TÔI ĐẾN
VỚI PHẬT (CVM blogs 6)
TL
&TB
MVL
Bài 11
& 12
NGHĨ VỀ: “CƠN GIÓ LỚN”
Tạp bút
MANG VIÊN LONG
C
|
ó lẽ
tất cả mọi người đều đã biết, thuộc lòng câu tục ngữ rất đơn giản này: “No mất ngon, giận mất khôn”. Bụng
đã no ứ rồi, thì dầu có con tôm xuất khẩu giá trên hai chục ngàn đồng một con
ăn vào cũng chẳng thấy ngon lành gì! Cũng vậy, khi cơn giận nổi lên thì người
dầu đã già trên bảy mươi, hay có các bằng cấp đại học, trên đại học, cũng dễ
trở nên người… ngu như thường! (“mất khôn” có nghĩa là ngu si, ám muội,
vô minh rồi!).
Đức Phật cũng đã chỉ dạy: “Sự sân giận
là ngọn lửa thiêu đốt hết cả mọi công đức!”. Và “Người nào ngăn được cơn
giận dữ nổi lên như dừng được chiếc xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi;
ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ” (1).
Tục ngữ phương Tây cũng có câu: “Sự giận dữ là cơn gió lớn làm
tắt ngọn đèn thông minh”.
Ngày xưa, vợ chồng chủ một
hiệu bán bánh bất hòa, cãi nhau - từ nhỏ tiếng đến to tiếng.
Người ta nghe tiếng chị vợ hét lên:
- Anh đòi giết tôi hả? Tôi không sợ anh
đâu!
Tiếng người chồng:
- Được rồi, tui nhất định sẽ giết bà!
Ông già bên hàng xóm chạy sang khuyên can
họ:
- Này hai bác ơi, làm gì mà đòi giết nhau
dữ vậy? Có việc gì khhông nên, không phải hai bác hãy bình tĩnh mà chỉ bảo
nhau, chứ đừng nên làm thế người ta chê cười - làm sao mà dạy bảo con cháu được?
Họ không thèm nghe lời ông già. Người vợ
lại to tiếng hơn:
- Cứ giết tôi đi! Tôi thách anh đó…
Người chồng cũng chẳng nhịn:
- Hôm nay tôi nhất định sẽ giết bà!
Ông già liền đến các sạp bánh của họ, thu
hết tất cả các loại bánh, đem phân phát cho những người đang bu lại xem họ cãi
cọ, đánh nhau.
|
Hai vợ chồng thấy thế,
lập tức không đánh nhau nữa, vội chạy ra hỏi:
- Ô kìa! Ông làm cái gì vậy? Nhà người ta
buôn bán sao tự nhiên ông lại đem lấy của chúng tôi cho không mọi người?
Họ trừng mắt nhìn ông già, hấp tấp ngăn
cản.
Ông già thản nhiên nói:
- Vừa rồi, bác trai nói nhất định giết bác
gái; tôi nghĩ, bác gái mất rồi, thì bác trai cũng sẽ không sống được, vì hối
hận và buồn. Vậy cả hai người đều chết, và tiệm bánh này cũng sẽ vô dụng, nên
tôi đem bố thí để gây chút công đức, tiếng thơm cho hai bác đấy chứ! Làm người
khó được, mà chết như thế thì không biết đến kiếp nào được làm lại người đây?
- Không được, nếu ông đem cho hết thì ngày
mai chúng tôi lấy gì mà ăn đây?
Thôi chúng tôi không cãi cọ, đánh nhau nữa…(2)
“Cơn gió lớn” thổi tắt đi ngọn đèn
thông minh, làm cho tâm địa con người tối tăm, không còn trí khôn, sự sáng
suốt, để hướng dẫn hành động: dễ xảy ra bao việc đáng buồn, đáng tiếc; đang và
sẽ nổi lên trong lòng mọi người…
Vậy có cách gì ngăn trở, dập tắt “Cơn
gió lớn” hung ác, gây bất hạnh cho nhiều gia đình, tạo sự bất an, rối loạn
trong xã hội hay không?
Có nhiều phương cách để hóa giải, tiêu trừ
“Cơn gió lớn” (hay ngọn lửa) nguy hại ấy; nhưng tựu trung cũng bắt nguồn từ bốn
tâm lớn: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người đã có bốn tâm vô lượng diệu kỳ ấy rồi, thì mọi
trận cuồng phong cũng sẽ tiêu tan.
Ngày xưa, Thầy tôi có dạy : “Khi cảm
nhận có điều bất bình, không được như ý, có thể đem lại sự sân giận; con hãy
nhớ, đọc ngay câu này: “Nói là ngu, im lặng là khôn”… Đó là đức nhẫn nhục rất
cao quý sẽ mang lại cho ta cho người sự an bình, hạnh phúc…”.
|
Thầy
giảng dạy cho tôi về giá trị to lớn của chữ “Nhẫn nhục”: Tục ngữ cũng có
câu “Một câu nhịn, chín câu lành”. Người có đức tính “nhẫn nhục” là
người có tâm hồn rộng lớn, có tình thương yêu chân chính, bao la. Đức hạnh “nhẫn
nhục” là hạnh thứ 3 trong 6 hạnh mà Chư Bồ Tát luôn hành trì để tế độ (lục
độ) cho mình cho người. Và Thầy đã kể cho tôi nghe về sự tích của câu “Bách
nhẫn hóa thiên kim” (100 nhẫn hóa ngàn vàng): Ngày xưa, ở làng nọ, có ông
lão nổi tiếng về đức “nhẫn nhục”. Cả huyện ai ai cũng mến phục. Bữa nọ, trong
ngày làm lễ thành hôn cho cậu con trai út, có một ông già hành khất, đến ăn
xin. Ông không chịu ngồi ăn chung với quan khách, cũng chẳng chịu ngồi ăn riêng
một cỗ, mà lại đòi ngồi ăn trong bàn họ.
Lão gia chủ cũng vui vẻ chấp thuận sau khi xin phép hai họ. Buổi chiều ,
tiễn họ về, quan khách đã vắng; ông già khất thực chưa chịu ra đi! Lão gia chủ
vui vẻ dọn cơm. Đến tối, ông già đòi ngủ lại. Lão ta sốt sắn cho người nhà dọn
riêng một phòng tươm tất. Ông già không chịu ngủ ở phòng ấy, lại đòi vào ngủ ở
phòng “tân hôn” được trang hoàng lộng lẫy!
Lão gia chủ đưa con sang phòng khác, dành phòng “tân hôn” cho ông
ta theo ý muốn của ông.
Hơn 8 giờ sáng chưa thấy ông già khất thực
dậy ăn điểm tâm, lão gia chủ khẽ đẩy cửa bước vào: không thấy ông già xin ăn
đâu cả, mà lại thấy nguyên một pho tượng bằng vàng ròng óng ánh! (3)
“Cơn gió lớn” sẽ nổi dậy trong ta
bất cứ lúc nào, vì điều bất như ý luôn luôn xảy ra trong đời sống thường nhật.
(Mà có cuộc sống nào luôn suông sẻ, “vạn sự như ý” đâu?). Sự im lặng trước mọi
nghịch cảnh, nghịch lý, là điều vô cùng cần thiết, để ta đủ thông minh, sáng
suốt, có thể quyết định chính xác, đúng đắn; tránh được mọi suy nghĩ chủ quan,
dẹp được cái “ngã” tự cao mù quáng - sẽ đem lại nhiều an vui, lợi ích
thiết thực cho ta và cho người. Chỉ trong phút chốc giận dữ, ngọn lửa hung bạo
sẽ thiêu đốt hết mọi công đức tích chứa nhiều tháng năm, thậm chí đến nhiều
kiếp.
Vậy luôn tỉnh giác, xin đừng bao giờ để cho
“Cơn gió lớn thổi tắt ngọn đèn thông minh” vốn có trong ta nhé!.
( Tạp Chí Vô Ưu số 18 th5/2004)
ĐỌC " C H U Y Ể N H O Á "
CỦA TT. THÍCH THIỆN ĐẠO
Tôi có duyên được đọc những bài viết của Thầy Thích Thiện Đạo
thỉnh thoảng được giới thiệu trên vài tạp chí Phật Giáo với các bút danh
Lăng Già Tâm, hay Nguyễn Hòa Thịnh - Tôi rất tâm đắc với những bài viết
đầy ắp tình Người và tình Đạo nơi tâm hồn rộng mở "rất nghệ sĩ"
của Thầy! Nhưng cho mãi đến hôm nay ( th6/2009) tôi mới cầm trên tay được
tập sách dày dặn , quy tụ 34 bài viết của Thầy từ nhiều năm nay - vừa được nhà
xuất bản Văn Hóa Saigon ấn hành trong quý 3-2009.
Sự phân chia tập sách làm 3 phần cho thấy chủ đích của Tác giả rất rõ ràng
trong việc truyền đạt tư tưởng, tình cảm, đến cho người đọc một
cách khoa học - logic: Từ "Con
Đường Chuyển Hóa" ( trang 16-66) gồm 10 bài pháp ngắn xoay quanh cốt
lõi của triết lý sống Phật giáo. Những "vấn đề lớn" này - đã được Tác
giả chuyễn tải bằng một giọng văn trong sáng, giản dị - nhiều bài có hơi hướm
của một bài tùy bút - phóng khoáng, gần gũi - chí tình! Với một tiêu đề : "Đạo Phật,Con Đường Tự Do-Nhân
Bản" - Tác giả đã làm sáng tỏ điểm son của Giáo lý Phật Đà mà có thể,
nhiều người còn chưa nắm bắt được trọn vẹn, hay có thể hiểu lầm! Hai đăc
tính siêu việt " Tự Do" và "Nhân Bản" của Đạo Phật - chỉ
qua 6 trang viết -Tác Giả đã mở ra cho người đọc những nhận thức cần
thiết trước khi bước vào những " cánh cửa" khác của Đạo. Lời dạy của
Đức Phật đã được nhắc lại: "Hởi các Tỳ Kheo, Ta đã truyền dạy giáo pháp tợ
như chiếc bè, nó cốt để đưa người qua sông chứ không phải để mang theo!" -
Bài viết kết luận: "Hạnh Phúc thay
con đường Giác Ngộ ta đang thực tập. Hạnh Phúc thay biết xả bỏ mọi thứ nhân
danh. Hạnh Phúc thay an lạc cho mình và người"...
Phần 2 được đặt tên là "Con Đường
Thể Hiện" ( trang 71-122) - gồm 11 bài - gọi là Tản Văn hay Tùy
Bút cũng đều được! Với hơi văn nhẹ nhàng, hồn nhiên; với tình ý chân thật
gần gũi - Tác giả đã lần lượt "kể lại " ( hay tâm sự ) những
điều đã "thực nghiệm" được trong đời sống thực tiễn hằng ngày của
chính bản thân mình, hay nhờ sự quán sát tinh tế sâu sắc từ những cảnh sống
chung quanh! Đây có thể xem như những "mẫu chuyện Đạo" đã được
"thể hiện" sống động ngay trong cuộc đời. Nó là "một sự chuyển hóa" mầu nhiệm của cõi Tâm đã thấm nhuần hương vị
Giác Ngộ, Giải Thoát. Những chủ đề đã đươc chọn lọc trong vô vàn
những vấn đề lớn - đã được Tác giả "giản dị hóa" bằng những
bài viết tràn đầy cảm xúc, nhiệt tình, của một ngừơi Thầy luôn ước mong
truyền trao cho đạo hữu niềm tin yêu, niềm an vui trong cuộc sống có quá nhiều
hệ lụy, khổ đau! "Cảm Niêm Về Mẹ - Và Bông Hồng Cài Áo" ( tr109) - hay
" Bếp Lửa Tình Người" ( tr 119) - là một trong những bài viết đã được
Tác giả " thực nghiệm" trong đời thường - với những kinh nghiệm sâu
sắc: "(...) Có đói nghèo, ta mới cảm
thông được cảnh người khác đói nghèo! Có đau khổ, ta mới thấu hiểu người
khác đau khổ như thế nào! (...) Cho nên cảm nhận một vấn đề không sâu sắc bằng trực tiếp sống với nó " ( tr
119) - Từ những dẫn chứng cụ thể đó -Tác giả đã cho người đọc biết được giá trị
đích thực của Pháp Phật là sự thực hành -sống với - chứ không phải là lý thuyết
suông! Giá trị siêu việt của Pháp Phật là sự thực nghiệm, thực chứng ngay trong
cuộc đời này - bây giờ và ở đây, chứ không mơ hố viễn vong...
Phần 3 có tiêu đề "Dòng Sông Cổ
Tích"( tr 160-211) gồm 13 câu chuyện kể - là những câu chuyện xưa và chuyện
nay - được thuật lại một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, nhưng rất phong phú, tế nhị,
hấp dẫn! Người sơ tâm đọc dễ tiếp nhận, mà người nghiên cứu đọc cũng rất thích
thú! Với giọng văn trong sáng, được trau chuốt cẩn trọng - những câu chuyện kể
có sức hấp dẫn mạnh, đồng thời lưu lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người.
Từ đó, những lời Phật dạy thấm đượm vào tâm hồn mỗi người tự nhiên và lâu dài,
mà không cần thuyết giảng…Mỗi câu chuyện là một bài học về cách sống. một kinh
nghiệm thực hành Pháp Phật - rất cần thiết cho người học Phật.Vì vậy, tôi nghĩ:
" Chuyển Hóa" là con đường gần gũi và thân thiết nhất để đến với Đạo"
!
Để tạm kết thúc bải ghi nhận ngắn về "Chuyễn Hóa "- tôi xin được
trích dẫn lời giới thiệu của Hoà Thượng Thích Phước Sơn đã ân cần dành cho Tập
sách và Tác giả :"(...) Trải qua bao
năm được tắm mình trong nguồn tuệ giác vô thượng của bậc Đạo sư tại các Phật
học viện như Bảo Quốc -Huế, Hải Đức - Nhatrang; Thượng Tọa Thích Thiện
Đạo đã may mắn uống được ít nhiều hương vị Chánh Pháp. Sau khi rời khỏi
Viện,Thượng Tọa có cơ hội tham gia công tác giáo dục và hoằng pháp của Giáo Hội
trong nhiểu năm. Đây là khoảng thời gian mà Phật giáo cũng như Quê hương có
nhiều thay đổi nhất trong lịch sử nước nhà. Vốn bản tính nhạy cảm, lại có nhiểu
trăn trở và ưu tư - Thượng Tọa đã dùng ngòi bút ghi lại những gì mà mình thường
thao thức và chứng kiến.
Tập sách " Chuyển Hóa" là một tập hợp những bài viết về nhiều vấn đề
với cái nhìn sâu sắc, thể hiện sự trải nghiệm đích thực của Thượng Tọa.
Phương pháp diễn đạt nội dung giáo lý vừa súc tích vừa sinh động; văn phong nhẹ
nhàng, trong sáng, gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người thưởng
ngoạn(...) "(Thiền Viện Vạn Hạnh-Phật Đản 2553)
Th 6/2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét