TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
BÀI THƠ NGƯỢC DÒNG NÓNG BỎNG
Phạm Đức Nhĩ
Vài Lời Phi Lộ
Tôi biết đến Đỗ Trung Quân và tài thơ của anh qua bản nhạc Quê Hương – thơ anh được Giáp Văn Thạch phổ nhạc. Lúc ấy – còn ở trong tù - tôi chưa biết, chưa được đọc nguyên bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của anh. Mặc dầu hơi có cảm giác khó chịu khi nghe đoạn cuối:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không hiểu (sau này đổi hiểu thành nhớ)
Sẽ không lớn nổi thành người
Nhưng phải công nhận phần còn lại của bản nhạc (thơ) là những bức tranh về quê hương thật dễ thương. Ở đó – cũng giống Ông Đồ của Vũ Đình Liên – thi đã hoá thân thành họa; tác giả đã tặng cho đời những bức tranh thơ tuyệt đẹp.
Tết Canh Dần (2010) tình cờ đọc Tạ Lỗi Trường Sơn của ĐTQ trên Tiền Vệ tôi đã cao hứng viết bài thơ trong đó có đoạn:
Ngày xưa anh hát
“Quê hương là chùm khế ngọt”
Sao bây giờ cắn quả khế nào anh cũng che mặt bảo chua?
Có phải tại ngày xưa khế chua
nhưng muốn được lòng người anh yêu (1)
anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi
khế ngọt cũng thành chua? (2)
có ý muốn “đá giò lái” anh một cái. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn khoái những câu chửi rất bộc trực, bốp chát – không giữ ý tứ, không dòm trước ngó sau - của anh nên hôm nay cũng bày đặt nhảy vô viết mấy lời bình.
Ý, Tứ:
Bài thơ là những lời đốp chát nói thẳng (không ẩn dụ) nên ý với tứ là một: Sau khi chiếm được miền nam năm 1975 “những người nhân danh Hà Nội” đã khinh khi dân Sài Gòn nói riêng và dân miền nam nói chung như cỏ rác, dùng những từ xấu xa nhất để gán cho họ; nhưng rồi chính “những người nhân danh Hà Nội” – trong đời sống thực tế - đã biểu lộ một nhân cách còn tệ hại và đáng khinh khi hơn nhiều.
Hình Thức:
TLTS có vóc dáng của thơ mới nhưng đã được tác giả đưa vào những thay đổi tích cực:
a/ Số câu không giới hạn. Viết cho đến khi hết hứng, hết ý thì thôi. Theo cách đếm câu của PĐN thì bài thơ dài xấp xỉ 100 câu.
b/ Số chữ trong câu: Câu ngắn nhất 2 chữ (Bây giờ), câu dài nhất 18 chữ (Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...) còn lại thì tùy hứng, không tuân theo một luật lệ nào.
c/ Vần: Vần liên tiếp khá đều đặn nhưng nhờ số chữ trong câu thay đổi tùy tiện, thỉnh thoảng tác giả lại chuyển đoạn thay vần, có chỗ sử dụng cả vần gián cách (3) để chuyển âm bằng trắc nên độ ngọt vừa phải, không có hội chứng nhàm chán vần. “Lối chơi vần” rất nhuyễn của ĐTQ khiến dòng thơ chảy trơn tru, nhiều đoạn dòng chảy rất xiết, tạo cơ hội cho hồn thơ hình thành và lớn mạnh.
ngôn ngữ: Mạnh bạo, hằn học, vỗ thẳng mặt, “lấy chữ của mày để chửi mày” nhưng rõ ràng, dễ hiểu, chức năng truyền thông của bài thơ thành công. Một số hình tượng rất hay như:
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
Và:
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Giải Thích Thêm Về Tứ Thơ:
Đỗ Trung Quân viết Tạ Lỗi Trường Sơn với tâm thế của dân Sài Gòn (miền nam) nên dù đã từng đi TNXP, từng khoác áo bộ đội giọng thơ cũng vẫn có mùi của bên thua cuộc. Nhưng trong cái đoàn dài đến mấy chục triệu nguời của bên thua cuộc ấy ĐTQ đứng ở gần cuối hàng. Tâm hồn anh đã gần như nghiêng hẳn về phía bên kia. Anh “Tội nghiệp Sài Gòn quá thể” nhưng Sài Gòn với anh là ai?
Là:
anh thợ điện ra đi không về
là:
những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
là:
những người Sài Gòn đi xa
đi từ tuổi hai mươi
nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc.
toàn là những người sống ở miền nam, ăn cơm miền nam nhưng lòng dạ đã giao hết cho “phía bên kia”
Và qua đoạn thơ dưới đây:
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
tôi chưa dám nói là anh đã có lối suy nghĩ hoàn toàn giống bên thắng cuộc nhưng những gì họ nói anh đã rất tin tưởng và ghi khắc trong lòng.
Tại sao ĐTQ lại bực bội đến độ phẫn uất để có thể viết lên những vần thơ “bừng bừng lửa giận”, chảy ngược với dòng thơ phải đạo như thế? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy tôi mời bạn đọc trở lại phần đầu của bài thơ:
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
Vâng! Đó là thái độ hết mực khinh khi của “những người nhân danh Hà Nội” đối với (dân) Sài Gòn nói riêng và cả miền nam nói chung. Nhưng sau 7 năm thì theo ĐTQ, “những người nhân danh Hà Nội”
“đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới”
“chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của mình”
và
“sợ đến tái xanh
khi có ai nói bây giờ về lại Bắc”
ĐTQ viết tiếp:
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
À! Thì ra là “chúng mày nói phét, chúng mày lừa ông”. Và thi sĩ của chúng ta nổi trận lôi đình, “chửi vung tít mẹt”. Bài thơ nặng mùi của bên thua cuộc là vì thế.
Vâng! Có thể nói TLTS là tập hợp một cách đầy nghệ thuật những lời đốp chát, vỗ thẳng mặt, nói hằn học trong cơn giận dữ, phân định “mi”, “ta” rõ ràng. “Ta nói thẳng cho mi biết: Bây giờ cái bản mặt đạo đức giả của mi đã lộ ra. Những xấu xa bẩn thỉu ngày nào mi gán cho ta thì giờ này mi bẩn thỉu xấu xa còn gấp nhiều lần hơn thế nữa.”
Trong cơn lửa giận phừng phừng ĐTQ đã “bật mí” hai điểm mà “những người nhân danh Hà Nội” đã cố bưng bít dấu diếm. Một là, những cái “ưu việt” của chế độ và con người XHCH chỉ là phét lác. Dân miền bắc ngạc nhiên đến choáng ngợp (4) trước sức phát triển và vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông” (5) và các thành phố lớn ở miền nam. Mức sống của dân miền nam lúc đó khá cao - đặc biệt là thực phẩm và tiện nghi vật chất - đã vượt xa mức sống của người dân miền bắc. Hai là, chính quyền đã có hẳn một chính sách đẩy dân miền nam đi vủng kinh tế mới để đưa dân miền bắc vào “chiếm” những “điểm then chốt” trong những thành phố lớn - đặc biệt là Sài Gòn.
TLTS được nhiều người khoái (dĩ nhiên là dân miền nam), tán tụng là bài thơ “hết sẩy” cũng nhờ một phần ở nội dung của nó. Tác giả đã “không chịu trôi xuôi” mà dám “lội ngược dòng” (ý thơ Nguyễn Duy), viết nên những vần thơ đối chọi vớì dòng thơ phải đạo, nói lên những điều bị coi là cấm kỵ, không ai dám nói dù là sự thật. Chính vì thế mà bài thơ phải chờ đến 27 năm sau mới được trình làng.
Hơi Thơ, Hồn Thơ: Cái hay nhất, cái tuyệt vời của bài thơ là cảm xúc. Hơi thơ tỏa nhiệt ngay từ những câu đầu, dẫn người đọc đi một lèo tới đích. Cảm xúc từ câu chữ tỏa ra đã khá mạnh, rồi do - bài thơ nhất khí liền mạch – sóng sau dồn sóng trước nên cảm xúc đến từ thế trận của toàn bài dâng lên cao ngất. Hơn nữa tác giả viết trong lúc đang lên cơn - lửa giận phừng phừng – thoát khỏi sự can thiệp của lý trí, nên không còn biết sợ, chữ nghĩa cứ hàng hàng lớp lớp tuôn ra khiến hơi thơ rất mạnh và nóng bỏng, hồn thơ lai láng.
Bài thơ này phía “ta” nghe rất sướng tai, nhưng phía “mi” thì “biết là nó nói đúng đấy nhưng cái kiểu ‘vuốt mặt không chịu nể mũi’ như thế thì làm sao có thể chấp nhận được!”
Về Câu Kết Của Bài Thơ
Cuộc sống của anh ở miền nam đang an lành, tiện nghi vật chất tương đối đầy đủ, tinh thần thì tự do thoải mái. Người ta từ bắc vào “cầm chịch” mọi góc cạnh của đời anh. Người ta chê anh đủ điều, khinh khi anh ra mặt, chửi anh như tát nước . Sau đó anh đã nhận ra là người ta chỉ là bọn đạo đức giả; những gì người ta chê anh, khinh anh, chửi anh thì bậy giờ người ta lại lậm vào còn gấp nhiều lần hơn thế nữa. Anh đùng đùng nổi giận, chửi một hơi dài, rất văn hoa, rất có hồn, nghe rất đã. Nhưng cuối cùng anh lại buông câu kết “Ai Bây Giờ Sẽ Tạ Lỗi Với Trường Sơn?” nghĩa là anh vẫn “tôn thờ” cái việc vượt Trường Sơn của người ta, vẫn xem cái việc người ta tự dưng từ bắc vào nam nắm đầu anh, cai quản cuộc đời anh là đúng. Câu kết ấy phải nói là trật lất và lãng nhách.
Kết Luận
Dù TLTS chưa phải là toàn bích, và cho đến thời điểm này (2016) bài thơ mới có trên dưới 7 năm thử thách với thời gian nên chưa thể kết luận gì về sức sống của nó. Nhưng chỉ nhìn vào giá trị nghệ thuật của bài thơ tôi phải công nhận là ĐTQ tài hoa. Mới 27 tuổi đã viết được một thi phẩm giá trị, đã đưa được hơi nóng hừng hực của tuổi trẻ trong lúc đang “nộ khí xung thiên” vào thơ. Cái giây phút “lên cơn” ấy đâu phải lúc nào cũng đến với thi sĩ. Mà nếu may mắn nó có đến, đâu phải ai cũng nhanh tay chộp được để đưa nó vào thơ. Cái hồn thơ, cái hơi thơ mạnh mẽ nhường ấy khiến TLTS đứng nổi bật ở một góc riêng và tôi mạnh dạn tiên đoán rằng – cũng giống như Ông Đồ và Sông Lấp là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc, giai đoạn Nho Học lụi tàn, Tạ Lỗi Trường Sơn của Đỗ Trung Quân – cùng với 2 bài thơ ngược dòng khác – cũng sẽ đi vào văn học sử, là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử khác, giai đoạn chế độ XHCN bị áp đặt trên toàn cõi Việt Nam.
Phạm Đức Nhì
CHÚ THÍCH:
1/ nhưng lại không yêu anh
2/ Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở, Phạm Đức Nhì, t-van.net
3/
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
4/ Trước khi vào nam (1975) dân miền bắc phải học tập để biết rằng những sự phát triển và vẻ đẹp của Sài Gòn, của miền nam, những tiện nghi vật chất của người dân chỉ là “phồn vinh giả tạo”
5/ Tên khác của Sài Gòn được người ngoại quốc gọi một cách nể trọng.
PHỤ LỤC:
Tạ lỗi Trường Sơn
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh...
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào...
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lí lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thuở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ...
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
BÀI THƠ NGƯỢC DÒNG NÓNG BỎNG
Vài Lời Phi Lộ
Tôi biết đến Đỗ Trung Quân và tài thơ của anh qua bản nhạc Quê Hương – thơ anh được Giáp Văn Thạch phổ nhạc. Lúc ấy – còn ở trong tù - tôi chưa biết, chưa được đọc nguyên bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của anh. Mặc dầu hơi có cảm giác khó chịu khi nghe đoạn cuối:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không hiểu (sau này đổi hiểu thành nhớ)
Sẽ không lớn nổi thành người
Nhưng phải công nhận phần còn lại của bản nhạc (thơ) là những bức tranh về quê hương thật dễ thương. Ở đó – cũng giống Ông Đồ của Vũ Đình Liên – thi đã hoá thân thành họa; tác giả đã tặng cho đời những bức tranh thơ tuyệt đẹp.
Tết Canh Dần (2010) tình cờ đọc Tạ Lỗi Trường Sơn của ĐTQ trên Tiền Vệ tôi đã cao hứng viết bài thơ trong đó có đoạn:
Ngày xưa anh hát
“Quê hương là chùm khế ngọt”
Sao bây giờ cắn quả khế nào anh cũng che mặt bảo chua?
Có phải tại ngày xưa khế chua
nhưng muốn được lòng người anh yêu (1)
anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi
khế ngọt cũng thành chua? (2)
có ý muốn “đá giò lái” anh một cái. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn khoái những câu chửi rất bộc trực, bốp chát – không giữ ý tứ, không dòm trước ngó sau - của anh nên hôm nay cũng bày đặt nhảy vô viết mấy lời bình.
Ý, Tứ:
Bài thơ là những lời đốp chát nói thẳng (không ẩn dụ) nên ý với tứ là một: Sau khi chiếm được miền nam năm 1975 “những người nhân danh Hà Nội” đã khinh khi dân Sài Gòn nói riêng và dân miền nam nói chung như cỏ rác, dùng những từ xấu xa nhất để gán cho họ; nhưng rồi chính “những người nhân danh Hà Nội” – trong đời sống thực tế - đã biểu lộ một nhân cách còn tệ hại và đáng khinh khi hơn nhiều.
Hình Thức:
TLTS có vóc dáng của thơ mới nhưng đã được tác giả đưa vào những thay đổi tích cực:
a/ Số câu không giới hạn. Viết cho đến khi hết hứng, hết ý thì thôi. Theo cách đếm câu của PĐN thì bài thơ dài xấp xỉ 100 câu.
b/ Số chữ trong câu: Câu ngắn nhất 2 chữ (Bây giờ), câu dài nhất 18 chữ (Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...) còn lại thì tùy hứng, không tuân theo một luật lệ nào.
c/ Vần: Vần liên tiếp khá đều đặn nhưng nhờ số chữ trong câu thay đổi tùy tiện, thỉnh thoảng tác giả lại chuyển đoạn thay vần, có chỗ sử dụng cả vần gián cách (3) để chuyển âm bằng trắc nên độ ngọt vừa phải, không có hội chứng nhàm chán vần. “Lối chơi vần” rất nhuyễn của ĐTQ khiến dòng thơ chảy trơn tru, nhiều đoạn dòng chảy rất xiết, tạo cơ hội cho hồn thơ hình thành và lớn mạnh.
ngôn ngữ: Mạnh bạo, hằn học, vỗ thẳng mặt, “lấy chữ của mày để chửi mày” nhưng rõ ràng, dễ hiểu, chức năng truyền thông của bài thơ thành công. Một số hình tượng rất hay như:
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
Và:
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Giải Thích Thêm Về Tứ Thơ:
Đỗ Trung Quân viết Tạ Lỗi Trường Sơn với tâm thế của dân Sài Gòn (miền nam) nên dù đã từng đi TNXP, từng khoác áo bộ đội giọng thơ cũng vẫn có mùi của bên thua cuộc. Nhưng trong cái đoàn dài đến mấy chục triệu nguời của bên thua cuộc ấy ĐTQ đứng ở gần cuối hàng. Tâm hồn anh đã gần như nghiêng hẳn về phía bên kia. Anh “Tội nghiệp Sài Gòn quá thể” nhưng Sài Gòn với anh là ai?
Là:
anh thợ điện ra đi không về
là:
những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
là:
những người Sài Gòn đi xa
đi từ tuổi hai mươi
nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc.
toàn là những người sống ở miền nam, ăn cơm miền nam nhưng lòng dạ đã giao hết cho “phía bên kia”
Và qua đoạn thơ dưới đây:
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
tôi chưa dám nói là anh đã có lối suy nghĩ hoàn toàn giống bên thắng cuộc nhưng những gì họ nói anh đã rất tin tưởng và ghi khắc trong lòng.
Tại sao ĐTQ lại bực bội đến độ phẫn uất để có thể viết lên những vần thơ “bừng bừng lửa giận”, chảy ngược với dòng thơ phải đạo như thế? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy tôi mời bạn đọc trở lại phần đầu của bài thơ:
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
Vâng! Đó là thái độ hết mực khinh khi của “những người nhân danh Hà Nội” đối với (dân) Sài Gòn nói riêng và cả miền nam nói chung. Nhưng sau 7 năm thì theo ĐTQ, “những người nhân danh Hà Nội”
“đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới”
“chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của mình”
và
“sợ đến tái xanh
khi có ai nói bây giờ về lại Bắc”
ĐTQ viết tiếp:
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
À! Thì ra là “chúng mày nói phét, chúng mày lừa ông”. Và thi sĩ của chúng ta nổi trận lôi đình, “chửi vung tít mẹt”. Bài thơ nặng mùi của bên thua cuộc là vì thế.
Vâng! Có thể nói TLTS là tập hợp một cách đầy nghệ thuật những lời đốp chát, vỗ thẳng mặt, nói hằn học trong cơn giận dữ, phân định “mi”, “ta” rõ ràng. “Ta nói thẳng cho mi biết: Bây giờ cái bản mặt đạo đức giả của mi đã lộ ra. Những xấu xa bẩn thỉu ngày nào mi gán cho ta thì giờ này mi bẩn thỉu xấu xa còn gấp nhiều lần hơn thế nữa.”
Trong cơn lửa giận phừng phừng ĐTQ đã “bật mí” hai điểm mà “những người nhân danh Hà Nội” đã cố bưng bít dấu diếm. Một là, những cái “ưu việt” của chế độ và con người XHCH chỉ là phét lác. Dân miền bắc ngạc nhiên đến choáng ngợp (4) trước sức phát triển và vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông” (5) và các thành phố lớn ở miền nam. Mức sống của dân miền nam lúc đó khá cao - đặc biệt là thực phẩm và tiện nghi vật chất - đã vượt xa mức sống của người dân miền bắc. Hai là, chính quyền đã có hẳn một chính sách đẩy dân miền nam đi vủng kinh tế mới để đưa dân miền bắc vào “chiếm” những “điểm then chốt” trong những thành phố lớn - đặc biệt là Sài Gòn.
TLTS được nhiều người khoái (dĩ nhiên là dân miền nam), tán tụng là bài thơ “hết sẩy” cũng nhờ một phần ở nội dung của nó. Tác giả đã “không chịu trôi xuôi” mà dám “lội ngược dòng” (ý thơ Nguyễn Duy), viết nên những vần thơ đối chọi vớì dòng thơ phải đạo, nói lên những điều bị coi là cấm kỵ, không ai dám nói dù là sự thật. Chính vì thế mà bài thơ phải chờ đến 27 năm sau mới được trình làng.
Hơi Thơ, Hồn Thơ: Cái hay nhất, cái tuyệt vời của bài thơ là cảm xúc. Hơi thơ tỏa nhiệt ngay từ những câu đầu, dẫn người đọc đi một lèo tới đích. Cảm xúc từ câu chữ tỏa ra đã khá mạnh, rồi do - bài thơ nhất khí liền mạch – sóng sau dồn sóng trước nên cảm xúc đến từ thế trận của toàn bài dâng lên cao ngất. Hơn nữa tác giả viết trong lúc đang lên cơn - lửa giận phừng phừng – thoát khỏi sự can thiệp của lý trí, nên không còn biết sợ, chữ nghĩa cứ hàng hàng lớp lớp tuôn ra khiến hơi thơ rất mạnh và nóng bỏng, hồn thơ lai láng.
Bài thơ này phía “ta” nghe rất sướng tai, nhưng phía “mi” thì “biết là nó nói đúng đấy nhưng cái kiểu ‘vuốt mặt không chịu nể mũi’ như thế thì làm sao có thể chấp nhận được!”
Về Câu Kết Của Bài Thơ
Cuộc sống của anh ở miền nam đang an lành, tiện nghi vật chất tương đối đầy đủ, tinh thần thì tự do thoải mái. Người ta từ bắc vào “cầm chịch” mọi góc cạnh của đời anh. Người ta chê anh đủ điều, khinh khi anh ra mặt, chửi anh như tát nước . Sau đó anh đã nhận ra là người ta chỉ là bọn đạo đức giả; những gì người ta chê anh, khinh anh, chửi anh thì bậy giờ người ta lại lậm vào còn gấp nhiều lần hơn thế nữa. Anh đùng đùng nổi giận, chửi một hơi dài, rất văn hoa, rất có hồn, nghe rất đã. Nhưng cuối cùng anh lại buông câu kết “Ai Bây Giờ Sẽ Tạ Lỗi Với Trường Sơn?” nghĩa là anh vẫn “tôn thờ” cái việc vượt Trường Sơn của người ta, vẫn xem cái việc người ta tự dưng từ bắc vào nam nắm đầu anh, cai quản cuộc đời anh là đúng. Câu kết ấy phải nói là trật lất và lãng nhách.
Kết Luận
Dù TLTS chưa phải là toàn bích, và cho đến thời điểm này (2016) bài thơ mới có trên dưới 7 năm thử thách với thời gian nên chưa thể kết luận gì về sức sống của nó. Nhưng chỉ nhìn vào giá trị nghệ thuật của bài thơ tôi phải công nhận là ĐTQ tài hoa. Mới 27 tuổi đã viết được một thi phẩm giá trị, đã đưa được hơi nóng hừng hực của tuổi trẻ trong lúc đang “nộ khí xung thiên” vào thơ. Cái giây phút “lên cơn” ấy đâu phải lúc nào cũng đến với thi sĩ. Mà nếu may mắn nó có đến, đâu phải ai cũng nhanh tay chộp được để đưa nó vào thơ. Cái hồn thơ, cái hơi thơ mạnh mẽ nhường ấy khiến TLTS đứng nổi bật ở một góc riêng và tôi mạnh dạn tiên đoán rằng – cũng giống như Ông Đồ và Sông Lấp là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc, giai đoạn Nho Học lụi tàn, Tạ Lỗi Trường Sơn của Đỗ Trung Quân – cùng với 2 bài thơ ngược dòng khác – cũng sẽ đi vào văn học sử, là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử khác, giai đoạn chế độ XHCN bị áp đặt trên toàn cõi Việt Nam.
Phạm Đức Nhì
CHÚ THÍCH:
1/ nhưng lại không yêu anh
2/ Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở, Phạm Đức Nhì, t-van.net
3/
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
4/ Trước khi vào nam (1975) dân miền bắc phải học tập để biết rằng những sự phát triển và vẻ đẹp của Sài Gòn, của miền nam, những tiện nghi vật chất của người dân chỉ là “phồn vinh giả tạo”
5/ Tên khác của Sài Gòn được người ngoại quốc gọi một cách nể trọng.
PHỤ LỤC:
Tạ lỗi Trường Sơn
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh...
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio...
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào...
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lí lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thuở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ...
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?
Với Trường Sơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét