Tản mạn Thức và Trí
[Bài do Văn Hữu VIỄN CẬN chuyển ]
Lượm lặt trên net
Hồi đi học trung học thầy dạy Pháp văn , một bửa thầy giảng câu “ Une tête bien faite vaut mieux qu'une tête bien pleine. “ Khi thầy đưa thí dụ về “ une tête bien pleine,” thầy hóm hỉnh háy mắt nhìn hình , nơi đặt tượng Trương Vĩnh Ký trên tường ngụ ý bảo cái ông kia biết rành tới 16 thứ ngôn ngữ.
Hồi đi học dịch câu trên là: Óc suy luận có giá trị hơn óc đầy kiến thức. Và luận rằng: Dùng kiến thức thu thập được rồi bằng trí suy luận sáng tạo, phát minh. Đó mới là trí thức. Còn như chỉ thu nhận kiến thức và chỉ nhai đi nhai lại những gì đã học thì chỉ là học vẹt, chỉ có kiến thức mà vô trí. Nhiều lắm là dùng kiến thức hành nghề câu cơm là hết.
Bây giờ già rồi nói giọng nhà quê: Óc suy luận giỏi hơn cái đầu đặc chữ. Học đủ thứ chữ, đủ thứ kiến thức mà không biết ứng dụng thông minh vừa giúp mình vừa giúp ích cho mọi người xung quanh, chỉ làm song tàng luận điều triết lý cao viễn là thứ trí thức sống trên mây.
Muốn thành thiện trí thức không phải chỉ nhọc nhằn học tập là đủ mà phải sống lăn lóc trong nhân quần, xã hội, thu thập kinh nghiệm trong đời sống, nhìn nhận cuộc sống rõ ràng mới sáng tạo, phát minh được.
Đó là con đường chuyển thức thành trí bằng học vấn.
Trong Đạo Phật cũng có pháp môn Duy thức học tu tập chuyển thức thành trí.
Người học đạo dày công tu tập cho đến khi:
- Chuyển hóa “ 5 thức trước, “ tức là 5 thức tai, mắt, mủi, lưởi, sờ thành “ Thành sở tác trí “, nghĩa là dùng trí nhận thức tỏ rõ sự vật mà không bị các giác quan ảnh hưởng.
- Chuyển hóa “ Ý thức “ thành “ Diệu quan sát trí “, nghĩa là dùng trí nhìn nhận sự việc sáng tỏ, hiểu rõ nghĩa tính không của vạn pháp: “ Nhân, pháp Tính không. “
- Chuyển hóa “ Mạc na thức “ thành “ Bình đẳng tính trí “, không còn ngã chấp, phân biệt Ta - Người.
- Chuyển hóa “ Tàng thức “ thành “ Đại viên cảnh trí “, nhận thức sơn hà đại địa, vũ trụ, nhân linh tỏ rõ như gương lồng bóng.
Tóm lại, dù theo con đường học vấn hay tu tập theo đạo giáo, muốn tập thành “ Người trí “ đều không phải dễ dàng. Muôn vạn người học hoặc tu tập, thành tựu “ trí tuệ “ có mấy người?!
Tuy vậy cũng còn có con đường “ trung bình “ cho đại bộ phận người bình thường: Tuổi trẻ học hành chăm chỉ, ra đời làm ăn sinh sống cặm cụi. Tuy không sáng trí sáng tạo, phát minh nhưng cũng đủ góp phần công ích xã hội.
Gã nhà quê may mắn như tôi làm cái đề thi về nghị luận là câu huấn thị của một vị lảnh tụ “ Học đến tận nơi, hỏi đến tận chốn, hiểu thật thông suốt, hành thật chu đáo. “
- Tuổi trẻ yêu nước chọn binh nghiệp tuân theo huấn lệnh và kỷ luật của quân đội , thế rồi " chó ngáp" tôi được theo học một chương trình " Đặc biệt" của một đơn vị cũng rất đặc biệt " .
Dẩu không phát minh sáng chế cũng thi hành được bổn phận, chức trách của kẻ sĩ nước Viêt:
“ Nơi lang miếu trỗ tài lương đống
Ngoài biên thùy rạch mủi can tương “
Trong thời chinh chiến điêu linh, mấy chữ “ rạch mủi can tương “ nhẹ nhàng tự nhiên, nhưng thực tế đầy máu lệ: Hơn 250 ngàn tử sĩ đã phải hy sinh , còn lại,phải chấp nhận người thua cuộc !
Cho nên ngày nay, những ai sanh ra từ Miền Nam, được nuôi cho ăn học, được giữ cho bình an, có bằng cấp lớn, sống xênh xang, ngày nay lưu ly ra hải ngoại, đàn đúm với bọn lưu manh đích thị là phường phản bội, vô ơn, bạc nghĩa đáng khinh, phải nọc ra đét đít.
L.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét