Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015


[ TIẾP THEO]
 
Nhật Bản là một cường quốc phát triển bậc nhất thế giới, người Nhật nổi tiếng là những “con ong” chăm chỉ cần cù, nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có người nghèo, dù có là cường quốc giàu có thì đất nước nào cũng có những người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Thế nhưng, tuyệt nhiên không bao giờ thấy bóng của những người ăn xin trên đường phố nước Nhật. Lý do là gì vậy?
 
“Tokyo không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Tuy nhiêu nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân”.
 
Người Nhật Bản không ăn xin cho dù họ có thiếu thốn đến đâu, khác hẳn ở nhiều nơi trên thế giới này.
 
Một câu chuyện được kể lại khiến nhiều người phải suy ngẫm về lòng tự trọng của người Nhật:
“Vào một tối trời mưa phùn ở Tokyo không khác gì miền nam Trung Quốc, tôi về nhà hơi trễ. Trên đường về tôi gặp một ông lão cao tuổi đang đi chiếc xe đạp cũ kỹ, đằng sau xe chở một túi to chất đầy vỏ đồ hộp đã dùng hết. Trong đầu tôi bỗng hiện lên cảnh ngày mai khi mọi người vứt đồ đã dùng xong vào thùng rác, ông lão già nua này sẽ nhanh chóng tới thu lượm ve chai, cũng giống như khi ông tìm đến các nhà hàng để thu lượm vỏ đồ hộp người ta thải ra.
 
Hôm nay có lẽ là ngày hiếm hoi mà ông lão may mắn khi kiếm được nhiều vỏ lon như vậy. Trong thời tiết mưa phùn thế này, ông ấy sẽ có đủ tiền mua vài gói mỳ ăn liền, hai miếng đậu phụ, một chai rượu sa kê, ngồi dưới mảnh vải nhựa là nhà để thưởng thức món ăn xa xỉ và ngon miệng này.
 
Ông ấy là một người lang thang không nhà cửa, không nơi nương tựa. Theo số liệu thống kê, Tokyo có khoảng 2.000 người vô gia cư như ông.
 
Hè năm ngoái, tôi có dịp đến thăm bến tàu Edogawa tại Tokyo, là dịp để ngắm nhìn “nhà” của người vô gia cư. Mỗi khi có mưa, xung quanh bến tàu lại khá sạch sẽ, cạnh đó có một mảnh đất công để không nên những người vô gia cư chọn trú ngụ tại đây.
 
Nhà của họ đơn sơ với tấm nilon dày màu xanh da trời che phủ ở trên. Ai cũng có một cái giường nhỏ, một chiếc vô tuyến, nồi cơm nhỏ và vài đồ dùng lặt vặt khác. Tôi không biết làm sao họ có được một chiếc máy phát điện nhỏ.
 
Hàng ngày người vô gia cư ở Tokyo đi lượm ve chai tại các ga tàu điện, nhặt báo do người khác đọc xong ném vào thùng rác hoặc vứt luôn ở ghế ngồi. Gần ga tàu điện cũng có một quầy bán tạp chí đã ra vài ngày trước đó với mức giá chỉ bằng nửa giá bìa cho những ai muốn giết thời gian. Và tất nhiên không có thanh tra nào tại Tokyo đi kiểm tra việc này.
 
Đa phần người vô gia cư đều đã cao tuổi, số ít ở lứa tuổi trung niên. Họ có thể từng là nhân viên văn phòng, tự doanh hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì một lý do nào đó, cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố.
 
Ông lão cho biết hiện giờ ông hài lòng về cuộc sống thong dong không ràng buộc một năm qua.
 
Chính phủ Nhật Bản có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho người ngoài gọi là “trợ cấp nhân sinh”. Người nghèo không đủ điều kiện sinh tồn có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này.
 
Tại Tokyo, chính sách “trợ cấp nhân sinh” hàng tháng sẽ hỗ trợ người vô gia cư hay người nghèo 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Tuy nhiêu nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
 
Tôi cũng chưa bao giờ thấy một người ăn xin nào ở Tokyo, không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Nhật Bản là đất nước không có người ăn xin, một hòn đảo với những điều thật khác thường so với nhiều nước khác.
 
Khi tôi hỏi giáo sư xã hội học Shimada tại đại học Keio, ông ấy trả lời rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói còn hơn xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất ở đất nước Mặt trời mọc và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn ghi nhớ một quan niệm truyền thống: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.
 
Hoàng Tuấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét