Bài 19 & 20
THÀNH KÍNH CẢM NIỆM
NGÀY ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO
Tạp bút:
MANG VIÊN LONG
C
|
ách nay hơn 2500 năm - năm 528 TL (1) Đức Phật Thế Tôn đã tìm thấy chân lý
Tối Thượng, sau 49 ngày đêm nổ lực, tinh tấn thiền định. Với quyết tâm cao tột,
sau sáu năm tu khổ hạnh chưa thỏa được chí nguyện; Đức Thế Tôn đã đến bên cội
Bồ Đề miền Bách Ga Xuyên nhặt cỏ làm sàn tọa, và nguyện rằng: “Ta nguyện
ngồi nơi đây, nếu không thành đạo thì dầu xương tan, thịt nát, cũng không rời
khỏi gốc cây này!”. Với đại tâm đại nguyện ấy, ròng rã suốt 49 ngày đêm tọa
thiền; Ngài đã chứng đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác - trở thành bậc thầy vĩ
đại của Trời Người, vào buổi rạng đông…
Phật ngôn đầu tiên mà Ngài đã thốt lên sau
khi giác ngộ, chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề được ghi lại như sau :
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng không gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay, phải tái sinh
Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa
Đòn tay người bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta được tịch diệt
Tham ái thảy tiêu vong”
(PC 153 - 154. Bản dịch TT. Thích Minh Châu)
|
Trong thời gian khởi đầu,
Đức Thế Tôn đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng,
tịch tịnh cao thượng; còn chúng sanh thì đang luôn chìm sâu trong ái dục, định kiến,
chấp ngã, với nhiều chấp trước làm thế nào để con người có thể chấp nhận giáo
lý ấy? Với trí tuệ nhiệm mầu của bậc Đại Giác Ngộ, Đức Thế Tôn đã quan sát thế
gian, và thấy rằng: “Dù sống trong nghiệp quả bất đồng, mỗi chúng sanh đều
có hạt giống Giác Ngộ - đều có Phật tánh, như hoa Sen dầu sống trong bùn đen,
tanh hôi, vẫn có lúc vươn lên, tỏa hương thơm ngát” (2)
. Với ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên,
Đức Thế Tôn quyết định gióng lên tiếng trống pháp và bắt đầu thực hiện sứ mạng
của mình. Ngài tuyên bố: “Cửa bất tử rộng mở cho những ai chịu nghe…”.
Và trong gần 50 năm thị hiện còn lại trên cõi đời, Đức Thế Tôn đã dành trọn cho
công cuộc hoằng dương Chánh pháp ở cực Nam ven sông Gange (sông Hằng) - nơi nào
cũng có bóng dáng và pháp âm Ngài…
Hơn 2500 năm trôi qua, chân lý Tối Thượng
mà Đức Đạo Sư đã truyền dạy; đã vượt ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ nhỏ bé, tỏa rộng
và thấm nhập trên khắp hoàn vũ mang lại biết bao nguồn an lạc, hạnh phúc cho cả
loài người… Con đường đưa đến Giác ngộ, Giải thoát khổ đau - xa lìa sinh tử
luân hồi, lần đầu tiên được Đức Thế Tôn thuyết giảng ở Lộc Uyển (Sannath -
ngoại ô Varasani) đã được tiếp nối, phát triển rực rỡ, đến mọi chân trời…
Ngày Đức Thế Tôn thành Đạo, chính là ngày
vầng thái dương kỳ diệu vĩ đại nhất xuất hiện trên thế gian này. Ánh sáng nhiệm
màu, vĩnh hằng ấy, luôn luôn tỏa rộng, sưởi ấm, ngát hương Giải thoát và An lạc
cho khắp cõi Trời, Người! Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh trên cõi đời, chỉ vì “an
lạc của số đông, vì hạnh phúc của số đông; xuất hiện vì lòng thương tưởng đời,
vì lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư Thiên và loài người” (Tăng Chi I).
Chúng ta - những người con Phật, đều hiểu
được rằng, dầu sanh thân Phật chỉ trụ thế trong 80 năm, gần 50 năm hoằng hóa độ
sanh; nhưng “trên thế gian này, không có
nơi nào nhỏ bằng hạt cải, mà Đức Phật không
xả thân, cứu người, giúp đời!”. Sanh thân Phật dầu phải chịu luật sanh diệt
vô thường; nhưng Báo thân và Pháp thân Phật là vĩnh hằng, không ngừng đem lại
lợi lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Cảm nhận được ơn nghĩa sâu xa, to
lớn ấy - một triết gia phương Tây, đại diện cho giới trí thức thế kỷ 20, đã
thốt lên : “Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, một bậc kỳ tài, mà chúng ta
được thấy trên hoàn vũ này!” (Albert Schweitzer). Cùng chung dòng cảm niệm
Kính Ngưỡng biết ơn ấy: H.G. Wells đã tán thán : “Trong số các nhân vật siêu phàm, tôi chỉ thấy có một người - Đó là Đức
Phật!”.
Ngày nay, chúng ta - những người con Phật,
đã diễm phúc được sống trong biển pháp nhiệm mầu; được hưởng từng giọt pháp nhũ
linh diệu; được sưởi ấm và dẫn đường bởi ngọn đuốc vô lượng quang của Đức Phật
- sẽ làm gì, để báo đền sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, hoài vọng thiết
tha của Đức Bổn Sư ?
|
Thành kính tưởng nhớ, và
bày tỏ lòng biết ơn nhân ngày Đức Phật thành đạo một cách đúng đắn nhất, có ý
nghĩa nhất, là phải làm theo lời dạy sau cùng của Đức Bổn Sư trước giờ nhập
Niết Bàn :
-“
Này Ananda, không nên tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quý mến Như Lai theo cách
như vậy (3) Bất cứ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu bà
tắc, Ưu bà di nào sống đúng với Chánh pháp, tự mình ứng xử hợp với Đạo, có hành
động chân chánh, thì người đó, tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quý mến Như Lai
một cách tốt đẹp nhất!” (4).
Nguyện cầu cho tất cả chúng ta, được nhiều
duyên lành - luôn được nghe nhận pháp âm vi diệu của Đức Bổn Sư để kiếp này
được an lạc đi theo đúng con đường mà Đức Thế Tôn đã chứng ngộ, dẫn dắt ; vượt
qua được biển khổ trầm luân…
(Vô Ưu số 14 – 2003)
MANG VIÊN LONG
MẶT TRỜI MỌC
TỪ NHỮNG TRÁI TIM
Tạp
bút:
MANG VIÊN LONG
Đ
|
ối
với loài người nói chung - nhất là những người con Phật; Ngày Đức Phật thị hiện
Đản sinh, là ngày vui trọng đại nhất của đời mình. Bởi vì, cũng bắt đầu từ ngày
này, dấu mốc lịch sử của nhân loại, đã in đậm hình bóng của vị Vô thượng Sư Đại
từ, Đại bi, Đại trí, Đại dũng - suốt trong hơn 26 thế kỷ qua – và mãi còn tiếp
tục; đã đem lại niềm an lạc và hạnh phúc cho Chư Thiên và muôn loài…
Đó chính là “Ngày Nở Hoa Cuộc đời” (1), hay là “Ngày Mặt Trời mọc từ
những trái tim”. Từ thở ấy - năm 624 TL, nghĩa là cách nay 2626 năm, ánh
sáng tỏa ra từ Sanh thân, Báo thân và Pháp thân Phật đã dần xóa tan đi bóng tối
của vô minh, tội lỗi, hận thù, bất bình đẳng nơi tâm trí loài người; mang lại
cuộc sống chan hòa tình yêu thương, an lạc và giải thoát.
Dòng pháp nhũ dịu ngọt, ấm áp đầy đủ nuôi
sống muôn loài trên hành tinh này; đã xoa dịu, cứu thoát bao cảnh đời tối tăm,
đau khổ… Cảm nhận được sâu sắc ân nghĩa to lớn, thiêng liêng ấy - những người
làm văn học nghệ thuật, cũng đã luôn bày tỏ tấm lòng thành kính ngưỡng mộ, sự
biết ơn, niềm hạnh phúc qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật của mình: Trong
tâm hồn họ, một mặt trời mới tươi sáng, ấm áp, đang xuất hiện. Hay nói rõ hơn,
trong trái tim họ, đang có một vị Phật Đản sinh…
Đại thi hào Rabindranath Tagore, người đã
từng được trao giải Nobel, đã viết nên bài thơ thật chân thành, nhân ngày Phật
Đản: “Kính dâng Đức Phật”(2).
Bài thơ có đoạn :
“Ngưỡng cầu Ngài khắp dân
gian
Tuổi vàng vô lượng, lời vàng
vô biên
Thương yêu sen nở cánh kiều
Kho tàng mật ngọt, ánh thiêng
chiếu cùng
Ôi Ngài thanh tịnh viên dung
Nhân từ vô hạn, xóa vòng trần
lao
…Cõi lòng chết, bỗng nóng hâm
Ôi Ngài tự tại trong ngần
viên dung!”
Nhà thơ Trụ Vũ trong “Thơ Mừng Phật Đản”, có bài
“Ngón Tay hoa”; kết tinh trọn tấm lòng thành, khắc ghi gồm đủ công đức
thiêng liêng của Đấng Từ Phụ:
“Tuyệt
vời bảy bước hoa sen
Trang
nghiêm cho cõi bùn đen nhiệm mầu
Giữa
lòng biển lệ thiên thâu
Chợt
nghe lóng lánh xưa sau nụ cười.
Sáng
nay Bụt lại vào đời
Ngón
tay hoa trỏ cho mười phương trăng…”
Đặc biệt hơn, nhà thơ - cư sĩ Tống Anh Nghị đã dành trọn tác phẩm “Ngày
Nở Hoa Cuộc Đời” (NXB Văn nghệ –Tp. HCM- 1995) để ngợi ca
công đức Phật, để bày tỏ tấm lòng quy ngưỡng, luôn hướng về Đức Thế Tôn với một
niềm tin và niềm hạnh phúc vô hạn. Có thể nói, ông đã dành trọn đời mình, thơ
mình, để phụng sự cho Đạo Pháp…
Mở đầu bài thơ “Phật Đản, ngày nở hoa cuộc đời” (tr 11) -
ông đã bày tỏ cảm nhận qua một sự thật vĩnh cửu:
“Tôi cảm niệm một ngày
sinh cổ đại,
Một
kỳ hoa, một tư tưởng trọn lành
Mà
thơm ngát hương bình an tỏa mãi
Một
cây xanh thành ức triệu rừng xanh…”
Ngày Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh cũng chính là ngày Trời, Người
tiếp nhận được nguồn sinh lực mầu nhiệm cho đời mình. Vạn vật dạt dào nguồn
sống mới - bởi vì từ đây, bóng tối đang được đẩy lùi; khổ đau được thay bằng
niềm an lạc; sự bất bình đẳng, tội ác, đang chuyển hóa, xóa dần để tất cả đều
được sống chan hòa trong tình thương yêu vô biên của Đức Phật. Nhà thơ cũng đã
có cùng cảm nhận thiêng liêng ấy:
“Tôi
bỗng thấy mình đón chào sinh lực
Cây
là chồi, hoa là nụ rất tươi!
Đất
vỡ mới, nước trong từ mạch nứt
Trời
tinh khôi,
Người
khắp nở môi cười…
Mừng
Phật Đản ngày khởi đầu lịch sử
Một
vĩ nhân mà bản chất thường dân,
Công
khai hóa, lòng đại từ muôn xứ
Đón
nhận đều như nắng ấm mặt trời xuân!”.
Chúng ta cũng có thể đọc thơ của Y Sa, Nguyên Cẩn, Huệ Thành, Đinh
Hồi Tưởng, Tâm Uyên, Thích Huyền Lan, Ninh Giang Thu Cúc, Song Nguyên, Thông
Bác, Tâm Nhiên, Lê Phương Châu, Lam Khê, Kiều Trung Phương. Hạnh Phương (…) để
cùng được sưởi ấm tâm hồn, niềm tin và hy vọng nhân ngày đón mừng Đấng Từ phụ
đản sinh: Từ đó, Mặt trời sẽ mọc…
(Vô Ưu
số 12 tháng 4/2002)
MANG VIÊN LONG
(1)
Theo Phật Quang Đại Tự Điển : (Phật Quang XB xã – 1995):
-29
tuổi xuất gia (có thuyết nói là 19 tuổi)
-35
tuổi thành đạo (có thuyết nói là 30 tuổi)
(2)
Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Gia Tuệ.
(3)
ý chỉ những lời tán thán, ca ngợi, dâng hoa, lễ lạy suông (N.viết) chú trọng
hình thức bề ngoài.
(4)
Kinh Di Giáo
(1)
Tựa bài thơ của Tống Anh Nghị
(2)
Nhà thơ Tống Anh Nghị dịch từ bản tiếng Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét