12.
Tản văn
MẬN TRUNG LƯƠNG, TRÁI CÂY MỘT THỜI VANG
BÓNG
Kha
Tiệm Ly
Váo
thập niên 60 - 70, dọc theo đường lên Sài Gòn, hai bên đường từ “Thành Mỹ”(cầu
Đạo Ngạn) đến khỏi Câu Đôi (Cầu Sắt) một
đổi; rồi sâu vào miệt vườn Đạo Thạnh, Trung An, nhà nhà đều trồng một loại mận
có tên rất nên thơ : Hồng Đào!
Đúng
như cái tên, mận Hồng Đào có màu da hồng nhạt, trái không thon hình quả chuông
như các loại mận khác, mà hình hơi tròn, có nhiều trái bề ngang lại lớn hơn cả
bề dài! Đặc biệt là mình mận cứng, ăn
giòn, ít nước nhưng vị ngọt thì đậm đà, chưa thấy một loại mận nào “qua” được;
đó là nói về “Hồng Đào Sọc”; với “Hồng Đáo Đá”, thì da hồng hơn, thân càng cứng hơn (đá mà!); đây là
điểm ưu việt giúp cho thân mận khỏi bị giập trong việc thu hoạch hay di chuyển
xa. Khi “chín tới”, cầm trái mận ta lắc lắc thì nó kêu lụp cụp vì những hột bên
trong đã “nhả ruột” (hột không còn dính vào ruột mận nữa); lúc nầy hột đã
chuyển từ màu trắng qua màu nâu sậm.
Tên
mận là Hồng Đào, nhưng sao lại thường gọi là “mận Trung Lương”? Câu trả lời
cũng giống như “Vú sữa Lò Rèn”, “xá lị Bắc Mỹ Thuận”… , tức là địa danh trồng
và được tập trung bán loại trái cây ấy nhiều (mà phải ngon, nổi tiếng) mà thôi!
Mọi
loại xe ngược xuôi qua Trung Lương, hầu hết đều ghé nơi nấy và ít ai lại không
nghĩ tới mua vài kí mận, là đặc sản, lại vừa rẻ tiền, vừa ngon, vừa nổi tiếng
để biếu người thân, hay ít nhất cũng mua một vài gói mà thưởng thức cho vui
miệng trên bước hành trình thiên lý.
Những
năm đó ngã ba Trung Lương đường sá còn chật hẹp; thế mà các xe, nhất là xe đò,
tài xế phải dừng lại nơi đấy theo lời yêu cầu của hành khách để … mua mận. Dòng lên, dòng xuống, xe đậu
chật ních cả một quãng đường, để tha hồ chọn mua hàng chục món hàng của đội
quân bán rong theo xe rao ỏm tỏi, nhưng nhiều nhất vẫn là: “Mận đây! Mận đây!
Mận mới hái đây!”
Hồi
ấy chưa phát minh ra túi nylon, mận được gói vào một miếng là chuối lớn hay
mảnh nhật trình, kèm với gói muối ớt., (cũng gói bằng giấy nhật trình) So với
giá các loại thức ăn khác thì gói mận tương đối “coi được”, nhưng so với mua
thẳng tại vườn thì vốn một lời … mười!
Ai
từng là học sinh, dù là học sinh chuyên cần đến mấy cũng khoái những giờ nghỉ đột xuất khi mà giáo sư
(từ gọi giáo viên bậc trung học thời đó), bận việc không đến lớp được; thế là
nhà trường cho lớp ấy về sớm! Thừa dịp nầy, chúng tôi đèo nhau trên xe đạp chạy
thẳng đến Trung Lương, vào vườn mua mận
và “xực” liền tại chỗ! Chủ vườn thấy học sinh, mặt mày sạch sẽ (mà túi ít
tiền!) sẵn mận đã hái từng đống lớn, cứ hốt mà bán cho chúng tôi cho có lệ với
số lượng tượng trưng, còn cứ ăn cho “đã”, chừng nào… bể bụng thì thôi! Chủ vườn
cũng không quên tặng cho một chén nước mắm đường và một ít ớt hiểm để tự ý dầm
vào theo khẩu vị.
Ăn
mận Trung Lương mà lấy hai ngón tay cái bấu vào đít (mận) để tách hai ra là
không đúng điệu nghệ; mà phải cho trái mận vào lòng hai bàn tay rồi ép mạnh; nó
sẽ kêu cái “rốp”, đồng thời bể ra làm tư, làm năm tạo thành những cái ngao nhỏ;
lấy ngao nầy múc nước mắm đường ớt, cho vào miệng thì các mùi vị của ngọt, mặn,
cay hòa lẫn nhau, vừa ăn vừa hít hà, nước miếng nước mồm tuông ra mỏi cả hai
má!
Chỉ
cần trịch qua hông nhà, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng được một vùng cây trái no
lành. Cây nọ giáp lá với cây kia: Mận ơi là mận! Mận đỏ trên cây, mận oằn cả
nhánh, mận rụng nghẹt đất, nghẹt mương; không cơ man nào nói hết!
Mận
Trung Lương đi vào lòng người dân khắp cả các tỉnh miền đông , miền tây nam bộ; mận đã đi vào thơ ca, Nhiều người
“rành sáu câu” với bài vọng cổ “Quả Mân Trung Lương” của soạn giả Viễn Châu.
Lại
thuở đó, người ta thường nghe câu hát bên tiếng võng đu đưa: “ Ầu ơ… Bánh canh trắng, cọng vắn cọng dài /
Bánh tằm xe, cọng dài cọng vắn…Ầu ơ… / Xứ Mỹ Tho gạo trắng nước trong…ờ… / Gái
Mỹ Tho tuy dang nắng / (Mà) má vẫn hồng như điểm phấn tô son… Ơ hờ… / Anh ơi!
Muốn chơi hoa thì kiếm gái Sài Gòn… ờ hơ
… / Còn (như) muốn tìn người vợ hiền dâu thảo… Ầu ơ… / Thì anh hãy
xuống miệt vườn Trung Lương… Ầu ơ!...”
Chúng
tôi không biết đó là ca dao hay bài thơ của tác giả nào, nhưng chắc chắn nó
phải có xuất xứ từ “miệt vườn Trung Lương”, và chắn chắn hơn nữa là các cô gái
Trung Lương rất hãnh diện vì bài hát ru em
(hay bài thơ ) ấy, ngược lại các cô “gái Sài gòn” mà nghe qua chắc phải
tức điên người!
Chúng
tôi dù có tâm hồn hoài cổ, nhưng không phải như vậy mà cứ khen bừa những chuyện
xưa. Công tâm mà nói, dù ngày nay có nhiều giống mận được cấy ghép, pha giống
để cho năng suất và chất lượng hoàn hảo nhất (như mận An Phước chẳng hạn),
nhưng nếu để trên bàn cân với mận Hồng Đào, thi đòn cân chắc chắn sẽ nghiêng về
phía mận có cái tên mà khi xưa đã một
thời vang bóng!
Kha Tiệm Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét