Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Ảnh Tác Giả

  BÌNH THƠ VÀ THƯỞNG THỨC THƠ


Từ Những Bản Nhạc Sến Và Những Bài Thơ “Cải Lương”

Di cư vào Nam gia đình tôi thuộc loại nghèo nhất họ nên phiêu bạt khắp “bốn vùng chiến thuật”. Từ Quảng Ngãi nhảy vào Mỹ Tho rồi chạy ra Ban Mê Thuột. Cuối cùng an cư ở Hốc Môn – Bà Điểm, nổi danh 18 thôn vườn trầu. Thời niên thiếu của tôi, do cảnh nghèo, nên rất gần gũi với nhạc sến. Trông em, làm việc nhà, vui đùa với chúng bạn cũng hát, cũng nghe nhạc sến; cả lúc ăn lúc ngủ nhạc sến cũng văng vẳng bên tai. Trong những buổi văn nghệ ở lớp, ở trường (trung học), trong những cuộc họp mặt bạn bè tôi đều được mời hát. Và tôi chỉ hát nhạc sến. Có thể nói nhạc sến đã thấm rất sâu đậm vào tâm hồn tôi.

Với thơ thì đỡ hơn. Tôi có bà mẹ ít học nhưng lại rất thuộc Kiều và ca dao. Tôi lại là con trưởng nên nghe mẹ tôi hát ru liên tiếp 7 đứa em vốn Kiều và ca dao trong tôi cũng khá. Nhưng bạn học và những cô láng giềng lại đưa vào hồn tôi những câu thơ như:

Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
 Tìm cô không gặp tui gối đầu mỗi đêm (Tình Anh Bán Chiếu)
Và:
Đừng sợ bỏ cuộc đời tươi đẹp
Cô độc lang thang dưới suối vàng
Một mai em chết anh cũng chết
Hai đứa mình chung một áo quan (không biết xuất xứ)

Chữ nghĩa thì được nhưng ý thì “cải lương” hết biết. Và cứ thế “gu” thưởng thức thơ của tôi bị giằng co giữa một bên là thơ “văn học nghệ thuật” và bên kia là thơ thuộc trường phái “cải lương”. Cũng nhờ lên Sài Gòn học đại học, được mấy bà chị họ tận tình dìu dắt, chỉ bào, lại hàng ngày tiếp xúc với đám bạn bè thành phố, tôi dần dần xa lánh những lời nhạc, những vần thơ rất đơn giản, dễ thấm vào hồn nhưng để ý kỹ thì hơi “cả đẩn”.

Khả Năng Hiểu Và Cảm Câu Chữ
Trong phần này tôi xin ghi lại một số cuộc tranh cãi về “chữ, nhóm chữ” mà tôi được biết, trong đó có cả trường hợp tôi “chọn phe”, nghĩa là đứng hẳn về một phía. Những chữ đưa ra để tranh cãi thường là tác giả dùng chữ này, người đọc tự ý thay chữ khác để “câu thơ hay hơn”.
Ở đây nếu chính mình không biết chắc, tôi không chú tâm truy xét đâu là chữ nguyên bản (của tác giả), đâu là chữ “mới” của người đọc đưa vào để thay thế vì sợ lại dính vào một cuộc tranh cãi khác, mà chỉ dùng cảm nhận chủ quan của mình để “phán” chữ nào đúng hơn, hay hơn; trường hợp chỉ có một chữ thì sẽ nhận định chữ đó đúng hay sai, hay hay là dở.
     1/ Trai tơ mà lấy nạ dòng
         Như nước mắm nhĩ chấm lòng lợn thiu (ca dao)
Có người sửa lại:
         Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu
và giải thích rằng “Nước mắm thối chấm lòng lợn thiu ăn chán lắm, giống như trai tơ mà lấy nạ dòng vậy.” Theo tôi, nói như vậy là không đúng. Trai tơ là “đồ xịn” mà chơi với nạ dòng là “đồ dởm” thì uổng, cũng giống như nước mắm nhĩ là “đồ xịn” mà đem chấm lòng lợn thiu là “đồ dởm” thì phí quá. Do đó, phải giữ nguyên “nước mắm nhĩ” mới đúng ý của câu ca dao.
     2/ Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em (Trăng Lên, Lưu Trọng Lư)
Có người đã sửa lại:
         Thuyền ta bơi lặng trong tròng mắt em
Thật là quá sức bậy bạ, làm hỏng câu thơ của Lưu Trọng Lư. “Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em” hay hơn nhiều, “thơ” hơn nhiều.
     3/ Nắng mưa từ độ tang chồng (Nhà Tôi, Yên Thao)
hay:
         Nắng mưa từ buổi tang chồng
Từ “độ” hay hơn từ “buổi”
     4/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai (Sông Lấp, Tú Xương)
hay
         Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Vẳng hay hơn
     5/ Nét bút đa tình lả lơi (Lá Thư, Đoàn Chuẩn& Từ Linh)
hay:
         Nét chữ đa tình lả lơi
Ý nghĩa thì giống nhau nhưng “nét bút” tượng hình hơn, hay hơn.
     6/ Mời người đem theo toàn vẹn hương yêu (Nghìn Trùng Xa Cách, Phạm Duy)
hay:
         Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu
Hương yêu rộng nghĩa hơn lại thêm thoang thoảng tý mùi thơm nên hay hơn.

     7/ Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng? (Chiếc Lá Cuối Cùng, Tuấn Khanh)
Vài ca sĩ khi hát, sửa lại:
         Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng!
“Đêm qua chưa” bày tỏ tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt khi thấy trời sáng - thời gian bên nhau đã hết, đã đến lúc chia tay. Câu nguyên bản hay hơn câu ca sĩ sửa lại rất nhiều.   
 8/ Tôi đứng bên này sông  
     Bên kia vùng giặc đóng (Nhà Tôi, Yên Thao)
Khi phổ nhạc bài thơ nhạc sĩ Anh Bằng sửa lại:
         Tôi đứng bên này sông
         Bên kia vùng lửa khói
Nhà Tôi là tâm trạng hồi hộp, lo âu của một người lính trước giờ nổ súng mà mục tiêu của trận đánh lại chính là ngôi làng bên kia sông, có căn nhà nơi những người thân yêu nhất của mình, bà mẹ già và cô vợ trẻ, đang cư trú. Trước hết, đưa cụm từ “vùng lửa khói” vào không ăn khớp với thực tế trận địa; chưa nổ súng thì làm gì có “lửa khói!” Hơn nữa, chi tiết làng tôi là “vùng giặc đóng” khiến việc đánh bật trại giặc để chiếm lĩnh mục tiêu trong một trận đánh có cả pháo binh sẽ rất nguy hiểm cho căn nhà và những người sống trong đó. Điều này làm nỗi lo của người lính thật hơn, khơi dậy nơi người đọc cảm xúc mạnh hơn. Anh Bằng đã làm tứ thơ dở đi rất nhiều khi thay cụm từ trên.
     9/ Chữ “níu” trong “Anh đàn em hát níu xuân xanh” của Hoàng Cầm
Tôi đã tốn khá nhiều thời gian để trả lời bạn đọc về chữ “níu” này. Hôm nay tình cờ đọc được bài thơ của Xuân Quỳnh cũng nói đến cái ý đó nên nhân tiện bàn thêm vài lời. Chúng ta hãy nghe nữ sĩ Xuân Quỳnh tâm sự:
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó, tính từng hào keo kiệt
(Có Một Thời Như Thế, thivien.net)
Khi “mái tóc xanh bắt đầu pha sợ bạc”, quỹ thời gian không còn nhiều nữa thì việc “chi chút thời gian từng phút từng giờ/ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt” là cần thiết; “níu xuân xanh” đưa vào hoàn cảnh ấy là hợp tình hợp lý, người đọc ai cũng có thể thông cảm và chấp nhận dễ dàng. Còn như Hoàng Cầm, mới 19 tuổi đã viết:
“Nếu anh còn trẻ như năm cũ”
nghĩa là xuân xanh còn dài đằng đẵng, không chịu ung dung hưởng thụ mà lại:
“Anh đàn em hát níu xuân xanh”
thì đúng là tính khí của anh nhà giầu keo kiệt - tiền đầy túi mà chi li từng xu, từng hào. Cách ứng xử ấy chẳng nên thơ tí nào nếu không muốn nói là rất xấu. Chữ “níu” không những không hay mà lại còn không đúng nữa.

     10/ Hai câu kết của bài thơ Ngậm Ngùi (Huy Cận)

Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

Khoảng vài năm trước, dự một chương trình văn nghệ ở Houston, sau khi nghe dứt bản Ngậm Ngùi do Phạm Duy phổ nhạc một khán giả ngồi sau lưng tôi bình phẩm:
“Mẹ! Nằm bên người yêu mà còn ôm theo cả nỗi sầu nhân thế nữa”.
Tôi quay xuống hỏi chuyện:
“Sao anh lại nói vậy?”
Anh ta trả lời:
“Thì 2 câu cuối chứ còn gì nữa. Có em tựa đầu trên tay mà tay kia còn ôm hết cả buồn sầu trong thiên hạ.” (1)
Sau đây là đoạn cuối trong Một Phút Đam Mê của Lưu Hoàng Lê do Đàm Vĩnh Hưng hát:
            Một mình lê bước, lang thang bên thềm xưa
            Người tình ở đâu, bóng dáng xưa đâu còn
            Giờ ta lẻ loi, ta ngu khờ rong chơi quên ngày tháng
            Nhắm mắt ta nghe, ôi trái sầu nặng rơi rớt bên thềm.

Lưu Hoàng Lê và vị khán giả ngồi sau lưng tôi tưởng rằng trái sầu rụng rơicũng giống buồn sầu từ đâu đó đổ ập xuông người mình. Và nhạc sĩ – khi diễn tả nỗi buồn vì mất người yêu – đã hạ bút: “bước chân đi nghe trái sầu nặng rơi rớt bên thềm”. Còn vị khán giả nọ thì la toáng lên: “Nằm bên người yêu mà còn ôm theo cả nỗi sầu nhân thế”. Thật là sự hiểu lầm tai hại. Huy Cận ra về mà lòng buồn bã đến độ thẫn thờ không phải vì trái sầu rụng rơi mà là vì việc trái sầu rụng rơi chỉ là mơ mộng hão huyền chứ không phải là sự thật.
Đến đây xin bạn đọc đừng quên phần cuối của tứ thơ mà tác giả muốn để quý vị tự suy diễn, tự hiểu. Đó là: trái sầu rụng rơi chỉ như một thoáng mơ qua. Thực tại phũ phàng, ngay lập tức, đã quay lại. Em vẫn nằm sâu dưới mộ, thi sĩ vẫn một mình giữa nghĩa trang hiu quạnh. Và trái sầu trong ông vẫn trĩu nặng tâm hồn. (1)

     11/ Mấy câu thơ tục
Trong chuyến đi chơi Chùa Hương tôi học được 4 câu thơ tục rất hay từ một anh lái đò:
Vợ tôi hay mộng hay mơ
Hôm qua nổi hứng dí thơ vào l.
Thế rồi khi dại, lúc khôn
Hôm nay nó lại dí l. vào thơ.

Sau đó nhà thơ Trịnh Anh Đạt gởi cho tôi 4 câu “thơ” của Bùi Hoằng Tám:
Vợ tôi dở dại, dở khôn
Ngày dăm bẩy bận dí l. vào thơ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bẩy lượt dí thơ vào l.

Rồi anh Trương Vấn, người phụ trách trang web T-Vấn&BH gởi cho tôi bài “thơ” Thơ Một Chữ - Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh trong đó cũng có đoạn giống 4 câu trên:

Vợ tôi dở dại, dở khôn
Có lúc nó bảo dí l. vào thơ
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Có lúc nó bảo dí thơ vào l.

Theo tôi, có lẽ Bùi Hoàng Tám và Nguyễn Bảo Sinh đều lấy hai nhóm chữ “dí l. vào thơ” và “dí thơ vào l.” trộn lẫn với một lô các con chữ xà bần khác thành những câu vè tục, đầy tính chơi chữ, đọc với nhau cho vui. Nhà thơ lục bát nổi tiếng ở Hải Phòng Trịnh Anh Đạt đã nói chắc như đinh đóng cột rằng:

“Bài của Bùi Hoàng Tám hay Nguyễn Bảo Sinh ở dạng này chỉ là vè. Không thể gọi là thơ!”

Tôi không biết con đường tiến hóa của 4 câu thơ bắt đầu từ đâu; từ bài Thơ Một Chữ - Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh hay từ bài Vợ Tôi Dở Dại, Dở Khôn của Bùi Hoàng Tám? Nhưng tôi biết chắc một điều – do hình ảnh mộc mạc, gần gũi, tục mà thanh - những câu ấy đã đi vào lòng người, truyền qua không biết bao nhiêu là cái miệng, trong đó có không ít miệng của những nghệ sĩ dân gian đầy tài năng, ẩn mình giữa đám đông thầm lặng. Đến cửa miệng của anh lái đò, 4 câu ấy đã được thay đổi, chắt lọc để không còn là những câu vè tục tằn vui chơi, mà đã thành những câu thơ hay, ý nhị, độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, mang đến cho người nghe, người đọc một thông điệp về thơ rõ ràng, sinh động:
tâm trạng của con người đối với thơ ca: khi mê say, khi chán chường, đổi thay bất chợt như thời tiết lúc mưa, lúc nắng. (2)”

Bạn đọc, khi đọc đến đây, có thể không đồng ý hoàn toàn với chọn lựa, nhận định của tôi. Điều đó, nếu xảy ra, cũng rất dễ hiểu. Mục đích của tôi là – qua 11 thí dụ - có thể thuyết phục bạn đọc chấp nhận một điều: nhiều khi một chữ, một nhóm chữ, một câu, một đoạn thơ, tuỳ theo trình độ thưởng thức, người đọc có thể hiểu, cảm nhận khác nhau; có người cho là đúng, có người bảo sai, ngay cả khi đã đồng ý chuyện đúng sai, việc phân định mức độ hay dở thường là cũng khác biệt. Nhìn vào sự tranh cãi đúng sai, hay dở ấy bạn đọc có thể mường tượng phần nào trình độ thưởng thức (đẳng cấp) của người đọc thơ. Đấy là mới chỉ nói về việc hiểu và cảm nhận câu chữ. Để hiểu và đánh giá mức độ hay dở của một bài thơ còn phải dựa vào những tiêu chí khác nữa.

Thể Thơ: Chỉ Dấu Của Đẳng Cấp

1/ Các thể thơ truyền thống
     a/ Song thất lục bát
Một thời được bà Đoàn Thị Điểm dùng để dịch Chinh Phụ Ngâm từ chữ Hán sang chữ Nôm và được người đời khen ngợi là nhiều câu, nhiều đoạn “bản dịch còn hay hơn bản chính”. Nhưng cho đến bây giờ thể thơ STLB rất ít được dùng, có lẽ đang trên đường đi đến chỗ tuyệt chủng. Có người cho rằng thể thơ này tạo ra quá nhiều vần, vừa yêu vận, vừa cước vận; nếu bài thơ hơi dài một tý thì hội chứng nhàm chán vần rất nặng nề, đọc lên nghe rất … ngán. Vì thế nếu ở thời điểm này thi sĩ nào chọn STLB để làm thơ thì bài thơ sẽ có nhiều cơ hội yểu tử.
     b/ Đường luật
Đường luật thất ngôn bát cú là một thể thơ có nhiều luật lệ khắt khe; vần đối niêm luật với những trói buộc của nó khiến thi sĩ luôn phải xoay ngang trở dọc đối phó nên ít có cơ hội chăm chút cho phần cảm xúc, hồn thơ. Dĩ nhiên, năm thì mười họa cũng có những bài thơ hay nhưng ngay cả những bài thơ hay đó cũng có vẻ khô cứng so với thơ đương đại. Giờ đây Nàng Thơ đã có bộ mặt mới. Các thi sĩ đã cố công tìm tòi, thể nghiệm nhiều thể thơ “mới”, sao cho vừa giữ được vị ngọt của thơ ca, vừa cởi trói cho người làm thơ khỏi những luật lệ quá khắt khe, gò bó. Đâu là thể thơ tối ưu của thi ca đương đại? Công cuộc chọn lựa, tranh cãi còn chưa ngã ngũ. Nhưng chắc chắn đã có rất nhiều thể thơ, ở mức độ khác nhau, cho phép người làm thơ thời nay được thoải mái hơn, tự do hơn, thể hiện tứ thơ của mình, và nhờ đó, có thể dễ dàng đưa cảm xúc của mình, thả tâm hồn của mình vào thơ.
          Thơ Đường luật bỗng trở thành cô gái lỡ thì, thân hình khô cứng lại kênh kiệu, khó tính, bị những chàng trai trẻ ngoảnh mặt làm ngơ. Họ nhìn về hướng khác để tìm những cô gái đang xuân, vóc dáng, trang phục hợp thời hơn, hấp dẫn hơn, tính tình cởi mở hơn, gần gũi hơn với cái “gu” thẩm mỹ của thời đại mới.(3)
      c/ Lục bát
Lục bát, cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, có thể nói, là thể thơ “trẻ mãi không già”, rất thích hợp để chuyển tải tâm trạng, cảm xúc nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, ý nhị. Non tay, thi sĩ sẽ đẻ ra những bài lục bát nếu không à ơi như vè thì cũng tẻ nhạt, không gây chút ấn tượng nào cho người đọc. Nhưng bên cạnh vô số những bài lục bát nhạt nhẽo, mờ nhạt lặng lẽ đi vào quên lãng ấy thỉnh thoảng vẫn có những bài xuất sắc. Nhờ đặc tính “trẻ mãi không già” đó lục bát, dù được xếp vào loại thể thơ truyền thống, không bị chi phối bởi luật đào thải trong tiến trình vận động của thi ca.
Lục bát sử dụng cả yêu vận lẫn cước vận nên nếu bài thơ hơi dài (khoảng trên 20 câu) mà tình tiết không liên tục hấp dẫn thì đọc sẽ … ngán. Với thơ lục bát hội chứng nhàm chán vần luôn luôn rình rập, sơ hở một tý là “ầu ơ” ngay.
Thí dụ một bài lục bát.

 VỌNG PHU
Anh đi biền biệt không về,
Bồng con em ngóng tái tê ruột tằm.
Chân trời, góc bể xa xăm,
Mưa rừng, gió núi, sóng gầm, đạn bay.
Đêm đêm đổ trấu vào xay,
Mắt rưng ngấn tủi, mũi cay giọt sầu.
Cốt hồn chàng gửi nơi đâu,
Hình ai hóa đá ngàn sau đứng chờ
(Từ tác giả)
ĐỒ CÓC
Đây là bài thơ “chắc tay”. Bốc cục chặt chẽ, vần điệu trơn tru, êm tai. Bài thơ ngắn nên không có hội chứng nhàm chán vần. Chữ sang, dùng đúng chỗ. Tôi thấy câu “Đêm đêm đổ trấu vào xay” hơi lạ nên email hỏi và được tác giả trả lời “buồn quá ngủ không được nên đổ trấu vào xay cho qua thì giờ chứ làm thế có nên công ích gì đâu”. Theo tôi, đó là một ẩn dụ rất khéo. Cái dở của bài thơ là đề tài quá cũ, lại chung chung, không có hoàn cảnh cụ thể; cái tựa làm mạch thơ quá lộ liễu, người đọc, ngay từ câu đầu đã đoán được kết luận.
2/ Thơ Mới
     a/ Tám chữ (bảy chữ) vần liên tiếp
Thí dụ: Nhớ Rừng của Thế Lữ.
Đây là bài thơ mới câu 8 chữ, vần liên tiếp. Bài thơ có rất nhiều ưu điểm: tứ thơ hay, hơi thơ mạnh, hào khí bốc cao, có sự tương hợp giữa người thật và con vật mượn để bày tỏ tâm sự nhưng vì khá dài (47 câu) nên hội chứng nhàm chán vần rất nặng nề. Tôi đã đọc bài thơ này vài lần trước đám đông; không kể người nghe, chính người đọc, vài chỗ cũng cảm thấy ngán.
     b/ Trường thiên (từng đoạn 4 câu)
TA XA HÀ NỘI
Ngày nghỉ lễ
Thôi, ta xa Hà Nộivề Nhà Quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồnXa để "thoát" lấn chen, xô đẩytìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịụ dàng hơn...

ÔI Hà Nội,Đi xa cho bớt "sợ" Đường cây xanh bị "đốn" nắng vỡ đầuXe ùn tắc, kinh bọn len cướp giật"Người Tràng An thanh lịch" ở đâu đâu?

Ôi Hà Nội,Phố phường xây chắp vá ,cầu Long Biên để "rỉ" đến bao giờ ?Đường gốm sứ bụi bám hoe
n mưa nắng
Gái quần đùi đến bẹn phóng xe đua...

Ôi Hà Nội,Còn mấy Nàng thỏ thẻ?mở miệng  ra là "đ. mẹ" chửi thềDân tứ xứ vào Kiếm Tiền, chụp giựt...Còn góc nào thanh thảnuống Cafe'?

Ôi Hà Nội,có điều gì không ổn ?như trên mâytrên gió "cấp điều hành "?Mong, sớm có một Tràng An thanh lịchđể ta vềsoi bóng xuống Hồ Gươm.
 (4)
            -----Viết tại Gia Lộc- Hải Dương 28-4-2015
        NGUYỄN KHÔI
       (Nhà văn Hà Nội)
Đây là thể thơ mới trường thiên (từng đoạn 4 câu). Tứ thơ được chia thành nhiều “tứ nhỏ”, ý nhỏ. Mỗi ý nhỏ được diễn tả, gói ghém trong một đoạn 4 câu. Cái tiện lợi của thể thơ này là thi sĩ có thể thích ý nào, đoạn nào thì viết ngay ý đó, đoạn đó; sau cùng có thể thay đổi vị trí của các đoạn để có một bài thơ suôn sẻ, mạch lạc. Thể thơ này có 3 khuyết điểm chính:
          a/ Hội chứng nhàm chán vần: Đây là khuyết điểm chung của thơ mới; dù nhất khí, liền mạch hay phân mảnh, đứt đoan, nếu thi sĩ không khéo bài thơ đọc lên sẽ ầu ơ, sẽ gây cảm giác … chán ngán.
          b/ Tứ thơ phân tán: Chọn thể thơ này thi sĩ bắt buộc phải chia cắt tứ thơ chính và giải quyết từng phân mảnh một. Sẽ không có sợi chỉ xuyên suốt để nối các ý nhỏ với nhau. Bài thơ sẽ như một ngôi nhà tiền chế được xe kéo từng phần đến khu đất rồi lắp ghép lại. Sẽ không có dòng sông thơ mà chỉ có những vũng thơ, những ao thơ nằm cạnh nhau.
          c/ Cảm xúc, hồn thơ không được tự do tăng tiến: Cứ hết một đoạn 4 câu lại ngừng để nhảy qua một ý khác nên có gom nhặt được tý cảm xúc nào ở ý này thi khi tạm quên nó để nhảy qua ý khác thì nó cũng nhạt, cũng nguội hẳn đi.  

Trước hết, Nguyễn Khôi là nhà thơ lão thành, sự nhuần nhuyễn trong kinh nghiệm thi ca đã thể hiện rõ nét trong bài thơ. Chữ nghĩa bình thường nhưng vẫn sang trọng và gợi cảm. Ông chọn lối gieo vần gián cách (1/3, 2/4), nhưng ông tìm cách “lách” vần 1/3 mà chỉ gieo vần 2/4 (hồn hơn. đầu đâu, giờ đua, thề phê, hành gươm) cho nên cả đoạn 4 câu chỉ có một lần gieo vần, tuy phải cộng với điệu đong đưa của nhịp thơ, hội chứng nhàm chán vần đã giảm ít nhất 80%. Cảm xúc ở tầng một, do thành công của việc sử dụng chữ nghĩa, đã dâng lên rất cao.

Bài thơ, ngoại trừ đoạn kết, như 4 đạo quân, mỗi đạo hùng cứ một phương. Đạo quân nào cũng tinh nhuệ nhưng không biết hợp đồng tác chiến vì không có sự chỉ huy thống nhất. Nói thế để thấy thế trận chữ nghĩa của bài thơ lỏng lẻo, tứ thơ phân tán, đoạn nào lo phần vụ của đoạn ấy nên cảm xúc ở tầng 2 không đáng kể.
NK đã kín đáo bày tỏ sự buồn giận, thất vọng đối với thành đô ngàn năm văn vật bằng những dẫn chứng điển hình, chính xác, mang cả tính thời sự. Nhưng tại sao ông không đẩy nỗi buồn giận, thất vọng rất chính đáng của mình đi xa hơn nữa, để tăng giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Có lẽ một phần do tuổi tác cao làm cho người ta điềm đạm, chừng mực hơn, không “máu” như đám trẻ, “đã chơi thì chơi tới bến”. Nhưng phần khác do thể thơ không liền mạch, nhất khí nên không có liên tục sóng sau dồn sóng trước để đến cuối bài cảm xúc sẽ như dòng thác đổ ập xuống hồn người đọc. Vì thế cảm xúc ở tầng 3 (hồn thơ) không có.

Tôi rất có cảm tình với nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi. Tôi đọc thơ ông khá nhiều từ Văn Đàn Việt và Văn Nghệ Quảng Trị. Một khả năng sử dụng chữ nghĩa điêu luyện như thế, một hồn thơ nhạy cảm, tươi mát, thấm đẫm tình người như thế, nếu gặp được thể thơ thích hợp, tôi tin rằng chúng ta sẽ được đọc những vần thơ hay hơn nữa.

3/ Thơ mới biến thể

NHÀ TÔI
Tôi đứng bên này sôngBên kia vùng giặc đóngLàng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọngTre, cau buồn rũ ướt mưa sương
Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường
Nếp đình xưa người hỡi,đau gì không?

Tôi là anh lính chiến
Rời quê hương từ dạo máu khơi dòngBuông tay gàu vui lại thuở Bình Mông
Ghì nấc súng nhớ ơi, ngày đắc thắng
Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dậm
Áo nào phai không sót chút màu xưa

Tôi có người vợ trẻĐẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.
Tôi còn người mẹTóc đã ngả màu bông
Tuổi già non thế kỷ
Lưng gày uốn nặng kiếp long đong
Nắng mưa từ buổi tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
ÔI, xa rồi, mẹ tôi
Lệ nhòa mi mắt
Mong con phương trời
Có từng chợt tỉnh đêm vơi
Nghe giòn tiếng súng nhớ lời chia ly:
- Mẹ ơi, con mẹ tìm đi
Bao giờ hết giặc con về mẹ vui.

Đêm hôm nay tôi trở về, lành lạnhSông sâu mừng , lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ
Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ
Trông im lìm như một nấm mồ ma
Có còn không, em hỡi ! mẹ tôi già !
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa?
Tôi là anh lính chiếnTheo quân về giải phóng quê hương
Mái đầu xanh bụi viễn phương

Bước chân đất đạp xiêu đồn lũy địch.
Này, anh đồng chíNgười bạn pháo binh
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành?
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo nhầm nhà tôi!
Nhà tôi ở cuối thôn Đồi
Có giàn Thiên lý, có người tôi thương.
(Yên Thao)
Năm câu đầu vẫn mang âm điệu của thơ mới, nhưng 2 câu đầu tiên chỉ có 5 chữ (thay vì 8 chữ như 3 câu sau). Câu thứ sáu 8 chữ nhưng lại phá luật về âm điệu, kết thúc ở vần bằng thay vì vần trắc, tạo cảm giác chơi vơi khi phải đặt câu hỏi mà mình đã đau nhói với câu trả lời. Nhìn toàn bài thì chữ thẳng là “gốc” thơ mới (câu 8 chữ, vần liên tiếp kiểu Nhớ Rừng), chữ nghiêng màu đỏ là những phá cách của tác giả. Nhờ những phá cách tài tình ấy Nhà Tôi tuy vẫn còn nặng mùi thơ mới nhưng đã giảm thiểu rất nhiều sự nhàm chán về vần điệu của loại thơ này.

À RA THẾ   



Mấy đứa con tưởng tôi hà tiện

sợ tốn điện 

hao tiền

thật ra không phải vậy



Thuở ấy

bụng tôi rất săn

chỉ hơi lên gân

sáu cục nổi lên cuồn cuộn


Phía dưới bụng
thằng Cu Tý

hùng dũng hiên ngang

tư thế sẵn sàng chiến đấu

Tắm xong đứng trước gương

càng nhìn càng thấy thương

càng nhìn càng hãnh diện



Bẵng đi mấy chục năm

một hôm đang tắm
chợt nhìn lại mình

bụng không còn sáu cục

   BÌNH THƠ VÀ THƯỞNG THỨC THƠ

Từ Những Bản Nhạc Sến Và Những Bài Thơ “Cải Lương”

Di cư vào Nam gia đình tôi thuộc loại nghèo nhất họ nên phiêu bạt khắp “bốn vùng chiến thuật”. Từ Quảng Ngãi nhảy vào Mỹ Tho rồi chạy ra Ban Mê Thuột. Cuối cùng an cư ở Hốc Môn – Bà Điểm, nổi danh 18 thôn vườn trầu. Thời niên thiếu của tôi, do cảnh nghèo, nên rất gần gũi với nhạc sến. Trông em, làm việc nhà, vui đùa với chúng bạn cũng hát, cũng nghe nhạc sến; cả lúc ăn lúc ngủ nhạc sến cũng văng vẳng bên tai. Trong những buổi văn nghệ ở lớp, ở trường (trung học), trong những cuộc họp mặt bạn bè tôi đều được mời hát. Và tôi chỉ hát nhạc sến. Có thể nói nhạc sến đã thấm rất sâu đậm vào tâm hồn tôi.
Với thơ thì đỡ hơn. Tôi có bà mẹ ít học nhưng lại rất thuộc Kiều và ca dao. Tôi lại là con trưởng nên nghe mẹ tôi hát ru liên tiếp 7 đứa em vốn Kiều và ca dao trong tôi cũng khá. Nhưng bạn học và những cô láng giềng lại đưa vào hồn tôi những câu thơ như:

Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
 Tìm cô không gặp tui gối đầu mỗi đêm (Tình Anh Bán Chiếu)
Và:
Đừng sợ bỏ cuộc đời tươi đẹp
Cô độc lang thang dưới suối vàng
Một mai em chết anh cũng chết
Hai đứa mình chung một áo quan (không biết xuất xứ)

Chữ nghĩa thì được nhưng ý thì “cải lương” hết biết. Và cứ thế “gu” thưởng thức thơ của tôi bị giằng co giữa một bên là thơ “văn học nghệ thuật” và bên kia là thơ thuộc trường phái “cải lương”. Cũng nhờ lên Sài Gòn học đại học, được mấy bà chị họ tận tình dìu dắt, chỉ bào, lại hàng ngày tiếp xúc với đám bạn bè thành phố, tôi dần dần xa lánh những lời nhạc, những vần thơ rất đơn giản, dễ thấm vào hồn nhưng để ý kỹ thì hơi “cả đẩn”.

Khả Năng Hiểu Và Cảm Câu Chữ
Trong phần này tôi xin ghi lại một số cuộc tranh cãi về “chữ, nhóm chữ” mà tôi được biết, trong đó có cả trường hợp tôi “chọn phe”, nghĩa là đứng hẳn về một phía. Những chữ đưa ra để tranh cãi thường là tác giả dùng chữ này, người đọc tự ý thay chữ khác để “câu thơ hay hơn”.
Ở đây nếu chính mình không biết chắc, tôi không chú tâm truy xét đâu là chữ nguyên bản (của tác giả), đâu là chữ “mới” của người đọc đưa vào để thay thế vì sợ lại dính vào một cuộc tranh cãi khác, mà chỉ dùng cảm nhận chủ quan của mình để “phán” chữ nào đúng hơn, hay hơn; trường hợp chỉ có một chữ thì sẽ nhận định chữ đó đúng hay sai, hay hay là dở.
     1/ Trai tơ mà lấy nạ dòng
         Như nước mắm nhĩ chấm lòng lợn thiu (ca dao)
Có người sửa lại:
         Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu
và giải thích rằng “Nước mắm thối chấm lòng lợn thiu ăn chán lắm, giống như trai tơ mà lấy nạ dòng vậy.” Theo tôi, nói như vậy là không đúng. Trai tơ là “đồ xịn” mà chơi với nạ dòng là “đồ dởm” thì uổng, cũng giống như nước mắm nhĩ là “đồ xịn” mà đem chấm lòng lợn thiu là “đồ dởm” thì phí quá. Do đó, phải giữ nguyên “nước mắm nhĩ” mới đúng ý của câu ca dao.
     2/ Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em (Trăng Lên, Lưu Trọng Lư)
Có người đã sửa lại:
         Thuyền ta bơi lặng trong tròng mắt em
Thật là quá sức bậy bạ, làm hỏng câu thơ của Lưu Trọng Lư. “Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em” hay hơn nhiều, “thơ” hơn nhiều.
     3/ Nắng mưa từ độ tang chồng (Nhà Tôi, Yên Thao)
hay:
         Nắng mưa từ buổi tang chồng
Từ “độ” hay hơn từ “buổi”
     4/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai (Sông Lấp, Tú Xương)
hay
         Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Vẳng hay hơn
     5/ Nét bút đa tình lả lơi (Lá Thư, Đoàn Chuẩn& Từ Linh)
hay:
         Nét chữ đa tình lả lơi
Ý nghĩa thì giống nhau nhưng “nét bút” tượng hình hơn, hay hơn.
     6/ Mời người đem theo toàn vẹn hương yêu (Nghìn Trùng Xa Cách, Phạm Duy)
hay:
         Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu
Hương yêu rộng nghĩa hơn lại thêm thoang thoảng tý mùi thơm nên hay hơn.

     7/ Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng? (Chiếc Lá Cuối Cùng, Tuấn Khanh)
Vài ca sĩ khi hát, sửa lại:
         Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng!
“Đêm qua chưa” bày tỏ tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt khi thấy trời sáng - thời gian bên nhau đã hết, đã đến lúc chia tay. Câu nguyên bản hay hơn câu ca sĩ sửa lại rất nhiều.   
 8/ Tôi đứng bên này sông  
     Bên kia vùng giặc đóng (Nhà Tôi, Yên Thao)
Khi phổ nhạc bài thơ nhạc sĩ Anh Bằng sửa lại:
         Tôi đứng bên này sông
         Bên kia vùng lửa khói
Nhà Tôi là tâm trạng hồi hộp, lo âu của một người lính trước giờ nổ súng mà mục tiêu của trận đánh lại chính là ngôi làng bên kia sông, có căn nhà nơi những người thân yêu nhất của mình, bà mẹ già và cô vợ trẻ, đang cư trú. Trước hết, đưa cụm từ “vùng lửa khói” vào không ăn khớp với thực tế trận địa; chưa nổ súng thì làm gì có “lửa khói!” Hơn nữa, chi tiết làng tôi là “vùng giặc đóng” khiến việc đánh bật trại giặc để chiếm lĩnh mục tiêu trong một trận đánh có cả pháo binh sẽ rất nguy hiểm cho căn nhà và những người sống trong đó. Điều này làm nỗi lo của người lính thật hơn, khơi dậy nơi người đọc cảm xúc mạnh hơn. Anh Bằng đã làm tứ thơ dở đi rất nhiều khi thay cụm từ trên.
     9/ Chữ “níu” trong “Anh đàn em hát níu xuân xanh” của Hoàng Cầm
Tôi đã tốn khá nhiều thời gian để trả lời bạn đọc về chữ “níu” này. Hôm nay tình cờ đọc được bài thơ của Xuân Quỳnh cũng nói đến cái ý đó nên nhân tiện bàn thêm vài lời. Chúng ta hãy nghe nữ sĩ Xuân Quỳnh tâm sự:
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó, tính từng hào keo kiệt
(Có Một Thời Như Thế, thivien.net)
Khi “mái tóc xanh bắt đầu pha sợ bạc”, quỹ thời gian không còn nhiều nữa thì việc “chi chút thời gian từng phút từng giờ/ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt” là cần thiết; “níu xuân xanh” đưa vào hoàn cảnh ấy là hợp tình hợp lý, người đọc ai cũng có thể thông cảm và chấp nhận dễ dàng. Còn như Hoàng Cầm, mới 19 tuổi đã viết:
“Nếu anh còn trẻ như năm cũ”
nghĩa là xuân xanh còn dài đằng đẵng, không chịu ung dung hưởng thụ mà lại:
“Anh đàn em hát níu xuân xanh”
thì đúng là tính khí của anh nhà giầu keo kiệt - tiền đầy túi mà chi li từng xu, từng hào. Cách ứng xử ấy chẳng nên thơ tí nào nếu không muốn nói là rất xấu. Chữ “níu” không những không hay mà lại còn không đúng nữa.

     10/ Hai câu kết của bài thơ Ngậm Ngùi (Huy Cận)

Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

Khoảng vài năm trước, dự một chương trình văn nghệ ở Houston, sau khi nghe dứt bản Ngậm Ngùi do Phạm Duy phổ nhạc một khán giả ngồi sau lưng tôi bình phẩm:
“Mẹ! Nằm bên người yêu mà còn ôm theo cả nỗi sầu nhân thế nữa”.
Tôi quay xuống hỏi chuyện:
“Sao anh lại nói vậy?”
Anh ta trả lời:
“Thì 2 câu cuối chứ còn gì nữa. Có em tựa đầu trên tay mà tay kia còn ôm hết cả buồn sầu trong thiên hạ.” (1)
Sau đây là đoạn cuối trong Một Phút Đam Mê của Lưu Hoàng Lê do Đàm Vĩnh Hưng hát:
            Một mình lê bước, lang thang bên thềm xưa
            Người tình ở đâu, bóng dáng xưa đâu còn
            Giờ ta lẻ loi, ta ngu khờ rong chơi quên ngày tháng
            Nhắm mắt ta nghe, ôi trái sầu nặng rơi rớt bên thềm.

Lưu Hoàng Lê và vị khán giả ngồi sau lưng tôi tưởng rằng trái sầu rụng rơicũng giống buồn sầu từ đâu đó đổ ập xuông người mình. Và nhạc sĩ – khi diễn tả nỗi buồn vì mất người yêu – đã hạ bút: “bước chân đi nghe trái sầu nặng rơi rớt bên thềm”. Còn vị khán giả nọ thì la toáng lên: “Nằm bên người yêu mà còn ôm theo cả nỗi sầu nhân thế”. Thật là sự hiểu lầm tai hại. Huy Cận ra về mà lòng buồn bã đến độ thẫn thờ không phải vì trái sầu rụng rơi mà là vì việc trái sầu rụng rơi chỉ là mơ mộng hão huyền chứ không phải là sự thật.
Đến đây xin bạn đọc đừng quên phần cuối của tứ thơ mà tác giả muốn để quý vị tự suy diễn, tự hiểu. Đó là: trái sầu rụng rơi chỉ như một thoáng mơ qua. Thực tại phũ phàng, ngay lập tức, đã quay lại. Em vẫn nằm sâu dưới mộ, thi sĩ vẫn một mình giữa nghĩa trang hiu quạnh. Và trái sầu trong ông vẫn trĩu nặng tâm hồn. (1)

     11/ Mấy câu thơ tục
Trong chuyến đi chơi Chùa Hương tôi học được 4 câu thơ tục rất hay từ một anh lái đò:
Vợ tôi hay mộng hay mơ
Hôm qua nổi hứng dí thơ vào l.
Thế rồi khi dại, lúc khôn
Hôm nay nó lại dí l. vào thơ.

Sau đó nhà thơ Trịnh Anh Đạt gởi cho tôi 4 câu “thơ” của Bùi Hoằng Tám:
Vợ tôi dở dại, dở khôn
Ngày dăm bẩy bận dí l. vào thơ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bẩy lượt dí thơ vào l.

Rồi anh Trương Vấn, người phụ trách trang web T-Vấn&BH gởi cho tôi bài “thơ” Thơ Một Chữ - Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh trong đó cũng có đoạn giống 4 câu trên:

Vợ tôi dở dại, dở khôn
Có lúc nó bảo dí l. vào thơ
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Có lúc nó bảo dí thơ vào l.

Theo tôi, có lẽ Bùi Hoàng Tám và Nguyễn Bảo Sinh đều lấy hai nhóm chữ “dí l. vào thơ” và “dí thơ vào l.” trộn lẫn với một lô các con chữ xà bần khác thành những câu vè tục, đầy tính chơi chữ, đọc với nhau cho vui. Nhà thơ lục bát nổi tiếng ở Hải Phòng Trịnh Anh Đạt đã nói chắc như đinh đóng cột rằng:

“Bài của Bùi Hoàng Tám hay Nguyễn Bảo Sinh ở dạng này chỉ là vè. Không thể gọi là thơ!”

Tôi không biết con đường tiến hóa của 4 câu thơ bắt đầu từ đâu; từ bài Thơ Một Chữ - Vỗ Một Tay của Nguyễn Bảo Sinh hay từ bài Vợ Tôi Dở Dại, Dở Khôn của Bùi Hoàng Tám? Nhưng tôi biết chắc một điều – do hình ảnh mộc mạc, gần gũi, tục mà thanh - những câu ấy đã đi vào lòng người, truyền qua không biết bao nhiêu là cái miệng, trong đó có không ít miệng của những nghệ sĩ dân gian đầy tài năng, ẩn mình giữa đám đông thầm lặng. Đến cửa miệng của anh lái đò, 4 câu ấy đã được thay đổi, chắt lọc để không còn là những câu vè tục tằn vui chơi, mà đã thành những câu thơ hay, ý nhị, độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, mang đến cho người nghe, người đọc một thông điệp về thơ rõ ràng, sinh động:
tâm trạng của con người đối với thơ ca: khi mê say, khi chán chường, đổi thay bất chợt như thời tiết lúc mưa, lúc nắng. (2)”

Bạn đọc, khi đọc đến đây, có thể không đồng ý hoàn toàn với chọn lựa, nhận định của tôi. Điều đó, nếu xảy ra, cũng rất dễ hiểu. Mục đích của tôi là – qua 11 thí dụ - có thể thuyết phục bạn đọc chấp nhận một điều: nhiều khi một chữ, một nhóm chữ, một câu, một đoạn thơ, tuỳ theo trình độ thưởng thức, người đọc có thể hiểu, cảm nhận khác nhau; có người cho là đúng, có người bảo sai, ngay cả khi đã đồng ý chuyện đúng sai, việc phân định mức độ hay dở thường là cũng khác biệt. Nhìn vào sự tranh cãi đúng sai, hay dở ấy bạn đọc có thể mường tượng phần nào trình độ thưởng thức (đẳng cấp) của người đọc thơ. Đấy là mới chỉ nói về việc hiểu và cảm nhận câu chữ. Để hiểu và đánh giá mức độ hay dở của một bài thơ còn phải dựa vào những tiêu chí khác nữa.

Thể Thơ: Chỉ Dấu Của Đẳng Cấp

1/ Các thể thơ truyền thống
     a/ Song thất lục bát
Một thời được bà Đoàn Thị Điểm dùng để dịch Chinh Phụ Ngâm từ chữ Hán sang chữ Nôm và được người đời khen ngợi là nhiều câu, nhiều đoạn “bản dịch còn hay hơn bản chính”. Nhưng cho đến bây giờ thể thơ STLB rất ít được dùng, có lẽ đang trên đường đi đến chỗ tuyệt chủng. Có người cho rằng thể thơ này tạo ra quá nhiều vần, vừa yêu vận, vừa cước vận; nếu bài thơ hơi dài một tý thì hội chứng nhàm chán vần rất nặng nề, đọc lên nghe rất … ngán. Vì thế nếu ở thời điểm này thi sĩ nào chọn STLB để làm thơ thì bài thơ sẽ có nhiều cơ hội yểu tử.
     b/ Đường luật
Đường luật thất ngôn bát cú là một thể thơ có nhiều luật lệ khắt khe; vần đối niêm luật với những trói buộc của nó khiến thi sĩ luôn phải xoay ngang trở dọc đối phó nên ít có cơ hội chăm chút cho phần cảm xúc, hồn thơ. Dĩ nhiên, năm thì mười họa cũng có những bài thơ hay nhưng ngay cả những bài thơ hay đó cũng có vẻ khô cứng so với thơ đương đại. Giờ đây Nàng Thơ đã có bộ mặt mới. Các thi sĩ đã cố công tìm tòi, thể nghiệm nhiều thể thơ “mới”, sao cho vừa giữ được vị ngọt của thơ ca, vừa cởi trói cho người làm thơ khỏi những luật lệ quá khắt khe, gò bó. Đâu là thể thơ tối ưu của thi ca đương đại? Công cuộc chọn lựa, tranh cãi còn chưa ngã ngũ. Nhưng chắc chắn đã có rất nhiều thể thơ, ở mức độ khác nhau, cho phép người làm thơ thời nay được thoải mái hơn, tự do hơn, thể hiện tứ thơ của mình, và nhờ đó, có thể dễ dàng đưa cảm xúc của mình, thả tâm hồn của mình vào thơ.
          Thơ Đường luật bỗng trở thành cô gái lỡ thì, thân hình khô cứng lại kênh kiệu, khó tính, bị những chàng trai trẻ ngoảnh mặt làm ngơ. Họ nhìn về hướng khác để tìm những cô gái đang xuân, vóc dáng, trang phục hợp thời hơn, hấp dẫn hơn, tính tình cởi mở hơn, gần gũi hơn với cái “gu” thẩm mỹ của thời đại mới.(3)
      c/ Lục bát
Lục bát, cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, có thể nói, là thể thơ “trẻ mãi không già”, rất thích hợp để chuyển tải tâm trạng, cảm xúc nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, ý nhị. Non tay, thi sĩ sẽ đẻ ra những bài lục bát nếu không à ơi như vè thì cũng tẻ nhạt, không gây chút ấn tượng nào cho người đọc. Nhưng bên cạnh vô số những bài lục bát nhạt nhẽo, mờ nhạt lặng lẽ đi vào quên lãng ấy thỉnh thoảng vẫn có những bài xuất sắc. Nhờ đặc tính “trẻ mãi không già” đó lục bát, dù được xếp vào loại thể thơ truyền thống, không bị chi phối bởi luật đào thải trong tiến trình vận động của thi ca.
Lục bát sử dụng cả yêu vận lẫn cước vận nên nếu bài thơ hơi dài (khoảng trên 20 câu) mà tình tiết không liên tục hấp dẫn thì đọc sẽ … ngán. Với thơ lục bát hội chứng nhàm chán vần luôn luôn rình rập, sơ hở một tý là “ầu ơ” ngay.
Thí dụ một bài lục bát.

 VỌNG PHU
Anh đi biền biệt không về,
Bồng con em ngóng tái tê ruột tằm.
Chân trời, góc bể xa xăm,
Mưa rừng, gió núi, sóng gầm, đạn bay.
Đêm đêm đổ trấu vào xay,
Mắt rưng ngấn tủi, mũi cay giọt sầu.
Cốt hồn chàng gửi nơi đâu,
Hình ai hóa đá ngàn sau đứng chờ
(Từ tác giả)
ĐỒ CÓC
Đây là bài thơ “chắc tay”. Bốc cục chặt chẽ, vần điệu trơn tru, êm tai. Bài thơ ngắn nên không có hội chứng nhàm chán vần. Chữ sang, dùng đúng chỗ. Tôi thấy câu “Đêm đêm đổ trấu vào xay” hơi lạ nên email hỏi và được tác giả trả lời “buồn quá ngủ không được nên đổ trấu vào xay cho qua thì giờ chứ làm thế có nên công ích gì đâu”. Theo tôi, đó là một ẩn dụ rất khéo. Cái dở của bài thơ là đề tài quá cũ, lại chung chung, không có hoàn cảnh cụ thể; cái tựa làm mạch thơ quá lộ liễu, người đọc, ngay từ câu đầu đã đoán được kết luận.
2/ Thơ Mới
     a/ Tám chữ (bảy chữ) vần liên tiếp
Thí dụ: Nhớ Rừng của Thế Lữ.
Đây là bài thơ mới câu 8 chữ, vần liên tiếp. Bài thơ có rất nhiều ưu điểm: tứ thơ hay, hơi thơ mạnh, hào khí bốc cao, có sự tương hợp giữa người thật và con vật mượn để bày tỏ tâm sự nhưng vì khá dài (47 câu) nên hội chứng nhàm chán vần rất nặng nề. Tôi đã đọc bài thơ này vài lần trước đám đông; không kể người nghe, chính người đọc, vài chỗ cũng cảm thấy ngán.
     b/ Trường thiên (từng đoạn 4 câu)
TA XA HÀ NỘI
Ngày nghỉ lễ
Thôi, ta xa Hà Nộivề Nhà Quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồnXa để "thoát" lấn chen, xô đẩytìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịụ dàng hơn...

ÔI Hà Nội,Đi xa cho bớt "sợ" Đường cây xanh bị "đốn" nắng vỡ đầuXe ùn tắc, kinh bọn len cướp giật"Người Tràng An thanh lịch" ở đâu đâu?

Ôi Hà Nội,Phố phường xây chắp vá ,cầu Long Biên để "rỉ" đến bao giờ ?Đường gốm sứ bụi bám hoe
n mưa nắng
Gái quần đùi đến bẹn phóng xe đua...

Ôi Hà Nội,Còn mấy Nàng thỏ thẻ?mở miệng  ra là "đ. mẹ" chửi thềDân tứ xứ vào Kiếm Tiền, chụp giựt...Còn góc nào thanh thảnuống Cafe'?

Ôi Hà Nội,có điều gì không ổn ?như trên mâytrên gió "cấp điều hành "?Mong, sớm có một Tràng An thanh lịchđể ta vềsoi bóng xuống Hồ Gươm.
 (4)
            -----Viết tại Gia Lộc- Hải Dương 28-4-2015
        NGUYỄN KHÔI
       (Nhà văn Hà Nội)
Đây là thể thơ mới trường thiên (từng đoạn 4 câu). Tứ thơ được chia thành nhiều “tứ nhỏ”, ý nhỏ. Mỗi ý nhỏ được diễn tả, gói ghém trong một đoạn 4 câu. Cái tiện lợi của thể thơ này là thi sĩ có thể thích ý nào, đoạn nào thì viết ngay ý đó, đoạn đó; sau cùng có thể thay đổi vị trí của các đoạn để có một bài thơ suôn sẻ, mạch lạc. Thể thơ này có 3 khuyết điểm chính:
          a/ Hội chứng nhàm chán vần: Đây là khuyết điểm chung của thơ mới; dù nhất khí, liền mạch hay phân mảnh, đứt đoan, nếu thi sĩ không khéo bài thơ đọc lên sẽ ầu ơ, sẽ gây cảm giác … chán ngán.
          b/ Tứ thơ phân tán: Chọn thể thơ này thi sĩ bắt buộc phải chia cắt tứ thơ chính và giải quyết từng phân mảnh một. Sẽ không có sợi chỉ xuyên suốt để nối các ý nhỏ với nhau. Bài thơ sẽ như một ngôi nhà tiền chế được xe kéo từng phần đến khu đất rồi lắp ghép lại. Sẽ không có dòng sông thơ mà chỉ có những vũng thơ, những ao thơ nằm cạnh nhau.
          c/ Cảm xúc, hồn thơ không được tự do tăng tiến: Cứ hết một đoạn 4 câu lại ngừng để nhảy qua một ý khác nên có gom nhặt được tý cảm xúc nào ở ý này thi khi tạm quên nó để nhảy qua ý khác thì nó cũng nhạt, cũng nguội hẳn đi.  

Trước hết, Nguyễn Khôi là nhà thơ lão thành, sự nhuần nhuyễn trong kinh nghiệm thi ca đã thể hiện rõ nét trong bài thơ. Chữ nghĩa bình thường nhưng vẫn sang trọng và gợi cảm. Ông chọn lối gieo vần gián cách (1/3, 2/4), nhưng ông tìm cách “lách” vần 1/3 mà chỉ gieo vần 2/4 (hồn hơn. đầu đâu, giờ đua, thề phê, hành gươm) cho nên cả đoạn 4 câu chỉ có một lần gieo vần, tuy phải cộng với điệu đong đưa của nhịp thơ, hội chứng nhàm chán vần đã giảm ít nhất 80%. Cảm xúc ở tầng một, do thành công của việc sử dụng chữ nghĩa, đã dâng lên rất cao.

Bài thơ, ngoại trừ đoạn kết, như 4 đạo quân, mỗi đạo hùng cứ một phương. Đạo quân nào cũng tinh nhuệ nhưng không biết hợp đồng tác chiến vì không có sự chỉ huy thống nhất. Nói thế để thấy thế trận chữ nghĩa của bài thơ lỏng lẻo, tứ thơ phân tán, đoạn nào lo phần vụ của đoạn ấy nên cảm xúc ở tầng 2 không đáng kể.
NK đã kín đáo bày tỏ sự buồn giận, thất vọng đối với thành đô ngàn năm văn vật bằng những dẫn chứng điển hình, chính xác, mang cả tính thời sự. Nhưng tại sao ông không đẩy nỗi buồn giận, thất vọng rất chính đáng của mình đi xa hơn nữa, để tăng giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Có lẽ một phần do tuổi tác cao làm cho người ta điềm đạm, chừng mực hơn, không “máu” như đám trẻ, “đã chơi thì chơi tới bến”. Nhưng phần khác do thể thơ không liền mạch, nhất khí nên không có liên tục sóng sau dồn sóng trước để đến cuối bài cảm xúc sẽ như dòng thác đổ ập xuống hồn người đọc. Vì thế cảm xúc ở tầng 3 (hồn thơ) không có.

Tôi rất có cảm tình với nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi. Tôi đọc thơ ông khá nhiều từ Văn Đàn Việt và Văn Nghệ Quảng Trị. Một khả năng sử dụng chữ nghĩa điêu luyện như thế, một hồn thơ nhạy cảm, tươi mát, thấm đẫm tình người như thế, nếu gặp được thể thơ thích hợp, tôi tin rằng chúng ta sẽ được đọc những vần thơ hay hơn nữa.

3/ Thơ mới biến thể

NHÀ TÔI
Tôi đứng bên này sôngBên kia vùng giặc đóngLàng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọngTre, cau buồn rũ ướt mưa sương
Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường
Nếp đình xưa người hỡi,đau gì không?

Tôi là anh lính chiến
Rời quê hương từ dạo máu khơi dòngBuông tay gàu vui lại thuở Bình Mông
Ghì nấc súng nhớ ơi, ngày đắc thắng
Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dậm
Áo nào phai không sót chút màu xưa

Tôi có người vợ trẻĐẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.
Tôi còn người mẹTóc đã ngả màu bông
Tuổi già non thế kỷ
Lưng gày uốn nặng kiếp long đong
Nắng mưa từ buổi tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
ÔI, xa rồi, mẹ tôi
Lệ nhòa mi mắt
Mong con phương trời
Có từng chợt tỉnh đêm vơi
Nghe giòn tiếng súng nhớ lời chia ly:
- Mẹ ơi, con mẹ tìm đi
Bao giờ hết giặc con về mẹ vui.

Đêm hôm nay tôi trở về, lành lạnhSông sâu mừng , lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ
Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ
Trông im lìm như một nấm mồ ma
Có còn không, em hỡi ! mẹ tôi già !
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa?
Tôi là anh lính chiếnTheo quân về giải phóng quê hương
Mái đầu xanh bụi viễn phương

Bước chân đất đạp xiêu đồn lũy địch.
Này, anh đồng chíNgười bạn pháo binh
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành?
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo nhầm nhà tôi!
Nhà tôi ở cuối thôn Đồi
Có giàn Thiên lý, có người tôi thương.
(Yên Thao)
Năm câu đầu vẫn mang âm điệu của thơ mới, nhưng 2 câu đầu tiên chỉ có 5 chữ (thay vì 8 chữ như 3 câu sau). Câu thứ sáu 8 chữ nhưng lại phá luật về âm điệu, kết thúc ở vần bằng thay vì vần trắc, tạo cảm giác chơi vơi khi phải đặt câu hỏi mà mình đã đau nhói với câu trả lời. Nhìn toàn bài thì chữ thẳng là “gốc” thơ mới (câu 8 chữ, vần liên tiếp kiểu Nhớ Rừng), chữ nghiêng màu đỏ là những phá cách của tác giả. Nhờ những phá cách tài tình ấy Nhà Tôi tuy vẫn còn nặng mùi thơ mới nhưng đã giảm thiểu rất nhiều sự nhàm chán về vần điệu của loại thơ này.

À RA THẾ   



Mấy đứa con tưởng tôi hà tiện

sợ tốn điện 

hao tiền

thật ra không phải vậy



Thuở ấy

bụng tôi rất săn

chỉ hơi lên gân

sáu cục nổi lên cuồn cuộn


Phía dưới bụng
thằng Cu Tý

hùng dũng hiên ngang

tư thế sẵn sàng chiến đấu

Tắm xong đứng trước gương

càng nhìn càng thấy thương

càng nhìn càng hãnh diện



Bẵng đi mấy chục năm

một hôm đang tắm
chợt nhìn lại mình

bụng không còn sáu cục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét