Góp ý : Bài viết rất sát thực . Tôi hoàn toàn đồng ý
Bài Viết do Lê Hoàng chuyển
Nói về việc tụng kinh A Di Đà lúc lâm chung
Bài Viết do Lê Hoàng chuyển
Các vị tăng lữ Nam tông có lẽ không nói ra vì sợ mang tiếng. Ông cư sĩ nầy bạo mồm bạo miệng nêu vấn đề nầy ra kể cũng 'xâm mình', không sợ mắc 'khẩu nghiệp'. Cảm nhận như thế nào tuỳ mỗi người. Tôi nhớ lại hồi nhỏ, bà nội tôi có thờ hình 'Ông Tề' múa thiết bảng, tức là Tôn Hành Giả trong truyện Tây Du của Ngô Thừa Ân. Bàn thờ đặt ngoài hiên để 'Ông Tề' trấn giữ, bảo vệ gia đình tôi khỏi bị 'yêu quái' làm hại, vì chúng nó thấy hình 'Ông Tề' là chạy mất ! Làm như bà nội tôi có lẽ hay hơn là treo tấm kiếng trước cửa !
NPHNói về việc tụng kinh A Di Đà lúc lâm chung
để được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc
Những phân tích sau đây nói về việc tụng kinh A Di Đà lúc lâm chung để được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
(1) Cốt lõi của Đạo Phật là hai triết thuyết về luật Nhân Quả và Luân Hồi cùng với nền tảng của những lời Phật dạy qua hai tạng kinh điển "Tứ Diệu Đế" và "Bát Chánh Đạo". Theo hai triết thuyết này người đời phải tu thân tích đức bao nhiêu kiếp mới thoát được Luân Hồi và nhập Niết Bàn (tức miền Cực Lạc).
(2) Đức Phật Thích Ca (tiếng Phạn: Siddhārtha Gautama) đã tu qua bao nhiêu tiền kiếp mới chứng quả Niết Bàn. Ngài là bậc chánh đẳng chánh giác.
(3) Theo Kinh A Di Đà, tụng kinh vãng sanh trong lúc lâm chung thì sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn vào cõi Tây Phương Cực Lạc. Như vậy vô số kẻ không tu hoặc đầy dẫy tà tâm, ác nghiệp, đến lúc chết biết ăn năn mà niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc (như có nói trong Kinh A Di Đà). Điều này quá bất công, quá dễ dàng, đâu cần phải khổ công tu nhiều kiếp mà vẫn được lên cõi giới Cực Lạc như ai do chỉ cần ăn năn sám hối và tịnh tâm (tâm không bấn loạn) và niệm danh hiệu Phật A Di Đà lúc lâm chung là được tiếp dẫn vào Tây Phương Cực Lạc Quốc. Thôi thì cần gì phải tu, phải làm thiện suốt đời qua nhiều kiếp cho khổ. Điều này mâu thuẫn, bôi bác cả cốt lõi của Đạo Phật như đã nói trong (1) & (2) trên đây. Như vậy Kinh A Di Đà của Bắc Tông mặc nhiên xóa bỏ Luật Nhân Quả, một giáo thuyết cốt lõi của Đạo Phật.
(4) Nếu quả thực như vậy (tụng kinh vãng sanh trong lúc lâm chung thì sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn vào cõi Tây Phương Cực Lạc) thì Đức Thích Ca Mâu Ni chỉ cần bảo đệ tử cứ trì niệm danh hiệu A-Di-Đà là được vãng sanh Cực Lạc Quốc, thi` Đức Thích Ca đâu cần phải khổ nhọc tới 45 năm hoằng pháp, thuyết pháp đến cả trăm ngàn lần được ghi lại trong hơn 30 ngàn bài kinh trong Phật Giáo Nam Tông.
(5) Trong Tam Tạng Kinh Điển của Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông) không hề có một chữ nào nói về Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và các vị Bồ Tát trong Tịnh Độ Tông của Bắc Tông: Quan Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Phật Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Chuẩn Đề Bồ Tát, Nhiên Đăng Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (bao gồm rất nhiều Bồ Tát), v.v…
(6) Về lai lịch của các vị Phật và Bồ Tát nói trên của kinh điển Đại Thừa (Bắc Tông, Trung Hoa) hoàn toàn là sự bịa đặt. Lấy gì chứng minh "công đức vô lượng, bất khả tư nghị qua vạn ức kiếp tu" được gán cho từng vị ấy trong các kinh sách Đại Thừa là có thực? Làm sao biết được cái "vạn ức kiếp tu hành" của các vị ấy? Rõ ràng là mạnh ai nấy viết theo tin tưởng của riêng mình mà không có gì minh chứng rằng đó là thực chứ không phải láo thì ai mà chả viết được. Rồi đến xuất xứ của các vị này cũng chả có kinh sách nào cho biết họ thuộc quốc gia nào, địa phương nào của nơi sinh hoặc nơi hành đạo của các vị này trong kinh điển Đại Thừa, chỉ thấy nói mơ hồ về tiền kiếp là con vua này, vua nọ rồi xuất gia đi tu, thuyết pháp kinh này, kinh nọ, v.v.. mà chẳng hề nói đích xác quốc gia nào, địa phương nào, thời đại nào, mỗi người nói mỗi cách khác nhau một cách mơ hồ hoang tưởng. Làm sao họ biết là có những điều như thế? Bao nhiêu đó đã cho thấy các vị Phật và Bồ Tát ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng hoang đường của các Tổ Sư của Phật Giáo Bắc Tông (Trung Hoa) giống như cách hình thành các tiểu thuyết hoang đường của Trung Hoa như “Tây Du Ký” (của Ngô Thừa Ân), “Phong Thần Diễn Nghĩa” (của Hứa Trọng Lâm), v.v....
(7) Tam Tạng Kinh Điển của Nam Tông là nguyên thủy những lời Phật dạy trong 45 năm Ngài hoằng pháp mà không bị sửa đổi, khai triển như trong kinh điển Bắc Tông. Như vậy đây mới là chánh đạo (Nam Tông). Và chánh đạo không hề có nhắc tới Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và các vị Bồ Tát của pháp môn Tịnh Độ Tông nói trong phần (5) & (6).
(8) Phật Giáo Bắc Tông tại Trung Hoa đã khai triển giáo lý của Phật Thích Ca, đi quá xa giáo lý nguyên thủy của Ngài, đã "chế tạo" ra rằng Đức Thích Ca Mâu Ni đã "giới thiệu" Phật A Di Đà trong lần thuyết pháp tại vườn của trưởng giả hằng tâm tên Cô Độc (phiên âm từ tiếng Phạn): “Phật thuyết A Di Đà Kinh, như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ cấp, Cô Độc viên…….” (Nguyên bản Hán văn được viết liên tục chứ không có dấu ngắt câu). Nếu điều này có thật thì phải có ghi vào Tam Tạng Kinh Điển của Nam Tông vì chính sự kiện ấy là một biến cố quá lớn, không thể bỏ qua được, nhưng không hề có.
(9) Đọc qua Kinh A Di Đà sẽ thấy sự tưởng tượng của người viết mang đầy sự vô lý: (a) Kinh A Di Đà xuất hiện 600 năm sau ngày Phật nhập diệt mà lại kể ra một danh sách rất dài tên của các đệ tử của Phật tham dự buổi thuyết pháp hôm đó một cách rành mạch như chuyện mới xảy ra hôm qua; (b) Sự tưởng tượng ấy phản ảnh một tâm địa hướng vọng sự xa hoa, hào nhoáng, kém học thức của người viết kinh khi mô tả cảnh trên Niết Bàn đầy dẫy vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, châu báu ê hề khắp nơi; (c) "…..đến giờ ăn liền về bổn quốc ăn cơm xong thì đi kinh hành" : trong cõi giới Cực Lạc mà cũng còn có chuyện "về nhà ăn cơm" nữa! Điều này cho ta thấy cái sở học thấp kém của người viết kinh này ra sao rồi.
Đọc lại kinh A Di Đà bản dịch ra Việt Ngữ theo link dưới đây thì rõ:http://phapgioi.com/hukhong/index.php/nghi-thuc-tung-niem-pdf/234-a-di-da-kinh-nghia-viet
600 năm sau sao mà còn nhớ rành mạch từng tiểu tiết cho một bài giảng dài mấy chục trang giấy như vậy thì làm sao che đậy được sự bịa đặt.
(10) 500 năm sau ngày Phật Thích Ca nhập diệt, Phật giáo mới được truyền bá vào Trung Hoa. Rồi 100 năm sau đó kinh A Di Đà và Phật A Di Đà mới được một Tổ Sư Trung Hoa "sáng chế". Rồi theo thời gian, các Tổ Trung Hoa "sáng chế" thêm “Phật Di Lặc”, "Lưu Ly Quan Vương Phật", "Quán Thế Âm Bồ Tát" cùng rất nhiều vị Bồ Tát khác và dùng làm nền tảng cho Tịnh Độ Tông sau này cùng với việc sáng tạo ra nhiều hệ thống triết lý đi quá xa hoặc trái ngược lại so với lời Phật dạy có ghi trong các kinh điển Nguyên Thủy (Nam Tông) (tham khảo từ các sách Phật Giáo theo khuynh hướng Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy). Thế thì có đến hàng hàng trăm Tổ Sư Trung Hoa theo thời gian tha hồ mà đưa ra những luận thuyết theo suy tư riêng của mình rồi bảo rằng đó là lời dạy của Phật Thích Ca.
(11) Còn nữa những chuyện như đệ tử của Phật Thích Ca là Mục Kiền Liên hóa thần thông đi vào địa ngục, phá cửa địa ngục để giải thoát cho mẹ (bà Thanh Đề) và các linh hồn đang chịu hình phạt thoát ra khỏi địa ngục trong truyện Mục Liên Thanh Đề của kinh Vu Lan do người Trung Hoa sáng tạo cho hòa đồng với đạo hiếu của Khổng Giáo, đã thổi phồng thêm nét hoang đường của Đạo Phật như thể trong "Phong Thần Diễn Nghĩa" của Hứa Trọng Lâm.
Điểm mạnh vượt trội của Đạo Phật so với các tôn giáo khác là ở chỗ nhân sinh quan và vũ trụ quan của Đạo Phật gần gũi với khoa học thực nghiệm ngày nay. Nhưng những bịa đặt hoang đường đó thì lại giống như ở nhiều tôn giáo khác, đã làm tổn hại cái uy thế vượt trội của Phật Giáo dưới lăng kính khoa học.
Kết luận: Những điều trên cho ta thấy Kinh A Di Đà và pháp niệm Phật A Di Đà lúc lâm chung để vãng sanh cực lạc là do người đời sau (người Trung Hoa, 600 năm sau ngày Phật Thích Ca nhập diệt) bịa đặt ra và bảo rằng ấy là lời nói của Đức Phật Thích Ca trong lần thuyết pháp tại vườn Cô Độc.
Làm điều thiện hoặc làm điều ác trong kiếp này sẽ quyết định thân phận của mỗi người trong kiếp sau theo lẽ Nhân Quả, Luân Hồi. Chứ chẳng có ai "tiếp dẫn" và đưa ta vào "Tây Phương Cực Lạc" một cách dễ dàng như v
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét