Phan Bội Châu, người nghệ sĩ nuôi mộng tráng sĩ (Truyện ngắn 2) Nhà Văn Hoàng Yên Lưu
Cụ PHAN BỘI CHÂU
Phan Bội Châu, người nghệ sĩ nuôi mộng tráng sĩ
Nhà Văn Hoàng Yên Lưu
Bóng dáng Phan Bội Châu trong lịch sử dân tộc in đậm nét mà trong văn chương VN cũng lưu lại ấn tượng khó phai mờ. Chúng ta thử đưa ra một giả thuyết về tâm lý nhân vật vĩ đại này. Cuốn tự truyện Tự Phán có thể giúp hậu thế ít nhiều ánh sáng về tâm hồn nhà quốc sĩ.
Cụ Phan đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của mình trong những năm bôn ba cách mạng:
“Lòng tự ái của tôi mạnh, cho ở đời không có việc gì là không làm được. Ðó là tôi không lượng sức, không đo đức của tôi.
“Lòng tự ái của tôi mạnh, cho ở đời không có việc gì là không làm được. Ðó là tôi không lượng sức, không đo đức của tôi.
Tôi đối với người quá thật, cho rằng người ta không có người nào là không tin được. Ðó là tôi thiếu cơ cảnh, quyền thuật.
Xét việc, xét người tôi chỉ chú ý vào những việc lớn, còn những việc nhỏ thì phần nhiều cứ tự ý mà làm nên nhiều khi vì việc nhỏ mà hỏng việc lớn. Ðó là tôi sơ xuất, không cẩn thận.
Ba khuyết điểm trên là những bệnh lớn của tôi. Xin kể những cái Tốt của tôi:
Ba khuyết điểm trên là những bệnh lớn của tôi. Xin kể những cái Tốt của tôi:
Tôi có tính mạo hiểm, dám làm những việc khó, dẫu chống lại ngàn vạn người cũng chống, nhất là trong thời thanh niên tôi lại càng hăng hái.
Giao thiệp với người nếu được nghe một lời nói hay tôi trọn đời không quên. Những lời trung trực, nghiêm khắc tôi đều vui vẻ tiếp nhận.
Suốt đời tôi chủ trương khi đã mưu tính làm việc gì là làm tới cùng, quyết giành thắng lợi, dù có phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng không ngần ngại.
Ba điểm trên đây tôi tự cho là tôi có đôi chút sở trường. Ai hiểu tôi, ai trách tôi, tôi xin nhận.”
Nếu lấy tiêu chuẩn tâm lý ngày nay, có thể nói cụ Phan là người ngoại hướng (extraverti) phối hợp với loại EAS (Emotif Actif Secondaire) nên dấn thân một cách đam mê không biết mệt mỏi vào việc gánh vác giang sơn, khi còn tự do cho lúc bị giam cầm ở Huế.
Giao thiệp với người nếu được nghe một lời nói hay tôi trọn đời không quên. Những lời trung trực, nghiêm khắc tôi đều vui vẻ tiếp nhận.
Suốt đời tôi chủ trương khi đã mưu tính làm việc gì là làm tới cùng, quyết giành thắng lợi, dù có phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng không ngần ngại.
Ba điểm trên đây tôi tự cho là tôi có đôi chút sở trường. Ai hiểu tôi, ai trách tôi, tôi xin nhận.”
Nếu lấy tiêu chuẩn tâm lý ngày nay, có thể nói cụ Phan là người ngoại hướng (extraverti) phối hợp với loại EAS (Emotif Actif Secondaire) nên dấn thân một cách đam mê không biết mệt mỏi vào việc gánh vác giang sơn, khi còn tự do cho lúc bị giam cầm ở Huế.
Khuynh hướng tâm lý này, không phải chỉ bộc lộ trong văn chương cách mạng như Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư… mà vẫn thể hiện rõ trong phong cách sống và văn chương của cụ khi cụ trở thành ông già Bến Ngự. Phan Bội Châu không những giao thiệp cởi mở và chân tình với bạn đồng tâm như Huỳnh Thúc Kháng mà còn với đám trẻ tìm tới cụ như như Đào Duy Anh, Nhượng Tống và Nguyễn Vỹ…
Để chứng tỏ nhận xét trên có cơ sở chúng ta thử đọc lại một đoạn hồi ức của nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912-1971) trong Văn thi sĩ tiền chiến ghi lại lần gặp gỡ ông già Bến Ngự trên sông Hương vào khoảng 1937:
“Một lúc sau, một chiếc thuyền nan từ dưới cửa Thuận chèo lên, lách vào giữa rừng thuyền, từ từ cập bến. Ông cụ già, trán cao, mặc áo dài nâu, trong khoang thuyền chui ra, đứng ngó vào gốc cây. Cụ mỉm cười trông chàng thanh niên. Những đàn ông, đàn bà ở các thuyền chung quanh đều cung kính cúi đầu chào cụ. Cụ bảo anh lái chèo thuyền sát bến, để đón chàng. Chàng bước xuống thuyền và nghiêng mình trước mặt ông Già của lịch sử.
– Lạy cụ.
Cụ Phan Bội Châu bảo người thanh niên ngồi xuống với cụ. Thuyền tách khỏi bến, chui qua gầm cầu vào sông Đông Ba… đậu ngay trước cửa tòa báo Tiếng Dân.
– Tôi muốn mời cụ Huỳnh uống rượu với chúng ta đêm nay cho thêm vui. Ông nghĩ sao?
– Dạ, hân hạnh cho cháu lắm.
Cụ Phan lấy bút mực tàu thảo mấy câu chữ Nho trên tấm giấy rồi đưa người hầu cận đem lên bờ. Trong lúc đợi cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo Tiếng Dân, cụ Phan nói chuyện:
– Lúc nãy ông chờ tôi lâu lắm?
– Thưa cụ, cháu cũng vừa đến.
– Tôi mắc chở gạo đem bán dưới cửa Thuận nên về muộn.
Người hầu cụ trở xuống thuyền, cầm trong tay một miếng giấy.
– Thưa Cụ, cụ Huỳnh chiều nay bị khó ở…
Cụ Phan xem giấy, hơi không vui:
– Cụ Huỳnh làm việc nhiều quá, dạo này hay mệt luôn, giá đêm nay có cụ đàm đạo thì vui lắm.
Chiếc thuyền lại quay mũi ra sông Hương. Trời đã tối. Đêm nay là đêm rằm, trăng lên tròn rực rỡ, tỏa một vùng ánh sáng êm dịu xuống Thần Kinh. Hai bên bờ sông đèn điện treo lăn tăn như những dây sao giăng hai bên dòng Ngân thủy. Chiếc thuyền con lướt gợn sóng nhẹ nhàng, gió thổi hiu hiu hòa lẫn với mấy giọng hát chèo của một cô gái Huế…
Cụ bảo:
– Sông Hương đêm trăng đẹp quá nhỉ! Ông đến đây, đã cảm hứng làm bài thơ nào chưa?
– Thưa cụ, chưa. Nhưng từ khi cháu đã được đọc một bài thơ bằng Pháp văn mà người ta truyền tụng là của vua Duy Tân làm ra, thì cháu không còn muốn làm bài thơ nào trên sông Hương cả.
– Bài thơ Pháp văn của vua Duy Tân hay lắm ư?
– Thưa cụ, bài ấy đề là “Bài hát đêm trên sông Hương”. Cháu có dịch ra thơ Việt, theo đúng y điệu thơ Pháp. Cháu có tự tiện sửa đoạn sau một đôi chữ cho hợp ý tưởng riêng của mình mà thôi.
– Ông đọc cho tôi nghe…
– Dạ
Chàng đọc xong bản dịch, cụ Phan gật đầu tỏ vẻ khoái chí, bảo chàng đọc lại một lần nửa, rồi rót rượu mời. Bình thường chàng không thích uống tượu, nhưng đêm ấy, ngồi hầu chuyện với cụ, chàng không dám từ chối. Mỗi lần cụ dốc cạn một chén, chàng cũng nâng lý kề môi, nhấp một tí, theo lễ phép mà thôi.
Cụ uống cạn một chén ngồi rung đùi, bỗng lên giọng ngâm một câu thơ. Thơ cụ thật là thơ thần, thơ thánh. Cụ xuất khẩu thành thi, hình như thi tứ đã chứa đầy trong vòm trán mênh mông cao rộng ấy.. Cụ ngâm một câu, giọng ngân dài, theo lối các nhà Nho, có vẻ thiêng liêng lắm:
Vừa có đêm nay một bạn hiền…
Cụ ngâm giọng Nghệ An, tiếng cụ ngâm vang trong thuyền nghe thật hay.
Dốc cạn một ly nữa, cụ ngâm tiếp:
Sông Hương lai láng một con thuyền…
Cụ cầm đũa gắp một miếng thịt nướng, đủng đỉnh nhai, vừa nhìn trời, nhìn nước, nhìn mây. Cụ suy nghĩ, hớp rượu rồi ngâm tiếp:
Gió trăng khéo léo trời đưa khách,
Non nước tình cờ đất gán duyên.
“Một lúc sau, một chiếc thuyền nan từ dưới cửa Thuận chèo lên, lách vào giữa rừng thuyền, từ từ cập bến. Ông cụ già, trán cao, mặc áo dài nâu, trong khoang thuyền chui ra, đứng ngó vào gốc cây. Cụ mỉm cười trông chàng thanh niên. Những đàn ông, đàn bà ở các thuyền chung quanh đều cung kính cúi đầu chào cụ. Cụ bảo anh lái chèo thuyền sát bến, để đón chàng. Chàng bước xuống thuyền và nghiêng mình trước mặt ông Già của lịch sử.
– Lạy cụ.
Cụ Phan Bội Châu bảo người thanh niên ngồi xuống với cụ. Thuyền tách khỏi bến, chui qua gầm cầu vào sông Đông Ba… đậu ngay trước cửa tòa báo Tiếng Dân.
– Tôi muốn mời cụ Huỳnh uống rượu với chúng ta đêm nay cho thêm vui. Ông nghĩ sao?
– Dạ, hân hạnh cho cháu lắm.
Cụ Phan lấy bút mực tàu thảo mấy câu chữ Nho trên tấm giấy rồi đưa người hầu cận đem lên bờ. Trong lúc đợi cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo Tiếng Dân, cụ Phan nói chuyện:
– Lúc nãy ông chờ tôi lâu lắm?
– Thưa cụ, cháu cũng vừa đến.
– Tôi mắc chở gạo đem bán dưới cửa Thuận nên về muộn.
Người hầu cụ trở xuống thuyền, cầm trong tay một miếng giấy.
– Thưa Cụ, cụ Huỳnh chiều nay bị khó ở…
Cụ Phan xem giấy, hơi không vui:
– Cụ Huỳnh làm việc nhiều quá, dạo này hay mệt luôn, giá đêm nay có cụ đàm đạo thì vui lắm.
Chiếc thuyền lại quay mũi ra sông Hương. Trời đã tối. Đêm nay là đêm rằm, trăng lên tròn rực rỡ, tỏa một vùng ánh sáng êm dịu xuống Thần Kinh. Hai bên bờ sông đèn điện treo lăn tăn như những dây sao giăng hai bên dòng Ngân thủy. Chiếc thuyền con lướt gợn sóng nhẹ nhàng, gió thổi hiu hiu hòa lẫn với mấy giọng hát chèo của một cô gái Huế…
Cụ bảo:
– Sông Hương đêm trăng đẹp quá nhỉ! Ông đến đây, đã cảm hứng làm bài thơ nào chưa?
– Thưa cụ, chưa. Nhưng từ khi cháu đã được đọc một bài thơ bằng Pháp văn mà người ta truyền tụng là của vua Duy Tân làm ra, thì cháu không còn muốn làm bài thơ nào trên sông Hương cả.
– Bài thơ Pháp văn của vua Duy Tân hay lắm ư?
– Thưa cụ, bài ấy đề là “Bài hát đêm trên sông Hương”. Cháu có dịch ra thơ Việt, theo đúng y điệu thơ Pháp. Cháu có tự tiện sửa đoạn sau một đôi chữ cho hợp ý tưởng riêng của mình mà thôi.
– Ông đọc cho tôi nghe…
– Dạ
Chàng đọc xong bản dịch, cụ Phan gật đầu tỏ vẻ khoái chí, bảo chàng đọc lại một lần nửa, rồi rót rượu mời. Bình thường chàng không thích uống tượu, nhưng đêm ấy, ngồi hầu chuyện với cụ, chàng không dám từ chối. Mỗi lần cụ dốc cạn một chén, chàng cũng nâng lý kề môi, nhấp một tí, theo lễ phép mà thôi.
Cụ uống cạn một chén ngồi rung đùi, bỗng lên giọng ngâm một câu thơ. Thơ cụ thật là thơ thần, thơ thánh. Cụ xuất khẩu thành thi, hình như thi tứ đã chứa đầy trong vòm trán mênh mông cao rộng ấy.. Cụ ngâm một câu, giọng ngân dài, theo lối các nhà Nho, có vẻ thiêng liêng lắm:
Vừa có đêm nay một bạn hiền…
Cụ ngâm giọng Nghệ An, tiếng cụ ngâm vang trong thuyền nghe thật hay.
Dốc cạn một ly nữa, cụ ngâm tiếp:
Sông Hương lai láng một con thuyền…
Cụ cầm đũa gắp một miếng thịt nướng, đủng đỉnh nhai, vừa nhìn trời, nhìn nước, nhìn mây. Cụ suy nghĩ, hớp rượu rồi ngâm tiếp:
Gió trăng khéo léo trời đưa khách,
Non nước tình cờ đất gán duyên.
Cụ rung đùi khoái chí lắm. Cụ mời chàng thanh niên một ly rượu nữa. Nhưng ly của chàng còn đầy… Trăng rơi vào ly rượu, trăng bơi trong ly, trăng mơ trong lòng ly… Chàng thanh niên tuy chỉ nhấp chút ít ở bờ môi, nhưng mặt đã gay đỏ. Chàng mỉm cười:
Thưa cụ, cháu xin cạn ly sau cùng ạ.
– Ông uống rượu kém thế ư?
– Bẩm, vâng.
– Tôi đã mần hết nửa chai.
Cụ dốc cạn một ly nữa, có lẽ là ly thứ mười, rung đùi rồi lên giọng ngâm tiếp câu thơ vừa khởi hứng:
Người chẳng kẻ Nam hay kẻ Bắc,
Tình không ai lạ với ai quen…
– Ông uống hết đi, tôi muốn rót mời thêm ông một ly. Ít nhất cũng vài ba ly chứ! Này!…
Cụ cầm chai, chàng thanh niên nâng ly lên uống, nhưng chỉ được một hớp nhỏ. Cụ Phan cười, rồi kề chai rót đầy ly chàng. Cụ quay chai rót đầy vào ly cụ. Cụ rung đùi ngâm tiếp:
Hương Bình, Nùng Nhị bao dâu bể,
Lịch sử nghìn năm khá dễ quên!
Cụ gọi người hầu cận:
– Anh Lãng mô rồi? Anh lấy bút mực chép lại bài thơ để tôi tặng ông bạn trẻ.
– Dạ, thưa cụ, con đã chép rồi ạ.
– Anh đọc lại tôi nghe.
Anh Lãng, người hầu cận và là thơ ký của cụ, đọc lại cả bài.
Cụ Sào Nam lấy bút tự viết trên đầu bài một câu chữ Nho để tặng chàng trai trẻ tuổi. Rồi cụ cười:
– Ông muốn tôi kể hết câu chuyện vận động cách mạng của tôi ở bên Tàu, bên Nhật và bên Xiêm trong 25 năm cho ông nghe, thì trước hết, ông hãy họa vận bài thơ này, để chúng ta cùng giữ một kỷ niệm đêm rằm trên sông Hương… Ông cạn ly này đi đã…
– Dạ.
Chàng thanh niên nâng ly rượu lên môi, uống hết. cụ rót thêm. Chàng thật là sợ rượu, bình nhật không uống được bao nhiêu, nhưng đêm nay, ngồi với cụ Sào Nam, chàng thấy nhấp tí rượu, gọi là một tí của cụ bạn cho, cũng là một vinh dự vô cùng. Thuyền trôi lơ lửng trên sông Hương. Tiếng cô gái chèo đò tận nơi mờ mịt xa xăm, văng vẳng đưa lên giọng nghê thường, như lời ca thoang thoảng của cung trăng. Chiếc thuyền trôi nhẹ nhàng trong gió mát, trên sông bì bõm những mái chèo. Giữa Đế đô đang ồn ào náo nhiệt, và trong chiếc thuyền nan, một đầu bạc của Lịch sử, một mái xanh của hậu sinh, một ngọn đèn dầu leo lét, với hai chén rượu đầy vơi tâm sự… Chàng kính cẩn dâng bài thơ của chàng họa lại:
Hơn đọc ngàn đêm sách Thánh Hiền,
Một đêm với cụ, một con thuyền.
Trời mây, trăng gió, Dân đành phận,
Thành quách, lâu đài, Nước tủi duyên!
Chén rượu thừa lương cười rướm lệ,
Câu thơ tâm phúc, lạ thành quen.
Nước non, Non Nước, tình lai láng,
Một nét quan hoài, chẳng dám quên.
Thưa cụ, cháu xin cạn ly sau cùng ạ.
– Ông uống rượu kém thế ư?
– Bẩm, vâng.
– Tôi đã mần hết nửa chai.
Cụ dốc cạn một ly nữa, có lẽ là ly thứ mười, rung đùi rồi lên giọng ngâm tiếp câu thơ vừa khởi hứng:
Người chẳng kẻ Nam hay kẻ Bắc,
Tình không ai lạ với ai quen…
– Ông uống hết đi, tôi muốn rót mời thêm ông một ly. Ít nhất cũng vài ba ly chứ! Này!…
Cụ cầm chai, chàng thanh niên nâng ly lên uống, nhưng chỉ được một hớp nhỏ. Cụ Phan cười, rồi kề chai rót đầy ly chàng. Cụ quay chai rót đầy vào ly cụ. Cụ rung đùi ngâm tiếp:
Hương Bình, Nùng Nhị bao dâu bể,
Lịch sử nghìn năm khá dễ quên!
Cụ gọi người hầu cận:
– Anh Lãng mô rồi? Anh lấy bút mực chép lại bài thơ để tôi tặng ông bạn trẻ.
– Dạ, thưa cụ, con đã chép rồi ạ.
– Anh đọc lại tôi nghe.
Anh Lãng, người hầu cận và là thơ ký của cụ, đọc lại cả bài.
Cụ Sào Nam lấy bút tự viết trên đầu bài một câu chữ Nho để tặng chàng trai trẻ tuổi. Rồi cụ cười:
– Ông muốn tôi kể hết câu chuyện vận động cách mạng của tôi ở bên Tàu, bên Nhật và bên Xiêm trong 25 năm cho ông nghe, thì trước hết, ông hãy họa vận bài thơ này, để chúng ta cùng giữ một kỷ niệm đêm rằm trên sông Hương… Ông cạn ly này đi đã…
– Dạ.
Chàng thanh niên nâng ly rượu lên môi, uống hết. cụ rót thêm. Chàng thật là sợ rượu, bình nhật không uống được bao nhiêu, nhưng đêm nay, ngồi với cụ Sào Nam, chàng thấy nhấp tí rượu, gọi là một tí của cụ bạn cho, cũng là một vinh dự vô cùng. Thuyền trôi lơ lửng trên sông Hương. Tiếng cô gái chèo đò tận nơi mờ mịt xa xăm, văng vẳng đưa lên giọng nghê thường, như lời ca thoang thoảng của cung trăng. Chiếc thuyền trôi nhẹ nhàng trong gió mát, trên sông bì bõm những mái chèo. Giữa Đế đô đang ồn ào náo nhiệt, và trong chiếc thuyền nan, một đầu bạc của Lịch sử, một mái xanh của hậu sinh, một ngọn đèn dầu leo lét, với hai chén rượu đầy vơi tâm sự… Chàng kính cẩn dâng bài thơ của chàng họa lại:
Hơn đọc ngàn đêm sách Thánh Hiền,
Một đêm với cụ, một con thuyền.
Trời mây, trăng gió, Dân đành phận,
Thành quách, lâu đài, Nước tủi duyên!
Chén rượu thừa lương cười rướm lệ,
Câu thơ tâm phúc, lạ thành quen.
Nước non, Non Nước, tình lai láng,
Một nét quan hoài, chẳng dám quên.
Cụ lặng lẽ nghe bài thơ họa vần, cụ bảo anh Lãng chép lại, và ngâm lại cả hai bài của cụ và của chàng cho cụ nghe… cụ cầm ly rượu uống, bỗng cụ rưng rưng hai hàng châu lệ…
Chàng thanh niên bị cảm xúc trong tâm trí, bởi cảnh đêm trăng gió mát, và cụ Phan Bội Châu, người đã bôn ba 25 năm hải ngoại nay ngồi trong chiếc thuyền nan trên sông Hương, với cậu thanh niên 25 tuổi, khiến cụ nghĩ tới thân thế của mình, nghĩ đến vận mệnh của đất nước, không cầm được ngấn lệ trước mặt chàng thanh niên buồn bã ngồi bên…
Đêm gần khuya. Gió lạnh. Sương rơi nhè nhẹ, ướt chiếc chiếu ngoài mui thuyền. Kèn lính đồn vừa thổi chín giờ. Cụ bảo chàng trẻ tuổi:
– Mời ông vào trong thuyền. Đêm nay tôi xin kể hết chuyện cho ông nghe vì ông muốn biết.
Cụ Phan Bội Châu nằm xuống chiếu, gối đầu trên chiếc gối gỗ, bảo chàng nằm bên cạnh, nhưng chàng lễ phép, im lặng ngồi nghe.”
Chàng thanh niên bị cảm xúc trong tâm trí, bởi cảnh đêm trăng gió mát, và cụ Phan Bội Châu, người đã bôn ba 25 năm hải ngoại nay ngồi trong chiếc thuyền nan trên sông Hương, với cậu thanh niên 25 tuổi, khiến cụ nghĩ tới thân thế của mình, nghĩ đến vận mệnh của đất nước, không cầm được ngấn lệ trước mặt chàng thanh niên buồn bã ngồi bên…
Đêm gần khuya. Gió lạnh. Sương rơi nhè nhẹ, ướt chiếc chiếu ngoài mui thuyền. Kèn lính đồn vừa thổi chín giờ. Cụ bảo chàng trẻ tuổi:
– Mời ông vào trong thuyền. Đêm nay tôi xin kể hết chuyện cho ông nghe vì ông muốn biết.
Cụ Phan Bội Châu nằm xuống chiếu, gối đầu trên chiếc gối gỗ, bảo chàng nằm bên cạnh, nhưng chàng lễ phép, im lặng ngồi nghe.”
Hoàng Yên Lưu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét