Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Ảnh Tác Giả



DÌ LUCIA CTC
Mang Viên Long


Trước 1975 truyện của anh đăng trên những tờ báo “quý tộc” như Vấn Đề, Văn, Bách Khoa v.v.. - những “khung cửa hẹp” theo cách nghĩ của tôi - còn ngày nay, những người viết không có những “khung cửa hẹp” để… lập thân lập nghiệp văn chương. Tôi cho rằng nếu hồi năm 1970 gì đó mà tờ Bách Khoa không đăng truyện ngắn “Dì Lucia” thì có thể anh mất một cơ hội để  nâng niu bàn chân Việt”. Báo chí hiện nay hình như không mặn lắm với việc “đào tạo” người viết, anh có tiếc không?


Truyện Dì Lucia là truyên đầu tiên tôi gởi cho Bách Khoa và được chọn đăng ngay! Nếu tờ báo ấy không “mặn” thì tôi có tờ Vấn Đề luôn sẵn sàng! Ngày nay, báo xuất bản nhiều, việc chọn bài cũng có phần dễ hơn xưa nên người đọc rất khó “ấn tượng” về tác giả… Có điều vui, cũng có điều buồn! Và, nếu… “Dì Lucia” không xuất hiện mà bị nằm trong ngăn kéo báo Bách Khoa thì cũng thật là tiếc bởi vì… Dì Lucia rất đẹp!


Trở lại với “Dì Lucia”, gợn lên một tình yêu như cái mầm… không mọc tiếp (nhưng cũng không thui chột), người nữ tu này rất “người” một cách trong sáng, phần tôi rất mê những chút tình lãng mạn, éo le mà sương khói như thế. Kết thúc truyện: “Tôi sẽ tới, thưa dì.Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Chúa giáng sinh. Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại”. Hoà bình hơn 30 năm, không còn nỗi sợ chết của người lính bị động viên, anh có biết Lucia ở đâu?

Tôi biết! Dì Lucia ở tại Ninh Hòa (thời điểm 1972-73) và sau đó, cho tới hôm nay sau hơn 30 năm, Lucia đang ở trong… Trái Tim tôi! Có một điều rất an ủi là nhà văn KQT từ Hà Nội cũng đã comment góp ý với tôi về chuyện ấy: “Tôi đã đọc trên báo Văn Nghệ Già nay đọc lại trên blogs của anh, cảm thấy đó là một truyện ngắn rất hay!”

(1) Tạp chí Bách Khoa-số384 tháng 11.1973)

Trong giấc ngủ muộn màng đêm khuya, tôi vẫn thường mơ thấy dì Lucia đứng đó, trước cánh cửa sắt, bờ tường rêu đen chạy dài theo con lộ vắng vẻ. Từ ngày gặp dì Lucia, tôi thường tự hỏi, tôi có còn dịp nào gặp lại được dì sau này chăng? Dì đã nói: “Xa đây, chắc ông không còn dịp nào gặp tôi nữa đâu. Tôi cũng sắp đi nơi khác rồi”.
Tôi cười:
          -Ở đây hay ở đâu, chắc tôi phải đi thăm dì Lucia mỗi ngày.
    Tôi rời họ ngay để tránh những câu nói đùa cợt, khó lòng ngăn cản. Thực sự là họ đoán đúng:
Tôi ngước nhìn dì:
-Khổ nhiều chuyện lắm dì ạ.
-Tôi biết.
-Dì có buồn không?
Dì Lucia ngập ngừng:
-Tôi cũng là một con người…
Chúng tôi đi dọc theo bờ tường, phía trong, dưới những hàng bạc hà cao. Cánh đồng phía trước im vắng. Khu nhà nguyện chưa có bóng người. Dì Lucia lặng lẽ hơn sau câu nói, như một lời tự thú, một câu giải bày giản dị nhưng quá khó với dì lúc này. Tôi nghe tôi bàng hoàng. Nếu dì Lucia không cầm xâu chuỗi trên tay, không mặc bộ áo chùng trắng, không còn vướng bận tới những lời khấn trước đức Chúa để hiến dâng trọn đời dì, thì tôi đã nói thực với dì rằng tôi đã yêu dì như một mệnh số. Tôi không thể quên dì. Và ước mơ của tôi, sau cùng, là được gần dì mãi như chiều nay. Nhưng dì Lucia đã quay lại hỏi : “Giáng sinh này ông ở đâu?”
-Thưa dì chưa rõ được.
Dì Lucia cười:
-Tôi hỏi để coi ông có thể tới vui với mấy em ở đây được không?
Tôi quả quyết:
-Tôi sẽ tới, thưa dì. Chắc là ở đâu tôi cũng sẽ về đây ngày Giáng Sinh… Dì hãy cầu nguyện cho tôi còn sống để trở lại.

                                                                                  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét