THÁI QUỐC MƯU
***
Hoàng Trung (黄忠) tự Hán Thăng (汉升),
145-220, quê ở quận Nam Dương thuộc Kinh Châu. Ông là một vị tướng cuối thời
Đông Hán và đầu thời Tam Quốc có sức mạnh muôn người là một trong ngũ hổ tướng
của Thục quốc, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân (Triệu Tử Long), Hoàng Trung
và Mã Siêu.
Ban đầu, Hoàng Trung theo Lưu
Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ huyện Du thuộc quận Trường Sa.
Về sau, Tào Tháo đánh chiếm Kinh châu, cho ông làm chức Tỉ Tướng Quân, dưới
trướng Hàn Huyền, Thái Thú Trường Sa. Về sau, Lưu Bị lấy lại Kinh Châu, Hoàng
Trung trở về với Thục Hán.
Khi Khổng Minh xua quân đi
Bắc chinh (đánh Ngụy) Trần Thức đi theo. Khổng Minh sai 4 tướng Ngụy Diên, Trần
Thức, Trương Ngực, Đỗ Quỳnh điều binh qua cửa hang Cơ Cốc. Bốn tướng đang chuẩn
bị xuất quân thì Đặng Chi mang lệnh Khổng Minh đến truyền rằng, “Không nên
khinh địch, coi chừng có quân mai phục.” Trần Thức không nghe, tự dẫn 5 ngàn
quân qua khỏi cửa hang Cơ Cốc mới vài dặm, liền bị quân Tào phục kích, giết
trên 4 ngàn quân. Trần Thức nhờ Ngụy Diên đến cứu kịp mới thoát chết.
Khổng Minh Chư Cát Lượng được
các nhà phê bình văn học Tàu “phong” là: “một nhà ngoại giao cự phách và cũng
là một nhà phát minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Chư Cát Lượng chính là
việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục Ngô chống Tào. Ông
được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong
thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung
Quốc là Tôn Tử.”
Đọc đoạn trên, ta thấy những
nhà phê bình trên đã mọp sát đất tôn phục Khổng Minh và đưa tên tuổi Khổng Minh
lên tận trời cao. Đem Khổng Minh ra so sánh, đặt ngang hàng với Tôn Tử hoàn
toàn khập khiễng. Tôn Tử để lại đời bộ Tôn Tử Binh Pháp đến nay (2016), đã trên
2528 năm vẫn còn hữu dụng. Trong khi Khổng Minh chẳng để lại hậu thế bộ Binh
Thư nào! Còn “Thế Chân Vạc” là lẽ tất nhiên nếu sự kiện xảy ra trong một đất
nước giữa 3 chế độ quyền lực có 3 thể chế chính trị khác nhau, chứ Khổng Minh
chẳng có công lao, mưu chước gì trong việc nầy cả.
Những kẻ tôn xưng Khổng Minh
thái quá dường như không nghiên cứu kỹ về Tôn Tử và binh pháp của ông.
Tôn Vũ (孫武) tự Trưởng Khanh, sanh khoảng năm 545, chết khoảng
năm 470 (trước dương lịch). Thọ 75 tuổi
(cả năm sanh và năm chết đều còn nghi vấn), người Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân
– Sơn Đông – Trung Hoa), nhờ bộ Binh Thư mà Tôn Vũ được tôn là Tôn Tử, do sống
làm việc ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử, để phân biệt với Tôn Tẫn,
người nước Tề được gọi là Tề Tôn Tử.
Tôn Tử Binh Pháp (孫子兵法) là bộ sách viết về chiến lược, chiến thuật do Tôn Vũ
soạn thảo năm 512 trước Tây lịch (cách nay 2016, đã 2528 năm), không chỉ đặt
nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận
quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy Binh pháp Tôn Tử
được tôn xưng là Tuyệt Tác Binh Thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Không những
rất được tôn vinh tại Trung Hoa mà kiệt tác này còn được hết mực ca ngợi ở các
nước Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên…. đến tận châu Âu.
Năm 1957 khi Quách Hóa Nhược
viết về Binh pháp Tôn Tử còn dẫn lời Đỗ Mục cho rằng, “Binh pháp Tôn Tử có 82
bài và 9 quyển hình vẽ cộng với cuốn “Ngô Việt Xuân Thu” ghi chép các câu hỏi
và trả lời của Tôn Vũ với vua Ngô. Truyền đến đời Tam Quốc, được Tào Tháo chọn
lựa, gọt sửa, biên tập và chú thích, bỏ chỗ thừa, chép những phần tinh tuý và
xếp thành 13 thiên, tức là cuốn Tôn Tử lưu truyền đến ngày nay. Và khẳng định
Tào Tháo đã giữ lại những nội dung chủ yếu của Tôn Tử, đó là một cống hiến
không thể lu mờ được.”
Tháng 4 năm 1972, hai cuốn
sách Tôn Tử Binh Pháp và Tôn Tẫn Binh Pháp đồng thời tìm thấy trong một ngôi mộ
cổ từ thời nhà Hán ở tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa. Tháng 7 năm 1978, bản gốc cuốn
Tôn Tử Binh Pháp bằng thủ bút của Tôn Vũ cũng được tìm thấy trong một ngôi nhà
ở Thanh Hải Trung Hoa.
Vào cuối đời Nhà Hán bộ Binh
Pháp của Tôn Tử được Tào Tháo chú giải, sau đó có Mạnh Thị nhà Lương, Lý Thuyên
nhà Đường, Đỗ Mục, Trần Hạo, Giả Lâm, Mai Nhiêu Thần đời Tống, Vương Triết, Hà
Diên Tích và Trương Dư cùng chú giải. Trong đó bản chú giải của Tào Tháo là có
giá trị hơn cả.
Đến năm 1957, Thượng tướng
Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc Quách Hóa Nhược, dựa vào bản khắc đời nhà Tống đã
viết lại Tôn Tử Binh Pháp theo thể tân văn ngày nay. Bản này có 13 thiên: Thiên
1, Kế / Thiên 2, Tác chiến / Thiên 3, Công mưu / Thiên 4, Quân hình / Thiên 5,
Binh thế / Thiên 6, Hư thực / Thiên 7, Quân tranh / Thiên 8, Cửu biến / Thiên
9, Hành quân / Thiên 10, Địa hình / Thiên 11, Cửu địa / Thiên 12, Hoả công /
Thiên 13, Dụng gián.
Sau khi dịch, Quách Hóa Nhược
chia thành 13 bài là: 1. Bàn về chiến tranh / 2. Tiến công chiến / 3. Tốc quyết
chiến / 4. Vận động chiến / 5. Chủ động tính / 6. Linh hoạt tính / 7. Địa hình
/ 8. Sử dụng gián điệp / 9. Phán đoán tình huống / 10. Hoả công / 11. Quản lý
giáo dục / 12. Quan hệ chỉ huy / 13. Tu dưỡng của tướng soái. Xong, chia thành
108 đoạn.
Từ thế kỷ 7, Binh pháp Tôn Tử
đã vào Nhật Bản do sứ thần đưa về, không lâu truyền đến Triều Tiên. Đến thế kỷ
18 truyền vào châu Âu, qua các quốc gia Pháp, Anh, Đức rồi lan khắp toàn thế
giới.
Còn Khổng Minh Chư Cát Lượng
đã để lại cái gì? Ngoài ba cái phát minh nhỏ nhặt cho trận địa. Khổng Minh
chẳng để lại hậu thế bộ binh pháp nào cả.
Nhà Sử Học Trần Thọ “phê”
Khổng Minh, “Danh quá kỳ thực.” (tiếng tăm vượt quá tài năng) rất chính xác!
Trên thực tế, tài cán Khổng Minh chỉ “thường thường bậc trung” (Kiều), ông ta
chỉ được cái dẽo miệng. khéo ăn, khéo nói mà thôi!
Trước kia Tào Tháo đã không
ngần ngại khi đánh giá: “Khổng Minh là loại vô năng.” Nhiều mưu kế của Khổng
Minh chỉ sao chép lại chiến lược của người đi trước rồi xén bớt hoặc gia thêm.
Chẳng khác nào rượu cũ trong bình mới.
Tào Tháo đánh giá Khổng Minh
như thế chỉ đúng một phần rất nhỏ ở con người thật, bản chất thật của Khổng
Minh. Thực tế tài năng của Khổng Minh chẳng là bao, nhưng bản chất đố kỵ, ganh
tỵ và mượn điều nhân nghĩa để che đậy cái dã tâm thì quá lớn!
Ngay trước khi chết, Khổng
Minh vẫn còn nặng việc tư riêng hơn vì nghĩa vụ chung. Đoạn văn trong Tam Quốc
Diễn Nghĩa sau đây, cho ta thấy rõ điều đó.
La Quán Trung viết, “... Sau
khi Khổng Minh qua đời Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Viêm nghe tin trong số
quan quân triều đình của ông có viên tướng quân là hậu duệ của Chư Cát Lượng,
Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này. Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội
chết cho viên tướng mang họ Chư Cát, bèn truyền lệnh người mang họ Chư Cát đến
diện kiến. Trên kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi
đã nói những gì?”.
Kẻ “tội đồ” họ Chư Cát bèn
thật thà thưa với Tư Mã Viêm lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe xong, Tư Mã
Viêm bèn truyền lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ
có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là: đúng
hoàng thượng mới mở ra xem).
Đám binh sĩ bèn dâng thư lên
vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm lập tức làm theo. Vừa
đứng vững bỗng nghe thấy một tiếng “rầm” thật lớn, chiếc xà nhà ngay chỗ Tư Mã
Viêm vừa ngồi tự nhiên rơi thẳng xuống ngay chỗ ông ngồi, khiến bàn ghế tan
tành. Tư Mã Viêm thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở
cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”.
Tư Mã Viêm là vua nước Ngụy,
kẻ thù của Thục Hán tại sao Khổng Minh không để cho cây xà nhà rớt xuống cho
hắn chết đi? Tại sao lại bảo Tư Mã Viêm phải “lùi ba bước” để tránh họa vào
thân? Phải chăng ông ta vì một kẻ chỉ mang họ Chư Cát để rồi phải ra điều kiện
với kẻ thù của Thục Hán: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của
con cháu ta”. Điều nầy chứng minh cho ta thấy, Khổng Minh chỉ biết lợi riêng mà
bỏ nghĩa công.
Tác giả La Quán Trung, vốn
xuất thân vào hàng thế gia vọng tộc, có thể tổ tiên ông ta được nhiều ân sũng
của Hán triều, nên trả ơn bằng cách “đưa” những nhân vật của Thục Hán trong Tam
Quốc Diễn Nghĩa lên tận mây xanh.
Chẳng hạn, họ La “phong” cho
Khổng Minh Chư Cát Lượng là “thần cơ diệu toán, mưu lược nghìn lần không sai
một.” Nhưng, từ năm 227, ông ta xua quân ào ạt Bắc chinh, vượt Kì Sơn, giao
chiến với quân đội Nhà Ngụy ở phía Bắc không gặt hái được kết quả nào. Sau đó,
Khổng Minh tiến hành thêm 5 lần Bắc chinh nữa cũng chẳng thu tóm được nước
Ngụy.
Năm 234, Chư Cát Lượng tiến
hành cuộc Bắc chinh lần thứ bảy, giữa đường thì lâm bệnh nặng, chết. Thực tế,
trong 6 lần đánh nước Ngụy, Khổng Minh không trực tiếp đi cả 6 lần, mà chỉ ra
Kỳ Sơn có vài lần.
Nếu là “Thần cơ diệu toán”,
tại sao trước khi mở những cuộc Bắc chinh Khổng Minh không tiên đoán trước để
tránh hậu quả đi không về rồi?
Đem quân đi xăm lược nước
người, dù trực tiếp điều binh khiển tướng hay gián tiếp ngồi nhà chỉ huy, khiến
quân lính gian khổ, hao tốn công quỹ mà không gặt hái được moat chút kết quả
nào, đồng nghĩa với thua. Điều nầy, minh chứng cái nhìn của Khổng Minh đánh giá
vào nước Ngụy quá kém cỏi, tồi tệ, không biết người, chẳng biết ta, thì làm sao
thắng địch? “Thần cơ diệu toán” ở đâu mà để cho sáu lần hành quân xăm lăng nước
người đều không thành công. Đến lần thứ bảy, vì lo nghĩ nhiều, mất ăn mất ngủ
bị bệnh rồi chết trong quân trại. Thử hỏi, những kẻ đã cho Khổng Minh Chư Cát
Lượng là “thần cơ diệu toán” thì “thần cơ diệu toán” ở chỗ nào?
Như vậy, ta có thể nghĩ, việc
di thư “than cơ diệu toán” của Khổng Minh để lại, cứu Tư Mã Viêm thoát chết do
nạn trần nhà rơi xuống, hoàn toàn do La Quán Trung chỉ vì tinh thần hoài Hán mà
mà bịa ra!
Ngoài ra, khi viết về Khổng
Minh Chư Cát Lượng, La Quán Trung còn sai lầm ở các chỗ sau đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét