nghe trong bụng cồn cào vừa ngẩn ngơ vừa đói bụng, đêm qua nàng tức con mẹ phù thủy này thành ra no cành hông không ăn cơm tối, cái mặt con mẹ giống phù thủy thật, lại thêm cái cổ nổi cục bứu to tướng ở giữa cổ, chắc là hậu quả của cuộc sống lừa đảo gạt người đây ? Trâm nghĩ vậy nhưng lại an ủi mình, hãy rán chờ đợi kết quả, chỉ hai mươi phút nữa thôi sẽ rõ bộ mặt thật của bà ta ?
Vào đến Chợ Lớn bà te te đi nói chuyện nhỏ to với mấy mụ bán cá, bỏ mặc Trâm giữ hàng, khi họ đổ cá ra thì chẳng thấy một con vi cá nào cả, Trâm chết điếng, biết làm sao đây ? chạy vội lại nắm áo bà ta, Trâm la lớn” bớ công an, bắt con mẹ cướp của lừa đảo, bớ công an” bà nhanh nhẩu tháo sợi dây chuyền thật to khoảng 10 lượng mà Trâm vẫn thấy bà đeo trên cổ từ khi quen biết bà, bà gói vội vào mảnh giấy đã có sẵn đưa cho Trâm và nói “ đừng kêu công an em, chị đưa tạm cho em sợi dây chuyền 10 lượng này em giữ làm tin, về nhà chị mang tiền qua trả lại cho em”, bà đưa vội vào tay Trâm rồi chạy biến vào chỗ đông người mất dạng. Trâm hoảng hốt khi trên tay sợi dây chuyền nhẹ tưng như cầm cục kẹo thật nhỏ, “trời ơi…đại
gian ác, đưa đồ giả, trời ơi…đại gian ác” nàng tung mình chạy theo nhưng bà ta đã biến mất, không còn cách nào khác nàng ra chỗ mấy mụ mua cá lấy lại chút tiền còm cá thúi thì mấy mụ trả lời “ bà Huệ lấy tiền xong rồi” ôi trời ơi, bà ta lấy trước tiền cá thúi, mưu mô chưa từng thấy trong xã hội loài người, Trâm nặng nề bước đi ra khỏi khu chợ hôi thúi, lặng lẽ buồn cho số phận không may, miệng lầm bầm “ đại nạn, đại nạn”.
Một tuần sau rồi một tháng sau cũng chẳng thấy bà ta trở lại sập vải của nàng, Trâm tức lồng lộn lên chỉ muốn tìm cho ra bà mà xẻ thành trăm mảnh mới hả cơn hận thù chất chứa trong lòng nàng, nàng đi báo với Công An Huyện và trình cho họ tờ giấy nợ cùng căn cước của bà ta mà nàng đang giữ. Ngay trưa hôm sau Công An hình sự theo Trâm đến Bến Súc, nơi bà ta hay đi qua lại – Công An và Trâm đã phát hiện ra bà và bắt đem về trại giam, khi bắt bà họ xét trong giỏ xách thấy một tấm hình của Trâm lúc bà rủ sang nhà bà chơi rồi bà chụp lén tại vườn cây trái sau hè nhà, một chai gì nhỏ có nước màu vàng ở bên trong giống như chai dầu thơm, một chùm chỉ đủ màu sắc…Trâm thầm nghĩ, có lẽ đây là bùa ngãi gì mà bà ta đã ân sũng dành cho nàng vì có
tấm hình mặt mũi của nàng, tha hồ mà lung lạc nàng…
Bà bị giam được hơn tuần lễ thì Trâm có giấy mời lên đồn Công An hình sự chỗ giam bà để giải quyết, người trưởng Công An mời Trâm ngồi rồi nói rằng “ Tôi nghĩ đây là chuyện cá nhân với nhau, nếu chị không muốn dàn xếp ổn thỏa với nhau mà cần nhờ đến pháp luật thì yêu cầu chị đưa giấy chứng minh của bà Huệ để chúng tôi làm việc” Trâm không cần suy nghĩ đưa ngay tấm căn cước của mụ ta cho ông công an, ông ta cầm xong hẹn Trâm thứ hai tuần sau trở lại gặp ông ta – Trâm được biết người trưởng Công An hình sự này tên là Đức.
Thứ hai tuần sau Trâm đến gặp Đức, ngồi đợi mãi cũng không thấy bà Huệ xuất hiện để làm việc với công an – Trâm đòi phải cho gặp mặt bà ta, ông Đức trả lời :
- Bà ấy xin tôi về thăm nhà, ba hôm trở lại, có lẽ ngày mai bà ấy mới có mặt, vì đi mới hai hôm.
- Thưa ông, nếu vậy ngày mai tôi đến, mong ông xử lý đúng với luật pháp và lương tâm , xin ông trả lại tôi giấy chứng minh của bà Huệ và tờ giấy nợ, mai tôi sẽ cầm lên làm việc…Trâm nói với Đức, trưởng Công An hình sự của Huyện.
- Bà ấy mượn tôi giấy chứng minh để đi đường, nên tôi đã cho bà ấy mượn, chị thông cảm vậy, ngày mai chị lấy cũng được, Đức trả lời Trâm như thế !
- Trời ơi, ở tù cha sao vậy ông, ở tù mà còn đi phép, còn được lấy lại giấy tờ tùy thân ! tôi nói cho ông biết, nếu vụ này không xử lý nghiêm minh, bao che tội phạm, tôi sẽ thưa luôn cả ông đó…Trâm nói với sắc mặt giận dữ, đùng đùng bước ra khỏi đồn hình sự mà nghe trong lòng bất mãn tên Đức đến cùng độ…
Ngày mai Trâm đến, tên Đức tránh mặt không tiếp nàng, cho người phụ tá tiếp và bảo là ông Đức bị bệnh – Trâm thừa hiểu những gì bí ẩn bên trong, nàng bỏ về và đưa đơn thưa nội vụ lên Tòa Án tỉnh.
Mãi gần một năm sau nội vụ mới được xét xử – Khi ra đối chất trước Tòa Án Tỉnh nàng mới biết không phải một mình Trâm là nguyên đơn mà còn hai người nữa, đó là bà Trung Tá Toàn và bà mẹ của cô Oanh, người ở chung trại giam với bà Huệ về tội vượt biên bị bắt – Trâm vẫn là người đứng đầu nguyên đơn vì nàng bị mất số tiền lớn hơn những người kia – Trong lúc chờ giờ xử lý Trâm hỏi thăm hai người đàn bà kia mới hay tự sự đáng sợ của bà Huệ – Bà ta gạt luôn tiền cá khô của bà Toàn nhiều chuyến lên đến 15 triệu, tệ hại hơn là khi bà ta ở trong tù, ông Đức cho đi phép đã hối lộ của bà ta 3 chỉ vàng, bà ta hẹn đi phép về sẽ giao cho ông Đức, bởi thế ông sẵn sàng giúp cho bà cả chứng minh đi cho dễ dàng thuận lợi –
Trước khi đi phép bà dụ dỗ cô Oanh cùng chung phòng giam rằng “ ngày mai chị được về phép một tuần thăm nhà, chị sẽ mua quà vào cho em…mà này chị thấy em có chiếc áo thêu con rồng đẹp quá, em cho chị mượn mặc ít hôm xí xọn đi Sài Gòn thăm bà con được không ? còn nhà em ở đường nào, cho chị địa chỉ chị ghé thăm biết tin tức gia đình em luôn thể”…
Oanh tưởng bà ta có lòng tốt, biên địa chỉ số nhà và tên cha mẹ, cho bà mượn luôn chiếc áo màu tím thêu con rồng vàng trước ngực, nào ngờ đâu bà lợi dụng chiếc áo và địa chỉ do Oanh biên, bà đã đến gia đình làm tiền cha mẹ Oanh. Bà nói bà là vợ của ông Thiếu úy Đức trưởng ban hình sự Huyện, đến để lo cho cô Oanh về theo ý của chồng và ý cô Oanh, bà đòi nhận trước 5 chỉ vàng, số còn lại sẽ đến lấy sau khi cô Oanh đã được về…và đây là chiếc áo của cô Oanh, mang về làm tín hiệu cho hai bác, đây là chữ cô Oanh viết để hai bác làm tin - Ông bà cả tin vì thấy có lý nên mất trắng 5 chỉ vàng – Trâm nghe hai người đàn bà kể mà rụng rời cả tay chân, đúng là “ lường gạt có bằng cấp”. Đúng lúc ấy lệnh Toà Án bắt đầu xử lý,
bà Huệ đã ra đứng trước vành móng ngựa, Toà tuyên án Hình Sự, lừa đảo phải giải quyết thỏa đáng…Đến giờ nghỉ án 10 phút, ba người nguyên đơn tỉnh bơ ngồi im với hy vọng tràn trề, bà Huệ rút vào trong chạy chọt thế nào mà sau khi trở lại việc xử lý đã đảo ngược, Tòa tuyên bố “ đây là việc buôn bán làm ăn cá nhân bị thua lỗ, không thuộc diện hình sự…nếu ai muốn bãi nại thì thôi, còn ai muốn tiếp tục thì đóng lệ phí cho Tòa Án 200 ngàn và gởi đơn qua hồ sơ dân sự”. Nghe tuyên bố quá bất ngờ, Trâm tái mặt chửi thầm “ cả một lũ ăn hối lộ, thật không ngờ” rồi không cần biết sự việc tiếp tục ra sao, nàng đứng dậy lớn tiếng trước mặt quan toà “ Công lý pháp luật của các ông như vậy đó hả ! Toàn bọn tham nhũng ăn
hối lộ thối tha, tôi chẳng còn gì để tin vào công lý và pháp luật của các ông nữa” nói xong Trâm dừng lại xem phản ứng lũ quan toà, họ im lặng và dường như xấu hổ, Trâm không sợ vì nàng không có tội gì, ai dám làm gì nàng, nàng sẽ đưa nội vụ lên trung ương, không lẽ cả một chế độ không còn lấy một người đại diện công lý nghiêm minh, sáng suốt…
Trời cuối thu xứ người sao u ám lạ thường, ngồi viết lại những trận mưa đá trong đời mình, Trâm nghe lòng như dâng lên nỗi nghẹn ngào ! Quê hương ta, nơi cho ta cuộc sống, nơi cho ta tình người mà cũng cho ta bao kỷ niệm thương đau, một đời ta dù lưu lạc mấy phương trời, chắc chắn ta cũng không bao giờ quên được những chứng tích đau thương đã xãy ra cho chính mình, Trâm viết ra sự thật mà chính nàng là nạn nhân, bởi vì như lão thi sĩ Hà Thượng Nhân đã nói “ Viết văn, làm thơ trước hết là phải có tài…đành thế, nhưng có điều khó khăn hơn tài năng…là đừng bao giờ dễ dãi với chính mình nghĩa là chỉ viết những gì mà nếu không viết ra thì mình không yên ổn được, tức là phải có những tâm sự, những cảnh ngộ thật cần phải nói ra, cần
phải viết lại…Sự thành công chỉ đến với một tấm lòng chân thật và một sự say mê không giả tạo…” Những lời quý hóa kia đã khiến tâm hồn Trâm thấy được niềm an ủi vô biên và Trâm như cảm nhận được sự chia xẻ từ những tâm hồn yêu văn chương, yêu nguồn cội quê hương, tự nhiên nàng thấy nhẹ nhàng như vừa ký gởi được một tâm sự nặng nề bấy lâu chất chứa…những hình ảnh quê mẹ thân yêu cứ như đang ẩn hiện trước mắt nàng, những khóm trúc, cây dừa, dòng sông quê hương, căn nhà ấm cúng thuở nao với làn khói chiều êm ả, những cánh đồng bao la lúa chín vàng sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí…nhưng còn…khối tình bao la sông núi Việt, Trâm biết làm gì đây…để trả ơn cha mẹ, núi sông, mộng ước lớn với vòng tay nhỏ
bé, Trâm thở dài buồn bã…Đời con người ai cũng có những ước mơ nhưng mấy ai thực hiện được, mấy ai đạt được hoài bão trong cuộc đời phù du tạm bợ này. Dưới ánh nắng nồng ấm xứ người Trâm thấy trong lòng ấm áp vì nơi đây, một đất nước văn minh, tự do, phú cường, một đất nước có tấm tình bao la nhân ái đã cho dân tộc nàng và bản thân nàng có cuộc sống ấm no hạnh phúc để chờ đợi một ngày thanh bình trên quê hương Mẹ – Trâm như nhìn thấy những vạt nắng vàng rực rỡ nhảy múa reo vui trước mắt nàng …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét