Bài viết nầy của Bác sĩ Trang Hạnh ở bệnh viện Bác Ninh,
bạn
văn nghệ của tôi. Anh đọc để biết cho tới thời gian 1997
mà dân miền Bác vẫn
như con thú vậy. [TQMưu chuyển ]
.CÓ PHÚC –CÓ PHẦN
Những năm tháng làm việc ở phân viên Mai sưu không thiếu những câu
chuyện tưởng như thần thoại,mà khi bác sĩ Tước của bệnh viện Lục Nam khi đi học
chuyên khoa cấp I kể cho các bạn cùng học bị chửi là nói bốc nhưng đó hoàn toàn
sự thật.
.Là người nhận nhiệm vụ thường trú về sản nên ngủ ở nhà,khi nào có bệnh
nhân thường trực gọi mới phải sang.Nhà tôi cách phân viện khoảng 300m qua bờ
ruộng sườn đồi đi hơi quanh nhưng theo đường chim bay không xa lắm, ở bên viện
gọi to có thể nghe thấy.
Vào khoảng năm 1994 vào tối ngày 30 tháng 3 (âm lịch) ,y tá thường trực
Thân Thị Tươi xách đèn bão sang nhà tôi gọi có sản phụ vào đẻ.để con ở nhà, tôi
theo y tá sang viện tôi hỏi :
- Bà ấy sắp đẻ chưa
-Bà ấy đẻ rôi rau chưa ra.Cô Tươi đáp.
Không nói không rằng ,tôi bỏ cô Tươi xách đèn đi sau tôi chạy một mạch
sang phân viện dưới trời đêm 30 tối mò,sang đến cửa phòng sản thì thấy cô Vi
Thị Mai(nữ hộ sinh của trạm xá Vô Tranh) đang đứng ở đó,nhờ trang phục áo blu
trắng chúng tôi nhìn thấy nhau và cô Mai rất trắng.Thấy tôi cô Mai nói :
-Chị ơi em khổ quá,con em đang khóc ở nhà.Chị Mai gửi con người nhà
bệnh nhân bế sản phụ ngồi xe ôm vào phân viện.
-Biết làm thế nào được,làm nghề này phải thế.tôi trả lời tự đáy lòng và
bước vào giường sản phụ nằm ở trong phòng hậu sản,phả xạ tự nhiên là sờ mạch
bệnh nhân,tay sản phụ lạnh toát mạch không có,chẳng hỏi tên sản phụ, tôi nhảy
nhanh ra hỏi cô Mai
-Tên bệnh nhân là gì? Lúc này tôi mới nhìn cô Mai máu đỏ lòe tự ngực
trở xuống.Cô Tươi đi bộ đã đến nơi.Tôi vào gọi tên bệnh nhân
-Chị Thanh ơi!
-Dạ! chị Thanh đáp nhỏ.
Bế bệnh nhân sang phòng sản kiểm tra toàn trạng:Mạch:0:HA:0.sờ khối tử
cung ngang rốn mật độ chắc,rau chưa ra được kẹp một chiếc panh ở đầu dây rau
thò ra ngoài.
-Một chai dịch không có!Bấy giờ tủ trực cấp cứu dich truyền không có,ô
xy không!Điện đóm không,có chiếc đèn bão tù mù,và đèn pin cá nhân.Theo nguyên
tắc chuyên môn bệnh nhân trong tình trạng này không được làm gì ngoài hồi sức
cho bệnh nhân.Gọi y sĩ trực anh Thành (y sĩ quân đội chuyển ngành)hội chẩn
nhanh chóng kết luận :Sản phụ bị rau cài răng lược băng huyết.Phương án xử trí
hồi sức tích cực,gọi tuyến trên về hõ trợ vì trường hợp này có chỉ định phẫu
thuật 100%. cử người nhà vào trong bưu điện Mai sưu gọi điện ra bưu điện(cách
3km)
Phần hồi sức may cô Tươi có 1 chai Ringer truyền tạm cho bệnh nhân .Anh
Bền là người có xe máy đưa nhân vào đồng thời cũng là người nhà bệnh nhân cưỡi
con Min vào Mai sưu để gọi điện ra Bệnh viện Lục Nam vào hỗ trợ.lúc ấy khoảng 2
giờ sáng,trời mưa rào sau bão đường đất đỏ trên này trơn lắm.Đành chờ đợi thôi
làm gì được.Sản phụ nằm trên bàn đầu thấp,dịch truyền đang chảy,máu âm đạo cứ
ục ra từng đợt,cô vợ do mất máu trông già đi trông thấy,anh chồng nhìn quá trẻ
so với vợ lúc ấy tôi thấy lòng mình xót xa,và tức giận chính bản thân mình vì
không thể làm gì cho bệnh nhân ngoài hồi sức theo kiểu có gì dùng nấy và chờ
đợi.Có tiếng xe máy anh Bền về,hớn hở chạy ra tôi hỏi anh Bền:
-Bao giờ xe vào hở anh?
-Không gọi được mưa bão mất liên lạc rồi!
Tôi sững người thất vọng,chai dịc thì sắp hết rồi!Lấy đâu ra dịch bây
giờ.Anh Bền đi tiếp vào mấy nhà cán bộ trạm xá xã xem họ có chai nào không Lại
xuyên màn đêm anh Bền vào nhà bà Nhâm lác đó làm ở trạm xá xã Trường sơn,may
quá có một chai ,thôi cầm cự vậy.Người bệnh nhân cũng đến khá đông,nói rõ tình
trạng bệnh nhân cũng như tình hình chuyên môn cho gia đình mà lòng tôi xót xa
cho tính mạng con người ở nơi heo hút này.Tôi không làm gì được ngoài nhìn bệnh
nhân đang chiến đấu với bệnh tật,nhìn từng cục máu ục ra từ cơ thể bệnh nhân
tôi như bị dao cứa vào tim.Chị Thanh đã có một cháu gái,lần này đẻ là con trai
,đẻ xong để tại trạm còn mẹ vào đây cấp cứu.Nhìn cảnh người vợ do mất máu nhiều
nằm trên bàn già đi mấy tuổi ,anh chồng trông quá trẻ so với vợ lúc đó cứ đi
vòng quanh bàn vợ nằm nói đi nói lại một câu:
-Thanh ơi!Có thương anh và con không? Mà tôi thấy mình có tội!,y tế có
tội!
Vì trường hợp này phẫu thuật là bệnh nhân có cơ hội sống rất cao.Xin
nói thêm trước đó nửa tháng một sản phụ cũng tên là Thanh cùng xóm với sản phụ
đang nằm đây-xóm Chanh Di đẻ tại nhà ,rau không ra đã cáng nhau thẳng ra bệnh
viện Lục Nam không qua phân viện và trạm xá (cách chừng 23-24 km) bằng cáng
võng nhưng đi ngang đường sản phụ chết,chuyện đó rất ảnh hưởng tâm lý mọi
người.
-Cứ như thế chờ đến 5 giờ chúng tôi lại cử anh Bền đi vào bưu điện một
lần nữa để gọi điện ra bệnh viện Lục Nam nói rõ tình trạng bệnh nhân và yêu cầu
hỗ trợ.May quá lần này đi thì thành công,ngoài trung tâm đã nhận được điện và
kíp phẫu thuật,xét nghiệm đã lên đường ngay,chúng tôi thở phào vì dù sao có hy
vọng rồi.Tôi thông báo với người nhà cho người vào để chuẩn bị hiến máu cho
bệnh nhân.Từ nhà sản phụ vào phân viện khoảng 4 km,người nhà đến viện rất đông
để sẵn sàng cho máu sản phụ,nhưng 5 giờ …6 giờ…7 giờ không thấy xe đâu sốt ruột
chúng tôi lại vào bưu điện gọi ra trung tâm lần nữa thì được trả lời xe đã đi
ngay rồi!hay là hỏng xe?hay là…lúc đó chưa ai có điện thoại di động ,điện thoại
bàn cơ quan như phân viện chúng tôi đây còn chẳng có nữa là:tia hy vọng vừa lóe
lên lại vụt tắt,tình hình sản phụ không có gì khả quan hơn vì nguyên nhân chảy
máu chưa được giải quyết .dịch truyền thì hết. ..thôi đánh đu với trời vậy.Mọi
người chợt nhớ ra hôm nay hội chính của đền Suối Mỡ và tình huống tắc đường
được đặt ra và khẳng định.Người ngồi đầy sân phân viện,họ cũng rất kiên cường
và sáng suốt đưa ra quyết định:Cứ chờ xe cấp cứu đến cùng nếu xấu nhất sản phụ
chết thật mới đưa về nhà không cần kiêng khem là không được chết tại nhà.Thế
rôi sự kiên nhẫn cũng có kết quả,chúng tôi đã nhìn thấy xe! nhìn thấy Bụt
rồi!Chúng tôi reo lên mừng rỡ và nhanh chóng vào cuộc,mọi phương tiên chuẩn bị
cho cuộc phẫu thuật tại chỗ được chuẩn bị chu đáo .Nhảy xuống xe câu đầu tiên
bác sĩ Tước hỏi tôi là:
-Chị Hạnh ơi!bệnh nhân còn không? Lúc này hơn 9 giờ
-Bệnh nhân chưa nhìn thấy bác sĩ chưa dám chết!Tôi trả lời trông sự xúc
động và sung sướng.
Cắm ngay chai Alvecsin cho sản phụ được mang ở Lục Nam vào,bác sĩ Tước
giảng giải
-Trường hợp bệnh nhân mất máu truyền đạm tăng áp lực keo huyết áp tăng
tốt
Tôi được thêm kiến thức nhưng có biết thì ở đây chai dịch chẳng có lấy đâu
ra Alvescin
Có Alvecsin vào người và lượng dịch bù đủ sản phụ đẫ hồi sinh,có mạch
,có huyết áp,xét nghiệm làm việc khẩn trương lấy máu truyền cho bệnh nhân Cuộc
phẫu thuật đã thành công trong niềm vui sướng của bao người.
Thì ra trên đường vào xe đã bị tắc tại đền Suối Mỡ ,hôm nay là chính
hội.lúc đó đường vào Mai sưu hẹp và sấu lắm,qua đền Suối Mỡ ô tô chỉ đi được
khoảng 10 km một giờ thôi vì ổ voi ,ổ gà rất nhiều,trời nắng thì bụi,trời mưa
thì lầy trơn,đôi khi hai xe chạy ngược chiều mà gặp chỗ đường xấu thì tránh
nhau rất khó.
Thôi tai qua nạn khỏi,có phúc có phần trong trường hợp này có lẽ rất
đúng
Kíp phẫu thuật ra về,công việc còn lại chúng tôi đảm nhiệm.Cũng là phúc
lớn của gia đình sau một tuần chị Thanh ổn định ra viện.Gia đình gặp mọi người
cảm ơn tặng tôi mấy cân gạo nếp, tôi nói:
-Do phúc nhà ta quá lớn,do chị Thanh rất kiên cường quyết sống chờ bác
sĩ để còn về với chồng con khi nghe chồng tâm sự khi tính mạng ngàn cân treo
sợi tóc,do gia đình tin tưởng bệnh viện quyết định chờ xe đến phút cuối chứ
theo quan niệm lạc hậu mong được chết ở nhà thì chắc không có kết quả tốt nhu
thế.
Cảm ơn tất cả mọi người,cảm ơn sức sống kỳ diệu của người dân vùng cao
để cho tôi hoàn thành trách nhiệm hoàn hảo trong niềm vui trọn vẹn…mặc dù không
phải lỗi tại tôi mà lỗi tại sự thiếu thốn của điều kiện vùng cao.
Hơn 20 qua rồi tôi chuyển về Bệnh Viện Bắc Ninh vào năm 1997,bác sĩ
Tước đã về công tác bệnh viện Phụ sản Bắc Giang,cô Tươi chuyển ra bệnh viện Lục
Nam ,anh Thành đã về hưu ở xã Cương Sơn (Lục Nam) .Năm 2014 tôi đã nghỉ hưu
chép lại những kỷ niệm một thời lăn lộn với ngươi dân ở nơi sơn lâm cùng cốc vô
cùng vất vả mưu sinh ,vô cùng vất vả để tồn tại nhưng họ vô tư,chân thật,tình
cảm lắm.
Tôi ngộ ra một điều thì ra :Người ta chưa khổ nên không biết là mình đang
sướng nên phải cố gắng gìn giữ cái sường ấy, và ngược lại người ta chưa sướng
nên không biết là mình đang khổ nên cố gắng phấn đấu vươn lên thoát khổ.
Bây giờ cùng với sự phát triển của xã hội, Mai Sưu giờ đây đã thay da
đổi thịt,đô thị hóa nhanh,cuộc sống văn minh ,dân chúng đã giầu bằng con đường
xuất khẩu lao động,đi công ty,phát triển nghề phụ …nhưng tệ nạn cũng khá
nhiều..
Tôi chợt nghĩ không biết mẹ con chị Thanh-người sản phụ đặc biệt năm
nào của tôi bây giờ ra sao vì tôi không có điều kiện gặp lại …giá như gặp lại
họ để xem chàng thanh niên được sinh ra khi người mẹ đã giành giật sự sống
trong tay tử thần năm ấy giờ đây trưởng thành thế nào…
1-2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét