PHẠM NGỌC THÁI MỘT BẦU TRỜI THƠ SÂU THẲM
Cô giáo Hoàng
Đọc thơ Phạm Ngọc Thái, ta nhận thấy ở anh một tâm hồn tha thiết yêu thương và thường hồi ức về những kỷ niệm đã xa xưa:
Hãy níu lại dùm ta! Một thời dĩ vãng…
Gió vẫn trôi, lá vẫn bay vèo
Nhưng vẫn đó: em, anh - cuộc sống
Và một mối tình ta đã tặng cho hết thảy trăng sao.
Hãy níu lại dùm ta! Một thời dĩ vãng…
Gió vẫn trôi, lá vẫn bay vèo
Nhưng vẫn đó: em, anh - cuộc sống
Và một mối tình ta đã tặng cho hết thảy trăng sao.
(Khoảng trôi trong lá)
Hay bài Anh Vẫn Ở Bên Hò Tây:
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu
nay hóa khói sương tan.
Một số bài thơ ta lại thấy hiện lên một cái bóng bảng lảng cõi thiền, quanh quất chốn phật đài của cái buổi hoàng hôn trong cuộc đời:
Một số bài thơ ta lại thấy hiện lên một cái bóng bảng lảng cõi thiền, quanh quất chốn phật đài của cái buổi hoàng hôn trong cuộc đời:
Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!
Trong sân gạch sư già quét lá
Bước người đi thầm lặng cõi hư hao...
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!
Trong sân gạch sư già quét lá
Bước người đi thầm lặng cõi hư hao...
(Một góc hồ Tây)
« Mưa bay trong tiếng chuông »:
Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là…
Thơ Phạm Ngọc Thái giầu triết lý. Đặc điểm của tính triết lý ấy là được vận từ đời sống vào thơ, chắt ra từ tim óc nên cảm xúc mạnh mà không bị gò ép. Thí dụ:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là…
Thơ Phạm Ngọc Thái giầu triết lý. Đặc điểm của tính triết lý ấy là được vận từ đời sống vào thơ, chắt ra từ tim óc nên cảm xúc mạnh mà không bị gò ép. Thí dụ:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo con-đường-lông-ngỗng-trắng
Ta không đi theo con-đường-lông-ngỗng-trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!
(Người đàn bà trắng)
(Người đàn bà trắng)
Cái đời thường được khái quát bằng một sự trải nghiệm sâu sắc: con người với xã hội, cá nhân và thế giới. Nó mang tính đời sống triết học, tính vũ trụ… tồn tại và cát bụi. Tùy theo cảnh tình nhào luyện thành vóc thơ ca.
A. ÍT NÉT VỀ SỰ KHÚC TRIẾT TRONG THƠ ĐỜI CỦA ANH
Thơ đời Phạm Ngọc Thái đẫm tính hiện thực, xã hội và thời đại. Nó rất cô đúc. Để nói về sự vất vả, lam lũ kiếm miếng cơm manh áo của người lao động, anh ví cuộc đời của họ giống như những chiếc chổi tre kéo lê trên đường, năm tháng bị mòn vẹt dần đi:
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim
(Cô quét lá đêm hồ)
Tác giả đã gắn nỗi lòng mình trước những sự mất mát của những con người bần hàn ấy, theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa...
Hình ảnh sinh động mà đa nghĩa. Tả về cô quét lá đêm mà thơ như một khúc hát du dương, cứ thánh thót gieo thấm vào lòng ta:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá bên tôi!
Trong bài thơ "Em bán xoài", tại một khung cảnh bên bờ biển thành phố Nha Trang. Dưới những bóng dừa xứ sở là những thân phận đang sống nổi trôi, vất vưởng chốn nhân quần. Chủ nghĩa nhân đạo của bài thơ chính là lòng thương người và nỗi đau đời:
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim
(Cô quét lá đêm hồ)
Tác giả đã gắn nỗi lòng mình trước những sự mất mát của những con người bần hàn ấy, theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa...
Hình ảnh sinh động mà đa nghĩa. Tả về cô quét lá đêm mà thơ như một khúc hát du dương, cứ thánh thót gieo thấm vào lòng ta:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá bên tôi!
Trong bài thơ "Em bán xoài", tại một khung cảnh bên bờ biển thành phố Nha Trang. Dưới những bóng dừa xứ sở là những thân phận đang sống nổi trôi, vất vưởng chốn nhân quần. Chủ nghĩa nhân đạo của bài thơ chính là lòng thương người và nỗi đau đời:
Thế giới em đi "vòng thiên la địa võng"
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm hương toả mát thân người
Ai mua xoài?
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm hương toả mát thân người
Ai mua xoài?
Còn ai có mua em?
Để phản ảnh thân phận những lớp người xuất khẩu lao động ở nước ngoài, chẳng khác gì là đoàn quân ô hợp, bèo dạt mây trôi. Nhiều nơi nhiều chỗ tranh giành, xô xéo, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời. Đạo đức bị tha hoá:
Để phản ảnh thân phận những lớp người xuất khẩu lao động ở nước ngoài, chẳng khác gì là đoàn quân ô hợp, bèo dạt mây trôi. Nhiều nơi nhiều chỗ tranh giành, xô xéo, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời. Đạo đức bị tha hoá:
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
Đạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ
Đứa mách qué lại vân vi dễ sống...
Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng?
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên.
(Nỗi trăn trở người đi tìm vàng).
Còn ở bài « Làm ma em vợ », ta lại thấy thi phẩm nhuốm đầm nỗi kiếp đoạn trường ở trong kinh Phật:
Còn ở bài « Làm ma em vợ », ta lại thấy thi phẩm nhuốm đầm nỗi kiếp đoạn trường ở trong kinh Phật:
Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Sống cần cố gắng, chết rồi thôi.
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Sống cần cố gắng, chết rồi thôi.
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Nhà văn Đào Viết Minh khi bình bài thơ này đã có nhận xét:
"Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này... Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng nói về nơi bể khổ dân tình - Câu thứ ba của đoạn thơ này:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm tận thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!... /- Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời hiện đại này?... Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi trần ai, một nén nhang đời!".
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm tận thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!... /- Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời hiện đại này?... Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi trần ai, một nén nhang đời!".
Vân vân...
Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét