(Bài 17
& 18)
TÔI
ĐẾN VỚI PHẬT
Bài 17
& 18
Tạp bút
Mang Viên Long
VÀI
SUY NGHĨ VỀ MỘT CÂU KINH PHÁP CÚ
Tạp bút:
MANG VIÊN LONG
T
|
rong
kinh Pháp Cú có đến hàng nghìn lời dạy thiết thực, cốt lõi về đạo pháp của đức
Thế Tôn muốn giáo hóa chúng sanh xa lìa tham đắm sân si, lòng ái thủ, chấp ngã;
để đoạn diệt khổ đau, vượt khỏi bể khổ trầm luân, vòng sanh tử luân hồi; để
được sự An Lạc đi tới con đường Giải Thoát và tri kiến Giải thoát.
Riêng trong phạm vi nhỏ của bài này, chúng
tôi muốn nói thêm cho rõ đôi điều về một lời dạy của đức Thế Tôn :
“Những
người hay khuyên răn, dạy dỗ, can ngăn tội lỗi kẻ khác; được người lành kính
yêu bao nhiêu, thì bị kẻ dữ ghét bỏ bấy nhiêu”.
Chúng ta đều nhận rõ được điều này: Trong
cuộc sống, điều ác bao giờ cũng dễ làm; còn điều thiện thì khó thực hiện. Cũng
như loài cỏ dại mọc hoang cùng khắp; mà cây lúa, cây đậu thì phải luôn chăm
sóc, bón phân, đôi lúc cũng chưa được tươi tốt như ý. Phải nhổ cỏ dại sạch,
lúa, đậu… mới phát triển; cũng như phải can ngăn tội lỗi, thì điều thiện mới
trưởng thành.
Do vậy, kẻ theo đường dữ, xấu ác thì nhiều;
mà người làm việc thiện, tạo phước huệ thì ít. Một định luật thông thường của
đời sống mà chúng ta phải sáng suốt thức tỉnh: “Điều ác không bao giờ muốn
cho điều thiện phát sinh”.
Ngay sau khi đức Thế Tôn chứng đắc Vô
thượng Chánh đẳng giác dưới cội cây Bồ đề ở Ưu Lâu Tần Loa (Uruvelà), nước Ma
Kiệt Đà (Magadha); trong lúc Ngài còn đang phân vân trước con đường giáo hóa,
thì bọn Ma Vương đã đến cầu xin Ngài hãy nhập diệt: bọn chúng sợ hãi những gì
Ngài thuyết dạy chúng sanh sẽ làm diệt vong cho tà đạo, không có lợi cho việc
thao túng của chúng sau này. Nhưng cuối cùng, lòng Đại Từ, Đại Bi đã thắng;
Ngài bèn nói : “Chân lý sẽ mở rộng
cho mọi người. Kẻ nào có tai để nghe, thì nghe”.
Cũng thế, ngày nay tuy người
tu, người làm điều thiện, sống và hành theo chánh pháp đang bị kẻ xấu ác ghét
bỏ, bị xuyên tạc, ngăn trở; nhưng noi gương đức Thế Tôn, chúng ta hãy vững bước
trên con đường Thiện, gắng công tu tập theo Chánh pháp, lấy Pháp làm nơi nương
tựa kiên cố, để đem lại nhiều lợi lạc cho chính bản thân, và cho tất cả mọi
người…
( Báo Giác Ngộ số 122-th 1/2006 )
VÀI
CẢM NHẬN VỀ
PHÁP THOẠI “NIÊM HOA VI TIẾU”
Tạp
bút:
MANG VIÊN LONG
T
|
rong
cuộc hội ở trên núi Linh Sơn (Linh Thứu) Đức Thế Tôn giơ cánh hoa ra hiệu cho
đại chúng; mọi người đều im lặng không hiểu ý gì - chỉ riêng một mình Ngài Ca
Diếp nhìn hoa, rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp nhãn
tạng, Niết bàn diệu Tâm, thực tướng vô tướng, Vi diệu pháp môn, bất lập văn tự,
giáo ngoại biệt truyền - trao phó cho Maha Ca Diếp”. (Sách Liên Đăng Hội yếu,
Chương Thích Ca Mâu Ni Phật - Tự điển Phật học Hán Việt . Phân Viện nghiên cứu Phật học xuất bản - Hà Nội
1992).
|
“Niệm Hoa Vi Tiếu”
có nghĩa là “giơ hoa - mỉm cười”, là một
pháp thoại xưa nay Thiền Tông đều coi là thoại đầu quan trọng nhất của
Tông môn. Tôi đã được nghe kể (và sau này được đọc thêm) rất lâu; tâm trí bao
giờ nhìn thấy hoa sen nở - là lại tưởng nhớ đến cành sen trên tay Đức Thế Tôn
giơ lên lặng lẽ trên không, giữa Hội Linh Sơn thiêng liêng, huyền nhiệm của hơn
25 thế kỷ trước, mà cứ ngỡ như là Ngài Ca Diếp đang còn nở nụ cười rạng rỡ, hân
hoan, an lạc trước mắt tôi!
Tôi vẫn thường tự vấn: “Tại sao Ngài Ca
Diếp lại mỉm cười? Ngài vô vàn an lạc vì chứng đắc được điều gì?”.
Cành hoa Sen tươi thắm vừa
chớm nở trên tay Đức Thế Tôn, trước hết, cho tôi cảm nhận rằng, chỉ có pháp
hiện tại - thực tại hiện hữu ngay lúc này - bây giờ, là sự vận hành tối quan
trọng của Tuệ quán: Cành hoa sen tinh khiết, tươi thắm, đang mỉm cười.
Giây phút chánh niệm này, đưa ta đến sự
thông hiểu rộng lớn hơn: “Thế giới chỉ có ngày hôm nay - ngày mai thế giới
chưa hình thành!”.
Nắm bắt được yếu chỉ khởi đầu, ta sẽ có niềm
an lạc vô biên - đó là giây phút vô cùng thiêng liêng của đời người, mà vì mãi
“nhớ tưởng quá khứ” và “mơ ước tương lai”, con người đã đánh mất.
Tiếp tục quay cuồng trong cơn lốc xoáy của vọng tưởng: “Viễn ly điên đảo
mộng tưởng là cứu cánh Niết Bàn” (Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh).
Tâm đã an định trong chánh niệm, tỉnh giác
cao tột; nói cách khác, cõi Tâm đã được định tĩnh, thanh tịnh - như đóa sen
trong trắng, vô nhiễm như như bất động trên tay Đức Thế Tôn ngàn đời vẫn vậy,
là một thâm nghĩa, một yếu chỉ - chỉ có tâm truyền tâm mà thôi:
Tâm
tịnh thì độ tịnh
Độ
tịnh là Niết Bàn.
Muốn có Tâm tịnh, thì sáu căn phải vô
nhiễm, thanh tịnh : “Sinh tử luân hồi chính là sáu căn; Bồ Đề Niết Bàn, cũng
chính là sáu căn” (Lời chư Phật dạy). Hoa sen đang chớm nở trong trắng,
tinh khiết, không bị ô nhiễm chút bụi trần trên tay Đức Thế Tôn, đã truyền dạy
áo nghĩa ấy: “Như là đóa sen bất sinh, bất diệt này!”.
Hình ảnh đóa hoa sen trên tay Đức Thế Tôn
đã đặt thẳng vào giữa cõi Tâm an định, rỗng rang của Ngài Ma Ha Ca Diếp - Và
ngay tức thì, Ngài nhận được Pháp hỷ Vi diệu: Lặng lẽ mỉm cười!
Đại chúng đang ngơ ngác, vận dụng mọi suy
niệm - thì sẽ chẳng bao giờ nhận được nguồn điện tâm đang lan tỏa nơi Đức Thế
Tôn….
Người đã thông đạt được với Tâm Phật lúc bấy
giờ, chỉ có Ngài Ca Diếp với nụ cười rạng rỡ, trong niềm hỷ lạc vô biên… Trong
một sát na được đốn ngộ, Ngài Ca Diếp đã trực nhận qua đóa Sen, như nhìn thấy
được bổn tánh của chính mình: Thấy được bổn tánh, tức thành Phật (Kiến Tánh thành Phật):
“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh
tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh
diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không xao
động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn
Pháp”.
(Kinh
Pháp Bảo Đàn)
Đóa Sen trên tay Đức Thế Tôn có vô lượng
nghĩa. Phật pháp vì vậy là vô biên. Cảm nhận đôi điều nông cạn về pháp thoại
chỉ là một chiếc lá trong khu rừng già thâm ảo, vô lượng của Phật pháp vô
thượng. Dùng ngôn từ, chữ nghĩa để ghi lại - diễn tả, càng thêm bị giới hạn,
khô cứng. Ngược lại, đóa hoa trên tay Đức Thế Tôn, và nụ cười thầm lặng với vô
vàn an lạc trên đôi môi của Ngài Ma ha Ca Diếp, đã hơn 25 thế kỷ qua - vẫn luôn
tươi thắm, tinh khôi; hương thơm và niềm hạnh phúc vẫn luôn ngào ngạt, xoa dịu,
sưởi ấm lòng người cho đến vô cùng…
(Mạnh
Đông Nhâm Ngọ)
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét