[TIẾP THEO]
Có thấy gì không anh?
Anh có thấy gì không anh, bên trong mái nhà đó tưởng đâu êm ấm ngờ đâu hai mẹ con họ đang cãi nhau, đứa con gái giận dỗi xách áo đi ra cửa, người mẹ đứng nhìn theo không nói lời nào. Trong mái nhà giàu sang nọ, tưởng đâu nhung lụa, ngờ đâu hai vợ chồng nọ đang cãi vả nhau, người vợ ném vất quần áo chồng ra cửa, chỉ vì cô ấy ghen tuông ông chồng phụ bạc. Trong mái nhà kia nhìn bên ngoài tưởng đâu ngăn nắp sạch sẽ nào ngờ đâu trong ấy là sự hỗn độn, đồ đạc, quần áo, gạch vụn và ximăng, bụi bặm, vì họ đang xây cất sửa sang lại căn phòng cho đẹp hơn. Anh sống bên đó có thấy tuyết phủ trắng xóa, bị tuyết che tưởng đâu vạn vật dưới âm phủ đang chìm vào giấc ngủ mùa Đông giá rét, nhưng kìa xe lửa bỗng vùn vụt chạy qua, trên bầu trời tiếng máy bay đang bay ngang qua, đó là phương tiện để chở họ gặp gỡ hẹn hò sau bao năm cách biệt. Và dưới lòng đất tưởng đâu yên ắng, anh tưởng dưới ấy là sự chết, là huyệt sâu? không đâu anh ạ, dưới ấy côn trùng và hạt giống đang chuẩn bị nẩy mầm sự sống mới, côn trùng rút rỉa thịt xương người vừa nằm xuống, làm lương thực cho loài kiến tha mồi về tổ. Anh còn thấy gì nữa không, bên trong căn phòng kín nọ họ đang yêu nhau đấy, trong vòng tay ái ân họ hòa nhau thành một, quên thực tại xung quanh. Và anh có biết bên cạnh cái bàn viết, có ngọn đèn nhỏ chiếu sáng, có một kẻ đang ngồi ghi xuống những ý tưởng mông lung không rõ rệt gì cả.
Sự thành công của giới trẻ Việt Nam tại CHLB Đức
Sau thời gian khảo sát tình hình giữa các sắc dân tỵ nạn, thống kê người Đức cho biết giới trẻ VN thành công hội nhập nổi bật nhất trong vấn đề học vấn nhiều hơn so với sắc dân khác như người Thổ hoặc Ý. Giới trẻ VN thường đứng đầu về môn khoa học kỹ thuật như Toán, Vật lý...Trẻ em VN đạt chỉ số vào Gymnasium, đậu tú tài và tốt nghiệp Đại học, mặc dù bố mẹ các em đôi khi sống chung đụng người Việt với nhau và ít dùng Đức ngữ, nhưng con cái họ vẫn đứng đầu trong lớp, số thành công của giới trẻ VN chiếm phân nửa số người tỵ nạn vào Đức sinh sống. Nên người Đức lúc đầu rất ngạc nhiên, nhưng sau một thời gian nghiên cứu họ đã tìm ra câu trả lời rằng: Vào thập niên 80 số người Việt chạy trốn XHCN VN, và số người chạy tìm Tự Do sau bức tường Bá Linh sập đổ vào Đức xin tỵ nạn, khi mới vào Đức họ bơ vơ, phần lớn kém Đức ngữ và nghèo, một số là nạn nhân của bọn Cực Hữu kỳ thị, có lẽ con cái của họ nhận thấy điều bất hạnh đó, kèm theo lời khuyên của gia đình:
- Các con phải Học - Học - Học. Có kiến thức mới thoát khỏi cảnh nghèo khổ nơi xứ người và không để cho bọn ngoại quốc coi thường người Việt nam chúng ta - Và chỉ có kiến thức các con mới không bị làm nô lệ.
Là cha mẹ, tuy hãnh diện khi thấy con mình thành công về mặt học vấn, làm hài lòng bố mẹ. Các con hấp thụ kiến thức như một người Đức, làm nở mặt dòng họ láng giềng, nhưng tự hỏi: " Trong thâm tâm các con có mối dây gắn bó với quê hương dân tộc Việt nam lầm than không? Các con có tự tìm về nguồn cội quê cha đất tổ của mình khi xưa không? Các con có hiểu mối lo ngại của bố mẹ mình trước sự xăm lăng của giặc Tầu phương Bắc không nhỉ?
Sự thành công, cái kiến thức và bằng cấp con đạt được bằng Đức ngữ có thể áp dụng ở Việt nam được không khi con không có tình yêu nước Việt ?
Hội ngộ
* kỷ niệm ngày đám tang chị Xuân*
Ngày 3 tháng 1 năm 2013 có rất nhiều bạn hữu Việt lẫn Đức đến chia tay với chị Xuân-thông-dịch-viên chật hết cả nhà thờ St Ingbert.
Và họ đến từ khắp mọi miền đất nước, kẻ thì từ Pháp, Stuttgart, Montreal, Darmstadt...Họ gặp nhau lần này là lần đầu tiên sau hơn 30 năm. Chị Hồng, anh Bách, anh Khánh, anh Minh, chị D. Phương, anh Nghệ, chị Phương, anh Khương, anh Thành Hói, anh Anh Thư, Hữu Nhật, anh Thái,...là nhóm bạn sinh viên VN biết nhau vào thập niên 70 tại đại học Saarbrücken. Dịp gặp lại bạn cũ như gặp lại tuổi trẻ của chính mình. Tay bắt mặt mừng, kể chuyện ngày xưa rồi cười nói huyên thuyên cho hã lòng nhớ kỷ niệm thời xưa còn trẻ, thời vụng về lúng túng nơi xứ người, đời sinh viên VN sang Tây Đức du học, đến năm 75 đất nước xui xẻo bị rơi vào tay c.s Hà Nội và họ ngỡ ngàng hết dịp trở về quê hương. Tây Đức trở thành quê hương thứ hai của họ.
Họ chụm đầu vào nhau mới hay thằng bạn mình nay đầu hai thứ tóc trắng-đen, đứa thì bệnh tật, đứa đã qua đời, chợt họ giật mình quay lại thực tế, cái di ảnh của chị Xuân nằm trên bàn thờ, nến cháy lung linh. Chồng chị, con chị, vợ chồng gia đình em gái chị Xuân từ Montreal bay sang làm lễ mai táng cho chị ruột. Trong nghĩa trang, mọi người im lặng ném nắm đất xuống mộ phần, chị Xuân đang nằm đấy trong cái rét căm của mùa Đông. Cát bụi nay trở về với cát bụi.
Họ chợt nghiêm chỉnh, nhìn nhau dặn dò:
- Thôi bọn mình nhớ tổ chức họp mặt mỗi năm đi, mà làm lẹ lẹ đi, đừng để lâu "nó" rụng từ từ nữa đó, như Xuân đã bỏ tụi mình đi thật rồi. Xuân ơi, tạm biệt Xuân. Hẹn ngày tái ngộ bạn hiền.
Bánh Madeleine và tuổi thơ
Hai mẹ con nấu ăn trưa chung trong bếp, đĩa khoai mì luộc chấm muối mè đặt giữa bàn, thằng con bốc lủm, khen ngon. Mẹ nó kể:
- Ngày xưa khi còn bé, chiến tranh nhà nghèo lắm, mẹ còn học tiểu học, đâu có ăn sáng ở nhà, giờ ra chơi mẹ hay chạy ra trước cổng trường mua khoai mì, hoặc khoai lang luộc, hoặc gói xôi dừa, xôi bắp ăn với dừa, muối mè, ngon miệng lắm, cho nên bây giờ mỗi khi ăn món khoai này làm mẹ nhớ lại tuổi ấu thơ của mình.
Mẹ lum khum nướng miếng thịt quay để con đem đi về trường, mấy ngày lễ coi như đã qua, thằng con út đã thi xong tốt nghiệp Đại học, giờ chỉ còn nộp đơn xin việc và chờ hãng gọi phỏng vấn. Nó về nhà chơi từ Noel cho đến qua tết Tây. Trưa nay con sẽ đi, mẹ hay gói theo cho con vài món ăn mà biết nó thích. Mẹ nướng thịt heo quay da dòn vị mằn mặn béo. Mẹ bảo thằng con lấy Alu ra gói đi thịt đã nguội rồi đó con. Thằng con vừa gói thịt cho vào túi vừa nhìn mẹ hỏi:
- Mẹ có biết bánh Madeleine không?
Bà mẹ gật đầu - ừ loại bánh keks của Pháp làm bằng trứng ngon lắm, mình vẫn hay mua, rồi sao con hỏi. Thằng con ngậm ngùi kể:
- Ông nhà văn Pháp Maurice...ổng viết nhật ký có khoảng năm hàng thôi - ổng kể rằng, hồi nhỏ khi mẹ còn sống, mẹ ông hay làm bánh Madeleine cho cả nhà, và vì chiến tranh nghèo và vì thèm bánh quá, ổng hay núp dưới gầm bàn lén bốc bánh Madeleine ăn, về sau ông lớn lên thành danh, thì mẹ ông qua đời, và mỗi lần ăn lại loại bánh đó ông cũng nhớ mẹ - bánh của tuổi thơ.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét