1.
HỒI CHUÔNG XÓM ĐẠO
Tôi đi khắp nẻo quê hương,
Ở đâu cũng có Hồi Chuông Giáo
đường.
Trời chưa mờ sáng tinh sương,
Chuông ngân dục dã lên đường
cầu kinh.
Ca vang lời hát tâm tình,
Tạ ơn vì những ơn lành Chúa
ban.
Cầu cho thế giới bình an,
Cho nhân loại sống an nhàn
thảnh thơi.
Tôi đứng lại trên đường Công Lý,chỗ gần chùa Vĩnh
Nghiêm đễ mua tờ báo.Vừa bước xuống đường thì một người đàn ông chay xe Honda
dừng laị trước mặt tôi cũng đễ mua báo .Tôi nhìn hắn ngờ ngợ, hắn cũng nhìn tôi
chăm chú rồi hỏi nhẹ:
_Phải Điền không ?
-Tôi thốt lên: Thằng Kỳ . Hắn nhảy xuống xe chạy đến
ôm lấy tôi, sau phút đầu bỡ ngỡ, hắn buông tôi ra:
_Đễ tao lấy chìa khóa xe ra đã, ở đây mà đễ xe thế
này, quay đi, quay lại là mât ngay. Lấy chìa khóa xe ra rồi, hắn tiếp:
_Có gia đình kia nhà khá giả, cỗng sắt kiên cố lắm, lại
thêm cửa cũng bằng sắt luôn, bên trong cửa nhà là cửa kính đễ khi mở maý điều
hòa không khí là đóng lại. Coi như ba lần cửa, vậy mà ngủ một giấc qua đêm; sáng
dậy cái xe đễ trong tận góc nhà biến mất,mày thấy chuyên nghiệp không?
_Vậy ở đây dân ăn cắp nhiều lắm hả?
_
|
Nhiều cũng không sai
đâu, mà chúng nó tài tình lắm, khóa khiếc với tụi nó là vô gía trị, loại nào nó
cũng mở dễ như chơi.Nếu mày là dân chơi thứ thiệt thì chẵng bao giờ mât xe dù
mày đễ ngay trước sân. Mỗi vùng có một
đám “quái xế”, mỗi khu vực đều có những mật mã riêng của dân anh chị nữa. Như
vùng này, nếu là xe tay số, đễ trước nhà mày đừng khóa, chỉ.cần cài số 2 rồi đễ
đó, không ai đụng đến xe mày đâu; còn xe tay gas, sau khi lấy hết đồ đạc của
mày ra rôì, nhìn cái xe lần cuối xong, bẻ tay lái sang bên trái, xong bẻ lại
sang bên phải rồi đi luôn, đừng khóa gì hết là an toàn thôi, có người coi xe
miễn phí cho mày đó, mà mày cũng chẵng biêt người đó là ai nữa.Xe mất rồi, biết
cách chuộc thì dễ dàng lắm, còn như không biết, đi trình báo công an là coi như
sẽ không còn bao giờ nhìn được chiếc xe của mình nữa. Có vùng thì khi đến thăm
bạn bè hay người thân mà không có chỗ đễ xe trong sân hay trong nhà được, mày
cứ dựng xe trước nhà,lấy cái khóa xe móc vào ghi đông rồi khóa lại , khóa kiễu
này cũnh như không khóa vì xe vẫn chạy được như thường, vậy mà an toàn mới hay
chứ. Có nghĩa là ngay khi mày thắng xe laị là đã có mấy cặp mắt nhìn vào mày
rồi, khi mày làm đúng mật hiệu, tự nhiên có người coi xe miễn phí.
Maỳ là dân anh chi ở đây sao mà rành rẽ vậy?
Hắn nhìn tôi cười cười không noí, tôi hỏi hắn:
_Vây tụi nó không sợ công an sao?
_Không phải không sợ, mà công an thì hoặc là được ăn
chia, hoặc là ngán tụi nó trả thù. Cứ làm ngơ hưởng lơi thôi, băt tụi nó làm
gì, nhốt cho tốn cơm ròi cũng phải thả ra .
_Mày tính đễ tao phải gào lên:” Nắng Saigon,anh đi mà
chợt nóng…” sao đây? Tao ốm sẵn rồi, đâu
muốn thành con khô !
_Ok lên xe.
Tôi ngồi lên xe Honda, hắn quay đầu xe chạy ngược lên
hướng Saigon, khỏang vài trăm thước hắn dừng lại trước quán café có tên là Chợt
Nhớ. Giao xe cho bảo vệ xong,hai thằng bước lên năm sáu bậc thang vào trong.Quán
café rộng rãi,thoáng mát.Tiếng rằng bán café nhưng cũng có đủ thứ đồ ăn,thưc
uống,kễ cả đồ nhậu nữa.
Một cô tiếp viên thật trẻ,chỉ chừng 18 đến 20 tuổi là
cùng,mặc cái quần short ngắn đến không thể nào ngắn hơn được nữa,caí aó pull
màu vàng thật thoáng mát, tay cầm hai tờ thực đơn đến bàn chúng tôi:
_Em chào hai anh, mời hai anh chọn thực đơn. Rồi đưa
cho mỗi người một bản. Hắn cầm tờ thực đơn nhưng không xem mà đễ xuống bàn rồi
gọi café đá. Tôi ngăn lai:
_Khoan đã, giờ hơi sớm nhưng ăn trưa cũng được rồi, mình
ăn cơm luôn đi. Hắn trầm ngâm một chút rồi gật đầu:
_Cũng được.
Hắn và tôi cùng đang ở tuỗi lục tuần mà cô hầu bàn cứ
anh anh, em em thật ngọt ngào. Hình như ở Việt nam bây giờ trong các quán café, nhà hàng, các
điễm hớt tóc nghệ thuật, massage…Các cô tiếp viên chỉ xưng hô với các ông là
anh và em thôi, bẫy hay tám chục tuỗi bước vào đó cũng vẫn là anh như thường. Các
từ khác như chú, bác…hình như không còn thông dụng nữa. Tôi buột miệng:
_Lâu qúa rồi nhỉ, hắn đáp:
_Hai mươi chín năm sắu tháng.
_Hai mươi chín năm sắu tháng.
_Mày nhớ kỹ qúa.
_Lần cuối chúng mình gặp nhau ở Chắc cà Đao năm1965. Vừa
hết hè mình xa nhau . Bây giờ còn mấy ngày nữa là lễ Giánh sinh năm1994 rồi, đúng không?
Cô tiếp viên mang đồ ăn tới rôì đứng sang một bên chờ
đợi, hai đứa vừa uống bia vừa ăn.Trời Saigon vẫn nắng chang chang,tiếng là mùa
Đông nhưng ngày nao cũng nóng đến 33 độ C, người thì đông qúa là đông, ngược
xuôi từ bốn năm giờ sáng đến tận khuya lăc khuya lơ. Hắn hỏi:
_Mày về Việt nam bao giờ.
_Sao mày biêt tao ở ngoại quôc?
_Có gì khó đâu, không phải chỉ mình tao biết đâu mà ai
cũng biết . Này nhé, người Saigon bươc xuống đường rất tự nhiên,bước xuống là
đi; âu có ai bước xuống ngó giáo giác
rồi laị bước lên, mấy lần mà không dám qua đường, đúng không?
_Tao phục rồi đó, mày nói đúng. Xe cộ chạy tứ tung, ngươc
chiều cũng chạy được, ai cũng dành đi trước, không ai nhường ai hêt. Bước xuống
tự nhiên có mà lọị gìo không chừng.
Muì thui thúi ở nước kinh Nhiêu Lộc bay lên, cộng với
muì khói xe, muì nước tiễu bốc lên thấy ngèn nghẹn ở mũi. Dân Việt nam măc bệnh
đái đường hơi nhiều nên ngay trung tâm thành phố vẫn nghe mùi ngai ngái của
nước tiễu do nhân dân thải ra khăp mọi nẻo đường, cứ chỗ nào có tường cao hay
gốc cây…là mọi người cứ việc chĩa súng vào đó. Kinh Nhiêu Lộc hay bất cứ con
sông nào chảy trong thành phố và ở bât cứ thành phố nào; từ Băc chí Nam,nước
sông cũng chỉ có một màu thôi, màu đen. Không một sinh vật nào sống được kễ cả
cá. Dưới lòng sông đầy nghẹt rác thải do cac công ty xây cât đỗ xuống, thêm vào
đó là cac công ty, các nhà máy sản xuất cho chảy nước thaỉ vào, rồi rác do dân
đỗ xuống…Vây nên không khí bị ô nhiễm trầm trọng, chính quyền cũng chẵng có
bịện pháp gì hết. Dân chúng sống mãi cũng quen, mà không quen cũng chẵng được.
Đường xá thì sửa đầu này hư đầu kia, cống rãnh thì không có hay có cũng như
không vì ngẹt rác. Hễ mưa xuống là ngập có chỗ đến đầu gối..Không phải chỉ có
con đường này đâu mà còn hàng chục con đường khác ở nhiều nơi trong thành phố
nữa cũngnhư vậy.
Tôi hỏi hắn:
_Mày làm gì ở đây?
_Tao làm cha.
_Mấy trai, mấy gái?
_Không phải cha con nít mà là cha xứ.
Tôi phun ngụm bia vừa uống cười sặc sụa:
_Mày làm tao chêt sặc rồi đó. Cô tiếp viên vội lấy đồ
lau chỗ tôi phun bia ra, tôi nói xin lỗi rồ tiếp tục:
_Vừa vừa thôi Kỳ ơi, thôi được rồi, mày muốn làm cha
con nít hay cha xứ thì kệ mày. Ăn xong mày đưa tao về khach sạn nằm tán dóc hay
mày về nhà mày cũng đươc. Chiều hai thằng đi chơi, mày đưa tao đi hay tao dăt
mày đi cũng được, ok?
_Đễ tao điện thoại về nhà xem sao đã.
_Cứ nói bà xã là có tao về, mai tao mua it qùa cho tụi
nhỏ với bà xã mày nữa rồi tới thăm nhà mày luôn. Hắn ừ hử rồi móc điện thoại ra
bấm số:
_Alo cha phó hả, chiều nay cha có bận gì không? Không
hả, vậy cha làm lễ năm giờ nha, tôi có việc đột xuất nên không về được. Dạ,cám
ơn cha, hắn bỏ điện thoại vào túi nhìn tôi cười cười, tôi cà lăm:
_Mà..y …mà mày
làm…làm cha…cha…thật hả.?
_Chứ gỉa với mày ăn cái giải…rút gì.
Ngôn ngữ vẫn như xưa, ăn nói phang ngang bửa củi là
tôi với nó. Tôi hay thấy sao nói vậy, nói thẵng, nói thật; không tế nhị nên
nhiều khi làm mât lòng mọi người, suy nghĩ cho kỹ thì tôi chả thấy mình có lỗi
gì mà chỉ taị người ta không chịu nhìn vào sự thật thôi.
***********************
Hắn quê Chắc cà đao, còn tôi ở Cái răng, hai đứa cùng
học trường Phan Thanh Giản, Cần thơ suôt sắu năm trung học, ăn chung, ở chung, học
chung nên thân tình hơn cả anh em nữa. Có khi mặc chung đồ của nhau luôn. Hắn
học giỏi, it khi nào hắn xuống đến hàng sáu, nói chung, hắn luôn ở hàng “top
five”. Học thì giỏi nhưng phá cũng “thày chạy” nên hắn nỗi tiếng coi thường kỷ
luật. Nhà trường muốn đuỗi hắn nhưng tiếc vì hắn xuất sắc qúa nên hắn vẫn bình
an. Mỗi năm đến hè là hai đứa kéo nhau về: Năm nay Cái Răng thì năm tới Chắc cà
Đao; nơi nào cũng sông nước miền Tây.Mặc tình giăng câu, bắt cá, bẫy chim…Tối
đến chỉ cần vài chục cần câu thôi, hoặc tép,hoặc trùng…mắc vào, đem cắm dọc
theo bờ sông lúc chập choạng tối, khỏang một gìơ sau đi thăm là đã có vài ba
trự cá lóc, cá trê…gỡ cá xong, mắc mồi lại khuya thăm giác nữa;rồi lại mắc mồi
thêm lần nữa, xong về ngủ đến sáng thu cần câu về. Cứ như vậy mỗi tối có khi ba
bốn ký cá. Hôm nào trúng mánh vài con cá lóc bự cỡ ký lô trở lên là có màn
nướng trui. Hoặc tối đi giăng lưới bắt chim mía về rô ti cũng đã đời không
kém..
Trái cây thì khỏi noí, không thiếu thứ gì hêt; sầu
riêng, măng cụt, chôm chôm…. tuy không ngon bằng Lái thiêu,L ong Khánh…nhưng
cũng không kém là bao.Còn ỗi xá lị thì ăn đứt mọi nơi, ỗi ở đây it hột,trái bự,dòn
và ngọt;chỉ có dừa thì không ngot bằng dừa Mỹ tho,Bến tre.
Nói đến miền Tây Nam bộ mà không nói tới người dân là
một điều thiếu sót lớn.Dân chúng ở đây hiền hòa,mộc mạc như đồng lúa ruộng
vườn,như liếp rau,ao cá.Nhà cửa không có khóa,họ đối xử với nhau ăm ắp tình
người. Đến bữa ăn thiếu ớt,chạy sang bac Tư xin trái ơt;nấu canh chua thiếu
me,chay sang dì Sáu xin mấy trái me…Nhât là nhâu thì khỏi chê;chỉ cần quen sơ
sơ thôi; đang nhâu mà gặp là câu cỗ vô cho bằng được,rồi vào ba,ra bẫy cho đến
“ngắc ngư con tàu đi” là nằm tại chỗ.Sáng dậy thấy đêm qua có ai đó đắp mền cho
mình là coi chừng à nha.Ráng đễ ý xem nhà có con gái không,nếu có mà dễ thương
là chắc ăn rồi đó bạn;nếu bạn muốn cứ nhào vô;còn như không hạp nhãn thì vọt
cho lẹ .
Đặc biệt ở nhà quê,người ta rất trọng người có học;mấy
cô có chút nhan sắc đến tuỗi lấy chồng cũng ưu tiên cho mấy anh có hoc.Ai ai
cũng nhìn người có học với con mắt nễ nang lắm.
Sáu năm trung học rồi cũng hêt,hắn đậu hạng bình,tôi
bình thứ.Hai đứa thi xong đi Saigon chơi chờ kết qủa;có kêt qủa rồi,hai đứa về
Cần thơ bàn tính xem sẽ hoc gì nữa đây,học ở đâu?Tôi ngỏ ý đi tu,hắn gạt đi:
_Tao chúa ghét mấy ông cha,học hành có hơn ai bao
nhiêu đâu mà nói chuyên”cha người ta” không hà.Lại cái tội không thễ tha thứ
được là khua chuông lúc bốn giờ sáng làm mất giâc ngủ mọi người.Mày tưởng tượng
xem,bốn giờ sáng ai cũng đang ngon giấc,tự nhiên khua chuông lên làm moị người
thức giấc,vừa liu riu ngủ laị thì ông ấy cho hồi chuông thứ hai lúc bốn
rưỡi,vậy là xong,chỉ còn đường duy nhât là rửa măt,uống café thôi.Có luật lệ
nào bắt buộc phải giật chuông giờ đó không?ngay cả xứ đạo toàn tòng cũng không
nên làm vậy,vì người dân còn phải lao động kiếm cơm nữa chứ;lại nữa,có một ngàn
giáo dân thì có ba ngàn tôn giáo khác,họ bực mình chửi om lên thì là phước hay
tội Mày thấy vô lý chưa,ho chửi mấy ông cha có nghe không?rồi đám con nít năm
mười tuỗi đang sức lớn,cần ăn ngủ nhiều lại đem roi đánh vào đít nó bắt dậy đi
lễ,vừa hậm hụi,vừa chửi thầm trong bụng.Rồi bài vở không học, đến lớp không thuộc
bài,bị cô giáo đánh bằng thước kẻ nữa…vậy là phúc hay tội? Đạo là tự nguyện,tư
giác chứ đâu băt buộc như vậy được.Rồi giảng suốt cả tiếng đồng hồ chưa dưt,cứ
lan man không thoát ra được vì không sọan baì cho rõ ràng.Hêt năm này qua năm
khác,gíao dân kêu than đến tai cha,cha đã không sửa đỗi mà còn giảng thêm bài
chê con chiên không đạo đức.Ngồi nghe lời Chúa mà còn than phiền là sao,lòng
mến Chúa đễ đâu?
Thí du:Sau khi giảng xong rồi, đễ kết thúc,cha muốn nhấn mạnh mọi người nên ngài thêm:
Muốn làm được những điều tôt lành đó,mọi người hãy nhờ
Chúa Thánh Thần,vì ngài là đấng ban sự sáng.Thay vì kêt thúc ngài laị hùng hồn:Bởi vì Chúa thánh thần
là nguồn mọi ơn sủng,không có Chúa Thánh Thần…..Vậy la` thêm bài giảng về Chuá
thánh Thần,hết it nhất cũng mười lăm phút.Có khi trước khi kêt thúc,ngài muốn
mọi người hãy siêng năng lầ hạt mân côi nên ngài nói:
_Chung ta hãy luôn nhớ đên Đức me Maria và nhờ người
chuyễn lời cầu xin lên Thiên Chúa sẽ dễ dàng hơn vì người là mẹ Thiên
Chúa,người ở bên Thiên Chúa.
Thế là thêm bài giảng về Me Maria hai mươi phut nữa.
Cứ như thế: Bốn giờ chuông nhât,bốn rưỡi chuông
hai,năm giờ cha bước ra,có khi bẩy giò rưỡi mới xong lễ. Đã thế cha lại còn lôi
đời tư người ta ra giữa nhà thờ mà nói nữa….Đúng là trước khi giảng có rao vặt.Tao
sẽ viêt một lá thư yêu cầu cha :
Thứ nhât:Không đươc giảng lâu qúa nửa tiếng.Phải sọan
bài giảng cho rõ ràng.
Thứ hai :Không
được đem đời tư của con chiên ra nói trong nhà thờ.
Thứ ba: Trai
gái đến tuỗi trưởng thành có quyền làm quen,tìm hiễu nhau trước khi yêu,cha
không có quyền cấm .
Thứ tư : Không
được giật chuông trươc sắu giờ sáng, trừ những ngày lễ đặc bịêt như Giáng
sinh,Phục sinh…..
Thứ năm: Người đánh bài bạc,cha khuyên bảo thì
được,không được đem tên người ta ra nói trong nhà thờ,như vậy làm mất danh dự
người ta,cha là người mắc lỗi..
Hắn nói và làm thật,khi nhận được lá thư này,cha xứ
tức điên lên,ngài đem thư ra đọc trong mỗi thánh lễ Chúa nhật.Ngài bảo ngài mà
bắt được “đứa nào” viết thư ngài sẽ dứt phép thông công.Cả tháng sau cha cũng
chẵng điều tra ra.
Cha cho họp hội đồng giáo xứ đễ tìm biện pháp,nhưng
cũng không đâu vào đâu vì chẵng ai biết gì hêt, được dip mấy ông trùm còn đề
nghị cha coi lại vấn đề giảng nữa.
Cha xứ cho gọi tôi vào thăm dò xem có biết ai viết thư
đó không?Tôi nói:
_Thưa cha, con thấy những yêu cầu trong thư có chỗ nào
xúc phạm đến cha đâu.Một thánh lễ mà đi dự xong về đến nhà mất ba tiếng đồng hồ
là lâu qúa;giáo dân còn phải lao động nữa chứ.
_Vậy là anh viết bức thư này hả?
_Thưa nếu con viết việc gì con phải chối !
_Còn việc con muốn vào chủng viện,con nghĩ sao ?
_Thưa con vẫn có ý định đi tu,con sẽ thưa chuyện với
ba má con xong sẽ vào xin ý kiến cha.
_Ừ,hãy suy nghĩ cho kĩ rồi vào gặp cha,cha sẽ gửi con
vào chủng viện.
Xứ đạo tôi vẫn vậy,vẫn hiền hòa mộc mạc như đồng
lúa,ruông vườn.Vẫn ngot ngào như dòng nước Cửu Long đem phù sa về cho những
cánh đồng lúa cò bay thẵng cánh.Những hồi chuông xóm đạo lúc bốn giờ sáng vẫn
còn nhưng nhỏ và ngắn hơn đôi chút.Nếu cha giảng quá hai mươi phút thì giúp lễ
rung chuông báo cho cha biết,rôì sau đó năm phút nếu cha chưa giảng xong;giúp
lễ được rung chuông nhăc nhở thêm lần nưã.Trong những bài giảng cũng không thấy
cha đem đời tư của con chiên ra nhà thờ nữa.
Điều đáng nói chính là sự phục thiện của vị cha xứ; đó
cũng là lý do đễ nó trở thành cha xứ hôm nay.Nó tâm phục,khẫu phục và tìm đến
thú tội với cha một cách công khai.Cũng chính cha xứ nhận nó làm con và gửi nó
vô chủng viện đễ nó có ngày hôm nay.Và cũng đễ tôi “lỡ khóc,lỡ cười” với nó.
****************************************
Thuở ấy,chiến tranh Việt nam đến hồi khốc liệt,lệnh tỗng
động viên được ban hành.Thanh niên từ mười tám tuỗi trở lên,nêú đang dở dang
trung học sẽ được hoãn dịch đễ học cho hết bậc trung học với điều kiện là phải
thi đậu tú tài phần một ,sẽ được hoãn dịch môt năm đễ thi tú tài toàn phần.Sau
đó nếu trên mười tám tuỗi sẽ phaỉ nhập ngũ ngay.Còn vừa đúng mười tám tuổi thì
được hoãn dịch một năm để học năm thứ nhât đại học;cứ thế mỗi năm mỗi thi đậu
sẽ được hoc xong đại hoc.Còn như rớt ở bât cứ năm nào sẽ phải nhập ngũ ngay.Và
xong đại học rồi là cũng nhập ngũ luôn.
Có bằng tú tài toàn phần,bạn có quyền chọn trường Võ
bị Đà lạt,trường Hải quân Nha trang,trường Chiến tranh chính trị…Học xong là đi
tác chiến ngay.Còn như bạn học ở trường Võ khoa Thủ Đức,sau khi tôt nghiệp,nếu
bạn hoc Sư phạm,bạn có quyền xin làm giáo sư biệt phái.Còn các binh chủng khác
như Hải quân nếu thích bạn đủ điều kiện xin chuyễn sang.
Sau khi chia tay nhau,tôi lên Saigon học Đai học Luật
khoa,còn hắn không biết học ở đâu.Chiến tranh mỗi ngày một leo thang nên chỉ có
đám nữ sinh viên còn ham học.Nam sinh viên trở nên lơ là,lười biếng vì không có
lối đi.Học nữa hay thôi học,thi đậu hay rớt cũng vào quân trường,rồi cũng ra
chiến trường…Năm đó tôi thi rớt và xin gia nhập binh chủng Hải quân.Sau khi tôt
nghiệp,tôi lưu lạc hêt chiến trường Campuchea đến Tây ninh Gò dầu;Năm căn,Phú
quốc…Và cuôí cùng là “Đaị hoc máu U minh thượng”.
Sau ba năm cải tạo,một năm quản chế,rôì cũng được
chính quyền xã tuyên bố trả lại quyền công dân. Được làm công dân nhưng không
được cấp Chứng minh nhân dân,không được đi bầu,và nói chung là không được đủ mọi
thứ.
Đât nước đang tiến lên xã hội chủ nghĩa nhưng tôi thì
bỏ nước ra đi.Một số bạn bè cùng cải tạo chung rủ nhau đóng tàu vượt biễn.Sau
bốn ngày ba đêm chúng tôi đến Mã lai và như mọi người,chúng tôi may mắn được
nước Úc mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận gần hết cả tàu,bây giờ người ở
Sydney,kẻ Adelaide,rồi Melbourne,Brisbane…
Tháng ngày cứ lặng lẽ trôi đi, ngoảnh lại gần ba mươi
năm rồi;mọi người đã “an cư lạc nghiệp”.Chính phủ Vietnam đã “cởi trói” cho
nhân dân và những người bỏ nước ra đi đã trở thành núm ruột ngàn dặm.Nhà nước
Việt nam kêu gọi,khuyến khích Việt kiều về chung tay xây dựng đất nước,cac tour
du lịch mở ra…Nhà nước đã cởi trói hoàn toàn Và thế là mọi người rủ nhau về
thăm quê hương.Mới đầu còn dè dặt,e ngại nhưng rồi một người đi,trăm người
đi,ngàn người đi rồi về,chẵng ai bị làm khó dễ gì cả. Đến bây giờ thì chuyện đi
về Vietnam cũng như đi chợ thôi. Đên Ông Nguyễn cao Kỳ mà cũng dám vác mặt về
nữa thì còn ái ngại gì nữa.Nhà nước đã hoàn toàn cởi trói rồi.
Tôi cũng theo dòng người về thăm quê hương,tôi muốn
đến tất cả những nơi mà trước đây tôi chỉ biết qua sách vở.Tôi chưa kịp đi đến
đâu thì gặp lại bạn cũ,tôi nói ý định của tôi và nó rât khoái.Nó hỏi tôi:
_Mày có đủ tiền cho tao theo với không?Tôi nói:
_Không thành vấn đề nếu mày muốn.Nó tâm sự:
_Tao ước ao được đi du lịch xuyên Bắc Nam một lần
nhưng vấn đề tài chánh không có nên chỉ đi trong mơ thôi,ai ngờ bây giờ gặp lại
mày nó biến thành sự thật.
Tôi hỏi nhỏ nó:
_Thế mày có giật chuông lúc 4 giờ sáng không?Hắn cười:
_Tao chỉ cho giât chuông vào ngày Chúa nhật,các ngày
thường thì không.Chuông nhất một hồi ngắn,chuông hai chỉ có năm tiếng thôi.Riêng
các lễ trọng thì “xả láng”.Tao giảng đúng hai mươi phút,không hơn không
kém..Mày biêt không,những người không phải công giáo họ cũng ghiền tiếng chuông
nhà thờ lắm đó.Họ nói:
_Chẵng cần đồng hồ báo thức,cứ nghe chuông nhà thờ đỗ thì
dậy chuẫn bị hàng họ là vừa.Chuông nhà
thờ luôn luôn đúng giờ,không sai một phút nữa.
Tôi dự trù đi máy bay ra Huế nhưng hắn muốn đi xe thăm
Nha trang,tôi chiều hắn,hai thằng lên xe nằm ngủ một giấc thì tới ngã ba Gầu
dây,xuống đi karaoke (đi tiễu) nửa giờ,lên xe nằm lúc nữa tới Muĩ Né;nghỉ trưa,
ăn uống khoảng một tiếng,xe tiếp tục khởi hành ra Phan Rang.Ghé Tháp Chàm nửa
giờ cho mọi người tham quan.Có mấy ngon tháp nằm trên khu đồi hoang không người
tu bỗ,chăm sóc nên nhìn như khu hoang phế.Xe tiếp tục đến bãi biễn Cà ná cho
mọi người vừa tham quan,vừa karaoke ( Chuyện thế này : có thằng bé đi học,mỗi
lần mắc tiểu nó hỏi cô giáo xin đi đái;cô giáo nói : Khi muốn đi thì đừng nói vậy khó nghe lắm,con cứ nói với
cô là con đi ca hát…từ đó mỗi lần mắc tiễu nó đều nói xin đi ca hát.Một đêm kia đang nghủ với bà nội,nó nói
bà cho nó đi ca hát,trời khuya rồi nên bà nội bảo nó:_ Ừa,con cứ hát vào tai bà
nội,nhưng hát nho nhỏ thôi nha…và bây giờ những trạm nghỉ chân là những chỗ ai
đói thì ăn,không đói thì nghỉ ngơi, đi karaoke )Sau khi karaoke tụi tôi tiếp
tục đi Nha Trang. Đến Nha Trang lúc hơn sáu giờ,lựa khách sạn rồi tắm rửa,nghỉ
ngơi một chút.Hắn nôn nóng qúa,tôi nói:Tối ở đây chẵng đi đâu được ngoại trừ ra
baĩ biễn ngồi chơi hay đi bộ,cứ từ từ,tao sẽ làm hướng dẫn viên cho mày;trước
1975 tao ở đây cả năm trời mà.. Ăn cơm chiều xong,tôi đưa hắn đi dọc theo bãi
biển ngược về phía hòn Chồng, đến Tòa Tỗng Giám Mục Nha Trang tôi chỉ hắn,hắn
suýt soa:
_Đẹp qúa,bề thế qúa,nằm ngay bãi biễn nữa,hết ý.
Đi bộ một lúc,hai đứa vào quán café nghe nhạc.Hôm sau
ăn sáng xong,tôi mướn chiếc Honda,hai đứa chở nhau xuống Hòn Chồng,lên Thap
Bà;ngược về Cầu đá thăm dinh Bảo Đại. Đúng là một ông vua ăn chơi,chỗ nào cũng
có dinh hết,xuống đồi vào thăm Hải học Viện Nha trang.Hai đứa ăn phở Chụt rồi
mướn chiếc tàu cao tốc ra biễn.Tôi nói chủ tàu ngồi chơi đễ tôi lái,tôi đưa tàu
đến Hòn Mun,xem một lúc rồi ghé Hòn Một;sau về hòn Miễu thăm hồ cá Trí
nguyên,khung cảnh không thay đỗi mấy nhưng có vẻ hoang lạnh làm sao ấy.Xong
chạy vào bờ,trả tàu,lấy xe về đăng ký vé đi Hội An ngày mai.
Xe chạy đêm nên mệt,hai thằng cùng sáu bó rồi còn gì
nữa, đâu phải thanh niên ba bốn bó !
Chín giờ sáng tới Hôị An,hai đứa vào khách sạn Thảo
Nguyên ở ngoại ô.Khách sạn mới,có hồ bơi nhỏ,có sân thượng…cũng ra vẻ lắm.Hai
đứa tắm rửa xong nghỉ ngơi cho giãn gân cốt, ông chủ gõ cửa vào gặp hai đứa
nói: Hai anh muốn đi xe đạp thì nhớ hỏi lấy chìa khoá nha,xe đạp đễ phục vụ
khách miễn phí.Hai thằng ừ hử rồi lăn ra ngủ như chết,thức dậy đã qúa trưa.Hai
thằng lên sân thượng ngồi kêu hai đĩa cơm sườn,hai chai bia Hura,bia dở mà cơm
chỉ có bốn miếng sườn thôi,không thấy thịt.Tôi nói :
_Tệ qúa,nó làm như hai thằng là chó sao mà nhai xương
không hà.?
_Thì mày kêu cơm sườn mà,mày kêu cơm thịt thì làm sao nó dám đem xương lên
?
Ăn xong hai đứa đi thăm phố cỗ Hội an,chùa Nhật
bản,chùa Tàu, đi hêt thành phố có mấy tiếng thôi,về trả xe đạp,hai thằng lội bộ
lang thang,dân ở đay hiền, hiếu khách nhưng hơi keo một chút .Tại cho ăn cơm
toàn sườn nên tôi viết vậy.Tối đến ăn món đặc sản Hội An là Cao Lầu,tôi tưởng
món gì lạ lắm,ai ngờ là món mì thôi,có rau sống nhưng nước thì ít thôi,khá đậm
đà.Xong một ngày nữa,mai ra kinh thành Huế.
Xe đón khách lúc hai giờ chiều,ghé thăm Ngũ hoành Sơn
rồi đi thẵng ra Huế.. Đến Huế thì đã tối hù rồi,lấy phòng xong,tắm rửa, ăn
tối,lang thang ra bờ sông Hương nhìn trời một lúc rồi về ngủ .Sáng hai thằng ăn
bánh bèo,bánh nậm,uống café rồi mua tấm bản đồ,mướn Honda đi thăm lăng Tự Đức,
Đồng Khánh rôì về;chiều vào Hoàng Thành,tôi thật tình thất vọng vì cũng giống
những căn nhà hoang,thu tiền vào cửa thì có mà không chăm sóc,bảo trì gì hết
nên hoang tàn,cỏ hoang mọc cao bằng đâù người.Lối đi thì trơn trượt sau cơn
mưa,nhìn Hoàng cung của những nước khác thấy huy hoàng bao nhiêu thì ở Việ Nam
tồi tệ bấy nhiêu,mọi kiến trúc giống hệt bên Trung Quốc nhưng chỉ bằng một phần
trăm của Trung quốc thôi,buồn thật đấy.Giống như chùa Trấn Bắc vậy !
Trấn Bắc hành
cung cỏ dãi dầu,
Kẻ qua chơi đó chạnh lòng đau.
Chín tầng sen rớt mùi hương ngự,
Năm sắc mây phong nếp áo chầu….1
Hôm sau hai đứa đi ra Thánh Địa La Vang,thăm khung nhà
thờ cũ,khu phi quân sư rồi đi Qủang Bình thăm động Phong Nha.Hôm sau đi Ninh
Bình thăm nhà thờ đá,một ngôi Gíao đường duy nhất ở Việt Nam kiến trúc theo
đường lối Á Châu,ngủ ở Ninh Bình một đêm,hai đứa đi thăm đông Hoa Lư,tam
cốc,rừng Cúc Phương….rồi về Hà nội.
Từ Hà nội ra Lang Sơn thăm nàng Tô Thị,phố Kỳ Lừa ,chừa
Tam thanh,mua đồ Trung Quốc tại chợ Đông Kinh…
Ở Hà nội nghỉ ngơi mấy ngày,thăm Văn Miếu, Đền Ngọc
Sơn,cầu Thê Húc,trường Quốc tử Giám xem tên các tiến sĩ đời xưa. Điễm cuối cùng
là Vịnh Ha Long,hai thằng ra ngoài đó mất hai ngày,một đêm;ngoại trừ quần thễ
đảo hùng vĩ, đẹp,có mấy hang khá rộng nhưng là hang chết,thạch nhũ thật thì
chêt hết,còn toàn là nhân tao mới sửa chữa thêm cho đẹp.
Hết cả tháng trời rong chơi, hai đứa nghỉ ngơi mấy ngày cho lại sức rồi về
Điễm đặc biệt mà tôi ghi nhớ nhất là bất cứ ở thành
phố nào,vùng quê nào…chúng tôi đi qua thì sáng sớm vẫn cứ có chuông nhà thờ đỗ.Nhà
thờ lớn thì có chuông đúc;có nhà thờ treo ba bốn qủa chuông thật lớn,giật lên
chuông ngân theo các nốt : Đô,rê,mi,fa,sol nữa…Nhà thờ nhỏ thì treo cái mâm xe
lên,tới giờ lấy búa gõ…Nói chung là khắp quê hương thân yêu,ở Đâu cũng có những
HỒI CHUÔNG XÓM ĐẠO.
Chúng tôi lên máy bay về lại Saigon,văng vẵng bên tai
còn nghe giọng hát ngọt ngào của ai đó:
“Chiều nay,nghe hồi chuông xóm đạo,vẫn nhớ thương và
buồn”.
1.Thơ bà Huyện Thanh Quan
Minh Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét