Câu chuyện... khó tưởng: Hai bà cụ cùng ngày sanh, ngày tử
Trần không Tên ( Theo Viendongdaily news )
Hai bà cụ Borghild Johnsrud và Khưu Ngân có ngày sinh và ngày tử trùng hợp, dù hai người sống ở hai nơi khác nhau trước khi sống gần nhau tại Na Uy. (Medium.com)
Người ta thường nói, ở đời chẳng có sự gì lạ cả. Đã đành thế, nhưng dù sao vẫn có những “sự cố” mà thiên hạ vẫn không thể hiểu nổi hoặc cắt nghĩa được. Chuyện hôm nay được kể quí vị nghe dưới đây, nếu đặt tên là “lạ” cũng chẳng sai một “ly ông cụ nào,” bởi đặc tính khác thường, vô cùng hiếm hoi, nhưng tôi thích gọi là “khó tưởng,” nghĩa là chẳng dễ để có thể tưởng tượng hoặc hình dung ra.
Hai chân trời cách biệt!
Các nhà xã hội học và tâm lý học đã một thời xa xưa xác quyết rằng “Đông, Tây không bao giờ gặp nhau.” Ý của các chuyên gia này muốn nói đến sự khác biệt bất khả “hòa đồng - hòa hợp - hòa giải” giữa văn hóa của các dân tộc ở phương Đông và những người gốc gác Tây Phương. Hơn nữa, khía cạnh tình cảm giữa người Âu, Á cũng muôn đời dị biệt. Thế nhưng ngày nay, đặc biệt nhờ nhiều phương tiện văn minh kỹ thuật mà người tứ xứ đã có nhiều cơ hội để không ngừng kêu gọi “xích lại gần nhau tí nữa...” để rồi trở thành y chang họ hàng nhau, ruột thịt nhau...
Thế nhưng câu chuyện ở đây không liên quan gì đến xã hội hay khía cạnh tâm lý, nhưng là hai người “hiện hữu” xa cách nhau thật sự về địa lý, một bên ở tận Á Châu, một bên tại mãi Âu Châu. Nói rõ hơn một phụ nữ gốc Trung Hoa tên là Khưu Ngân, sinh ngày 14-12-1912 tại làng Shui Hao, Nam Trung Quốc - và một phụ nữ Na Uy tên là Borghild Johnsrud, cũng chào đời cùng ngày 14-12-1912, tại thị xã Lillestrom - Nam Oslo, thủ đô Na Uy. Hai phương trời cách biệt như vậy mà họ đã gặp nhau, sống cạnh nhau và cùng chết một ngày, một năm, một chỗ: 14-12-2014 tại Lillestrom. Sinh nhật và tạ thế cùng y boong một thời điểm: Ngày 14 tháng 12!
Sự lạ lùng này do một nhật báo lớn và uy tín nhất ở đất nước có tổ tiên là Vikings (Hải Tặc) - tờ Aftenposten - đã khám phá ra và phổ biến trên số phát hành ngày 22-10-2015 cho toàn thể “nhân dân ta” khắp nơi trên đất nước cùng biết để mà cùng trợn mắt thốt lên: “Underlig!” - Lạ lùng thật! Dị kỳ quá!
Trong số người kinh ngạc, không thiếu người Việt, trong đó có kẻ hèn này vốn cũng đã sinh sống ở Na Uy cả thảy 33 năm! Nhiều lúc nghĩ mình cũng chậm tiến thật, lạc hậu là đàng khác. Dĩ nhiên những chặng đường đời của hai nhân vật này không thể tiến một lèo ngon ơ đến thẳng cùng đích lạ kỳ như vậy, nhưng tiến trình cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh.”
Thế nhưng câu chuyện ở đây không liên quan gì đến xã hội hay khía cạnh tâm lý, nhưng là hai người “hiện hữu” xa cách nhau thật sự về địa lý, một bên ở tận Á Châu, một bên tại mãi Âu Châu. Nói rõ hơn một phụ nữ gốc Trung Hoa tên là Khưu Ngân, sinh ngày 14-12-1912 tại làng Shui Hao, Nam Trung Quốc - và một phụ nữ Na Uy tên là Borghild Johnsrud, cũng chào đời cùng ngày 14-12-1912, tại thị xã Lillestrom - Nam Oslo, thủ đô Na Uy. Hai phương trời cách biệt như vậy mà họ đã gặp nhau, sống cạnh nhau và cùng chết một ngày, một năm, một chỗ: 14-12-2014 tại Lillestrom. Sinh nhật và tạ thế cùng y boong một thời điểm: Ngày 14 tháng 12!
Sự lạ lùng này do một nhật báo lớn và uy tín nhất ở đất nước có tổ tiên là Vikings (Hải Tặc) - tờ Aftenposten - đã khám phá ra và phổ biến trên số phát hành ngày 22-10-2015 cho toàn thể “nhân dân ta” khắp nơi trên đất nước cùng biết để mà cùng trợn mắt thốt lên: “Underlig!” - Lạ lùng thật! Dị kỳ quá!
Trong số người kinh ngạc, không thiếu người Việt, trong đó có kẻ hèn này vốn cũng đã sinh sống ở Na Uy cả thảy 33 năm! Nhiều lúc nghĩ mình cũng chậm tiến thật, lạc hậu là đàng khác. Dĩ nhiên những chặng đường đời của hai nhân vật này không thể tiến một lèo ngon ơ đến thẳng cùng đích lạ kỳ như vậy, nhưng tiến trình cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh.”
Nhân vật 1: Khưu Ngân
Một điểm rất đặc biệt, quá ư đặc biệt mà người viết không thể giữ bí mật lâu nữa mà phải bật mí ngay kẻo nội và ngoại tạng như bị “tam nhật” dồn nén mà dồn như keo tận não. Đó là đệ nhất nhân vật này, bà Khưu Ngân có liên hệ mật thiết với quê hương Việt Nam, với đồng bào Việt Nam chúng ta - lại một sự lạ lùng, khó... tưởng! - bởi bà đã định cư ở nước ta từ năm 1937 và dĩ nhiên nói tiếng Việt trôi chảy “như cháo,” thuộc lòng từng đường đi nước bước các phong tục tập quán dân tộc Việt.
Mạn phép trở lui dĩ vãng, năm 1930, bên trong một căn nhà ở làng Shui Hao, Trung Hoa, một thiếu nữ đang ngồi dệt cửi. Nhưng vì cửa nhà mở toang hoác nên mọi đồ bên trong đều phô ra hết. Một thanh niên khi chợt đi tới cửa, liền tự nhiên chậm bước lại, ngó vào. Thế nhưng anh chàng không thèm nhìn... đồ vật mà chỉ chăm chú vào thiếu nữ đang dệt cửi. Còn nàng thì vì tập trung tâm trí vào công việc nên chẳng hề biết mình bị... rình mò.
Chính ra việc Khưu Ngân ngồi dệt ở chỗ ấy là do ông bố nàng bắt vậy. Ngân là con gái út trong đàn con năm đứa, sức mấy dám cãi lệnh bố. Tôn trọng uy quyền và hệ thống tôn tri trật tự là một lẽ tất yếu. Lời của người cha là luật!
Khưu Ngân chẳng được một ngày tới trường. Con gái không được quyền biết chữ. Tương lai của họ dù thế nào cũng chỉ là ông chồng và gia đình. Thế nhưng Ngân mang một bổn phận lớn lao trong nhà: Mới 8 tuổi, nàng có công tác trông coi hai con trâu của gia đình.
Trở lại cái ngày định mệnh năm 1930 có anh chàng thanh niên đi qua lượn lại trước cửa nhà trong khi Khưu Ngân chẳng biết gì ngoài việc dệt cửi. Chàng khoái cảnh tượng mà anh nhìn thấy: Người con gái ấy sẽ trở thành vợ của chàng!
Sau đám cưới, Ngân về nhà chồng, từ đó nàng ít còn liên lạc với gia đình mình. Nàng có thai đứa con đầu với tên gọi Lâm Bửu Khôn khi nàng vừa tròn 19 xuân xanh. Một mình Ngân giáo dục đứa con vì ông chồng vốn có những tham vọng lớn lao hơn là cấy lúa, trồng rau. Vả lại là con út nên anh ta chẳng mấy hy vọng được thừa kế ruộng vườn. Anh chàng muốn trở thành thương gia và vì thế phiêu lưu sang tận Việt Nam để học nghề.
Khi đó cũng vào lúc Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn. Hàng triệu người Tàu tản cư sang các nước khác. Đông đảo cư dân ở tỉnh Quảng Đông, mạn Nam Trung Quốc, nơi Khưu Ngân cư trú, đã tìm kế sinh nhai và an cư lạc nghiệp ở Việt Nam, nơi trước đó cũng đã có nhiều người Tàu (mà nguời Việt chỉ coi họ là “Khách Trú”). Chồng của Khưu Ngân đã ở sẵn đây từ 6 năm rồi nên chàng quay về nước chỉ cốt ý đón vợ con sang. Kết quả chuyến hồi hương này là Khưu Ngân có bầu đứa con trai thứ hai.
Cũng vào năm 1937 này, phát xít Nhật chiếm đóng những thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải và Nam Kinh; hàng trăm ngàn người Hoa bị tàn sát. Thời điểm bùng nổ thế chiến thứ hai.
Khi chạy loạn, vợ chồng Ngân để lại đứa con đầu cho bố mẹ chồng ở Trung Quốc để gọi là có kẻ “nối dõi tông đường” đồng thời vì họ cũng muốn duy trì mối liên hệ với gia đình ở quê nhà. Vợ chồng gom góp tiền của, vĩnh biệt nơi chôn nhau cắt rốn, quyết định chọn Việt Nam làm “quê cha đất tổ” thứ hai đồng thời sinh sống bằng nghề buôn bán...
Mạn phép trở lui dĩ vãng, năm 1930, bên trong một căn nhà ở làng Shui Hao, Trung Hoa, một thiếu nữ đang ngồi dệt cửi. Nhưng vì cửa nhà mở toang hoác nên mọi đồ bên trong đều phô ra hết. Một thanh niên khi chợt đi tới cửa, liền tự nhiên chậm bước lại, ngó vào. Thế nhưng anh chàng không thèm nhìn... đồ vật mà chỉ chăm chú vào thiếu nữ đang dệt cửi. Còn nàng thì vì tập trung tâm trí vào công việc nên chẳng hề biết mình bị... rình mò.
Chính ra việc Khưu Ngân ngồi dệt ở chỗ ấy là do ông bố nàng bắt vậy. Ngân là con gái út trong đàn con năm đứa, sức mấy dám cãi lệnh bố. Tôn trọng uy quyền và hệ thống tôn tri trật tự là một lẽ tất yếu. Lời của người cha là luật!
Khưu Ngân chẳng được một ngày tới trường. Con gái không được quyền biết chữ. Tương lai của họ dù thế nào cũng chỉ là ông chồng và gia đình. Thế nhưng Ngân mang một bổn phận lớn lao trong nhà: Mới 8 tuổi, nàng có công tác trông coi hai con trâu của gia đình.
Trở lại cái ngày định mệnh năm 1930 có anh chàng thanh niên đi qua lượn lại trước cửa nhà trong khi Khưu Ngân chẳng biết gì ngoài việc dệt cửi. Chàng khoái cảnh tượng mà anh nhìn thấy: Người con gái ấy sẽ trở thành vợ của chàng!
Sau đám cưới, Ngân về nhà chồng, từ đó nàng ít còn liên lạc với gia đình mình. Nàng có thai đứa con đầu với tên gọi Lâm Bửu Khôn khi nàng vừa tròn 19 xuân xanh. Một mình Ngân giáo dục đứa con vì ông chồng vốn có những tham vọng lớn lao hơn là cấy lúa, trồng rau. Vả lại là con út nên anh ta chẳng mấy hy vọng được thừa kế ruộng vườn. Anh chàng muốn trở thành thương gia và vì thế phiêu lưu sang tận Việt Nam để học nghề.
Khi đó cũng vào lúc Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn. Hàng triệu người Tàu tản cư sang các nước khác. Đông đảo cư dân ở tỉnh Quảng Đông, mạn Nam Trung Quốc, nơi Khưu Ngân cư trú, đã tìm kế sinh nhai và an cư lạc nghiệp ở Việt Nam, nơi trước đó cũng đã có nhiều người Tàu (mà nguời Việt chỉ coi họ là “Khách Trú”). Chồng của Khưu Ngân đã ở sẵn đây từ 6 năm rồi nên chàng quay về nước chỉ cốt ý đón vợ con sang. Kết quả chuyến hồi hương này là Khưu Ngân có bầu đứa con trai thứ hai.
Cũng vào năm 1937 này, phát xít Nhật chiếm đóng những thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải và Nam Kinh; hàng trăm ngàn người Hoa bị tàn sát. Thời điểm bùng nổ thế chiến thứ hai.
Khi chạy loạn, vợ chồng Ngân để lại đứa con đầu cho bố mẹ chồng ở Trung Quốc để gọi là có kẻ “nối dõi tông đường” đồng thời vì họ cũng muốn duy trì mối liên hệ với gia đình ở quê nhà. Vợ chồng gom góp tiền của, vĩnh biệt nơi chôn nhau cắt rốn, quyết định chọn Việt Nam làm “quê cha đất tổ” thứ hai đồng thời sinh sống bằng nghề buôn bán...
Nhân vật 2: Borghild Johnsrud
Cách xa hơn 11,000 cây số, cạnh dòng sông Akerselva ở Oslo, một thiếu nữ Na Uy cùng ngày, tháng, năm sinh với Khưu Ngân, và đang đan những sợi dây (khác chi dệt vải!) ở trong nước lạnh buốt. Cô gái của nhà máy này, Borghild Johnsrud, là một trong nhiều phụ nữ không có con, chưa lập gia đình, công nhân của một xí nghiệp cơ bản, Christiania Seildugsfabrik, ở thủ đô. Borghild quen làm việc nặng nhọc. Nàng sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo nàn trong vùng quê có xưởng cưa, Lillestrom. Thuở nhỏ, nàng được bốn năm cắp sách đến trường. Borghild muốn học nữa nhưng vì nhà nghèo, nàng đành “mộng không thành.” Cha nàng, ông Jalmar Johnsrud làm việc vất vả theo chế độ tăng ca ở Lillestrom Dampsag gần con sông Nitelva. Bà mẹ... mắn, sinh liền tù tì 10 đứa con nên cần sự giúp đỡ việc nhà của con gái. Đó là cảnh sống của công nhân ở Lillestrom, Na Uy, năm 1920.
Thuở thiếu thời của Borghild liên hệ nhiều với dòng sông, nơi cũng cung cấp sự sống, năng lực và công ăn việc làm cho thôn làng vốn không ngừng tăng trưởng. Vào mùa hè, cô bé vẫn từng tắm và đùa chơi ở chốn này cùng với nhiều trẻ khác. Cũng tại đây, các gia đình giặt gịa, rửa ráy; tuy nhiên khi nước dâng cao tràn bờ thì những đứa trẻ phải nhảy từ thanh gỗ này sang thanh gỗ khác để không bị chìm xuống bùn.
Thuở thiếu thời của Borghild liên hệ nhiều với dòng sông, nơi cũng cung cấp sự sống, năng lực và công ăn việc làm cho thôn làng vốn không ngừng tăng trưởng. Vào mùa hè, cô bé vẫn từng tắm và đùa chơi ở chốn này cùng với nhiều trẻ khác. Cũng tại đây, các gia đình giặt gịa, rửa ráy; tuy nhiên khi nước dâng cao tràn bờ thì những đứa trẻ phải nhảy từ thanh gỗ này sang thanh gỗ khác để không bị chìm xuống bùn.
Trong quãng đời về sau này, Borghild lại... sợ nước.
Vào thời gian Borghild lớn lên, số trẻ tử vong ở Na Uy khá cao. Cứ 100 trẻ thì 5 em chết. Trong các gia đình nghèo, số tử vong cao hơn. Gia đình của Borghild cũng không tránh khỏi số phận ấy. Hai trong số chị em của nàng đã qua đời khi còn nhỏ.
Giống như cách Khưu Ngân lo cho gia đình ở Trung Quốc, Borghid Johnsrud cũng lãnh trách nhiệm như vậy ở Na Uy. Nàng phải coi sóc các em nhỏ. Nàng gánh nước từ giếng về, giặt giũ quần áo, trong khi ước muốn đi học dần dần phai mờ.
Vào một ngày mùa Xuân năm 1926, Borghid Johnsrud nhận phép Thêm Sức (Conformation, một nghi thức rất quan trọng trong Công Giáo dành cho trẻ vị thành niên, ở Tây Phương từ 16 tuổi trở lên). Cha mẹ nàng “bao” taxi chở đến nhà thờ. Đi cùng xe còn có Rolf Kronsel Kristiansen, một người bạn trai của anh nàng. Rolf lai Thụy Điển, cư ngụ ở Volla. Rolf và Borghid thật sự cũng đã quen biết nhau từ lâu. Hai người chịu phép Thêm Sức cùng một ngày để rồi 10 năm sau, ngày 19-09-1936, họ cùng ngồi xe hoa đến nhà thờ xe duyên. Borghild vui sướng trong bộ áo cưới màu đen, một sắc phục cô dâu vào thời gian ấy. Đó là màu áo thực dụng, bởi áo này còn có thể để dùng nữa.
Bảy tháng sau, bé gái Berit, con đầu lòng của cặp vợ chồng Rolf-Borghid chào đời. Gia đình nhỏ bé này tràn đầy hạnh phúc, nhưng bên ngoài, thế giới khởi sự bốc cháy vì lửa đạn.
Giống như cách Khưu Ngân lo cho gia đình ở Trung Quốc, Borghid Johnsrud cũng lãnh trách nhiệm như vậy ở Na Uy. Nàng phải coi sóc các em nhỏ. Nàng gánh nước từ giếng về, giặt giũ quần áo, trong khi ước muốn đi học dần dần phai mờ.
Vào một ngày mùa Xuân năm 1926, Borghid Johnsrud nhận phép Thêm Sức (Conformation, một nghi thức rất quan trọng trong Công Giáo dành cho trẻ vị thành niên, ở Tây Phương từ 16 tuổi trở lên). Cha mẹ nàng “bao” taxi chở đến nhà thờ. Đi cùng xe còn có Rolf Kronsel Kristiansen, một người bạn trai của anh nàng. Rolf lai Thụy Điển, cư ngụ ở Volla. Rolf và Borghid thật sự cũng đã quen biết nhau từ lâu. Hai người chịu phép Thêm Sức cùng một ngày để rồi 10 năm sau, ngày 19-09-1936, họ cùng ngồi xe hoa đến nhà thờ xe duyên. Borghild vui sướng trong bộ áo cưới màu đen, một sắc phục cô dâu vào thời gian ấy. Đó là màu áo thực dụng, bởi áo này còn có thể để dùng nữa.
Bảy tháng sau, bé gái Berit, con đầu lòng của cặp vợ chồng Rolf-Borghid chào đời. Gia đình nhỏ bé này tràn đầy hạnh phúc, nhưng bên ngoài, thế giới khởi sự bốc cháy vì lửa đạn.
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Khưu Ngân sinh trưởng ở Á Châu vào giai đoạn tràn đầy chiến tranh và xung đột. Cuộc sống mới của nàng ở Việt Nam nặng nhọc. Vợ chồng Ngân có với nhau thêm một đứa con nữa và đặt tên con là Trung. Nỗi nhớ thương đứa con lớn mà họ đã để lại ở Trung Quốc, vẫn vô cùng lớn lao và khôn nguôi.
Họ sống trên một chiếc tàu gỗ được sửa lại làm nhà ở, đậu ở Phan Thiết. Thành phố hải cảng này nổi tiếng về nước mắm đặc sản của miền. Mỗi khi gió thổi ngược chiều, mùi cá mục nát rất nặng. Gia đình Khưu Ngân giặt quần áo tại đây, đun nấu cũng ở đây và giương buồm di chuyển từ cảng này tới cảng khác để kiếm sống bằng buôn bán. Với mớ vốn nhỏ, họ mua dưa hấu ở một nơi khác rồi đem bán cho thương gia sinh hoạt ở các tòa nhà trên bờ. Thế nhưng khách hàng kén lắm. Khi các trái dưa này chưa chín hẳn hoặc hơi nẫu, họ xua đuổi thẳng thừng Khưu Ngân. Những lần như vậy, nàng chỉ còn biết khóc mà thôi. Không phải vì cay đắng hay bởi thất vọng nhưng nàng cảm thấy mình không khôn ngoan đủ. Tuy vậy, nàng cố tâm học hỏi dần dần và có kinh nghiệm hơn.
Năm 1960 chồng Khưu Ngân qua đời vì bệnh tim, ở tuổi 59. Trung nay đã trưởng thành, giúp mẹ buôn bán. Cậu kết hôn với Phạm, một thiếu nữ Trung Hoa, hiền lành, tử tế. Hai người đã sinh cho bà Khưu Ngân bốn đứa cháu từ năm 1967 đến 1970. Đó là những năm tháng tốt đẹp nhưng không kéo dài bao lâu thì vào mùa Xuân 1975, chị Phạm bị bất tỉnh và than nhức đầu. Bà Ngân khuyên con dâu: “Con ngủ chút đi rồi sẽ khỏe.”
Nhưng cơn đau càng gia tăng để rồi nàng được đưa đến “bác sĩ.” Khi mũi kim chích vừa rút ra khỏi mạch máu thì nàng cũng tắt thở ngay lập tức. Nguyên nhân gây đột tử chẳng bao giờ được biết. Việc giải phẫu tử thi không được thực thi. Bốn đứa trẻ, lên 3, 4, 6 và 7 mồ côi nhưng chúng đã có một bà nội cáng đáng hết mọi khó khăn.
Sau khi chế độ cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam; cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Gia đình bà Ngân thường bị chính quyền địa phương ép buộc về vùng “Kinh Tế Mới.” Biết rằng không thể sống nổi ở Việt Nam nữa, Trung đã dự trù một chuyến vượt biên bí mật. Ngày 13-09-1977, bà Khưu Ngân khi đó 64 tuổi với mái tóc đã bạc phơ, đã cùng với 75 người khác chen chúc trên một chiếc thuyền đánh cá cũ kỹ để ra đi tìm một nơi sống tự do hơn. Bà đã phải cố đè nén không để giọt lệ tuôn rơi và tiếng nấc nghẹn ngào bộc ra khi bà nhìn lại đất nước Việt Nam, nơi mà vợ chồng và con cháu bà đã gắn bó hơn bất cứ nơi nào...
Trong khi bà Khưu Ngân và những người Việt Nam tị nạn cộng sản đang dở sống dở chết trên biển cả thì bà Borghild Kronsel Kristiansen vui mừng với sự chào đời của đứa chắt đầu tiên... Còn ông Roft thì ngày 1-10-1971 đã vĩnh biệt vợ con vì bệnh ung thư, thọ 58 tuổi.
Sau ba đêm, bốn ngày lênh đênh với bao hiểm nguy của sóng bão, của đói khát... thì chiếc thuyền được một tàu Na Uy khám phá thấy và đã cứu vớt. Đầu tháng 11 năm 1977, tất cả 75 người tị nạn đã được đưa về Na Uy định cư. Một căn nhà trống, bốn phòng đã dành sẵn cho gia đình bà Khưu Ngân ở thành phố Lillestrom, hàng xóm với bà Borghild Krosel Kritiansen.
Bà Khưu Ngân, bà Borghild - cùng ngày, tháng, năm sinh: 14/12/1912 - đã trở thành bạn thân của nhau - cho tới ngày cùng tắt thở: 14/12/2014 - tại cùng nơi: Lillestrom - cùng thọ 101 tuổi - và hiện hai ngôi mộ cũng nằm cạnh nhau ở cùng một nghĩa trang. Chắc hẳn trên cõi Vĩnh Hằng hay Thiên Đàng, hai người cũng đang là... bạn bất khả tách rời của nhau!
Họ sống trên một chiếc tàu gỗ được sửa lại làm nhà ở, đậu ở Phan Thiết. Thành phố hải cảng này nổi tiếng về nước mắm đặc sản của miền. Mỗi khi gió thổi ngược chiều, mùi cá mục nát rất nặng. Gia đình Khưu Ngân giặt quần áo tại đây, đun nấu cũng ở đây và giương buồm di chuyển từ cảng này tới cảng khác để kiếm sống bằng buôn bán. Với mớ vốn nhỏ, họ mua dưa hấu ở một nơi khác rồi đem bán cho thương gia sinh hoạt ở các tòa nhà trên bờ. Thế nhưng khách hàng kén lắm. Khi các trái dưa này chưa chín hẳn hoặc hơi nẫu, họ xua đuổi thẳng thừng Khưu Ngân. Những lần như vậy, nàng chỉ còn biết khóc mà thôi. Không phải vì cay đắng hay bởi thất vọng nhưng nàng cảm thấy mình không khôn ngoan đủ. Tuy vậy, nàng cố tâm học hỏi dần dần và có kinh nghiệm hơn.
Năm 1960 chồng Khưu Ngân qua đời vì bệnh tim, ở tuổi 59. Trung nay đã trưởng thành, giúp mẹ buôn bán. Cậu kết hôn với Phạm, một thiếu nữ Trung Hoa, hiền lành, tử tế. Hai người đã sinh cho bà Khưu Ngân bốn đứa cháu từ năm 1967 đến 1970. Đó là những năm tháng tốt đẹp nhưng không kéo dài bao lâu thì vào mùa Xuân 1975, chị Phạm bị bất tỉnh và than nhức đầu. Bà Ngân khuyên con dâu: “Con ngủ chút đi rồi sẽ khỏe.”
Nhưng cơn đau càng gia tăng để rồi nàng được đưa đến “bác sĩ.” Khi mũi kim chích vừa rút ra khỏi mạch máu thì nàng cũng tắt thở ngay lập tức. Nguyên nhân gây đột tử chẳng bao giờ được biết. Việc giải phẫu tử thi không được thực thi. Bốn đứa trẻ, lên 3, 4, 6 và 7 mồ côi nhưng chúng đã có một bà nội cáng đáng hết mọi khó khăn.
Sau khi chế độ cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam; cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Gia đình bà Ngân thường bị chính quyền địa phương ép buộc về vùng “Kinh Tế Mới.” Biết rằng không thể sống nổi ở Việt Nam nữa, Trung đã dự trù một chuyến vượt biên bí mật. Ngày 13-09-1977, bà Khưu Ngân khi đó 64 tuổi với mái tóc đã bạc phơ, đã cùng với 75 người khác chen chúc trên một chiếc thuyền đánh cá cũ kỹ để ra đi tìm một nơi sống tự do hơn. Bà đã phải cố đè nén không để giọt lệ tuôn rơi và tiếng nấc nghẹn ngào bộc ra khi bà nhìn lại đất nước Việt Nam, nơi mà vợ chồng và con cháu bà đã gắn bó hơn bất cứ nơi nào...
Trong khi bà Khưu Ngân và những người Việt Nam tị nạn cộng sản đang dở sống dở chết trên biển cả thì bà Borghild Kronsel Kristiansen vui mừng với sự chào đời của đứa chắt đầu tiên... Còn ông Roft thì ngày 1-10-1971 đã vĩnh biệt vợ con vì bệnh ung thư, thọ 58 tuổi.
Sau ba đêm, bốn ngày lênh đênh với bao hiểm nguy của sóng bão, của đói khát... thì chiếc thuyền được một tàu Na Uy khám phá thấy và đã cứu vớt. Đầu tháng 11 năm 1977, tất cả 75 người tị nạn đã được đưa về Na Uy định cư. Một căn nhà trống, bốn phòng đã dành sẵn cho gia đình bà Khưu Ngân ở thành phố Lillestrom, hàng xóm với bà Borghild Krosel Kritiansen.
Bà Khưu Ngân, bà Borghild - cùng ngày, tháng, năm sinh: 14/12/1912 - đã trở thành bạn thân của nhau - cho tới ngày cùng tắt thở: 14/12/2014 - tại cùng nơi: Lillestrom - cùng thọ 101 tuổi - và hiện hai ngôi mộ cũng nằm cạnh nhau ở cùng một nghĩa trang. Chắc hẳn trên cõi Vĩnh Hằng hay Thiên Đàng, hai người cũng đang là... bạn bất khả tách rời của nhau!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét