THẢO LUẬN BÀI THƠ “
Chút An Nhiên”
của Hoài Huyền Thanh –
Châu Thạch
CHÚT
AN NHIÊN
Hoàng hôn về vội vã
Hôn khẽ nắng chiều buông.
Sân ga đời lặng lẽ
Ngại ngần bước chân hoang.
Hôn khẽ nắng chiều buông.
Sân ga đời lặng lẽ
Ngại ngần bước chân hoang.
Đêm độc hành chưa khuất
Vụt rực rỡ nắng vàng.
Nắm níu gì ta hỡi?
Đời là bể trầm luân.
Lòng ngổn ngang trăm mối
Thương chiếc lá lưng chừng.
Thiện lương và tội lỗi
Cách chia mỗi bước chân.
Xa gần rồi cũng thế
Nước sẽ chảy về nguồn,
Cát bụi nào tự tại !?
Bến Mơ lòng An Nhiên.
Hoàihuyềnthanh
Thảo Luận của Châu Thạch:
Trong chuyến về thăm Đất Đứng tôi gặp Hoài huyền Thanh lần đầu. Qua giao tiếp tôi nghĩ chị là người vui cười, cởi mở, chân thành và yêu thương. Trở về, tôi đọc thơ chị và một Hoài huyền Thanh (HHT) mới đến với tôi trong thơ, một HHT nội tâm sâu sắc với tâm tư thâm trầm mang nhiều ước mơ thánh thiện. Tôi đọc bài thơ “ Chút An Nhiên” của tác giả và tôi hiểu rằng tác giả khó được an nhiên bởi lòng chị còn mang nhiều nỗi đau của kiếp nhân sinh.
Chỉ bốn câu thơ đầu ngắn gọn mà HHT đã vẽ lên hai nỗi buồn thê thiết: một hoàng hôn và một sân ga đời ảm đạm.
Hoàng hôn về vội vã
Hôn khẽ nắng chiều buông.
Sân ga đời lặng lẽ
Ngại ngần bước chân hoang.
Hoàng hôn là nắng chiều mà hoàng hôn lại vội vã hôn nắng chiều? Có phải đây là một câu thơ nghịch lý? Không, sẽ không nghịch lý nếu ai đó có tâm trạng ở cuối cuộc đời. Lúc đó họ sẽ nhận biết được thể xác và tâm hồn như hoàng hôn và như cả nắng chiều, hai cái khác nhau trong cùng thân vị. Hoàng hôn thì buồn vì ngày đã hết mà ánh nắng chiều thì đẹp biết bao. Hoài huyền Thanh đã ví thể xác như hoàng hôn và tâm hồn như nắng chiều. Thuộc thể và thuộc linh đã hôn khẽ trong chính con người vì cả hai biết sắp đến giờ từ biệt.
Sân ga thì thường nhộn nhịp, sân ga không bao giờ chỉ có một người đi. Nhưng sân ga của HHT lặng lẽ và chỉ có một bước chân hoang. Phải chăng đây là cõi chết, là nỗi cô đơn cuối đời trước khi bước lên con tàu đi về bóng đêm vô định!
Thảo Luận của Châu Thạch:
Trong chuyến về thăm Đất Đứng tôi gặp Hoài huyền Thanh lần đầu. Qua giao tiếp tôi nghĩ chị là người vui cười, cởi mở, chân thành và yêu thương. Trở về, tôi đọc thơ chị và một Hoài huyền Thanh (HHT) mới đến với tôi trong thơ, một HHT nội tâm sâu sắc với tâm tư thâm trầm mang nhiều ước mơ thánh thiện. Tôi đọc bài thơ “ Chút An Nhiên” của tác giả và tôi hiểu rằng tác giả khó được an nhiên bởi lòng chị còn mang nhiều nỗi đau của kiếp nhân sinh.
Chỉ bốn câu thơ đầu ngắn gọn mà HHT đã vẽ lên hai nỗi buồn thê thiết: một hoàng hôn và một sân ga đời ảm đạm.
Hoàng hôn về vội vã
Hôn khẽ nắng chiều buông.
Sân ga đời lặng lẽ
Ngại ngần bước chân hoang.
Hoàng hôn là nắng chiều mà hoàng hôn lại vội vã hôn nắng chiều? Có phải đây là một câu thơ nghịch lý? Không, sẽ không nghịch lý nếu ai đó có tâm trạng ở cuối cuộc đời. Lúc đó họ sẽ nhận biết được thể xác và tâm hồn như hoàng hôn và như cả nắng chiều, hai cái khác nhau trong cùng thân vị. Hoàng hôn thì buồn vì ngày đã hết mà ánh nắng chiều thì đẹp biết bao. Hoài huyền Thanh đã ví thể xác như hoàng hôn và tâm hồn như nắng chiều. Thuộc thể và thuộc linh đã hôn khẽ trong chính con người vì cả hai biết sắp đến giờ từ biệt.
Sân ga thì thường nhộn nhịp, sân ga không bao giờ chỉ có một người đi. Nhưng sân ga của HHT lặng lẽ và chỉ có một bước chân hoang. Phải chăng đây là cõi chết, là nỗi cô đơn cuối đời trước khi bước lên con tàu đi về bóng đêm vô định!
Chỉ bốn câu thơ ngắn gọn với hai
mươi chữ, mỗi chữ là một giọt sầu gieo xuống hoàng hôn của cuộc đời. Có câu thơ
“ Cảm ơn đời mỗi buổi mai thức dậy/Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” có nghĩa
là hôm nay ta mới có thêm một ngày và hôm qua có thể là ngày cuối của đời ta. Vậy
cho nên hoàng hôn của cuộc đời không biết sẽ đến lúc nào, và câu thơ của HHT là
lời cảnh tỉnh cho hết thảy con người trẻ, già đang sống ở thế gian.
Bốn câu thơ tiếp tác giả muốn buông bỏ những nắm níu ở đời nhưng làm sao buông bỏ được:
Đêm độc hành chưa khuất
Vụt rực rỡ nắng vàng.
Nắm níu gì ta hỡi?
Đời là bể trầm luân.
“ Đêm độc hành chưa khuất” .Đêm chưa khuất,đời người chưa tận “ Vụt rực rỡ nắng vàng” phải chăng là nắng chiều le lói hay sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trong những giây phút cuối. “ Nắm níu gì ta hởi/ Đời là bể trầm luân” là tiếng kêu đau đớn tự trách móc tham vọng của chính mình chưa chịu dứt bỏ mà đi, còn ngã chấp đời nầy.
Bốn câu thơ kế tiếp giống như hai vế trạng, luận của một bài Đường thi, tác giả mở rộng ra suy luận của mình về chuyện phi lý của cuộc đời:
Lòng ngổn ngang trăm mối
Thương chiếc lá lưng chừng.
Thiện lương và tội lỗi
Cách chia mỗi bước chân.
Bốn câu thơ tiếp tác giả muốn buông bỏ những nắm níu ở đời nhưng làm sao buông bỏ được:
Đêm độc hành chưa khuất
Vụt rực rỡ nắng vàng.
Nắm níu gì ta hỡi?
Đời là bể trầm luân.
“ Đêm độc hành chưa khuất” .Đêm chưa khuất,đời người chưa tận “ Vụt rực rỡ nắng vàng” phải chăng là nắng chiều le lói hay sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trong những giây phút cuối. “ Nắm níu gì ta hởi/ Đời là bể trầm luân” là tiếng kêu đau đớn tự trách móc tham vọng của chính mình chưa chịu dứt bỏ mà đi, còn ngã chấp đời nầy.
Bốn câu thơ kế tiếp giống như hai vế trạng, luận của một bài Đường thi, tác giả mở rộng ra suy luận của mình về chuyện phi lý của cuộc đời:
Lòng ngổn ngang trăm mối
Thương chiếc lá lưng chừng.
Thiện lương và tội lỗi
Cách chia mỗi bước chân.
Từ một chiếc lá rụng bay dật dờ mà tác giả chiêm nghiệm sự ngổn ngang
trăm mối vì ngã chấp của người như chiếc lá kia cứ lưng chừng chao đảo. Cái thiện
và cái ác ở quá gần nhau, vì thế cái siêu thoát và cái trầm luân cũng không xa
nhau mấy. Bốn câu thơ tức cảnh sinh tình đầy sự trăn trở của kiếp nhân sinh,
lời thơ chùng xuống và tiếng thơ như uất nghẹn khiến người đọc không khỏi
trầm tư.
Và vế thơ cuối là một tiếng thở phào trút bỏ mọi ưu tư:
Xa gần rồi cũng thế
Nước sẽ chảy về nguồn,
Cát bụi nào tự tại !?
Bến Mơ lòng An Nhiên.
Tiếng thở phào ngắn gọn ở cuối bài thơ không nói lên được tính an nhiên tự tại trong lòng tác giả. Nhưng tiếng thở phào đó cũng nói lên được định lực có trong người tác giả, trút bỏ mình. được phần nào vạn pháp đang khuấy động bình an tâm hồn
Nước sẽ chảy về nguồn,
Cát bụi nào tự tại !?
Bến Mơ lòng An Nhiên.
Tiếng thở phào ngắn gọn ở cuối bài thơ không nói lên được tính an nhiên tự tại trong lòng tác giả. Nhưng tiếng thở phào đó cũng nói lên được định lực có trong người tác giả, trút bỏ mình. được phần nào vạn pháp đang khuấy động bình an tâm hồn
Đầu đề bài thơ là “ Chút An Nhiên”. Đó là ước vọng chân thành như muốn
tìm chiếc phao trên biển. Biển hoặc bình an hoặc bão tố, sự an nhiên trong lòng
người cũng chẳng bao giờ có một phần, một chút mà phải trọn vẹn như mặt biển
kia. Hoài huyền Thanh muốn tìm “ Chút bình an”cho mình nhưng cũng
mang tâm trạng, ước vọng của hết thảy con người. Làm sao có sự bình an khi đang
đứng trước bão bùng? Chiếc thuyền con với chiếc buồm nhỏ bé có qua được đại
dương đang sóng gió hay không?” Chút An Nhiên” là một bài thơ u uẩn và thánh
thoát ở gần nhau như “ mỗi bước chân” và lẽ tất nhiên bút hiệu Hoài huyền Thanh
là hoài vọng những điều huyền nhiệm thanh cao, cho nên tác giả luôn mơ ước những
điều tốt đẹp,
và dĩ nhiên, ai tìm được chút an nhiên của Hoài huyền Thanh sẽ là có an
nhiên mọi sự, ai không có một chút an nhiên ấy thì sự bình an sẽ mất .
Tôi biết tìm “Chút An Nhiên” của Hoài huyền Thanh sẽ khó, nhưng tôi cũng
biết đây là một bài thơ hay của một cây
bút nữ mà nội tâm còn nhiều băn khoăn , trăn trở về kiếp nhân sinh. Bài thơ cho
ta nhiều suy nghiệm về đời .
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét