Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Ảnh Mai LĨnh



VÌ SAO CHỮ CHỦ ( ) trong Việt Nho KHÔNG PHIÊN ÂM CHỦ MÀ PHIÊN ÂM LÀ CHÚA?


     

                      NỖI ƯU HỒI
              (Phỏng dịch từ bài Cảm hồi (Thuật hồi)
                                                     của Đặng Dung)

            Việc nước cưu mang đến tuổi già.
            Tận cùng trời đất mộng bình ca.

            Gặp thời - giặc cỏ luơn vênh váo.
            Hết vận - phận mình ngậm xĩt xa
            Những tưởng chuyển lay vầng nhật nguyệt
            Ngặt khơng quét nổi dãy Ngân Hà
            Mái đầu nhuộm trắng mà quên phắt
            Bĩng nguyệt mài gươm vụt xế tà.

                                         Thái Quốc Mưu

Sau khi hai bài thơ nguyên tác và phỏng dịch nêu trên được phổ biến trên các mạng toàn cầu. Văn Thi sĩ Diệp Kiếm Anh viết lời bình “Một Bản Dịch Tài Hoa của Dịch Giả Thái Quốc Mưu”, đăng trên nhiều trang Website trong, ngoài Việt Nam.

Nhiều vị đang và nguyên là Giáo sư Việt-Hán hoặc Hán-Việt, email hỏi tôi (TQMưu): “Vì sao trong nhiều bản phiên âm Việt Nho, chữ CHỦ trong nguyên tác không phiên âm là CHỦ mà phiên âm là CHÚA?” (xin xem chữ thứ 2, câu thứ 5 ở bài nguyên tác).

Trong những vị ấy, có người hỏi như “chất vấn”, có người hỏi như “thách đố” (Xin nói rõ, bài viết nầy tôi không trả lời những vị hỏi có tính cách “chất vấn” hay “thách đố”). Đặc biệt có một vị hỏi như chia sẻ tâm tình, vị nầy nguyên là Giáo sư Việt - Hán, hiện là chủ một Website chuyên về Văn Học ở Mỹ, email cho tôi (người viết bài nầy) với nội dung như sau:

“Anh Mưu thân mến,
Tôi có một thắc mắc xin hỏi anh: Về câu thứ 5 trong bài Cảm Hoài bằng chữ Nho của Đặng Dung, tại sao ai cũng diễn âm chữ quốc ngữ là "Trí chúa hữu hoài phù địa trục"? “chúa” là chữ nôm hay là chữ thuần Việt thì đâu có thay thế chữ “chủ” bằng chữ Nho được! Tự nhiên trong một câu chữ Nho lại chen vào một chữ thuần Việt! Huống hồ theo nguyên tắc ghép từ tiếng Việt thì chữ Hán - Việt ghép với chữ Hán-Việt, chữ thuần Việt ghép với chữ thuần Việt chứ không thể ghép 2 loại chữ này với nhau được. Ví dụ nói “đô thị hóa” thì được chứ không thể nói “siêu mỏng” hoặc nói làm “ngọt hóa” đồng ruộng được!
Xin anh cho biết ý kiến. Cảm ơn anh.”

(xin xem bản copy)


Sau đây là thư trả lời của Thái Quốc Mưu

Kính Lục huynh,

Anh nói rất đúng, theo thiển ý của tôi chữ  Chủ ( ) phiêm âm là Chủ mới đúng, như: Chủ quan, Chủ nghĩa, tân Chủ, tự Chủ, Chủ tịch, Chủ nhật, Chủ chiến, Chủ bút, Chủ soái,...

Nhưng tại sao một số chữ CHỦ PHIÊM ÂM là “CHÚA”. Chẳng hạn như Thiên Chủ thành “Thiên CHÚA”, Chủ tể thành “CHÚA tể”, Chủ nhật thành “CHÚA nhật”, Chủ Soái thành “CHÚA soái”, Chủ ngục thành “CHÚA ngục”, con gái vua là Công Chủ thành “công CHÚA”...?

Trong Hán Việt có rất nhiều từ bị ĐỌC CHỆCH, hoặc do CHUYỂN ÂM không chính xác hoặc vì kỵ húy hay lý do khác mà từ CHÍNH ÂM trở thành TRẠI ÂM. Lâu ngày thành thói quen, rồi những từ SAI có “thâm niên“BỊ” TRỞ THÀNH ĐÚNG!

Cụ thể như chữ ĐÁI nghĩa là “mang, vác”. Thí dụ, “phi tinh ĐÁI nguyệt”, thường dịch là “phi tinh ĐỚI nguyệt (đúng là “Đội sao, mang trăng” nhưng nếu dịch như vậy nghe không có tính nhạc, nên thường dịch ngược là “đội trăng, mang sao”.

ĐÁI còn là một vùng đất liền nhau, khí hậu được phân chia về địa lý bởi các vòng vĩ tuyến như hàn ĐÁI, ôn ĐÁI thành hàn ĐỚI, ôn ĐỚI.

Về tổ chức đoàn thể có Phụ Nữ Liên ĐÁI (liên ĐÁI là sự ràng buộc (trách nhiệm) với nhau). Nếu nói, “Phụ Nữ Liên ĐÁI” thì... không chừng có kẻ chế diễu rằng thì là “Phụ Nữ theo thứ tự cùng đái liên tiếp” (cười). Ngoài ra, nghe có vẻ “thô tục” nên chuyển âm thành “Phụ Nữ Liên ĐỚI”.

Như đã dẫn trên đây, tất cả những chữ ĐÁI đều chuyển âm thành ĐỚI.

Ngoài ra, còn rất nhiều chữ biến âm khác. Chẳng hạn, CÁT tường thành “KIẾT tường”, NHẬT nguyệt thành “NHỰT nguyệt”, họ HOÀNG thành họ “HUỲNH”, THÌ thành “THỜI”, BI thành “BIA”, LY thành “LÌA”, THI thể thành “THÂY thể” (xác chết); TIẾT thành “TẾT” nhưng, THỜI tiết vẫn là “THỜI tiết” (dù hai chữ Tiết chỉ là một), NGUYÊN thành “NGUƠN”... Những biến âm như trên đây, có thể do ảnh hưởng từ người dịch đầu tiên và có thể họ dùng phương ngữ để dịch lâu dần trở thành thói quen. Tuy nhiên, đây chỉ là sự hiểu biết có giới hạn của người viết.

Ngoài ra còn có những chữ không do biến âm mà do đọc sai, như Khổng Minh CHƯ Cát Lượng, lại thành Khổng Minh “GIA” Cát Lượng”. Chữ CHƯ đọc thành GIA hoàn toàn SAI! Chẳng do từ  CHÍNH ÂM chuyển thành TRẠI ÂM hay BIẾN ÂM.

Biển học mênh mông vô bờ bếân, không ai có thể tự hào biết hết, hiểu hết...

Bài Phiếm Chữ Nghĩa kỳ này, với danh nghĩa một thư trả lời một vị chủ trang Web. người viết xin gởi đến quý độc giả với mục đích xem giải trí, mua vui trong lúc thư nhàn.

Atlanta, USA. August, 6, 2015
Thái Quốc Mưu





Sau đây là thư trả lời của Thái Quốc Mưu

Kính Lục huynh,

Anh nói rất đúng, theo thiển ý của tôi chữ  (Chủ) phiêm âm là Chủ mới đúng, như: Chủ quan, Chủ nghĩa, tân Chủ, tự Chủ, Chủ tịch, Chủ nhật, Chủ chiến, Chủ bút, Chủ soái,...

Nhưng tại sao một số chữ CHỦ PHIÊM ÂM lại là “CHÚA”? Chẳng hạn như Thiên Chủ thành “Thiên CHÚA”, Chủ tể thành “CHÚA tể”, Chủ nhật thành “CHÚA nhật”, Chủ Soái thành “CHÚA soái”, Chủ ngục thành “CHÚA ngục”, con gái vua là Công Chủ thành “công CHÚA”...

Xin thưa,

Trong Hán Việt có rất nhiều từ bị ĐỌC CHỆCH, hoặc do CHUYỂN ÂM không chính xác hoặc vì kỵ húy hay lý do khác, từ CHÍNH ÂM trở thành TRẠI ÂM hoặc BIẾN ÂM. Lâu ngày thành thói quen, rồi những từ SAI có “thâm niên” “BỊ” TRỞ THÀNH ĐÚNG!

Cụ thể như chữ ĐÁI nghĩa là “mang, vác”. Thí dụ, “phi tinh ĐÁI nguyệt”, thường đọc là “phi tinh ĐỚI nguyệt (dịch đúng là “Đội sao, mang trăng” nhưng thường dịch ngược “đội trăng, mang sao”.

ĐÁI còn là một vùng đất liền nhau, khí hậu được phân chia về địa lý bởi các vòng vĩ tuyến như hàn ĐÁI, ôn ĐÁI thành hàn ĐỚI, ôn ĐỚI.

Về tổ chức đoàn thể có Phụ Nữ Liên ĐÁI (liên ĐÁI là sự ràng buộc (trách nhiệm) với nhau).

Nếu nói, “Phụ Nữ Liên ĐÁI” thì... không chừng có kẻ chế diễu rằng thì là “Phụ Nữ theo thứ tự cùng đái lien tiếp” (cười). Ngoài ra, nghe có vẻ “thô tục” nên chuyển âm thành “Phụ Nữ Liên ĐỚI”.

Như đã dẫn trên đây, tất cả những chữ ĐÁI đều chuyển âm thành ĐỚI.

Ngoài ra, còn rất nhiều biến âm khác. Chẳng hạn, CÁT tường thành “KIẾT tường”, NHẬT nguyệt thành “NHỰT nguyệt”, họ HOÀNG thành họ “HUỲNH”, THÌ thành “THỜI”, BI thành “BIA”, LY thành “LÌA”, THI thể thành “THÂY thể”(xác chết); TẾT thành “TIẾT” nhưng, THỜI TIẾT vẫn là “THỜI TIẾT”, dầu hai chữ TIẾT chỉ là một...

Những biến âm như trên đây, có thể do ảnh hưởng từ người dịch đầu tiên và có thể họ dùng phương ngữ để dịch nên trở thành thói quen. Tuy nhiên, đây chỉ là suy luận có giới hạn của người viết mà thôi.

Ngoài ra còn có những chữ không do biến âm mà do đọc sai, như Khổng Minh CHƯ Cát Lượng, lại thành Khổng Minh “GIA” Cát Lượng”. Chữ CHƯ đọc thành GIA hoàn toàn SAI! Chẳng do chuyển  CHÍNH ÂM thành TRẠI ÂM hay BIẾN ÂM.

Biển học mênh mông vô bờ bến, không ai có thể tự hào biết hết, hiểu hết... Người viết không ngoại lệ.

Bài Phiếm nầy, với danh nghĩa một thư trả lời cho vị chủ nhiệm một trang Web. Người viết xin gởi đến quý độc giả với mục đích xem giải trí, mua vui trong lúc thư nhàn.

Atlanta, USA. August, 6, 2015

Thái Quốc Mưu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét