BÀI SỐ 33 CVM
CHUYỆN VỀ NGƯỜI TẠC TƯỢNG
Tạp bút
MANG VIÊN LONG
Chiều nay - cô học trò nhỏ đến
thăm người thầy cũ với vẻ mặt buồn rười ruợi. Sau nụ cười gắng gượng, cô ngồi
vào ghế đối diện - im lặng.
Người thầy nhận ra ngay sự thay
dổi trong lòng cô học trò “nhiều chuyện” vô tư, ưa nói - hay cười. Ông điềm
nhiên hỏi: “ Hôm nay em có chuyện gì buồn phải không? “.
Như được cởi mở nỗi lòng - cô
ngước lên nhìn thầy, cười sẽ sàng: “ Thưa thầy, em vừa buồn, vừa tức, vừa ngạc
nhiên ạ! “.
Người thầy cầm tách trà lên uống một ngụm - nhìn cô học trò vẫn dang
còn xịu mặt - cười :
-
Chuyện gì mà có đến 3 cái “
vừa “ vậy làm sao chịu nỗi?
Cô học trò vẫn ngồi yên.
-
Em cho thầy biết được không?
-
Em đến thăm thầy chiều nay là để nhờ thầy “giải tỏa” giúp em nỗi ấm ức, băn khoăn ấy mà? - Cô nhìn thẳng lên
guơng mặt nhân từ, bao dung của người thầy - Thật ra, là “chuyện nhỏ” thôi, nhưng sao cuộc đời lại có thể có những chuyện kì
lạ đến vậy, thưa thầy!?
Cô học trò kể lại nội dung của lá
thư điện tử vừa nhận sáng nay từ một người bạn đồng nghiệp: Bỗng dưng “ông ấy”
mail cho em thư, chê bai em này nọ, nói xấu đủ chuyện về việc em vừa được công
ty đề bạt làm phó phòng kỹ thuật - “ …Em
không có khả năng, kém cỏi vậy - mà cũng được làm phó phòng, anh lấy làm xấu hổ
cho ngành nghề của mình quá! “. Tuy là cùng ngành nghề, nhưng em làm việc cho
một công ty khác - đâu có “ va chạm” gì đến quyền lợi, ảnh hưởng của “ông ấy” ?
Việc ai nấy làm, thành quả thì tất cả đều thấy biết, đánh giá rõ ràng - đâu có
“ dính dáng” gì đến ông ta mà sao lại
nặng lời chê trách em một cách hằn học? Chỉ là một đồng nghiệp thôi - ông ấy
lấy “quyền hạn’ gì mà phê phán trực tiếp và không có dẫn chứng cụ thể, hợp lý -
thưa thầy?
Như vẫn còn ấm ức - cô nói tiếp: “
Một tập thể gồm giám đốc, phó giám đốc - kỷ sư - chuyên viên của công ty lại
đánh giá sai lệch khả năng của em đến nỗi phài “nhờ vã” vào sự can thiệp rất
thô lỗ của “ông ấy” hay sao?
Người thầy ngồi lặng lẽ -lắng nghe -
nghĩ, quả thật đây là một hiện tượng “ kỳ quái”!
Cô học trò thuật lại nội dung lá thư - bày tỏ cảm nhận của mình
xong, trông có vẻ tuơi tỉnh trở lại - cô nhìn chậm lên gương mặt đăm chiêu của
người thầy: “Thưa thầy, như vây là thế nào? Em phải “ cư xử” ra sao? “
Người thầy mỉm cười : “Dễ hiểu thôi mà!”
Ông kể lại vắn tắt cho cô học trò
nghe về chuyện người tạc tượng: “… Ngày xưa, có một người nghệ sĩ tạc tuợng nổi
danh khắp nước dược Vua mời về cung để tạc cho ông ta một bức tượng. Vua rất ái
mộ tài năng của người nghệ sĩ, nên tiếp
đãi rất nồng hậu. Sau một thời gian mãi mê làm vệc trong một gian phòng riêng
bên cạnh hậu cung; người nghệ sĩ tâu lên Vua là bức tương đã được hoàn thành.
Vua rất vui mừng, cùng đi đến căn
phòng của người nghệ sĩ với 2 vị quan hầu cận tả hữu để chiêm ngưỡng bức tuợng
của chính ông.
Vừa trông thấy, Vua đã không ngớt
lời ngợi khen một công trình điêu khắc tuyệt tác mà ông chưa từng dược trông
thấy trứơc đó.
Quay lại quan bên tả - Ông hỏi: “
Khanh thấy bức tượng thế nào? “
Vi quan bên tả bẫm: “Tâu bệ hạ nếu cánh tay bên phải ngắn lại một chút
và hai vai rộng thêm, thì mới hoàn chỉnh ạ!”
Vua hỏi vị quan bên hữu: “Ý khanh thấy thế nào? “
Quan bên hữu trình: “ Vầng trán phải
cao lên một chút và đôi tai nên to lên một chút mới mỹ thuật ạ! “.
Vua ân cần nói với người nghệ sĩ
tạc tương: “Trẫm cho khanh một thời gian để hoàn thiên bức tuợng như ý của hai
quan đã phê phán nhé? “
Vua và quan ra về.
Sau đó - suốt ngày đêm người trong cung đều nghe tiếng
đục đẽo khắc chạm vang ra từ căn phòng riêng của người nghệ sĩ tạc tượng. Môt
tuần lẽ trôi qua và người nghệ sĩ thông báo cho Vua là bức tượng đã được sửa
chửa hoàn thiện như lời “phê phán” của hai vị quan tả hữu.
Vua và hai vị quan đến.
Người nghệ sĩ từ từ kéo tấm mà che
bức tượng ra.
Khi tấm màn vừa được cuốn lại xong, vị quan
bên tả đã thốt lên: “Ồ ! Bây giờ bức tượng mới tuyệt vời làm sao!”.
Vị quan bên hữu trầm trồ : “Tâu bệ hạ! Bức
tương lúc này thật tuỵệt xảo! Đúng là một công trình diêu khắc mỹ thuật - kỳ vĩ
nhất từ cổ chí kim !”.
Vua rất hài lòng - vỗ vào vai người
nghệ sĩ: “Cám ơn nhà ngươi đã chịu khó
chỉnh sửa và thay đổi bức tượng để nó được hoàn thiện tuyệt vời như ngày hôm
nay!”
Người nghệ sĩ điềm nhiên thưa : “Tâu bệ hạ, trong mấy ngày vừa qua khanh
không hề chạm tay vào bức tuợng ạ! “
Đôi mắt cô học trò bỗng sáng lên: “Thưa
Thầy, chỉ do lòng đố kỵ và tự cao nên hai vị quan tả hữu đã lên giọng “phê
phán” người nghệ sĩ mà không có chút
kiến thức thẫm mỹ nào về nghệ thuật điêu khắc? “.
-
Đúng vậy, em à! - Người Thầy mỉm cười. Cũng vậy, ở đời - nếu làm
việc gì mà không thành công (hay chưa thành công) thì bị người đàm tiếu, chê
cười; còn đạt được thành công mỹ mãn thì ắt sẽ bị người xấu đố kỵ, ganh ghét !
Người Thầy với tay lấy gói thuốc
Con Mèo, đốt một điếu - thả khói nhẹ nhàng:
-
Nếu có “Tâm Tùy Hỷ”- thì
“ông bạn” sẽ mail chia vui cùng em -coi thành tựu của người cũng như của chính
mình! Như vậy cả hai đều hạnh phúc, đều vui vẻ! Không phải chỉ trong lãnh vực
kỹ thuật, kinh doanh như em - mà hầu như trong mọi lãnh vực của đời sống - ngay
trong văn học, cũng có khá nhiều người vì thiếu “Tâm Tùy Hỷ” ấy mà đã đem lại nhiều
điều phiền lụy cho người (và dĩ nhiên cho chình mình nữa). Tâm Tùy Hỷ không gây
hại cho bất cứ ai - mà luôn chia sẻ mọi nỗi vui buồn của tất cả trong cuộc sống
vốn rất ngắn ngủi và khổ đau!
Người thầy quay lại nhìn thẳng vào
đôi mắt cô học trò - như muốn cô lắng nghe:
-
Em nên nhớ, người có “Tâm Tùy Hỷ” sẽ không bao giờ phiền muộn lo lắng,
bởi vì Tâm họ luôn mở rộng đón nhận, chia sẻ bao niềm vui của người và của
mình. Chính vì vậy, trong nhà Phật đã nói “Tâm
Tùy Hỷ tạo được nhiều công đức cho người ở kiếp này và những kiếp sau!”.
Cô học trò đã trở lại sự an tĩnh,
vui tuơi thường ngày - giọng chân thành: “Em hiểu rồi, thưa thầy! Hai vị quan
tả hữu vì nhận thấy Vua ưu ái, nhiệt tình, dành nhiều lời khen và quyền lợi cho
người nghệ sĩ tài hoa, nên sanh lòng đố kỵ, ganh ghét - mà “ phê phán” vô tội
vạ tác phẫm của ông ta, nhằm “làm giảm uy tín và danh dự” của người nghệ sĩ
điêu khắc nọ và cốt đề nâng cao “ tài
năng” của mình …
-
Em còn “thấy” gì nữa
không? - Người thầy nhìn cô học trò, cười khuyến khích.
-
Thầy “chỉ“ thêm cho ạ!
-
Điều mà em băn khoăn hỏi thầy ngay từ đầu đã nằm ngay trong thái độ
cuơng nghị, bản lãnh, tự tin tuyệt vời của người nghệ sĩ rồi!
-
Nghĩa là em vẫn cứ bình thản, yên lặng- “tự tin nơi chính mình”
mà tiếp tục dấn bước, không nên để tâm vui buồn vì những lời đàm tiếu chê bai ( hay ngợi khen) không chân thật, chính
xác?
-
Đó chính là điều Thầy muốn nhắc nhở em (và những học trò cũ) khi
bước chân vào cái trường đời rộng lớn - đầy rẫy những bất trắc, khó khăn, và
phiền não này vậy…
Như chợt nhớ, cô học trò vội vàng mở
chiếc xách tay nhỏ lấy ra một quyển sách - tập truyện dài “Hội Hè Miền Nam “ của Ernest Hemingway - cô đưa hai tay về phía
Thầy: “Hôm vào Nha Trang công tác mấy ngày, em có mua được quyễn sách này - xin
làm quà biếu thầy vây!“
Người Thầy vui vẻ đỡ quyễn sách - giọng
xúc cảm: “ Ôi ! một niềm vui thật bất ngờ… Thầy cảm ơn em … “
Ngày
đầu tháng 8/2010
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét