ĐÔI ĐIỀU VỀ CHỮ
“ KỆ” TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Lời nói đầu
: Kính thưa qúy vị trưởng thượng
, kính thưa quú vị huynh trưởng và các bạn hữu xa gần . Tình cờ , tôi có đọc được một vài bài
viết trên mạng như trong Có rất nhiều bài bình luận đến
chữ “ Kệ “ trong Phật Giáo .Tuy nhiên, tôi cảm thấy có phần lệch lạc
, khác với ý tưởng trong kinh điển và lời của đức Thế Tôn giảng dạy . Hôm nay, tôi mạo muội viết thêm một
lời tham luận cùng với chư vị huynh trưởng cùng bằng hữu xa gần , để nói rõ
thêm chữ “KỆ” trong kinh điển Phật Giáo
. Nếu có điều gì không đúng , hoặc sai sót , kính xin quý vị chỉ giáo hay cải chính giúp . Tôi hoàn toàn lắng nghe
…
Trân trọng ,
LÊ HOÀNG
Chương I :
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuôc
tiểu bộ kinh trong kinh tạng PaLi
. Đây là một quyển kinh Phật Giáo , rất
phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng quan trọng trên thế giới .
Nhiều tác giả coi bộ
kinh này như là “ Thánh Thư “ của đạo Phật
.
Pháp , có nghĩa là: Chân lý, đạo lý,, giáo lý. CÚ : là lời nói
, câu Kệ . “Pháp Cú” : là những câu nói về chánh pháp . Những lời dạy của đức
Phật . Nên, kinh Pháp Cú còn được gọi là Kinh “ Lời Vàng” .
Kinh Pháp Cú là một
tập hợp , những câu dạy ngắn, gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca
trong ba trăm trường họp giáo hóa khác nhau . Những câu này do chính đức
Phật , khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nữa thế kỷ thuyết pháp của ngài .Các câu này về sau đuợc
các vị đại đệ tử của ngài , sắp xếp lại thành 423 bài gọi là “ KỆ” , chia làm 26 phẩm và đã tụng đọc
trong đại hội kết tập kinh điển , lần đầu tiên , sau khi đức Phật nhập diệt .
Kinh Pháp Cú tóm
thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật . Đọc
những bài kệ trong kinh này , người đọc
cảm thấy như chính mình được trực tiếp
nghe lời Phât dạy từ hơn 2500 năm trước
vọng lại .. Mỗi bài kệ có thể xem
chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, giáo lý căn
bản nguyên thuỷ của đức Phật .
Nhiều học giả quốc
tế , chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói đại ý rằng “ Kinh điển của Phật
Giáo , thật quả là nhiều . nếu giả dụ , một ngày nào đó , tất cả các kinh điển bị thất lạc
hoặc bị thiêu huỷ , chỉ cần giữ lại bộ kinh Pháp Cú không thôi , thì cũng
đủ cho chúng ta tạm coi như đủ , những gì cần thiết , để noi theo giáo lý của đức Phật . Một trong những bài Kệ
của đức Phật mà sau này rất nhiều học giả và c ác vị chân tu hoặc người đời đọc đến suy luận và bình luận rất nhiều .
- Thiên
thượng, thiên ha,
- Duy ngã đôc tôn
- Nhất
thiết thế gian
- Sinh
lão bệnh tử .
Một bài kệ phải it nhất là đủ 4 câu mới gọi là bài KỆ hoàn chỉnh đầy đủ. Nếu ai đó
chỉ đọc 2 câu đầu mà “quên” 2 câu sau để
bình luận thì hoàn toàn tối nghĩa và lại càng sai ý của đúc Phật dạy .
Trong kinh Pháp
Cú dùng để dạy cho hai giới : Xuất gia và
Tại gia .Lẻ dĩ nhiên hai lối dạy này ở
hang xuất gia không bao hàm cho hàng tại
gia . Cho nên , kinh Pháp Cú là kinh điển Phật Giáo thường chỉ nêu ra chân lý cho toàn thể
nhân loại chứ không mang tính chất giáo điều .
Đức Phật đã từng nói rằng : “ Ngài chỉ là người hướng
dẩn , chỉ nẽo , chứ ngài không thể “ cứu rỗi” hay tu thay cho ai được cả . Tất
cả hàm chứa trong câu : … Các ngươi hảy nhìn theo ngón tay ta thì sẽ thấy trăng
, chứ ngón tay ta không phải là trăng “Tức là tự mình tu để giaỉ thoát cho chính mình .
Người đời sau mới
chuyển thể các bài kệ thành những loại
thơ lục bát hay tự do trong kinh Pháp Cú để cho người thường
dể hiểu hơn mà thôi ‘ KỆ không phải là
thơ . Đức Phật cũng không phải là một thi sĩ
để làm thơ như một vài vị gắn cho đức Phật làm thơ hay giảng THƠ . Đó
là một điều NGỘ NHẬN không thể chấp nhân được.
Thực chất các
soạn giả , muốn các Phật Tử hay đại chúng
đọc thơ này để dể hiểu hơn là đọc bài KỆ mà thôi .
Tôi xin minh chứng
một vài bài sau đây :
1/ NHẬN LỖI
MÌNH
-“ Chúng
sinh thường chẳng có thành thật đâu
Cho rằng mình đúng trước sau
Lỗi
lầm nếu có đổ mau cho người
Khi ta chối lỗi than ôi !
Chính là lỗi lớn nhất đời của ta !
2/ NHU
HÒA :
“ Răng
thời rất cứng, lưỡi ta mềm
Cuối đời răng sẽ rụng liền
Trong khi lưởi vẫn còn nguyên cơ mà
Nên
cần mềm mõng NHU HÒA
Đường
TU tiến bộ đời ta lâu dài !
3/ NHẨN NHỤC
Nhẩn
thời song lặng từng yên bình
Đồng
thời vạn sự an lành
Nhẩn
là dùng trí tuệ của mình mà thôi
Để
mà hóa giải việc đời
Chuyện to hóa nhỏ, nhỏ thời thành không .
4/ THẤU HIỂU
Khi
ta hiểu rõ nguồn đầu đuôi
Sai
lầm sẽ chẳng mắc rồi
Sẽ mau thông cảm hết thời thị
phi
Nghi ngờ tranh chấp tiêu đi
Kề
vai chung sức thực thi hòa bình .
5/ BUÔNG BỎ
Cuộc đời
như một tuí hành trang thôi
Lúc
cần thì vác trên người
Không
cần thì đặt xuống nơi bên lề
Đừng
nên cố vác nặng nề
Đời
người có hạn,có gì dài lâu
Buông
xong tự tại biết bao
Hòa
cùng nhân thế ai nào trách chê .
6/ CẢM
ĐỘNG
Với
tâm Bồ Tát, Bồ Đề thương yêu
Vui
vì ưu điểm người nêu
Buồn
khi người gặp phải điều không may
Cõi lòng
rung động đẹp thay
Dạt dào tình cảm , tràn đầy từ tâm
7/ SINH
TỒN
Giữ
cho mạnh khoẻ mãi luôn thân mình
Bản thân
được lợi đã đành
Khiến
cho bè bạn gia đình yên tâm
Giữ cho thân thể trường tồn
Cũng
là hiểu với người thân của mình .
Chương I I :
Trong kinh A Hàm , lúc đản sanh . Đức Phật đã nói một bài KỆ bốn câu như
sau :
Thiên thượng, thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh lão bệnh tử .
Nghĩa là : Nếu hiểu
theo một cách nhầm lẫn : Trên trời, dưới trời . Ta là trên hết . Tất cả thế
gian : Sanh, Già , Bệnh , Tử .
Người ngoại đạo
hoặc chưa học Pháp thường hay hiểu sai
như thế . Có nghĩa là hiểu sai chữ “ NGÔ
cho là Ngã là TA ( le moi) hoặc ám
chỉ đức Phật cho rằng chỉ có đức Phật là
đấng tôn sùng nhất , vì ngài đã thoát vòng
sinh tử luân hồi . Còn tất cả thế gian còn bị trong luân hồi sinh tử khống chế . Nghĩ như thế tức là dành cho đức
Phật một sự độc đoán , độc tôn . Thật là tội nghiệp cho những ai có ý nghĩ như
thế và cũng đem đến cái suy nghĩ vu vạ cho đức Phật quá đáng .
Khi nói “ DUY NGÃ ĐỘC
TÔN “ : Không có nghĩa là người quá tự phụ , không tự xưng mình là trên hết , mà
đức Phật muốn nói đến cái NGÃ ở tầng cấp cao hơn.
Phàm những kẻ không
phải là phật tử , hoặc không am hiểu đạo Phật nhiều thì cứ nghĩ rằng bài kệ đó đồng nghĩa với một vị chúa tể trên
trời là ông PHẠM THIÊN chúa của bản thân- thường trụ- cho nên bị MÊ CHẤP của bản
ngã thuộc về mình .
Như ông Phạm Thiên
là cái ĐẠI NGÃ là duy nhất (độc tôn) có
quyền định đoạt đời sống của chúng sinh ? Cai quản con người . Thật ra cái NGÃ đó
là VỌNG NGÃ . Thân này chỉ là giả hợp . Có DUYÊN thì TỤ, hết duyện thì TAN . Như TCS
trong nhạc phẩm CÁT BỤi : cũng nhằm trong ý nghĩa đó : “ Hạt bụi nào hóa
kiếp thân tôi …. Một mai tôi trở thành
CÁT BỤI ….. “ .
Đức Phật thì không
, ngài nói đến CHƠN NGÃ . Tức là cái NGÃ bất sanh, bất diệt , cái ngã tự chủ, tự
giác , tự ngộ việc tu hành đắc đạo ngự phục được : Tham, sân, si tiến đến CHÚNG
TA ( DUY NGÃ) chứ không phải đức Phật định
đoạt chúng sanh .
Mặt khác chúng ta
có thể hiểu câu “ Thiên thượng thiên ha,duy ngã độc tôn ở một ý nghĩa bình giảng
khác như sau : Câu nói nhằm mang lại lợi
ích cho người nghe , cho người thức tỉnh tự giác , tự ngộ về giá trị làm người
. Cho nên ta hiểu thêm rằng :” Trên trời , dưới trời này, đời sống của con ngưòi có giá trị tự mình định đoạt . Hảy tự tìm hiểu
giá trị của mình , chứ đừng tìm hiểu giá trị nào nằm ngoài con người của mình ,
trước nhất là cần tìm giá trị nơi chính
mình , chứ đừng tìm hiểu giá trị nằm ngoài con người . Khi mình đã tìm thấy giá
trị trí huệ nơi chính mình , thì hảy đem giá trị ấy để ứng dụng vào cuộc sống
hiện hữu . Nếu chúng ta không hiểu được giá trị
trí huệ sẳn có của mình , thì mình sẽ bị lầm lạc trong cuộc sống đời thường
. Đó là cái “VỌNG NGÔ từ bản thân mà có .
Hiểu được
ý nghĩa trên, chúng ta không cần tự hạ thấp gíá trị con người sinh ra trong cuộc sống mà cuộc sống đó do chính mình định đoạt , chứ không phải do thần linh nào có
thể định đoạt cho chúng ta được cả .
Cho nên nhất
thời đời sống thường trụ của con người thế gian hiện tại vẫn trầm lụy trong :” Sinh .Lão, Bệnh Tử chính là vậy .
LÊ HOÀNG .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét