LÁ THƯ ÚC CHÂU
Trang Thơ Nhạc cuôi Tuần, 16 Jan.16
Thanh Sơn: Mùa Hoa Anh Đào
Thanh Sơn: Mùa Hoa Anh Đào
Tiếng hát: Tâm Đoan
NNS
(i) Greg Rushford: Nhật và Mỹ sẽ không để TQ chiếm Biển Đông
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt hôm 22/12/2015 tại London, nhà báo Greg Rushford cho rằng Trung Quốc đang hành động 'dại dột' ở Biển Đông. Nhà báo Mỹ cũng nói Bắc Kinh sẽ "không bao giờ kiểm soát được vùng biển đó" vì còn có Nhật Bản và Hoa Kỳ - những quốc gia "không bao giờ cho phép điều này xảy ra".
Dưới đây là toàn văn đoạn trao đổi liên quan tới Biển Đông với nhà báo Rushford, chủ bút trang rushfordreport.com.
Nguyễn Giang: Về vấn đề Biển Đông, liệu câu chuyện có còn nằm trong tầm tay của Việt Nam?
Greg Rushford: Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là nó đã xóa tan câu chuyện huyền thoại rằng Trung Quốc có tầm nhìn chiến lược lớn về tương lai lâu dài ở biển Đông. Nếu họ thực sự có tầm nhìn ấy, thì làm sao mà cả thế giới lại giận dữ với họ, mất lòng tin với họ?
Những gì họ đang làm về chuyện lãnh hải liên quan tới Việt Nam và Philippines thật quá đáng. Ra tới đó để rồi phá nát rạn san hô?
Và tuyên bố chủ quyền ở nơi rõ ràng không phải của họ mà không có chứng cứ pháp lý.
Nếu cố vấn cho chính quyền Trung Quốc, tôi sẽ nói rằng, nếu anh muốn các quốc gia châu Á có lý do để thân Mỹ hơn, thì cứ làm những gì các anh đang làm.
Nguyễn Giang: Nhưng Trung Quốc nói họ có bằng chứng lịch sử đối với khu vực này?
Greg Rushford: Không. Đơn giản là họ không có.
Họ sẽ không bao giờ kiểm soát được vùng biển đó và Nhật Bản sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra, Hoa Kỳ cũng không bao giờ cho phép điều này xảy ra, sẽ không xảy ra chuyện đó.
Nguyễn Giang: Liệu có xảy ra chiến tranh?
Greg Rushford: Nếu Trung Quốc không lùi bước, sẽ có. Đây là kiểu tình huống có thể dẫn tới nguy hiểm thực sự.
Tôi không phải là chuyên gia về Biển Đông như một số phóng viên BBC, nhưng tôi bắt đầu viết về vấn đề này từ những năm 1990, và vào thời điểm đó, rất khó có thể hình dung rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động này.
Tôi nghĩ là họ khá dại dột và sớm hay muộn thì họ cũng phải lùi bước và có trách nhiệm hơn.
Nguyễn Giang: Liệu thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có khác đi gần đây không thưa ông?
Tôi nghĩ thái độ chung là chúng tôi không còn tin những kẻ này nữa (Trung Quoc). Chúng tôi làm việc với họ nhưng canh chừng họ.
Với những người bình thường nghe tin tàu bay “lạ” xâm nhập, bay lộn xộn trong vùng thông báo bay (Flight Information Region) Hồ Chí Minh của Việt Nam có lẽ cũng chỉ có cảm xúc đã “chai sạn” như thông tin “tàu lạ” xâm phạm vùng biển, đâm chìm,giết chết ngư dân VN… Thế nhưng với nhiều người biết ít nhiều về nghề Hàng Không thì khó tránh khỏi một cảm giác “ớn lạnh”. Tối hôm 8/1, cục trưởng cục HKVN Lại Xuân Thanh nói với phóng viên: “TQ đang uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay”!
Giao thông Hàng Không đòi hỏi phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tức là, ngoài có đủ các yếu tố an toàn nội tại như máy bay, người lái, thông tin, điều hành… cũng phải có môi trường khách quan an toàn tuyệt đối.Mà muốn an toàn tuyệt đối thì bầu trời phải tuyệt đối yên tĩnh, được kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại, nếu máy bay bay vào vùng trời tranh chấp,lộn xộn, không có kỷ cương thì còn bất trắc, mà đã bất trắc thì có mấy ai dám bay vào, qua đó? Gần đây nhất chiếc Being 777 MH 17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ ở vùng trời “bất trắc” miền đông Ukraina làm 240 người thiệt mạng là một ví dụ. Đã có rất nhiều máy bay bị bắn hạ, tai nạn “bí hiểm” khi bay qua những vùng trời không tuyệt đối yên tĩnh.
Ngày 23/7/1954 chiếc C54 của hãng Cathay Pacific (Hongkong) bị quân đội Trung Quốc đóng ở đảo Hải Nam bắn hạ làm 19 người thiệt mạng trên đường bay quốc tế từ Bangkok trở về Hongkong. Chiếc Boeing 747 của Hàn Quốc cũng bị máy bay MIG 15 của Liên Xô bắn rơi ở gần đảo Sakhalin (Nga) làm 269 khách chết khi đang bay từ Anchorage (Alaska-Mỹ) về Seoul. Máy bay chở khách Boeing 727-200 của Libya bị quân đội Israel bắn rơi trên bầu trời “không yên tĩnh” bán đảo Sinai (Ai Cập) ngày 21/2/1973 làm 108 người thiệt mạng...
Tóm lại, những máy bay thương mại là mồi ngon cho đạn, tên lửa và sự va chạm với các vật thể khác không được nhận diện, cảnh báo trong bầu trời không yên tĩnh, “vô kỷ cương”.
Từ ngày 1/1 đến ngày 8/1/2016 Trung Quốc đã biến vùng thông báo bay phía nam (FIR Hồ Chí Minh) của Việt Nam vốn yên tĩnh đã trở thành hiểm họa, bất trắc với 46 chuyến bay không thông báo, bay lộn xộn không có điều hành của chức trách Hàng Không Việt Nam. Máy bay TQ đã bay cắt ngang các đường bay nhộn nhịp L625, N892, M771 từ điểm báo cáo DONA đến ALDA.
Vùng trời Việt Nam có hai FIR là Hà Nội và HCM rộng khoảng 1,2 triệu km2. Tại hai vùng thông báo bay này bộ quốc phòng, ngành HKVN thay mặt nhà nước Việt Nam quản lý vùng trời cung cấp các dịch vụ bay như thông báo tình trạng thời tiết, các sân bay trong khu vực, nhận các thông báo sự cố của các chuyến bay và điều hành máy bay đi đúng đường bay, mực bay…để không va chạm các máy bay khác. Tức bất kỳ một chuyến bay nào bay tới, bay qua FIR đều phải thông báo (nếu là chuyến bay thường lệ) hoặc xin phép để được theo dõi cung cấp các dịch vụ an toàn, điều hành… FIR HCM là vùng thông báo bay cực kỳ quan trọng của VN, mỗi ngày có 1.500 chuyến bay bay đi, đến, quá cảnh Việt Nam thì tới hơn 60% số chuyến bay qua FIR này.
Phần lớn các chuyến bay từ bắc Phi, Trung đông, châu Âu, nam Á,trung, nam Âu…bay tới Hongkong, đông nam Á, Nhật Bản, Nam Hàn và ngược lại bay qua FIR HCM. Đường bay A1 từ bắc Á qua Đà Nẵng sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á… và ngược lại hàng ngày có hàng trăm chuyến bay quá cảnh, mỗi chuyến chỉ bay qua 30 km điều hành ít phút nhưng hàng năm thu về số ngoại tệ lớn.
Nay Trung Quốc khai trương sân bay họ mới khánh thành trên đảo Chữ Thập của Việt Nam tất nhiên họ phải bay vào FIR HCM. Họ đã khẳng định nhiều lần ở các diễn đàn là các đảo ở biển đông là của họ đồng thời thiết lập các sân bay, căn cứ quân sự,
Việc họ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không chỉ là vấn đề thời gian. Như vậy, tới đây Việt Nam chỉ còn hai lựa chọn: Chịu mất phần lớn FIR HCM, khi máy bay hoạt động ở đó phải thông báo, xin phép, chịu sự điều hành của TQ để được an toàn hoặc kiên quyết đấu tranh giành lại phần biển đảo, FIR họ ngang nhiên chiếm đoạt.
Phương án này trước mắt sẽ bị khó khăn hoạt động Hàng Không đồng thời mất chủ quyền và nguồn thu rất lớn ở vùng FIR bị TQ quấy nhiễu, ngăn chặn do các chuyến bay đi, đến miền nam Việt Nam, các chuyến bay quá cảnh sẽ né vùng trời nguy hiểm. Dù trước mắt gặp khó khăn nhưng có lẽ không người VN yêu nước nào lại cam tâm để phần lớn FIR HCM - cửa ngõ phía nam, vùng biển mênh mông, tài nguyên phong phú của nước Việt vào tay TQ.
Nhiều năm qua HKVN tiến bộ rất nhanh trên mọi lĩnh vực, VN trở thành quốc gia có ngành Hàng Không phát triển cỡ trung bình khá của khu vực và châu Á nhưng nay đang đứng trước thảm họa. Nếu FIR HCM bị quấy nhiễu hoặc mất hẳn thì HKVN chỉ còn cái cửa rất nhỏ ra thế giới. Khi hoạt động Hàng Không bị thu hẹp là thảm họa của ngành HKVN. Sân bay, nhà ga, máy bay, cơ sở hạ tầng điều hành, phục vụ thương mại, an ninh… đã đầu tư với những khoản vốn khổng lồ, thậm chí cả sân bay mới Long Thành cỡ “nhất đông nam Á” hàng chục tỷ USD đang xây… trở thành bỏ hoang. Chỉ một máy bay Boeing hoặc Airbus nằm nghỉ một giờ đã tốn cả vài nghìn đô!
Hàng không là một ngành khinh tế dịch vụ rất quan trọng của một quốc gia, khi HKVN bị thu hẹp hoạt động không chỉ ngành này thiệt hại chưa thể tính nổi mà kéo theo là đầu tư, du lịch,giao thương, giao lưu kinh tế, văn hóa… của VN cũng gặp khó khăn. Những năm gần đây TQ thường quấy nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho máy bay VN bay vào thị trường TQ như bắt bay lòng vòng vô lý, đòi trục xuất cán bộ, nhân viên Hàng Không… nhưng nay sự xâm lăng đang diễn ra tại nhà Việt Nam rồi.
Trung Quốc bắt đầu siết cổ ngành HKVN chăng? (Nguồn: Việt Nam Thời Báo)
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt hôm 22/12/2015 tại London, nhà báo Greg Rushford cho rằng Trung Quốc đang hành động 'dại dột' ở Biển Đông. Nhà báo Mỹ cũng nói Bắc Kinh sẽ "không bao giờ kiểm soát được vùng biển đó" vì còn có Nhật Bản và Hoa Kỳ - những quốc gia "không bao giờ cho phép điều này xảy ra".
Dưới đây là toàn văn đoạn trao đổi liên quan tới Biển Đông với nhà báo Rushford, chủ bút trang rushfordreport.com.
Nguyễn Giang: Về vấn đề Biển Đông, liệu câu chuyện có còn nằm trong tầm tay của Việt Nam?
Greg Rushford: Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là nó đã xóa tan câu chuyện huyền thoại rằng Trung Quốc có tầm nhìn chiến lược lớn về tương lai lâu dài ở biển Đông. Nếu họ thực sự có tầm nhìn ấy, thì làm sao mà cả thế giới lại giận dữ với họ, mất lòng tin với họ?
Những gì họ đang làm về chuyện lãnh hải liên quan tới Việt Nam và Philippines thật quá đáng. Ra tới đó để rồi phá nát rạn san hô?
Và tuyên bố chủ quyền ở nơi rõ ràng không phải của họ mà không có chứng cứ pháp lý.
Nếu cố vấn cho chính quyền Trung Quốc, tôi sẽ nói rằng, nếu anh muốn các quốc gia châu Á có lý do để thân Mỹ hơn, thì cứ làm những gì các anh đang làm.
Nguyễn Giang: Nhưng Trung Quốc nói họ có bằng chứng lịch sử đối với khu vực này?
Greg Rushford: Không. Đơn giản là họ không có.
Họ sẽ không bao giờ kiểm soát được vùng biển đó và Nhật Bản sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra, Hoa Kỳ cũng không bao giờ cho phép điều này xảy ra, sẽ không xảy ra chuyện đó.
Nguyễn Giang: Liệu có xảy ra chiến tranh?
Greg Rushford: Nếu Trung Quốc không lùi bước, sẽ có. Đây là kiểu tình huống có thể dẫn tới nguy hiểm thực sự.
Tôi không phải là chuyên gia về Biển Đông như một số phóng viên BBC, nhưng tôi bắt đầu viết về vấn đề này từ những năm 1990, và vào thời điểm đó, rất khó có thể hình dung rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động này.
Tôi nghĩ là họ khá dại dột và sớm hay muộn thì họ cũng phải lùi bước và có trách nhiệm hơn.
Nguyễn Giang: Liệu thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có khác đi gần đây không thưa ông?
Tôi nghĩ thái độ chung là chúng tôi không còn tin những kẻ này nữa (Trung Quoc). Chúng tôi làm việc với họ nhưng canh chừng họ.
*** Ts Nguyễn Văn Tuấn: Chưa bao giờ VN ta bị Tàu lấn át như hiện nay
Chuyện hàng chục máy bay Tàu cộng xâm phạm vùng thông tin bay FIR do VN quản lí, và uy hiếp an toàn hàng không là chuyện hết sức nghiêm trọng. Vậy mà báo chí VN chỉ đưa tin qua loa, và chẳng có phát biểu gì từ giới quân sự! Thật không hiểu nổi.
Đọc bài này (1) còn biết thêm chi tiết quan trọng là chẳng những họ dùng máy bay xâm phạm FIR VN, chúng còn cho hàng loạt tàu cá và quân sự xâm phạm lãnh hải VN. Nhưng bài báo không cho biết phía VN làm gì, hay có cho hải quân ra xua đuổi chúng.
Phản ứng trước sự xâm phạm, phía VN rất khiêm tốn. Chỉ thấy tin cho biết Bộ ngoại giao “gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối”. Chắc đại sứ quán chúng sẽ cười và cho cái công hàm vào rubbish bin. Tôi tự hỏi tại sao Bộ ngoại giao không triệu tập đại sứ của Tàu đến để phản đối? Phải triệu tập chúng đến nhà mình để mắng cho chúng một trận.
Đành rằng chúng ta chẳng muốn hành xử như Thổ Nhĩ Kì (bắn hạ phi cơ Nga) nhưng chúng ta không thể nhũn nhặn được. Đối với bọn này, càng nhũn nhặn thì chúng càng làm tới. Đối với chúng không thể dùng phép lịch sự xã giao được, vì chúng chẳng quan tâm đến phép tắc hay lịch sự. Tại sao không họp báo quốc tế tố cáo hành động nguy hiểm của Tàu ra công luận quốc tế?
Thay vì họp báo tố cáo chúng trước thế giới thì phía VN chỉ đưa một quan chức ngành hàng không ra giải thích! Nhìn cái hình ông quan chức chỉ tay “nói với” cái bản đồ và phong cách casual của ông, tôi chỉ chép miệng hỡi ôi. Thiệt tình!
Chưa bao giờ VN ta bị Tàu lấn át như hiện nay. Những máy bay và tàu chiến hiện đại và mắc tiền đã và đang làm gì. Bao nhiêu câu hỏi không có câu trả lời. Tôi sợ là những phản ứng “khiêm tốn” của VN đối với Tàu cộng là một cách bật đèn xanh cho chúng lấn lướt thêm trong tương lai. Một cựu tướng lãnh cảnh báo “Nếu không kiểm soát được vấn đề uy hiếp an ninh lãnh thổ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh dân tộc trong thời gian không xa” (2).
(1) Máy bay Trung Quốc uy hiếp vùng bay TP HCM (NLĐ). / (2) Tướng Lê Mã Lương: “Máy bay Trung Quốc đã uy hiếp an ninh lãnh thổ Việt Nam” (GDVN).
*** Nguyễn Đình Ấm: Trung Quốc bắt đầu "siết cổ" ngành Hàng không Việt NamChuyện hàng chục máy bay Tàu cộng xâm phạm vùng thông tin bay FIR do VN quản lí, và uy hiếp an toàn hàng không là chuyện hết sức nghiêm trọng. Vậy mà báo chí VN chỉ đưa tin qua loa, và chẳng có phát biểu gì từ giới quân sự! Thật không hiểu nổi.
Đọc bài này (1) còn biết thêm chi tiết quan trọng là chẳng những họ dùng máy bay xâm phạm FIR VN, chúng còn cho hàng loạt tàu cá và quân sự xâm phạm lãnh hải VN. Nhưng bài báo không cho biết phía VN làm gì, hay có cho hải quân ra xua đuổi chúng.
Phản ứng trước sự xâm phạm, phía VN rất khiêm tốn. Chỉ thấy tin cho biết Bộ ngoại giao “gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối”. Chắc đại sứ quán chúng sẽ cười và cho cái công hàm vào rubbish bin. Tôi tự hỏi tại sao Bộ ngoại giao không triệu tập đại sứ của Tàu đến để phản đối? Phải triệu tập chúng đến nhà mình để mắng cho chúng một trận.
Đành rằng chúng ta chẳng muốn hành xử như Thổ Nhĩ Kì (bắn hạ phi cơ Nga) nhưng chúng ta không thể nhũn nhặn được. Đối với bọn này, càng nhũn nhặn thì chúng càng làm tới. Đối với chúng không thể dùng phép lịch sự xã giao được, vì chúng chẳng quan tâm đến phép tắc hay lịch sự. Tại sao không họp báo quốc tế tố cáo hành động nguy hiểm của Tàu ra công luận quốc tế?
Thay vì họp báo tố cáo chúng trước thế giới thì phía VN chỉ đưa một quan chức ngành hàng không ra giải thích! Nhìn cái hình ông quan chức chỉ tay “nói với” cái bản đồ và phong cách casual của ông, tôi chỉ chép miệng hỡi ôi. Thiệt tình!
Chưa bao giờ VN ta bị Tàu lấn át như hiện nay. Những máy bay và tàu chiến hiện đại và mắc tiền đã và đang làm gì. Bao nhiêu câu hỏi không có câu trả lời. Tôi sợ là những phản ứng “khiêm tốn” của VN đối với Tàu cộng là một cách bật đèn xanh cho chúng lấn lướt thêm trong tương lai. Một cựu tướng lãnh cảnh báo “Nếu không kiểm soát được vấn đề uy hiếp an ninh lãnh thổ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh dân tộc trong thời gian không xa” (2).
(1) Máy bay Trung Quốc uy hiếp vùng bay TP HCM (NLĐ). / (2) Tướng Lê Mã Lương: “Máy bay Trung Quốc đã uy hiếp an ninh lãnh thổ Việt Nam” (GDVN).
Với những người bình thường nghe tin tàu bay “lạ” xâm nhập, bay lộn xộn trong vùng thông báo bay (Flight Information Region) Hồ Chí Minh của Việt Nam có lẽ cũng chỉ có cảm xúc đã “chai sạn” như thông tin “tàu lạ” xâm phạm vùng biển, đâm chìm,giết chết ngư dân VN… Thế nhưng với nhiều người biết ít nhiều về nghề Hàng Không thì khó tránh khỏi một cảm giác “ớn lạnh”. Tối hôm 8/1, cục trưởng cục HKVN Lại Xuân Thanh nói với phóng viên: “TQ đang uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay”!
Giao thông Hàng Không đòi hỏi phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tức là, ngoài có đủ các yếu tố an toàn nội tại như máy bay, người lái, thông tin, điều hành… cũng phải có môi trường khách quan an toàn tuyệt đối.Mà muốn an toàn tuyệt đối thì bầu trời phải tuyệt đối yên tĩnh, được kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại, nếu máy bay bay vào vùng trời tranh chấp,lộn xộn, không có kỷ cương thì còn bất trắc, mà đã bất trắc thì có mấy ai dám bay vào, qua đó? Gần đây nhất chiếc Being 777 MH 17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ ở vùng trời “bất trắc” miền đông Ukraina làm 240 người thiệt mạng là một ví dụ. Đã có rất nhiều máy bay bị bắn hạ, tai nạn “bí hiểm” khi bay qua những vùng trời không tuyệt đối yên tĩnh.
Ngày 23/7/1954 chiếc C54 của hãng Cathay Pacific (Hongkong) bị quân đội Trung Quốc đóng ở đảo Hải Nam bắn hạ làm 19 người thiệt mạng trên đường bay quốc tế từ Bangkok trở về Hongkong. Chiếc Boeing 747 của Hàn Quốc cũng bị máy bay MIG 15 của Liên Xô bắn rơi ở gần đảo Sakhalin (Nga) làm 269 khách chết khi đang bay từ Anchorage (Alaska-Mỹ) về Seoul. Máy bay chở khách Boeing 727-200 của Libya bị quân đội Israel bắn rơi trên bầu trời “không yên tĩnh” bán đảo Sinai (Ai Cập) ngày 21/2/1973 làm 108 người thiệt mạng...
Tóm lại, những máy bay thương mại là mồi ngon cho đạn, tên lửa và sự va chạm với các vật thể khác không được nhận diện, cảnh báo trong bầu trời không yên tĩnh, “vô kỷ cương”.
Từ ngày 1/1 đến ngày 8/1/2016 Trung Quốc đã biến vùng thông báo bay phía nam (FIR Hồ Chí Minh) của Việt Nam vốn yên tĩnh đã trở thành hiểm họa, bất trắc với 46 chuyến bay không thông báo, bay lộn xộn không có điều hành của chức trách Hàng Không Việt Nam. Máy bay TQ đã bay cắt ngang các đường bay nhộn nhịp L625, N892, M771 từ điểm báo cáo DONA đến ALDA.
Vùng trời Việt Nam có hai FIR là Hà Nội và HCM rộng khoảng 1,2 triệu km2. Tại hai vùng thông báo bay này bộ quốc phòng, ngành HKVN thay mặt nhà nước Việt Nam quản lý vùng trời cung cấp các dịch vụ bay như thông báo tình trạng thời tiết, các sân bay trong khu vực, nhận các thông báo sự cố của các chuyến bay và điều hành máy bay đi đúng đường bay, mực bay…để không va chạm các máy bay khác. Tức bất kỳ một chuyến bay nào bay tới, bay qua FIR đều phải thông báo (nếu là chuyến bay thường lệ) hoặc xin phép để được theo dõi cung cấp các dịch vụ an toàn, điều hành… FIR HCM là vùng thông báo bay cực kỳ quan trọng của VN, mỗi ngày có 1.500 chuyến bay bay đi, đến, quá cảnh Việt Nam thì tới hơn 60% số chuyến bay qua FIR này.
Phần lớn các chuyến bay từ bắc Phi, Trung đông, châu Âu, nam Á,trung, nam Âu…bay tới Hongkong, đông nam Á, Nhật Bản, Nam Hàn và ngược lại bay qua FIR HCM. Đường bay A1 từ bắc Á qua Đà Nẵng sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á… và ngược lại hàng ngày có hàng trăm chuyến bay quá cảnh, mỗi chuyến chỉ bay qua 30 km điều hành ít phút nhưng hàng năm thu về số ngoại tệ lớn.
Nay Trung Quốc khai trương sân bay họ mới khánh thành trên đảo Chữ Thập của Việt Nam tất nhiên họ phải bay vào FIR HCM. Họ đã khẳng định nhiều lần ở các diễn đàn là các đảo ở biển đông là của họ đồng thời thiết lập các sân bay, căn cứ quân sự,
Việc họ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không chỉ là vấn đề thời gian. Như vậy, tới đây Việt Nam chỉ còn hai lựa chọn: Chịu mất phần lớn FIR HCM, khi máy bay hoạt động ở đó phải thông báo, xin phép, chịu sự điều hành của TQ để được an toàn hoặc kiên quyết đấu tranh giành lại phần biển đảo, FIR họ ngang nhiên chiếm đoạt.
Phương án này trước mắt sẽ bị khó khăn hoạt động Hàng Không đồng thời mất chủ quyền và nguồn thu rất lớn ở vùng FIR bị TQ quấy nhiễu, ngăn chặn do các chuyến bay đi, đến miền nam Việt Nam, các chuyến bay quá cảnh sẽ né vùng trời nguy hiểm. Dù trước mắt gặp khó khăn nhưng có lẽ không người VN yêu nước nào lại cam tâm để phần lớn FIR HCM - cửa ngõ phía nam, vùng biển mênh mông, tài nguyên phong phú của nước Việt vào tay TQ.
Nhiều năm qua HKVN tiến bộ rất nhanh trên mọi lĩnh vực, VN trở thành quốc gia có ngành Hàng Không phát triển cỡ trung bình khá của khu vực và châu Á nhưng nay đang đứng trước thảm họa. Nếu FIR HCM bị quấy nhiễu hoặc mất hẳn thì HKVN chỉ còn cái cửa rất nhỏ ra thế giới. Khi hoạt động Hàng Không bị thu hẹp là thảm họa của ngành HKVN. Sân bay, nhà ga, máy bay, cơ sở hạ tầng điều hành, phục vụ thương mại, an ninh… đã đầu tư với những khoản vốn khổng lồ, thậm chí cả sân bay mới Long Thành cỡ “nhất đông nam Á” hàng chục tỷ USD đang xây… trở thành bỏ hoang. Chỉ một máy bay Boeing hoặc Airbus nằm nghỉ một giờ đã tốn cả vài nghìn đô!
Hàng không là một ngành khinh tế dịch vụ rất quan trọng của một quốc gia, khi HKVN bị thu hẹp hoạt động không chỉ ngành này thiệt hại chưa thể tính nổi mà kéo theo là đầu tư, du lịch,giao thương, giao lưu kinh tế, văn hóa… của VN cũng gặp khó khăn. Những năm gần đây TQ thường quấy nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho máy bay VN bay vào thị trường TQ như bắt bay lòng vòng vô lý, đòi trục xuất cán bộ, nhân viên Hàng Không… nhưng nay sự xâm lăng đang diễn ra tại nhà Việt Nam rồi.
Trung Quốc bắt đầu siết cổ ngành HKVN chăng? (Nguồn: Việt Nam Thời Báo)
(ii) Đông Bình (GDVN): "Gấu Nga" có thực sự quay trở lại?
Tuần san The Week Mỹ ngày 4/1 đăng bài viết “Sức mạnh quân sự Nga – không nên tin vào tuyên truyền” của tác giả Kyle Mizokami.
Theo bài viết, truyền thông đưa tin “gấu đã quay trở lại”. Quân đội Nga do Tổng thống Nga Vladimir Putin lãnh đạo vài tháng gần đây luôn áp dụng thế tấn công ở miền đông Ukraine và Crimea. Hiện nay, họ lại phát động tấn công ở Syria. Nga còn dốc sức triển khai lực lượng quân sự ở Thái Bình Dương và khu vực Bắc Cực. Điều quan trọng nhất là Quân đội Nga đang xây dựng lại, họ có kế hoạch phát triển xe tăng, tàu sân bay và tàu ngầm mới. Bài báo đặt câu hỏi: Gấu Nga đã thực sự quay trở lại? Rất nhiều dư luận liên quan đến sự phục hưng của Quân đội Nga chỉ là dư luận, còn có bao nhiêu là thực tế?
Ngân sách quốc phòng của Nga đứng thứ tư thế giới. Năm 2015, Moscow đã cấp 54 tỷ USD cho quân sự. Chi tiêu quốc phòng của Nga đang có xu thế tăng lên. Phần lớn trang bị quân sự của Nga đều là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và kinh tế yếu kém. Hầu như tất cả xe tăng và xe bọc thép của lực lượng mặt đất Nga đều chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov đi vào hoạt động từ năm 1990. Tất cả 3 loại máy bay ném bom hạng nặng của Nga tác chiến ở Syria đều do Liên Xô chế tạo, được Nga kế thừa.
Năm 2010, Chính phủ Nga đã tuyên bố một kế hoạch tham vọng, muốn đến trước năm 2020 sử dụng các vũ khí mới thay thế 70% trang bị thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các hạng mục này ít nhất phải chi 700 tỷ USD, trong đó có xe tăng thế hệ mới, tàu sân bay mới và máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới.
Nga bị quốc tế trừng phạt vì sáp nhập Crimea, giá dầu liên tục giảm khiến cho kinh tế Nga bị trọng thương. Kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái. Trong 12 tháng qua, GDP của Nga đã giảm 4%. Kinh tế gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến chi tiêu quân sự. Năm 2015, ngân sách quốc phòng Nga đã tăng mạnh 33%. Nhưng trước khi kết thúc năm 2015, một số hạng mục chi tiêu buộc phải rút lại, vì vậy, ngân sách quốc phòng năm 2015 thực sự chỉ tăng 25%. Do không thể dự đoán vấn đề kinh tế Nga lúc nào được giải quyết, ngân sách quốc phòng năm 2016 sẽ tăng không đến 1%. Tham vọng chi tiêu 700 tỷ USD cho vũ khí của Nga khó có thể trở thành hiện thực.
Đồng thời các loại kế hoạch quốc phòng của Nga vốn đang nỗ lực thích ứng với chiến tranh của thế kỷ 21 cũng đã gặp rất nhiều phiền phức. Chương trình PAK-FA (máy bay chiến đấu T-50) gây chú ý, nhằm chế tạo một loại máy bay chiến đấu tương đương với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, nhưng chương trình này đã đình trệ do vấn đề công nghệ. Hiện nay, Nga chỉ có kế hoạch mua sắm một phi đội không quân T-50, số lượng này là 1/10 của kế hoạch ban đầu. Nga còn khẳng định muốn chế tạo tàu sân bay mới và máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới, nhưng cũng chỉ là cam kết mà thôi.
Trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến sản xuất quốc phòng. Nga thiếu khả năng tự cung tự cấp trên rất nhiều phương diện ngành công nghệ cao. Họ muốn dựa vào các nhà cung ứng quốc tế. Khi nhà máy đóng tàu Phương Bắc Nga sửa chữa một tàu sân bay cho Ấn Độ, rất nhiều thiết bị được lấy từ phương Tây và Nhật Bản. Đến nay, Nga cũng không thể nhận được hàng cung ứng trên phương diện này. Do bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt, sản xuất quốc phòng của Nga sẽ bị trói buộc bởi thiếu ngành công nghệ cao. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu và xe tăng Armata muốn sử dụng rất nhiều màn hình LCD để truyền thông tin cho thành viên tổ lái hoặc các binh sĩ xe tăng. Nhưng Nga khác với Hàn Quốc, trong nước không có ngành chế tạo màn hình LCD.
Cuối cùng, tìm hiểu thực lực quân sự của Nga so với các khu vực khác của thế giới rất quan trọng. Chi tiêu quân sự của Nga chỉ bằng 1/10 ngân sách quốc phòng của Mỹ, không bằng 1/4 chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Nga chỉ có một chiếc tàu sân bay hoạt động miễn cưỡng, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay hoạt động toàn diện.
Trong sức mạnh quân sự của Nga có điểm sáng hay không? Vũ khí hạt nhân của họ có hiệu quả trong nhiều trường hợp và có thể tạo ra răn đe hạt nhân mạnh. Nhưng vũ khí hạt nhân chỉ có thể bảo vệ một nước tránh được các mối đe dọa sống còn như các nước thù địch xâm lược hoặc tấn công hạt nhân. Chúng không có “đất dụng võ” trong rất nhiều xung đột của chiến tranh hiện đại. Nga là nước lớn quân sự, nhưng họ đã không còn là siêu cường quân sự.
Có thể họ mãi mãi sẽ không còn trở thành siêu cường quân sự. Điều quan trọng hơn là, hiện nay có bằng chứng cho thấy trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia “hùng hổ” như Nga có thể bị kiểm soát bởi các biện pháp trừng phạt tài chính ở mức độ nhất định. Các nước khác có thể thấy được tình hình này và rút ra bài học.
Tuần san The Week Mỹ ngày 4/1 đăng bài viết “Sức mạnh quân sự Nga – không nên tin vào tuyên truyền” của tác giả Kyle Mizokami.
Theo bài viết, truyền thông đưa tin “gấu đã quay trở lại”. Quân đội Nga do Tổng thống Nga Vladimir Putin lãnh đạo vài tháng gần đây luôn áp dụng thế tấn công ở miền đông Ukraine và Crimea. Hiện nay, họ lại phát động tấn công ở Syria. Nga còn dốc sức triển khai lực lượng quân sự ở Thái Bình Dương và khu vực Bắc Cực. Điều quan trọng nhất là Quân đội Nga đang xây dựng lại, họ có kế hoạch phát triển xe tăng, tàu sân bay và tàu ngầm mới. Bài báo đặt câu hỏi: Gấu Nga đã thực sự quay trở lại? Rất nhiều dư luận liên quan đến sự phục hưng của Quân đội Nga chỉ là dư luận, còn có bao nhiêu là thực tế?
Ngân sách quốc phòng của Nga đứng thứ tư thế giới. Năm 2015, Moscow đã cấp 54 tỷ USD cho quân sự. Chi tiêu quốc phòng của Nga đang có xu thế tăng lên. Phần lớn trang bị quân sự của Nga đều là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và kinh tế yếu kém. Hầu như tất cả xe tăng và xe bọc thép của lực lượng mặt đất Nga đều chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov đi vào hoạt động từ năm 1990. Tất cả 3 loại máy bay ném bom hạng nặng của Nga tác chiến ở Syria đều do Liên Xô chế tạo, được Nga kế thừa.
Năm 2010, Chính phủ Nga đã tuyên bố một kế hoạch tham vọng, muốn đến trước năm 2020 sử dụng các vũ khí mới thay thế 70% trang bị thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các hạng mục này ít nhất phải chi 700 tỷ USD, trong đó có xe tăng thế hệ mới, tàu sân bay mới và máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới.
Nga bị quốc tế trừng phạt vì sáp nhập Crimea, giá dầu liên tục giảm khiến cho kinh tế Nga bị trọng thương. Kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái. Trong 12 tháng qua, GDP của Nga đã giảm 4%. Kinh tế gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến chi tiêu quân sự. Năm 2015, ngân sách quốc phòng Nga đã tăng mạnh 33%. Nhưng trước khi kết thúc năm 2015, một số hạng mục chi tiêu buộc phải rút lại, vì vậy, ngân sách quốc phòng năm 2015 thực sự chỉ tăng 25%. Do không thể dự đoán vấn đề kinh tế Nga lúc nào được giải quyết, ngân sách quốc phòng năm 2016 sẽ tăng không đến 1%. Tham vọng chi tiêu 700 tỷ USD cho vũ khí của Nga khó có thể trở thành hiện thực.
Đồng thời các loại kế hoạch quốc phòng của Nga vốn đang nỗ lực thích ứng với chiến tranh của thế kỷ 21 cũng đã gặp rất nhiều phiền phức. Chương trình PAK-FA (máy bay chiến đấu T-50) gây chú ý, nhằm chế tạo một loại máy bay chiến đấu tương đương với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, nhưng chương trình này đã đình trệ do vấn đề công nghệ. Hiện nay, Nga chỉ có kế hoạch mua sắm một phi đội không quân T-50, số lượng này là 1/10 của kế hoạch ban đầu. Nga còn khẳng định muốn chế tạo tàu sân bay mới và máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới, nhưng cũng chỉ là cam kết mà thôi.
Trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến sản xuất quốc phòng. Nga thiếu khả năng tự cung tự cấp trên rất nhiều phương diện ngành công nghệ cao. Họ muốn dựa vào các nhà cung ứng quốc tế. Khi nhà máy đóng tàu Phương Bắc Nga sửa chữa một tàu sân bay cho Ấn Độ, rất nhiều thiết bị được lấy từ phương Tây và Nhật Bản. Đến nay, Nga cũng không thể nhận được hàng cung ứng trên phương diện này. Do bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt, sản xuất quốc phòng của Nga sẽ bị trói buộc bởi thiếu ngành công nghệ cao. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu và xe tăng Armata muốn sử dụng rất nhiều màn hình LCD để truyền thông tin cho thành viên tổ lái hoặc các binh sĩ xe tăng. Nhưng Nga khác với Hàn Quốc, trong nước không có ngành chế tạo màn hình LCD.
Cuối cùng, tìm hiểu thực lực quân sự của Nga so với các khu vực khác của thế giới rất quan trọng. Chi tiêu quân sự của Nga chỉ bằng 1/10 ngân sách quốc phòng của Mỹ, không bằng 1/4 chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Nga chỉ có một chiếc tàu sân bay hoạt động miễn cưỡng, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay hoạt động toàn diện.
Trong sức mạnh quân sự của Nga có điểm sáng hay không? Vũ khí hạt nhân của họ có hiệu quả trong nhiều trường hợp và có thể tạo ra răn đe hạt nhân mạnh. Nhưng vũ khí hạt nhân chỉ có thể bảo vệ một nước tránh được các mối đe dọa sống còn như các nước thù địch xâm lược hoặc tấn công hạt nhân. Chúng không có “đất dụng võ” trong rất nhiều xung đột của chiến tranh hiện đại. Nga là nước lớn quân sự, nhưng họ đã không còn là siêu cường quân sự.
Có thể họ mãi mãi sẽ không còn trở thành siêu cường quân sự. Điều quan trọng hơn là, hiện nay có bằng chứng cho thấy trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia “hùng hổ” như Nga có thể bị kiểm soát bởi các biện pháp trừng phạt tài chính ở mức độ nhất định. Các nước khác có thể thấy được tình hình này và rút ra bài học.
*** Báo "Tuổi Trẻ": Ông Putin: “Cấm vận làm nước Nga tổn thương nghiêm trọng”
Ngày 11-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thực sự thừa nhận cấm vận kinh tế của các nước phương Tây đã làm Nga “tổn thương nghiêm trọng”.
“Các biện pháp cấm vận đã khiến nước Nga tổn thương nghiêm trọng. Cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) là quá kỳ quặc” – ông Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Đức Bild. Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế Nga kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Cuối tháng 12-2015, EU gia hạn trừng phạt Nga thêm sáu tháng với lý do thỏa thuận hòa bình Minsk giữa lực lượng ly khai do Matxcơva chống lưng và chính quyền Kiev để chấm dứt bạo lực tại miền đông Ukraine chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Ông Putin cũng xác nhận cú đòn mạnh nhất giáng vào nền kinh tế Nga chính là giá năng lượng sụt giảm. “Chúng tôi hứng chịu những thiệt hại nguy hiểm về nguồn thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt. Chúng tôi chỉ có thể bù đắp một phần từ những nơi khác” – ông Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết năm 2015, GDP Nga sụt giảm 3,8%, lạm phát leo thang tới 12,7%. Dù vậy, ông vẫn cho rằng kinh tế Nga đang dần ổn định trở lại. “Lần đầu tiên trong nhiều năm chúng tôi xuất khẩu thêm đáng kể hàng hóa giá trị cao, và chúng tôi có quỹ dự trữ vàng hơn 300 tỷ USD” – ông Putin tự tin.
Tuy nhiên giới chuyên gia kinh tế quốc tế cảnh báo nước Nga vẫn đang phải đối mặt với một năm 2016 đầy khó khăn khi giá dầu tiếp tục giảm xuống gần 30 USD/thùng. Thậm chí ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể sụt xuống 20 USD/thùng. Chính phủ Nga đề ra ngân sách năm 2016 dựa trên tính toán giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Mới đây Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Matxcơva có thể phải cắt giảm ngân sách nếu giá dầu tiếp tục áp sát ngưỡng 30 USD/thùng.
Ông Putin kỳ vọng GDP Nga năm nay sẽ quay trở lại tăng trưởng khoảng 0,7%. Tuy nhiên Bộ Tài chính Nga cảnh báo nếu giá dầu cứ duy trì ở mức yếu như hiện nay GDP Nga sẽ tiếp tục sụt 3%. Các nhà kinh tế quốc tế cũng tỏ ra bi quan với viễn cảnh kinh tế Nga. Trong phiên giao dịch 11-1 sau 10 ngày nghỉ lễ, giá đồng rúp Nga tiếp tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 1 USD đổi được 76,1 rúp.
Ngày 11-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thực sự thừa nhận cấm vận kinh tế của các nước phương Tây đã làm Nga “tổn thương nghiêm trọng”.
“Các biện pháp cấm vận đã khiến nước Nga tổn thương nghiêm trọng. Cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) là quá kỳ quặc” – ông Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Đức Bild. Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế Nga kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Cuối tháng 12-2015, EU gia hạn trừng phạt Nga thêm sáu tháng với lý do thỏa thuận hòa bình Minsk giữa lực lượng ly khai do Matxcơva chống lưng và chính quyền Kiev để chấm dứt bạo lực tại miền đông Ukraine chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Ông Putin cũng xác nhận cú đòn mạnh nhất giáng vào nền kinh tế Nga chính là giá năng lượng sụt giảm. “Chúng tôi hứng chịu những thiệt hại nguy hiểm về nguồn thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt. Chúng tôi chỉ có thể bù đắp một phần từ những nơi khác” – ông Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết năm 2015, GDP Nga sụt giảm 3,8%, lạm phát leo thang tới 12,7%. Dù vậy, ông vẫn cho rằng kinh tế Nga đang dần ổn định trở lại. “Lần đầu tiên trong nhiều năm chúng tôi xuất khẩu thêm đáng kể hàng hóa giá trị cao, và chúng tôi có quỹ dự trữ vàng hơn 300 tỷ USD” – ông Putin tự tin.
Tuy nhiên giới chuyên gia kinh tế quốc tế cảnh báo nước Nga vẫn đang phải đối mặt với một năm 2016 đầy khó khăn khi giá dầu tiếp tục giảm xuống gần 30 USD/thùng. Thậm chí ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể sụt xuống 20 USD/thùng. Chính phủ Nga đề ra ngân sách năm 2016 dựa trên tính toán giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Mới đây Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Matxcơva có thể phải cắt giảm ngân sách nếu giá dầu tiếp tục áp sát ngưỡng 30 USD/thùng.
Ông Putin kỳ vọng GDP Nga năm nay sẽ quay trở lại tăng trưởng khoảng 0,7%. Tuy nhiên Bộ Tài chính Nga cảnh báo nếu giá dầu cứ duy trì ở mức yếu như hiện nay GDP Nga sẽ tiếp tục sụt 3%. Các nhà kinh tế quốc tế cũng tỏ ra bi quan với viễn cảnh kinh tế Nga. Trong phiên giao dịch 11-1 sau 10 ngày nghỉ lễ, giá đồng rúp Nga tiếp tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 1 USD đổi được 76,1 rúp.
(iii) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế?
Nhưng một người lãnh đạo thì khác. Khác với các đảng viên xoàng, một đảng viên được bầu vào vị trí lãnh đạo cần có tài và cần có tâm. Nhưng thế nào là tài và tâm của người lãnh đạo? Tài và tâm có nhiều loại. Tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật, chẳng hạn, khác với tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực chính trị. Trong lãnh vực chính trị, tài và tâm của người làm cố vấn khác với một lãnh tụ.
Vậy thế nào là tài và tâm của một lãnh tụ?
Trước hết, nói về tâm.
Trong cái gọi là tâm của những người lãnh đạo, điều quan trọng nhất là sự lương thiện. Xin nói ngay, theo cách nhận định thông thường, nói đến sự lương thiện của các chính khách cũng giống như việc nói đến trinh tiết của các cô gái điếm. Ở các xứ nói tiếng Anh, người ta thường cho có hai giới bị xem là ít đáng được tin cậy nhất: những người bán xe cũ và những người làm chính trị. Dù vậy, người ta không thể lãnh đạo nếu không được tín nhiệm; và người ta không thể được tín nhiệm nếu không lương thiện. Đó là lý do tại sao ở Tây phương, trong các cuộc điều tra dư luận, người ta hay đặt ra câu hỏi về sự lương thiện (và mức độ khả tín) của các chính khách. Trong chính trị, khái niệm lương thiện ấy được hiểu theo nghĩa: việc làm phải đi đôi với lời nói. Người dân có thể không đồng ý với những gì các chính khách nói nhưng người ta vẫn khâm phục và tin cậy nếu các chính khách ấy hành động đúng với những gì họ nói.
Điểm thứ hai trong cái tâm của người lãnh đạo là phải có lý tưởng, hơn nữa, lý tưởng lớn, kết tinh được những mơ ước chung của cả đất nước. Muốn được vậy, người ta phải hiểu được ý nguyện của dân chúng và có tầm nhìn rộng không những chỉ giới hạn trong những vấn đề cấp bách trước mắt mà còn bao quát cả những vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Hơn nữa, lý tưởng ấy phải nhắm đến việc phục vụ cho mọi người. Ở Tây phương có một thông lệ rất hay: sau mỗi cuộc bầu cử, người chiến thắng bao giờ cũng, một mặt, cám ơn các cử tri đã bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho tất cả mọi người, kể cả các cử tri đã bỏ phiếu cho phe đối lập.
Điểm thứ ba trong cái tâm của người lãnh đạo là phải biết trân trọng tài năng của người khác. Không có một nhà lãnh đạo nào có thể làm được mọi chuyện. Công việc lãnh đạo và quản trị đất nước cần phải có một đội ngũ đông đảo những người vừa có thiện chí vừa có tài năng. Người lãnh đạo phải sáng suốt để phát hiện ra tài năng của người khác, độ lượng chấp nhận những tài năng ấy, và sau đó, biết cách sử dụng những tài năng ấy đúng chỗ.
Về tài, người lãnh đạo càng có nhiều tài càng tốt, nhưng theo tôi, có mấy tài năng cần thiết nhất:
Thứ nhất, nhạy cảm trong việc phát hiện ra ước nguyện của dân chúng cũng như những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thiếu sự nhạy bén này, người ta trở thành, một mặt, xa cách quần chúng; mặt khác, lệch hướng so với xu thế của lịch sử.
Thứ hai, cần có tầm nhìn chiến lược. Nên lưu ý người lãnh đạo khác với người quản trị. Người quản trị chỉ cần khôn khéo giải quyết những vấn đề trước mắt, nhằm đạt đến những quyền lợi trước mắt, trong ngắn hạn. Người lãnh đạo một quốc gia, ngoài tài năng của một người quản trị, cần có một tầm nhìn phóng chiếu đến tương lai để định hướng cho việc phát triển. Bởi vậy người ta mới cho một nhà lãnh đạo giỏi là người đưa ra những dự án cho cả nhiều thế hệ, người thiết kế tương lai của đất nước.
Thứ ba, nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng thuyết phục quần chúng để quần chúng ủng hộ mình. Ở Tây phương, người ta cho một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là phải biết cách “bán” các chính sách, nghĩa là làm sao cho dân chúng chấp nhận các dự án mình đưa ra. Song song với việc “bán” các chính sách, nhà lãnh đạo giỏi còn phải biết cách, qua các chính sách ấy, xây dựng một “tự sự” (narrative) cho mình và cho đất nước của mình. Với các “tự sự” ấy, người dân biết rõ mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu.
Ứng dụng những cái tâm và những cái tài nêu trên vào giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy gì?
Trước hết, về cái tâm, giới lãnh đạo Việt Nam hầu như không có bất cứ điểm nào cả. Họ không lương thiện bởi họ thường nói một đàng làm một nẻo. Dân chúng Việt Nam từ lâu đã biết rõ điều đó. Về lý tưởng cũng vậy. Có thể thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam có chút lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, nhưng với các thế hệ về sau, đặc biệt hiện nay, lý tưởng ấy chỉ là một ảo tưởng, được sử dụng như một chiêu bài để tự biện hộ cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng mình. Không ai còn vẽ lên bức tranh không tưởng về viễn ảnh một xã hội không có giai cấp nữa. Cuối cùng, người ta cũng không còn biết trân trọng tài năng của nhau. Không những không tôn trọng, người ta còn đố kỵ nhau. Bởi vậy, trong hệ thống đảng, những người sắc sảo nhất thường bị loại trừ rất sớm. Chỉ còn lại những người tài năng xoàng xoàng bậc trung và vô hại.
Về tài năng, không có người nào trong bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần thiết. Tất cả đều rất thiếu nhạy bén. Người ta không biết ý dân và cũng bịt mắt trước xu thế phát triển của lịch sử khi khăng khăng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa cho dù nó đã bị vất bỏ ở Liên Xô và Đông Âu cả mấy thập niên về trước. Cũng không có ai có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Và cũng không ai có tài năng thuyết phục dân chúng. Người ta chỉ sử dụng lực lượng tuyên truyền để nhồi sọ dân chúng, đánh lạc hướng dân chúng chứ không phải để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng.
Có thể nói một cách tóm tắt, cho dù, trong cuộc Đại hội đảng tuần tới, ai được bầu lên những chiếc ghế cao nhất, điều hầu như chắc chắn là họ không phải là những nhà lãnh đạo giỏi mà đất nước chúng ta đang cần.
Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế?
Nhưng một người lãnh đạo thì khác. Khác với các đảng viên xoàng, một đảng viên được bầu vào vị trí lãnh đạo cần có tài và cần có tâm. Nhưng thế nào là tài và tâm của người lãnh đạo? Tài và tâm có nhiều loại. Tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật, chẳng hạn, khác với tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực chính trị. Trong lãnh vực chính trị, tài và tâm của người làm cố vấn khác với một lãnh tụ.
Vậy thế nào là tài và tâm của một lãnh tụ?
Trước hết, nói về tâm.
Trong cái gọi là tâm của những người lãnh đạo, điều quan trọng nhất là sự lương thiện. Xin nói ngay, theo cách nhận định thông thường, nói đến sự lương thiện của các chính khách cũng giống như việc nói đến trinh tiết của các cô gái điếm. Ở các xứ nói tiếng Anh, người ta thường cho có hai giới bị xem là ít đáng được tin cậy nhất: những người bán xe cũ và những người làm chính trị. Dù vậy, người ta không thể lãnh đạo nếu không được tín nhiệm; và người ta không thể được tín nhiệm nếu không lương thiện. Đó là lý do tại sao ở Tây phương, trong các cuộc điều tra dư luận, người ta hay đặt ra câu hỏi về sự lương thiện (và mức độ khả tín) của các chính khách. Trong chính trị, khái niệm lương thiện ấy được hiểu theo nghĩa: việc làm phải đi đôi với lời nói. Người dân có thể không đồng ý với những gì các chính khách nói nhưng người ta vẫn khâm phục và tin cậy nếu các chính khách ấy hành động đúng với những gì họ nói.
Điểm thứ hai trong cái tâm của người lãnh đạo là phải có lý tưởng, hơn nữa, lý tưởng lớn, kết tinh được những mơ ước chung của cả đất nước. Muốn được vậy, người ta phải hiểu được ý nguyện của dân chúng và có tầm nhìn rộng không những chỉ giới hạn trong những vấn đề cấp bách trước mắt mà còn bao quát cả những vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Hơn nữa, lý tưởng ấy phải nhắm đến việc phục vụ cho mọi người. Ở Tây phương có một thông lệ rất hay: sau mỗi cuộc bầu cử, người chiến thắng bao giờ cũng, một mặt, cám ơn các cử tri đã bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho tất cả mọi người, kể cả các cử tri đã bỏ phiếu cho phe đối lập.
Điểm thứ ba trong cái tâm của người lãnh đạo là phải biết trân trọng tài năng của người khác. Không có một nhà lãnh đạo nào có thể làm được mọi chuyện. Công việc lãnh đạo và quản trị đất nước cần phải có một đội ngũ đông đảo những người vừa có thiện chí vừa có tài năng. Người lãnh đạo phải sáng suốt để phát hiện ra tài năng của người khác, độ lượng chấp nhận những tài năng ấy, và sau đó, biết cách sử dụng những tài năng ấy đúng chỗ.
Về tài, người lãnh đạo càng có nhiều tài càng tốt, nhưng theo tôi, có mấy tài năng cần thiết nhất:
Thứ nhất, nhạy cảm trong việc phát hiện ra ước nguyện của dân chúng cũng như những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thiếu sự nhạy bén này, người ta trở thành, một mặt, xa cách quần chúng; mặt khác, lệch hướng so với xu thế của lịch sử.
Thứ hai, cần có tầm nhìn chiến lược. Nên lưu ý người lãnh đạo khác với người quản trị. Người quản trị chỉ cần khôn khéo giải quyết những vấn đề trước mắt, nhằm đạt đến những quyền lợi trước mắt, trong ngắn hạn. Người lãnh đạo một quốc gia, ngoài tài năng của một người quản trị, cần có một tầm nhìn phóng chiếu đến tương lai để định hướng cho việc phát triển. Bởi vậy người ta mới cho một nhà lãnh đạo giỏi là người đưa ra những dự án cho cả nhiều thế hệ, người thiết kế tương lai của đất nước.
Thứ ba, nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng thuyết phục quần chúng để quần chúng ủng hộ mình. Ở Tây phương, người ta cho một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là phải biết cách “bán” các chính sách, nghĩa là làm sao cho dân chúng chấp nhận các dự án mình đưa ra. Song song với việc “bán” các chính sách, nhà lãnh đạo giỏi còn phải biết cách, qua các chính sách ấy, xây dựng một “tự sự” (narrative) cho mình và cho đất nước của mình. Với các “tự sự” ấy, người dân biết rõ mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu.
Ứng dụng những cái tâm và những cái tài nêu trên vào giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy gì?
Trước hết, về cái tâm, giới lãnh đạo Việt Nam hầu như không có bất cứ điểm nào cả. Họ không lương thiện bởi họ thường nói một đàng làm một nẻo. Dân chúng Việt Nam từ lâu đã biết rõ điều đó. Về lý tưởng cũng vậy. Có thể thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam có chút lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, nhưng với các thế hệ về sau, đặc biệt hiện nay, lý tưởng ấy chỉ là một ảo tưởng, được sử dụng như một chiêu bài để tự biện hộ cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng mình. Không ai còn vẽ lên bức tranh không tưởng về viễn ảnh một xã hội không có giai cấp nữa. Cuối cùng, người ta cũng không còn biết trân trọng tài năng của nhau. Không những không tôn trọng, người ta còn đố kỵ nhau. Bởi vậy, trong hệ thống đảng, những người sắc sảo nhất thường bị loại trừ rất sớm. Chỉ còn lại những người tài năng xoàng xoàng bậc trung và vô hại.
Về tài năng, không có người nào trong bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần thiết. Tất cả đều rất thiếu nhạy bén. Người ta không biết ý dân và cũng bịt mắt trước xu thế phát triển của lịch sử khi khăng khăng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa cho dù nó đã bị vất bỏ ở Liên Xô và Đông Âu cả mấy thập niên về trước. Cũng không có ai có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Và cũng không ai có tài năng thuyết phục dân chúng. Người ta chỉ sử dụng lực lượng tuyên truyền để nhồi sọ dân chúng, đánh lạc hướng dân chúng chứ không phải để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng.
Có thể nói một cách tóm tắt, cho dù, trong cuộc Đại hội đảng tuần tới, ai được bầu lên những chiếc ghế cao nhất, điều hầu như chắc chắn là họ không phải là những nhà lãnh đạo giỏi mà đất nước chúng ta đang cần.
*** Nhà văn Đào Hiếu: Đứng ngoài chính trị
Tôi có thể đứng ngoài một căn phòng (vì nó dơ dáy), hoặc đứng ngoài một trận đá bóng (vì tôi không thích) nhưng tôi không thể đứng ngoài chính trị. Chính trị xâm nhập vào cuộc sống của tôi từng giây, từng phút, từng ngày: miếng cơm tôi ăn, cái áo tôi mặc, chiếc xe tôi đang chạy, chương trình TV tôi đang xem… tất cả đều thấm đẫm chính trị, thể hiện qua giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá điện nước. Thể hiện qua thuế VAT, thuế cầu đường, thể hiện qua nội dung các chương trình TV.
Cả con cái tôi nữa, chính trị cũng chui vào cặp sách của nó, nằm chình ình trong nội dung sách giáo khoa, trong sinh hoạt Đoàn, Đội... trong giáo án, trong cách giảng dạy của thầy cô…
Mỗi sáng, khi nhìn đứa cháu tám tuổi mang chiếc cặp nặng trĩu oằn vai, tôi cứ thấy cái bóng ma chính trị đang nằm vắt vẻo một cách thô bạo và trơ trẽn trên đôi vai gầy yếu tội nghiệp của nó. Nó bé bỏng, mong manh như thế mà cũng không thoát khỏi nanh vuốt của chính trị. Vậy thì bạn? Bạn nghĩ mình đã thoát ra khỏi nó và đứng ngoài cuộc sao?
Im lặng hay phản kháng đều là chính trị. “Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn.” (Aung San Suu Kyi). Cho nên vấn đề quan trọng không phải là tìm cách đứng ngoài chính trị (vì bạn không thể làm được điều đó) mà là chọn lựa một thái độ, một chỗ đứng. Trong từ điển Hán- Việt thì “chỗ đứng” tức là “lập trường”. Vậy lập trường của bạn là gì?
Tôi có thể đứng ngoài một căn phòng (vì nó dơ dáy), hoặc đứng ngoài một trận đá bóng (vì tôi không thích) nhưng tôi không thể đứng ngoài chính trị. Chính trị xâm nhập vào cuộc sống của tôi từng giây, từng phút, từng ngày: miếng cơm tôi ăn, cái áo tôi mặc, chiếc xe tôi đang chạy, chương trình TV tôi đang xem… tất cả đều thấm đẫm chính trị, thể hiện qua giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá điện nước. Thể hiện qua thuế VAT, thuế cầu đường, thể hiện qua nội dung các chương trình TV.
Cả con cái tôi nữa, chính trị cũng chui vào cặp sách của nó, nằm chình ình trong nội dung sách giáo khoa, trong sinh hoạt Đoàn, Đội... trong giáo án, trong cách giảng dạy của thầy cô…
Mỗi sáng, khi nhìn đứa cháu tám tuổi mang chiếc cặp nặng trĩu oằn vai, tôi cứ thấy cái bóng ma chính trị đang nằm vắt vẻo một cách thô bạo và trơ trẽn trên đôi vai gầy yếu tội nghiệp của nó. Nó bé bỏng, mong manh như thế mà cũng không thoát khỏi nanh vuốt của chính trị. Vậy thì bạn? Bạn nghĩ mình đã thoát ra khỏi nó và đứng ngoài cuộc sao?
Im lặng hay phản kháng đều là chính trị. “Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn.” (Aung San Suu Kyi). Cho nên vấn đề quan trọng không phải là tìm cách đứng ngoài chính trị (vì bạn không thể làm được điều đó) mà là chọn lựa một thái độ, một chỗ đứng. Trong từ điển Hán- Việt thì “chỗ đứng” tức là “lập trường”. Vậy lập trường của bạn là gì?
*** Bs Hồ Hải & RFA: Một ý kiến của trí thức về chọn lựa "bộ tứ"
(RFA: Trong không khí oi bức của hội nghị Trung ương lần thứ 14 chuẩn bị đại hội đảng thứ XII đang diễn ra tại Hà Nội, không hiếm các tin đồn được cho là rò rỉ từ trong thượng tầng Bộ chính trị, trí thức và những chuyên gia quan tâm đến vấn đề này luôn đưa ra các quan điểm khác nhau tùy cái nhìn riêng tư của mỗi người. Một trong những cái nhìn ấy là Bác sĩ Hồ Hải hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, ông có rất nhiều bài viết nhận định tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên trang blog riêng và hôm nay ông dành cho Mặc Lâm bài phỏng vấn tập trung về vấn đề bầu bán nhân sự kỳ này).
Mặc Lâm : Cho tới giờ phút này tuy chưa có một thông tin chính thức nào từ chính phủ nhưng việc tổ chức nhân sự hình như đã được định đoạt và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở thêm 1 năm nữa. Theo Bác sĩ thì việc ở lại này có ý nghĩa gì và tại sao lại chỉ có 1 năm ?
Hồ Hải : Cần phải có cái nhìn khách quan và ghi nhận từng sự kiện theo đúng nó đang có. Ở đây, chưa có thông tin chính thức nào tuyên bố ông Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm 1 năm nữa. Ngay cả thông tin chính thống của báo chính phủ cũng chỉ nói ra 2 ý : thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII. Thứ hai, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII là một trong những nội dung lớn được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xem xét, quyết định.
Như vậy ta thấy rằng Hội nghị trung ương 13 chưa xong công tác nhân sự của 3 bộ phận : Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII mà chỉ mới chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII - bộ tứ - để 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết xem xét quyết định.
Hội nghị TW14 chỉ mới diễn ra 1 ngày không thể có quyết định nhanh, khi mà, trong Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng đã quy định rất rõ ràng trong các điều 11, 13, 25, 26 về việc đề cử và ứng cử các chức vụ lãnh đạo chủ chốt là từ cấp ủy. Cấp ủy là nơi mà tổng bí thư sinh hoạt đảng. Hơn nữa, đâu chỉ 1 mình ông Tổng bí thư được đề cử ra ứng cử. Sau đề cử thì BCT mới bỏ phiếu, sau đó, đem ra 200 UVTW xem xét và bỏ phiếu nên chưa thể nói gì khi có thông tin như thế. Trong lịch sử gần đây, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng phải chấm dứt nửa nhiệm kỳ. Thường trực bí thư trung ương Trần Xuân Bách cũng phải bị quản thúc, quản chế đến cuối đời tại gia. Đó là sự chặt chẽ trong cơ cấu chính quyền đảng cộng sản, mà không ai có thể một tay bẻ nạn chống trời. Nó cũng làm nên sức mạnh độc quyền của đảng cộng sản.
Mặc Lâm : Cuộc tranh dành quyền lực lần này công khai và cả hai bên đều không cần che giấu như truyền thống đoàn kết trong đảng như trước đây. Vết nứt này theo Bác sĩ có gì cần để ý ?
Hồ Hải : Vết nứt này là đúng quy luật của một thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền bắt buộc phải đến, vì nó sai với quy luật xã hội học, ngay cả trong một gia đình nhỏ là tế bào xã hội thì cũng phải có vợ để góp ý chồng và ngược lại, và kể cả con cái nữa, huống gì một xã hội lại chỉ có một đảng cầm quyền ?
Thực ra, phải nhìn lại lịch sử của 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản mới thấy rõ, vết nứt này đã có từ thời chưa thống nhất như các phe nhóm Ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp, v.v...
Nhưng thời đó, việc lo cho thống nhất lấn át cái riêng là tư lợi cá nhân, nên chỉ thấy đấu nhau vì sự nghiệp chung. Nay, hòa bình cái chung lớn đã xong, đảng cầm quyền nắm trọn kinh tế chính trị quân sự bảo an, thì cái riêng trời dậy lấn át, và có sự thỏa hiệp các phe nhóm để phục vụ cái riêng.
Khi tất cả được tích tụ đủ lượng để thăng hoa thành chất thì mọi việc sẽ phơi bày theo đúng quy luật lượng chất. Hơn nữa, hội nhập thông tin toàn cầu đã thúc đẩy cho những cái gọi là bí mật trong đảng không còn là bí mật nữa, vì công nghệ thông tin trao cho mọi người một quyền lực mà trước đây khi chưa có nó người nta không dám thể hiện ở một nền chính trị đơn nguyên tập quyền như ở Việt Nam.
Quan hệ với Trung Quốc
Mặc Lâm : Theo tin được cho là rò rỉ từ nội bộ thì cả 4 nhân sự được chọn lần này đều thân cận hay ít nhất là từng giữ im lặng trước những quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc, đây có phải là thất bại của Mỹ trong nỗ lực cân bằng quyền lực chính trị trong nội bộ của Việt Nam ?
Hồ Hải : Trong chính trị, khi chưa có công bố kết quả chính thức, chúng ta không thể lấy những thông tin ấy làm chứng cho sự thực, mà đôi khi là do các chính khách tung chiêu giả.
Ví dụ, chuyến công du của ông Nguyễn Sinh Hùng sau hội nghị trung ương lần thứ 13, khóa XI sang thăm ông Tập cũng là một sự cố gắng cân bằng quan hệ giữa 2 đối tác lớn Mỹ Trung hơn là vấn đề mà người ta cho rằng ông đi kiếm chức tổng bí thư. Nếu chúng ta nhìn toàn diện mọi mặt, nhất là Trung Quốc đang loạn cả kinh tế lẫn chính trị và sắc tộc, thì họ đang có ý đồ đẩy chiến tranh sang Việt Nam và khu vực mà chúng ta đã thấy qua việc xâm phạm vùng biển, vùng trời Việt Nam từ ngày 28/12/2015 đến hôm nay. Nếu không khéo sẽ có chiến tranh bất kỳ lúc nào !
Nhất là Trung Quốc họ rất sợ mất Việt Nam, vì Việt Nam như tôi đã viết, là vùng đệm để Trung Quốc dễ dàng sản xuất mọi thứ rác như chính trị, chiến tranh, kinh tế, kể cả công nghiệp lỗi thời. Và quanh Trung Quốc bây giờ chỉ còn Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là hướng thoát cho họ, vì phía Tây Nam Ấn Độ, Phía Tây Bắc thì Nga, Phía Đông thì có Nhật và Nam Hàn không ai là không gầm gừ với Trung Quốc.
Về phía Việt Nam cũng vậy, tôi không cho rằng lãnh đạo Việt Nam họ không hề ngây thơ như người ta vẫn nói. Ngược lại, tôi thấy họ khôn hơn người ta tưởng. Nếu họ không khôn thì họ đã mất chính quyền từ những năm cuối thập niên 1980 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thế giới bao vây tứ phía kể cả Trung Quốc, trong tay thì không có tiền bạc, lạm phát 700%, họ phải đổi chiến lược sang thân Trung Quốc.
Giai đoạn khó khăn nhất này, họ phải chạy ngược, chạy xuôi để được xóa cấm vận với Hoa Kỳ. Tôi có những rủi ro và may mắn chứng kiến rất rõ giai đoạn lịch sử này, vì tôi là người như trong gia đình với cố tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân - người sáng lập ra nhóm thứ Sáu giúp cho cởi trói kinh tế của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt - nên tôi hiểu họ rất khôn và rất linh hoạt trong ngoại giao, mặc dù, có một giai đoạn nhỏ họ đã sai lầm về ngoại giao từ 1975 đến 1990.
Có bất ngờ giờ chót ?
Mặc Lâm : Ông Nguyễn Tấn Dũng được xem gần như rời khỏi chức vụ tuy nhiên vẫn có đồn đoán cho rằng còn một bí mật nào đó vào giờ chót, Bác sĩ có tin khả năng lật ngược thế cờ của ông Dũng là khả thi hay không ?
Hồ Hải : Nói ông Dũng sẽ rời bỏ cuộc chơi thì tôi cho rằng chuyện đó có thể xảy ra. Trên bình diện toàn cầu, Việt Nam xưa nay chỉ là một quân cờ nhỏ trên bàn cờ khu vực và thế giới. Việt Nam phải sống với thế giới, không thể tách rời.
Hãy nhìn lại lịch sử 85 năm ra đời và 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam là lịch sử của những biến cố lịch sử của đất nước và dân tộc.
Trong 70 năm cầm quyền ấy, chiến lược ngoại giao của đảng cầm quyền đã trải qua nhiều sách lược cụ thể khác nhau, nhưng trên một sách lược chung của Tôn Tử : "Dĩ bất biến ứng vạn biến" nhằm giữ vững vị trí đảng cầm quyền.
Tùy theo chiến lược cụ thể mà, chọn ra những lãnh đạo tối cao vào chức tổng bí thư đảng cho phù hợp với nhiệm vụ lịch sử giao phó.
Từ 1945 đến 1975 con đường ngoại giao của đảng cộng sản cầm quyền ở miền Bắc là, đa phương với phe cộng sản anh em để tận dụng sức người, sức của phục vụ thống nhất giang sơn, xâm lược miền Nam, thu về một mối. Ông Lê Duẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ này nhất sau sai lầm trong cải cách ruộng đất của ông Trường Chinh.
Từ 1975 đến 1986, lịch sử đòi hỏi chống bành trướng bá quyền Trung Quốc phương Bắc, quan hệ ngoại giao thiên tả Liên Xô và Đông Âu cũ. Có ý kiến cho rằng sai lầm và bỏ qua cơ hội, vì không biết sử dụng quan hệ ngoại giao đa phương như thời nội chiến, mà để nước Mỹ cấm vận, Trung Quốc gây hấn. Và một số nhà lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc phải lưu vong như Hoàng Văn Hoan...
Sau đó, từ 1986 đến 2015 là sự trao lại ghế tổng bí thư cho ông Nguyễn Văn Linh và các đời Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng để phù hợp với tình hình buộc phải hữu hảo với Trung Quốc sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, qua Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990.
Cứ mỗi lần thay đổi chiến lược ngoại giao như thế đều phải qua một cái gọi bất thành văn là : Thỏa hiệp. Vậy thỏa hiệp là gì ?
Thỏa hiệp là một phần thiết yếu trong mọi mối quan hệ, bất kể là với đồng nghiệp, bạn bè, thành viên trong gia đình hay bạn đời của bạn. Biết rõ khi nào cần giữ vững quan điểm, cũng như điều gì xứng đáng để tranh cãi đều quan trọng như nhau.
Mà phải là Thỏa hiệp 2 tầng : tầng trong nước phải hợp với đảng để giữ vững vai trò cầm quyền. Tầng Quốc tế phải phù hợp với quan hệ ngoại giao kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v… đúng thời thế. Vì quan hệ ngoại giao không chỉ ở trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn một thỏa hiệp ngầm với các đối tác mà đảng cộng sản đang bang giao với Quốc tế.
Nên, nếu 1945 đến 1975 là thỏa hiệp tầng một trong đảng cộng sản ở miền Bắc, mà còn thỏa hiệp của đảng cộng sản với các đảng cộng sản anh em đang giúp đỡ cho Bắc Việt, nhằm đạt mục tiêu thống nhất giang sơn, để chọn ra con người phù hợp nhất là ông Lê Duẩn. Ông Duẩn vẫn còn phù hợp, mặc dù quan niệm rất cổ hủ nên sai lầm và bỏ qua cơ hội đến 1986 buộc ông và nhóm của ông phải ra đi để những con người khác phù hợp hơn với thời cuộc.
Đến giai đoạn 1986 - 2015, một chiến lược cởi trói kinh tế để ổn định chính trị và đảng vẫn nắm vững vai trò lãnh đạo, thì nền kinh tế có lớn lên. Những thế hệ tổng bí thư thích hợp với quan hệ Trung Hoa, nhưng vẫn giữ quan hệ với Nga hậu Liên Xô ra đời ; trong đó cũng có những con người thiên về Nga phải ra đi như Trần Xuân Bách. Và kết quả này cũng là một thỏa hiệp 2 tầng giữa nội bộ đảng cộng sản ở Việt Nam, với đảng cộng sản Trung Hoa là chủ yếu, sau đó là các Quốc gia có quan hệ làm ăn kinh tế.
Song hành với sự lớn lên của kinh tế trong thời kỳ 1986 đến 2015, thì chính trị lại tỏ ra ù lỳ và lỗi thời, không đáp ứng được với kinh tế. Hậu quả là tha hóa, tham nhũng, và kinh tế đã suy yếu trong từ cuối năm 2007 đến nay vẫn chưa thoát được. Trong khi đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc Trung Quốc cả nhà nước lẫn tư nhân. Nhập siêu ngày càng lớn với Trung Quốc, biển đảo, vùng trời và đất liền cũng ngày càng bị Trung Quốc lấn chiếm.
Một thời kỳ mới, từ 2016 đến tương lai là một chiến lược ngoại giao đa phương với Hoa Kỳ và phương Tây, vẫn giữ hiếu hòa và không lép vế với Trung Quốc là bắt buộc phải làm. Song hành với chiến lược ngoại giao này, con người nào sẽ đóng vai trò lịch sử ? Vì thỏa hiệp 2 tầng như cũ đã lỗi thời và không còn phù hợp, do Trung Quốc không chỉ ngày càng xâm lấn, mà cũng đang suy sụp kinh tế khó thể giữ vững chính trị đơn nguyên tập quyền.
Và tôi tin rằng, 200 ủy viên trung ương đảng cộng sản sẽ đủ sáng suốt để chọn một con người cho tình hình mới. Và vấn đề Việt Nam không phải con người, mà là thể chế chính trị đang kiềm hãm mọi mặt xã hội, kể cả đạo lý làm người chứ không chỉ kinh tế.
Về mặt quy luật xã hội Việt Nam thực tế hiện nay có thể so sánh hình ảnh của Miến Điện cuối thập niên 1980s sau đó ông Than Shwe phải nới lỏng chính trị độc tài cho các nhà tù chính trị và dần đi đến trao quyền cho Thein Shein để tiếp tục con đường cải tổ chính trị.
Mô hình kinh tế lấy tài nguyên đổi cơ sở hạ tầng đã hết thời ở quốc gia đất chật người đông như Việt Nam.
Bán sức lao động rẻ mạt được bao nhiêu ? Đè dân ra đánh thuế đến lúc nào đó dân cũng không còn tiền mà lấy, thì dân nổi dậy. Trong khi đó, ngân sách không đủ chi, mà nợ thì mỗi năm ập tới phải trả cả vốn lẫn lãi lên đến 16 tỷ đô la - chiếm 10% tổng sản lượng nền kinh tế, mà nền kinh tế lại chủ yếu đựa vào giá dầu phải $90/thùng mới đủ chi, thì giá dầu lại hạ đến $30/thùng như hiện nay và sẽ còn xuống nữa.
Công nghệ thông tin làm dân thức tỉnh, lòng dân chán ngán, dù bất kỳ ai lên cũng phải thay đổi, chứ không thể vẫn như cũ được. Lịch sử gọi tên ai, người đó sẽ ghi danh là minh quân hay hôn quân là điều chắc chắn. Nhưng còn một điều khác nữa, là đã đến lúc phải chuyển đổi nền chính trị Việt Nam không thể cưỡng lại được.
Mặc Lâm : Xin cám ơn ông. (Nguồn : RFA, 14/01/2016)
(RFA: Trong không khí oi bức của hội nghị Trung ương lần thứ 14 chuẩn bị đại hội đảng thứ XII đang diễn ra tại Hà Nội, không hiếm các tin đồn được cho là rò rỉ từ trong thượng tầng Bộ chính trị, trí thức và những chuyên gia quan tâm đến vấn đề này luôn đưa ra các quan điểm khác nhau tùy cái nhìn riêng tư của mỗi người. Một trong những cái nhìn ấy là Bác sĩ Hồ Hải hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, ông có rất nhiều bài viết nhận định tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên trang blog riêng và hôm nay ông dành cho Mặc Lâm bài phỏng vấn tập trung về vấn đề bầu bán nhân sự kỳ này).
Mặc Lâm : Cho tới giờ phút này tuy chưa có một thông tin chính thức nào từ chính phủ nhưng việc tổ chức nhân sự hình như đã được định đoạt và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở thêm 1 năm nữa. Theo Bác sĩ thì việc ở lại này có ý nghĩa gì và tại sao lại chỉ có 1 năm ?
Hồ Hải : Cần phải có cái nhìn khách quan và ghi nhận từng sự kiện theo đúng nó đang có. Ở đây, chưa có thông tin chính thức nào tuyên bố ông Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm 1 năm nữa. Ngay cả thông tin chính thống của báo chính phủ cũng chỉ nói ra 2 ý : thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII. Thứ hai, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII là một trong những nội dung lớn được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xem xét, quyết định.
Như vậy ta thấy rằng Hội nghị trung ương 13 chưa xong công tác nhân sự của 3 bộ phận : Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII mà chỉ mới chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII - bộ tứ - để 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết xem xét quyết định.
Hội nghị TW14 chỉ mới diễn ra 1 ngày không thể có quyết định nhanh, khi mà, trong Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng đã quy định rất rõ ràng trong các điều 11, 13, 25, 26 về việc đề cử và ứng cử các chức vụ lãnh đạo chủ chốt là từ cấp ủy. Cấp ủy là nơi mà tổng bí thư sinh hoạt đảng. Hơn nữa, đâu chỉ 1 mình ông Tổng bí thư được đề cử ra ứng cử. Sau đề cử thì BCT mới bỏ phiếu, sau đó, đem ra 200 UVTW xem xét và bỏ phiếu nên chưa thể nói gì khi có thông tin như thế. Trong lịch sử gần đây, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng phải chấm dứt nửa nhiệm kỳ. Thường trực bí thư trung ương Trần Xuân Bách cũng phải bị quản thúc, quản chế đến cuối đời tại gia. Đó là sự chặt chẽ trong cơ cấu chính quyền đảng cộng sản, mà không ai có thể một tay bẻ nạn chống trời. Nó cũng làm nên sức mạnh độc quyền của đảng cộng sản.
Mặc Lâm : Cuộc tranh dành quyền lực lần này công khai và cả hai bên đều không cần che giấu như truyền thống đoàn kết trong đảng như trước đây. Vết nứt này theo Bác sĩ có gì cần để ý ?
Hồ Hải : Vết nứt này là đúng quy luật của một thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền bắt buộc phải đến, vì nó sai với quy luật xã hội học, ngay cả trong một gia đình nhỏ là tế bào xã hội thì cũng phải có vợ để góp ý chồng và ngược lại, và kể cả con cái nữa, huống gì một xã hội lại chỉ có một đảng cầm quyền ?
Thực ra, phải nhìn lại lịch sử của 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản mới thấy rõ, vết nứt này đã có từ thời chưa thống nhất như các phe nhóm Ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp, v.v...
Nhưng thời đó, việc lo cho thống nhất lấn át cái riêng là tư lợi cá nhân, nên chỉ thấy đấu nhau vì sự nghiệp chung. Nay, hòa bình cái chung lớn đã xong, đảng cầm quyền nắm trọn kinh tế chính trị quân sự bảo an, thì cái riêng trời dậy lấn át, và có sự thỏa hiệp các phe nhóm để phục vụ cái riêng.
Khi tất cả được tích tụ đủ lượng để thăng hoa thành chất thì mọi việc sẽ phơi bày theo đúng quy luật lượng chất. Hơn nữa, hội nhập thông tin toàn cầu đã thúc đẩy cho những cái gọi là bí mật trong đảng không còn là bí mật nữa, vì công nghệ thông tin trao cho mọi người một quyền lực mà trước đây khi chưa có nó người nta không dám thể hiện ở một nền chính trị đơn nguyên tập quyền như ở Việt Nam.
Quan hệ với Trung Quốc
Mặc Lâm : Theo tin được cho là rò rỉ từ nội bộ thì cả 4 nhân sự được chọn lần này đều thân cận hay ít nhất là từng giữ im lặng trước những quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc, đây có phải là thất bại của Mỹ trong nỗ lực cân bằng quyền lực chính trị trong nội bộ của Việt Nam ?
Hồ Hải : Trong chính trị, khi chưa có công bố kết quả chính thức, chúng ta không thể lấy những thông tin ấy làm chứng cho sự thực, mà đôi khi là do các chính khách tung chiêu giả.
Ví dụ, chuyến công du của ông Nguyễn Sinh Hùng sau hội nghị trung ương lần thứ 13, khóa XI sang thăm ông Tập cũng là một sự cố gắng cân bằng quan hệ giữa 2 đối tác lớn Mỹ Trung hơn là vấn đề mà người ta cho rằng ông đi kiếm chức tổng bí thư. Nếu chúng ta nhìn toàn diện mọi mặt, nhất là Trung Quốc đang loạn cả kinh tế lẫn chính trị và sắc tộc, thì họ đang có ý đồ đẩy chiến tranh sang Việt Nam và khu vực mà chúng ta đã thấy qua việc xâm phạm vùng biển, vùng trời Việt Nam từ ngày 28/12/2015 đến hôm nay. Nếu không khéo sẽ có chiến tranh bất kỳ lúc nào !
Nhất là Trung Quốc họ rất sợ mất Việt Nam, vì Việt Nam như tôi đã viết, là vùng đệm để Trung Quốc dễ dàng sản xuất mọi thứ rác như chính trị, chiến tranh, kinh tế, kể cả công nghiệp lỗi thời. Và quanh Trung Quốc bây giờ chỉ còn Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là hướng thoát cho họ, vì phía Tây Nam Ấn Độ, Phía Tây Bắc thì Nga, Phía Đông thì có Nhật và Nam Hàn không ai là không gầm gừ với Trung Quốc.
Về phía Việt Nam cũng vậy, tôi không cho rằng lãnh đạo Việt Nam họ không hề ngây thơ như người ta vẫn nói. Ngược lại, tôi thấy họ khôn hơn người ta tưởng. Nếu họ không khôn thì họ đã mất chính quyền từ những năm cuối thập niên 1980 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thế giới bao vây tứ phía kể cả Trung Quốc, trong tay thì không có tiền bạc, lạm phát 700%, họ phải đổi chiến lược sang thân Trung Quốc.
Giai đoạn khó khăn nhất này, họ phải chạy ngược, chạy xuôi để được xóa cấm vận với Hoa Kỳ. Tôi có những rủi ro và may mắn chứng kiến rất rõ giai đoạn lịch sử này, vì tôi là người như trong gia đình với cố tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân - người sáng lập ra nhóm thứ Sáu giúp cho cởi trói kinh tế của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt - nên tôi hiểu họ rất khôn và rất linh hoạt trong ngoại giao, mặc dù, có một giai đoạn nhỏ họ đã sai lầm về ngoại giao từ 1975 đến 1990.
Có bất ngờ giờ chót ?
Mặc Lâm : Ông Nguyễn Tấn Dũng được xem gần như rời khỏi chức vụ tuy nhiên vẫn có đồn đoán cho rằng còn một bí mật nào đó vào giờ chót, Bác sĩ có tin khả năng lật ngược thế cờ của ông Dũng là khả thi hay không ?
Hồ Hải : Nói ông Dũng sẽ rời bỏ cuộc chơi thì tôi cho rằng chuyện đó có thể xảy ra. Trên bình diện toàn cầu, Việt Nam xưa nay chỉ là một quân cờ nhỏ trên bàn cờ khu vực và thế giới. Việt Nam phải sống với thế giới, không thể tách rời.
Hãy nhìn lại lịch sử 85 năm ra đời và 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam là lịch sử của những biến cố lịch sử của đất nước và dân tộc.
Trong 70 năm cầm quyền ấy, chiến lược ngoại giao của đảng cầm quyền đã trải qua nhiều sách lược cụ thể khác nhau, nhưng trên một sách lược chung của Tôn Tử : "Dĩ bất biến ứng vạn biến" nhằm giữ vững vị trí đảng cầm quyền.
Tùy theo chiến lược cụ thể mà, chọn ra những lãnh đạo tối cao vào chức tổng bí thư đảng cho phù hợp với nhiệm vụ lịch sử giao phó.
Từ 1945 đến 1975 con đường ngoại giao của đảng cộng sản cầm quyền ở miền Bắc là, đa phương với phe cộng sản anh em để tận dụng sức người, sức của phục vụ thống nhất giang sơn, xâm lược miền Nam, thu về một mối. Ông Lê Duẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ này nhất sau sai lầm trong cải cách ruộng đất của ông Trường Chinh.
Từ 1975 đến 1986, lịch sử đòi hỏi chống bành trướng bá quyền Trung Quốc phương Bắc, quan hệ ngoại giao thiên tả Liên Xô và Đông Âu cũ. Có ý kiến cho rằng sai lầm và bỏ qua cơ hội, vì không biết sử dụng quan hệ ngoại giao đa phương như thời nội chiến, mà để nước Mỹ cấm vận, Trung Quốc gây hấn. Và một số nhà lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc phải lưu vong như Hoàng Văn Hoan...
Sau đó, từ 1986 đến 2015 là sự trao lại ghế tổng bí thư cho ông Nguyễn Văn Linh và các đời Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng để phù hợp với tình hình buộc phải hữu hảo với Trung Quốc sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, qua Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990.
Cứ mỗi lần thay đổi chiến lược ngoại giao như thế đều phải qua một cái gọi bất thành văn là : Thỏa hiệp. Vậy thỏa hiệp là gì ?
Thỏa hiệp là một phần thiết yếu trong mọi mối quan hệ, bất kể là với đồng nghiệp, bạn bè, thành viên trong gia đình hay bạn đời của bạn. Biết rõ khi nào cần giữ vững quan điểm, cũng như điều gì xứng đáng để tranh cãi đều quan trọng như nhau.
Mà phải là Thỏa hiệp 2 tầng : tầng trong nước phải hợp với đảng để giữ vững vai trò cầm quyền. Tầng Quốc tế phải phù hợp với quan hệ ngoại giao kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v… đúng thời thế. Vì quan hệ ngoại giao không chỉ ở trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn một thỏa hiệp ngầm với các đối tác mà đảng cộng sản đang bang giao với Quốc tế.
Nên, nếu 1945 đến 1975 là thỏa hiệp tầng một trong đảng cộng sản ở miền Bắc, mà còn thỏa hiệp của đảng cộng sản với các đảng cộng sản anh em đang giúp đỡ cho Bắc Việt, nhằm đạt mục tiêu thống nhất giang sơn, để chọn ra con người phù hợp nhất là ông Lê Duẩn. Ông Duẩn vẫn còn phù hợp, mặc dù quan niệm rất cổ hủ nên sai lầm và bỏ qua cơ hội đến 1986 buộc ông và nhóm của ông phải ra đi để những con người khác phù hợp hơn với thời cuộc.
Đến giai đoạn 1986 - 2015, một chiến lược cởi trói kinh tế để ổn định chính trị và đảng vẫn nắm vững vai trò lãnh đạo, thì nền kinh tế có lớn lên. Những thế hệ tổng bí thư thích hợp với quan hệ Trung Hoa, nhưng vẫn giữ quan hệ với Nga hậu Liên Xô ra đời ; trong đó cũng có những con người thiên về Nga phải ra đi như Trần Xuân Bách. Và kết quả này cũng là một thỏa hiệp 2 tầng giữa nội bộ đảng cộng sản ở Việt Nam, với đảng cộng sản Trung Hoa là chủ yếu, sau đó là các Quốc gia có quan hệ làm ăn kinh tế.
Song hành với sự lớn lên của kinh tế trong thời kỳ 1986 đến 2015, thì chính trị lại tỏ ra ù lỳ và lỗi thời, không đáp ứng được với kinh tế. Hậu quả là tha hóa, tham nhũng, và kinh tế đã suy yếu trong từ cuối năm 2007 đến nay vẫn chưa thoát được. Trong khi đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc Trung Quốc cả nhà nước lẫn tư nhân. Nhập siêu ngày càng lớn với Trung Quốc, biển đảo, vùng trời và đất liền cũng ngày càng bị Trung Quốc lấn chiếm.
Một thời kỳ mới, từ 2016 đến tương lai là một chiến lược ngoại giao đa phương với Hoa Kỳ và phương Tây, vẫn giữ hiếu hòa và không lép vế với Trung Quốc là bắt buộc phải làm. Song hành với chiến lược ngoại giao này, con người nào sẽ đóng vai trò lịch sử ? Vì thỏa hiệp 2 tầng như cũ đã lỗi thời và không còn phù hợp, do Trung Quốc không chỉ ngày càng xâm lấn, mà cũng đang suy sụp kinh tế khó thể giữ vững chính trị đơn nguyên tập quyền.
Và tôi tin rằng, 200 ủy viên trung ương đảng cộng sản sẽ đủ sáng suốt để chọn một con người cho tình hình mới. Và vấn đề Việt Nam không phải con người, mà là thể chế chính trị đang kiềm hãm mọi mặt xã hội, kể cả đạo lý làm người chứ không chỉ kinh tế.
Về mặt quy luật xã hội Việt Nam thực tế hiện nay có thể so sánh hình ảnh của Miến Điện cuối thập niên 1980s sau đó ông Than Shwe phải nới lỏng chính trị độc tài cho các nhà tù chính trị và dần đi đến trao quyền cho Thein Shein để tiếp tục con đường cải tổ chính trị.
Mô hình kinh tế lấy tài nguyên đổi cơ sở hạ tầng đã hết thời ở quốc gia đất chật người đông như Việt Nam.
Bán sức lao động rẻ mạt được bao nhiêu ? Đè dân ra đánh thuế đến lúc nào đó dân cũng không còn tiền mà lấy, thì dân nổi dậy. Trong khi đó, ngân sách không đủ chi, mà nợ thì mỗi năm ập tới phải trả cả vốn lẫn lãi lên đến 16 tỷ đô la - chiếm 10% tổng sản lượng nền kinh tế, mà nền kinh tế lại chủ yếu đựa vào giá dầu phải $90/thùng mới đủ chi, thì giá dầu lại hạ đến $30/thùng như hiện nay và sẽ còn xuống nữa.
Công nghệ thông tin làm dân thức tỉnh, lòng dân chán ngán, dù bất kỳ ai lên cũng phải thay đổi, chứ không thể vẫn như cũ được. Lịch sử gọi tên ai, người đó sẽ ghi danh là minh quân hay hôn quân là điều chắc chắn. Nhưng còn một điều khác nữa, là đã đến lúc phải chuyển đổi nền chính trị Việt Nam không thể cưỡng lại được.
Mặc Lâm : Xin cám ơn ông. (Nguồn : RFA, 14/01/2016)
(iv) Nguyễn Đạt: Tiễn biệt Họa sĩ Đinh Cường
Sáng ngày 8-1-2016, tôi bàng hoàng nghe tin hoạ sĩ Đinh Cường ra đi vĩnh viễn lúc 9 giờ tối ngày mùng 7. Trong đời tôi, hai lần nghe tin bạn mất mà bàng hoàng thất tán cả hồn: thi sĩ Joseph Huỳnh Văn nhiều năm trước, và hôm nay họa sĩ Đinh Cường. Cả hai người bạn hiền nhân, qua đời đột ngột.
Tôi biết Đinh Cường đang bệnh, nhưng thấy vẫn có thơ mới làm có tranh mới vẽ, lại thêm lời hứa hẹn sẽ về Việt Nam ngoài tết này để triển lãm tranh. Nên tôi tin chắc sau những lần làm ‘chemo’ cần thiết, bệnh tình của anh đang ổn dần, và sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Tôi gặp Đinh Cường duy nhất một lần trong đời, sau đó liên hệ qua e-mail. Ấy tuy nhiên trong tâm tưởng tôi về bằng hữu, Đinh Cường là một trong những người bạn tâm thiết. Nhắc nhớ Đinh Cường là nhắc nhớ người họa sĩ với bao nhiêu tác phẩm đầy chất thơ; thêm rất nhiều bài thơ của Đinh Cường, tôi thấy rõ đây là một nghệ sĩ đã đạt tới căn cốt của tình bằng hữu. Tôi không ngần ngại khi gọi Đinh Cường là hiền nhân, là người đã đạt tới Toàn thể Đạo, như lời đức Phật nói với thị giả A-nan-đà về Bằng Hữu.
Nhắc nhớ chuyện mới đây tôi không ngăn được giọt nước mắt, khi Đinh Cường đang bệnh, nghĩa là khi thần chết đã hẹn gặp anh vào một ngày rất gần, mà anh còn e-mail bảo tôi nên in tập thơ Dran của tôi, anh lo hết tổn phí in ấn. Tôi đã đưa bản thảo tập thơ Dran để nhà thơ Bùi Chát – nhà xuất bản Giấy Vụn – dàn trang và trình bày, kèm theo phụ bản là bốn bức tranh sơn dầu trên giấy. Đây là bốn họa phẩm tuyệt đẹp của Đinh Cường, anh gửi khi tôi đề nghị để làm phụ bản.
Bốn họa phẩm của Đinh Cường mang tên: Trên Đồi Golgotha-Lạc Lâm; Xóm Nhà Thờ Dran; Nhìn Xuống Cánh Rừng Dương Xỉ; Thiếu Nữ Trên Đồi Dran. Đinh Cường vẽ bốn họa phẩm này trong năm 1964, thời gian anh sống tại Dran, một-thời-diễm-ảo của tuổi trẻ Đinh Cường, anh thường nhắc nhớ với tôi như vậy. Xong tôi gửi qua e-mail bìa của tập thơ cho anh xem, Đinh Cường bảo anh rất ưa cái bìa màu đọt chuối ấy, gửi lời cảm ơn tới Bùi Chát – Nhà xuất bản Giấy Vụn. Ngoài bìa 1 tôi để tên tập thơ: DRAN; tên tác giả, tôi ghi hai dòng: Thi tập Nguyễn Đạt – Phụ bản Họa phẩm Đinh Cường; bìa 4 tôi để chân dung tôi do Đinh Cường ký họa từ năm 2000, khi anh gặp tôi lần duy nhất đó. Trước ngày Lễ Giáng Sinh vừa rồi, Đinh Cường e-mail hỏi tôi sao chưa thấy tập thơ Dran nhỉ. Tôi làm sao biết được, khi amazon.comchưa phát hành, như mong muốn của nhà thơ Bùi Chát khi gửi tập thơ Dran của tôi từ đầu tháng 11-2015.
Đinh Cường đã về cõi vĩnh hằng. Tôi có cảm tưởng từ đây trần gian dứt tuyệt hiền nhân. Hoạ sĩ Đinh Cường ơi, thôi cũng đành vĩnh biệt! (Sài Gòn, 11-1-2016)
(2) Thơ từ Bạn bèSáng ngày 8-1-2016, tôi bàng hoàng nghe tin hoạ sĩ Đinh Cường ra đi vĩnh viễn lúc 9 giờ tối ngày mùng 7. Trong đời tôi, hai lần nghe tin bạn mất mà bàng hoàng thất tán cả hồn: thi sĩ Joseph Huỳnh Văn nhiều năm trước, và hôm nay họa sĩ Đinh Cường. Cả hai người bạn hiền nhân, qua đời đột ngột.
Tôi biết Đinh Cường đang bệnh, nhưng thấy vẫn có thơ mới làm có tranh mới vẽ, lại thêm lời hứa hẹn sẽ về Việt Nam ngoài tết này để triển lãm tranh. Nên tôi tin chắc sau những lần làm ‘chemo’ cần thiết, bệnh tình của anh đang ổn dần, và sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Tôi gặp Đinh Cường duy nhất một lần trong đời, sau đó liên hệ qua e-mail. Ấy tuy nhiên trong tâm tưởng tôi về bằng hữu, Đinh Cường là một trong những người bạn tâm thiết. Nhắc nhớ Đinh Cường là nhắc nhớ người họa sĩ với bao nhiêu tác phẩm đầy chất thơ; thêm rất nhiều bài thơ của Đinh Cường, tôi thấy rõ đây là một nghệ sĩ đã đạt tới căn cốt của tình bằng hữu. Tôi không ngần ngại khi gọi Đinh Cường là hiền nhân, là người đã đạt tới Toàn thể Đạo, như lời đức Phật nói với thị giả A-nan-đà về Bằng Hữu.
Nhắc nhớ chuyện mới đây tôi không ngăn được giọt nước mắt, khi Đinh Cường đang bệnh, nghĩa là khi thần chết đã hẹn gặp anh vào một ngày rất gần, mà anh còn e-mail bảo tôi nên in tập thơ Dran của tôi, anh lo hết tổn phí in ấn. Tôi đã đưa bản thảo tập thơ Dran để nhà thơ Bùi Chát – nhà xuất bản Giấy Vụn – dàn trang và trình bày, kèm theo phụ bản là bốn bức tranh sơn dầu trên giấy. Đây là bốn họa phẩm tuyệt đẹp của Đinh Cường, anh gửi khi tôi đề nghị để làm phụ bản.
Bốn họa phẩm của Đinh Cường mang tên: Trên Đồi Golgotha-Lạc Lâm; Xóm Nhà Thờ Dran; Nhìn Xuống Cánh Rừng Dương Xỉ; Thiếu Nữ Trên Đồi Dran. Đinh Cường vẽ bốn họa phẩm này trong năm 1964, thời gian anh sống tại Dran, một-thời-diễm-ảo của tuổi trẻ Đinh Cường, anh thường nhắc nhớ với tôi như vậy. Xong tôi gửi qua e-mail bìa của tập thơ cho anh xem, Đinh Cường bảo anh rất ưa cái bìa màu đọt chuối ấy, gửi lời cảm ơn tới Bùi Chát – Nhà xuất bản Giấy Vụn. Ngoài bìa 1 tôi để tên tập thơ: DRAN; tên tác giả, tôi ghi hai dòng: Thi tập Nguyễn Đạt – Phụ bản Họa phẩm Đinh Cường; bìa 4 tôi để chân dung tôi do Đinh Cường ký họa từ năm 2000, khi anh gặp tôi lần duy nhất đó. Trước ngày Lễ Giáng Sinh vừa rồi, Đinh Cường e-mail hỏi tôi sao chưa thấy tập thơ Dran nhỉ. Tôi làm sao biết được, khi amazon.comchưa phát hành, như mong muốn của nhà thơ Bùi Chát khi gửi tập thơ Dran của tôi từ đầu tháng 11-2015.
Đinh Cường đã về cõi vĩnh hằng. Tôi có cảm tưởng từ đây trần gian dứt tuyệt hiền nhân. Hoạ sĩ Đinh Cường ơi, thôi cũng đành vĩnh biệt! (Sài Gòn, 11-1-2016)
"Tháng chạp màn sương trùm Đất Nước" (thơ Quang Dũng).
Hà Nội chạp này không có mùa đông
Tiết Tiểu Hàn mặc áo phông ra phố
Chưa đến Tết mà Đào, Mai đã nở
Khô hạn dài nắng trắng đáy sông.
Hà Nội chạp này ùn tắc thêm tăng
Nông dân bỏ đồng ra bám phố
Đứa cửu vạn, đứa ca ve - bưng phở
Mong kiếm tí "Đô" (dollar) kinh tế thị trường. *
Hà Nội chạp thèm cái rét căm căm
Diện len dạ, đầu trần bát phố
Sớm mai dậy lên Nam Ngư ăn phở
Ly cafe' ngồi ngắm Hồ Gươm.
Hà Nội chạp này đón Tết bâng khuâng
Có lẽ về quê là hay hơn cả
Đêm ba mươi khói mờ mái rạ
Củi lửa đỏ bừng má vợ hồi xuân.
(Hà Nội, 2 tháng chạp-Ất mùi - 11-1-2016)
(ii) Hồ Chí Bửu: Tín Đồ
Lúc ta say – ngỡ em là thánh nữ
Vì em làm ta bừng tỉnh cơn mê
Khi ta tỉnh – biết em là thứ dữ
Dụ dỗ ta đi quên mất lối về..
Thôi thây kệ - cuộc đời nầy quá ngắn
Chưa đủ yêu nhau hà tất giận hờn
Chốn thanh tịnh thấy đời đầy trống vắng
Nên bảo lòng hãy bố thí nhau hơn
Ta tục lụy nhưng lòng đầy thánh thiện
Làm tín đồ cho đạo giáo yêu đương
Đã phá chấp nên không hề ngụy biện
Đến với em là đến cỗng thiên đường…
Lúc ta say – ngỡ em là thánh nữ
Vì em làm ta bừng tỉnh cơn mê
Khi ta tỉnh – biết em là thứ dữ
Dụ dỗ ta đi quên mất lối về..
Thôi thây kệ - cuộc đời nầy quá ngắn
Chưa đủ yêu nhau hà tất giận hờn
Chốn thanh tịnh thấy đời đầy trống vắng
Nên bảo lòng hãy bố thí nhau hơn
Ta tục lụy nhưng lòng đầy thánh thiện
Làm tín đồ cho đạo giáo yêu đương
Đã phá chấp nên không hề ngụy biện
Đến với em là đến cỗng thiên đường…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét