Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

THẢM KỊCH THÁNG TƯ ĐEN
NHỮNG DIỄN BIẾN MỞ MÀN

(tiếp theo và hết)
 
Inline image 1
III – Cuộc triệt thoái Tây Nguyên Pleiku-Kontum – Bỏ rơi ngày 14/3/1975 

     Theo Phạm Huấn, một sĩ quan báo chí sát cánh Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II1 – Cuộc họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Bạch Dinh gồm có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao văn Viên và Trung Tướng Đặng Văn Quang; tổng cộng thời gian họp 117 phút gần 2 tiếng đồng hồ.Theo cuộc họp chính Tổng Thống Thiệu lệnh cho Tướng Phú phải triệt thoái toàn bộ quân chủ lực, xe tăng, đại bác, phi cơ từ Kontum – Pleiku về phòng thủ Duyên hải; lệnh nầy phải giữ bí mật, từ cấpTỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng trở xuống không được tiết lộ. Cuộc họp được ghi nhận qua truyện kể về “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của Phạm Huấn như sau:
Ngày 14/3/1975 – Lúc 11:32 giờ, 5 Tướng bước vào phòng họp gồm có Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, cao Văn Viên, Đặng Văn Quang và Phạm Văn Phú.
  • Thiệu hỏi ngay: “Tình hình nặng lắm phải không Thiếu tướng Phú”
  • Tướng Phú đáp: “Thưa Tổng Thống nặng rất nặng” Thiếu tướng Phú đang trình bày …
  • Thiệu tiếp: “ Tôi muốn anh trình bày Ban Mê Thuột trước nhất và phải thật chính xác”.
  • Phú trình bày: “Ngày 10/3/1975 Cộng quân tiến chiếm Ban Mê Thuột 2 Sư đoàn F10 và 320 và có cả Trung đoàn chiến xa, đại pháo 130 ly, hỏa tiển 122 ly, nhưng tin mới nhất Sư đoàn 316 cũng vào trận địa ngày hôm sau 11/3/1975.
  • Thiệu ngạc nhiên: “Thằng 316 cũng vào Ban Mê Thuột”
  • Phú quả quyết: “Sư 316 vào ngày thứ hai của trận đánh 11/3/1975”
  • Thiệu hỏi Viên: “Tôi nghe thằng 316 tháng trước còn ngoài Bắc”
  • Viên: “Dạ phải”
  • Phú: “316 vô Nam khoảng giữa tháng 2/1975 theo tù binh bắt được khai ra tại mặt trận phi trường Phụng Dực – căn cứ B50.
  • Thiệu: “Còn thằng F10 …”
  • Phú: “Nó kéo thẳng xuống Ban Mê Thuột”
  • Thiệu: “Anh định đối phó ra sao”
  • Phú: “Tôi quyết định bằng mọi giá đưa gia đình tử thủ Pleiku”
  • Thiệu: “Anh nghĩ sau Ban Mê Thuột nó đánh Pleiku”
  • Phú: “Tôi tin chắc như vậy”
  • Thiệu: “Nếu Cộng sản đánh Pleiku như Ban Mê Thuột với 2, 3 Sư đoàn liệu anh chịu nỏi không”
  • Phú: “Tôi quyết tử thủ Pleiku, nếu cấn tôi bỏ luôn Kontum, tôi tin sẽ giữ được Pleiku”
  • Thiệu nhìn đồng hồ lúc bấy giờ là 12:35 giờ. Thiệu trình bày viện trợ Mỹ giãm dần từ 2 tỷ xuống còn 1 tỷ, rồi dưới 1 tỷ trong khi Bắc Việt được viện trợ tăng gấp bội.
  • Thiệu: “Tôi muốn tái phối trí lại lực lượng”. Thiệu hỏi Phú: “Nếu anh được lệnh mang toàn bộ quân chủ lực, xe tăng, đại bác và không quân về phòng thủ duyên hải anh tổ chức cuộc triệt thoái ra sao”
  • Phú: “Thưa Tổng Thống cho tôi tử thủ Pleiku”
  • Thiệu: “Với quân số vũ khí hiện có liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng sản”
  • Phú: “Thưa Tổng Thống 40 tới 60 ngày”
  • Thiệu: “Rồi sao nữa”
  • Phú tiếp: “Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn lương thực nữa”
  • Khiêm chen vào: “Anh Phú Tổng Thống đã quyết định”.
  • Phú liều lĩnh nói giọng lớn hơn: “Thưa Tổng Thống, thưa quý vị Tướng lãnh, nếu rút quân năm nay thì một cuộc tấn công khác vào năm tới ở duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến hửu của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở saigòn năm tới”
  • Thiệu: “Tôi ra lệnh cho anh mang quân chủ lực, xe tăng , đại bác và không quân về phòng thủ duyên hải và tổ chức tái chiếm ban Mê Thuột”
  • Phú: “Thưa Tổng Thống như vậy không có nghĩa là rút bỏ cao nguyên, thưa Tổng Thống lệnh nầy từ cấp Tỉnh trưởng Tiểu khu trưởng không được biết, các lực lượng Địa Phương Quân các lực lượng hành chánh 3 Tỉnh Pleiku, Kontum, Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc như thường lệ”
  • Phú tiếp: “Thưa Tổng Thống nếu chủ lực quân, Thiết Giáp, Biệt Động Quân rút đi làm sao Địa Phương Quân chống đỡ khi CS đánh, hơn nữa 100 ngàn dân 2 tỉnh Pleiku và Kontum cùng gia đình anh em binh sĩ bị kẹt lại ….”
  • Thiệu: “Thì cho thằng CS số dân đó, với tình hình hiện tại mình phải lo phòng thủ giữ được vùng đông dân cư đất đai mầu mỡ đỡ hơn vùng cao nguyên”. Đây cũng là quyết định của Hội Đồng Tướng Lãnh, hôm qua tôi đã lệnh cho Tướng Trưởng ở Vùng I”
https://i2.wp.com/www.luchiep231.com/uploads/6/9/1/0/69107577/cuoc-di-tan-vu2ng-ii_orig.jpg
Lệnh triệt thoái Cao nguyên coi như ban hành vào lúc 13:29 giờ ngày 14/3/1975; Có phải chăng vì không còn tiền viện trợ của Mỹ, Tổng Thống Thiệu đành cắt đất, bỏ dân cho giặc, đã thế còn tiêu hủy kho đạn đại bác tại Quân đoàn II Pleiku, rõ ràng đây là một hành động phá tan tành thực lực; còn hành động nào tàn nhẫn hơn sự phản bội trắng trợn, khi những người dân nầy đã từng bỏ phiếu bầu ông làm Tổng Thống, khi những người lính Địa Phương Quân Tây nguyên đã từng bảo vệ Tổ Quốc hay cho ai đây?, biết bao nhiêu trong số họ đã chết, vợ con họ đã mất chồng , mất cha trong cuộc chiến nầy!
Tá Tướng như ông chẳng ích gì
Non sông điêu đứng ngoãnh mặt đi
Quân dân cả nước giờ ly biệt
Giặc Bắc lan tràn khắp lối đi!
Giặc Bắc lan tràn khắp lối đi!
Vào Nam vơ vét chẳng còn chi
Non sông xơ xác vì Cộng phỉ
Tá Tướng như ông chẳng ích gì!

2 – Lệnh bỏ Phước An của Tổng Thống Thiệu ngày 15/3/1975

Tổng Thống Thiệu vừa lệnh cho Tướng Phú tái chiếm Ban Mê Thuột ngày 14/3/1975 trong cuộc họp tại Cam Ranh, qua ngày hôm sau 15/3/1975 Thiệu lệnh cho Phú bỏ Phước An rút quân về phòng thủ Khánh Dương càng sớm càng tốt; được biết Phước An cách Thị xã Ban Mê Thuột vào khoảng 30 cây số về hướng Đông. Nếu rút bỏ Phước An có nghĩa là Ban Mê Thuột đã bỏ rơi từ lâu. Trong lúc nầy Bộ chỉ huy Trung đoàn 53/BB tại căn cứ B50 đang ở thế thượng phong của trận đánh, vừa tịch thu 2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài của VC. Đau chưa! Toàn bộ Sĩ quan tham mưu trong TOC căn cứ B50 và 1 Tiểu đoàn quân chủ lực, chúng tôi chiến đấu với Cộng Sản từ ngày 10/3/1975 đến giờ phút nầy chưa hề nao núng, đây là một tiền đồn chủ lực, vì sao tất cả các cấp lãnh đạo lãng quên? Đã trên 40 năm trôi qua chưa một ai nhắc đến sự thật nầy, quý vị không biết hay cố tình lãng quên, nói rằng không biết thì vô lý vì chúng tôi vẫn liên lạc với Quân đoàn II mỗi khi L19 lên vùng cho đến trưa ngày 17/3/1975 và chúng tôi đã rời khỏi căn cứ B50 sau khi nhận được lệnh trực tiếp từ Quân đoàn II: “Không có kinh kỳ hồng hà gì cho Nguyễn Huệ hết, Nguyễn Huệ tự liệu lấy” (đây là original message).

3 – Cuộc rút quân bị thiệt hại nặng nề. (Theo Phạm Huấn):
  • Gây nên làn sóng di tản ồ ạt của quân dân từ vùng I và vùng II.
  • Cuộc di tản không còn kiểm soát nổi bởi lực lượng giữ an ninh của từng địa phương.
  • Hậu quả trong việc rút bỏ vùng I và vùng II đã làm tiêu tan phân nửa lãnh thổ của miền Nam lúc bấy gờ.
Sự nhận xét của Phạm Huấn là hoàn toàn chính xác, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trực tiếp góp phần làm sụp đỗ nhanh chóng QLVNCH.Thế rồi ngày 21/4/1975 ông tuyên bố từ chức có nghĩa là trốn tránh trách nhiệm trước tình hình Tổ Quốc đang lâm nguy, để rồi ngày 25/4/1975 trốn ra nước ngoài cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, phản bội lại chính lời nói của ông với đồng bào khi từ chức là sẽ ở lại chiến đấu cùng anh em binh sĩ; đã thế sau khi ra nước ngoài còn ngụy biện rằng, ra đi là để lo tìm đường cứu nguy cho dân tộc. Thật nhẫn tâm, đau lòng cho dân tộc Việt Nam!
IV – Việt Nam Cộng Hòa – Bỏ rơi ngày 30/4/1975
Dương văn Minh, Tổng Thống tạm thời Việt Nam Cộng Hòa, ông làm Tổng Thống chưa đầy 48 giờ đồng hồ vào thời điểm cuối tháng 4 năm 1975; ông đã tuyên bố trên đài phát thanh vào sáng ngày 30/4/1975 “Tất cả quân đội miền Nam ngưng bắn, ở đâu ở đó để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”, lời tuyên bố của ông quả là một sự bỏ rơi Tổ Quốc, phản bội trắng trợn lại xương máu của chiến sĩ, phản bội lại toàn dân Việt Nam. Tôi thật sự không còn từ ngữ nói về ông!
Những sự kiện bên trên đã từng bước dẫn đến ngày 30/4/1975, ngày đất nước đã thật sự rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt, ngoài 2 nhân vật chủ yếu là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh, tập đoàn Tướng lãnh cao cấp Quân Lực VNCH và toàn thể quý vị đã bỏ đất nước ra đi trước giờ Dương Văn Minh tuyên bố. Tất cả các nhân tố trên đã góp phần trong việc mất nước, mà hậu quả trên 40 năm nay đã để lại cho toàn thể người dân Miền Nam vô cùng khổ sở; chúng ta có thể kể bắt đầu từ việc tập trung Sĩ Quan và Viên Chức Chánh Quyền của Miền Nam vào tù mà VC gọi là “Học tập cải tạo”, cho đến việc đánh tư sản rồi đổi tiền liên tục, bần cùng hóa nhân dân Miền Nam bằng nhiều thủ đoạn, từ việc ép buộc người dân Sài Gòn đi vùng kinh tế mới cho đến tịch thu ruộng đất người dân ở miền quê và đưa vào hợp tác xã. Khắp nơi, ai ai cũng tìm đường vượt biên ra nước ngoài để trốn khỏi chế độ độc tài CS, trong số họ đã chết nhiều lắm dưới lòng biển Thái Bình, những ai may mắn còn sống sót đã phải sống cuộc đời lưu vong khắp nơi trên thế giới; Cộng Sản đã gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân tộc VN nói chung và Miền Nam VN sau ngày 30/4/1975 nói riêng, tôi ngậm ngùi không nói nên lời!
Luchiep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét