Ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Cần Thơ: 'Không cấm, chỉ quy định không mặc quần jeans'
Con người là động vật bậc cao, có trí tuệ khác hẳn so với các loài động vật khác. Đôi khi để nói một ai đó kém thông minh, người ta hay ví von “ngu như bò” hay nhẹ hơn “dốt như bò”. Không biết từ đâu có câu nói đó, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, loài bò không hề kém thông minh, thậm chí bò còn được đánh giá cao về sự phát triển trí não.
Những ngày qua, có một câu chuyện liên quan đến loài bò đang làm nóng dư luận, đó là việc ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ giải thích cái lệnh cấm mặc quần Jeans (quần bò theo cách gọi của người miền Bắc) đối với cán bộ, công nhân viên chức vì nó có nguồn gốc của dân lao động, chăn bò... Cụ thể ông Ba nói:
“Trước khi soạn thảo, chúng tôi đã có nghiên cứu thì thấy quần jeans có xuất xứ từ các nước châu Âu ( ? ) dành cho những người lao động để người ta mặc đi lao động, sản xuất hoặc là đi chăn bò, chăn cừu. Cho nên áp dụng vào TP.Cần Thơ và cả VN thì không phù hợp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế - xã hội của TP.Cần Thơ, thành phố trực thuộc T.Ư”.
“Vì nó xuất phát từ các nước Tây Âu ( ? ) nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam nói chung, trong đó có TP.Cần Thơ” (Theo Thanh Niên )
Ông Ba còn cho biết thêm, ông chưa bao giờ mặc quần Jeans.
Cái quy định về trang phục công sở của TP Cần Thơ tôi không bàn đến, vì đó là chuyện nội bộ. Nhưng cách giải thích của ông Ba về lý do cấm thực sự nghe rất “chói tai”. Tôi không hiểu tại sao một người có chức vụ, địa vị xã hội như ông Ba mà lại có những phát ngôn “ấu trĩ” đến như vậy.
Theo tôi nghĩ, có lẽ ông Ba là một người nặng thành kiến về gai cấp/chủng tộc nên mới có cái nhìn lệch lạc như vậy về quần Jeans. Chứ để giải thích cho cái việc cấm trên thì thiếu gì lý do. Hay thà ông nói thẳng, ta có quyền, ta cấm, chẳng ai bàn cãi làm gì.
Quần Jeans hay còn được gọi là “quần bò”, ban đầu được chế tạo cho người dân lao động, cụ thể là những người thợ đào vàng ở Mỹ. Nhưng theo thời gian nó trở thành trang phục rất phổ biến mọi tầng lớp xã hội. Và trở thành sản phẩm may mặc nổi tiếng nhất trong lịch sử, được bán nhiều nhất trên thế giới. Một thời, nó đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở phương Tây.
Nhưng nói rằng, nó xuất phát từ các nước Tây Âu, nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam là nói bậy. Kiểu là “đã dốt” mà lại tỏ ra hiểu biết. Xin hỏi, quần tây, áo sơ mi, áo vest, cà vạt, giầy… ông và hàng triệu cán bộ công chức, viên chức mặc đi làm hàng ngày có nguồn gốc từ đâu? Đó chẳng phải cũng có nguồn gốc từ phương Tây sao.
Nếu nói cái quần Jeans có nguồn gốc từ Tây âu không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam, vậy cái mũ cối có nguồn gốc từ Trung Quốc sao lại phù hợp và còn trở thành biểu tượng?
Phải chăng, cái quần Jeans, một thời từng bị coi là sản phẩm văn hoá của bọn “ Mỹ - Nguỵ “ nên người ta có ác cảm với nó? ( mà bây giờ thì hết nói Mỹ - Nguỵ rồi -" sic “ )
Rỏ ràng, những lời lẽ trên mang tính phân biệt, miệt thị. Tuy ban đầu quần Jeans được chế tạo cho thành phần dân lao động nặng nhưng ngày nay nó đã trở thành trang phục phổ biến của mọi tầng lớp trong xã hội thì nó không còn là cái quần của tầng lớp lao động, chăn bò, chăn cừu. Ngay cả Tổng thống Mỹ còn mặc quần Jeans nữa là.
Đó là chưa nói, ông Ba còn phỉ báng cuội nguồn. Dân Việt là cư dân nông nghiệp, trâu bò là hai con vật gắn liền với nhà nông. Chăn bò, chăn trâu mấy ai chưa từng. Tôi nghĩ, không ít các vị lãnh đạo hiện nay cũng từng đi chăn bò, có vị còn phải đi chăn bò thuê. Hôm nay ngồi ở địa vị cao, ở nhà lầu, đi xe hơi lại quên nguồn gốc chăn bò của mình.
Tôi nghĩ quy định trang phục công sở cũng rất tốt nhưng phải phù hợp với điều kiện, công việc chứ không nên cứng nhắc. Quan trọng nhất vẫn là tác phong, đạo đức và hiệu quả công việc. Chứ giải thích kiểu như ông Ba nó kịch cỡm, lố bịch và xúc phạm.
Đ.An
P/s: Thật hài ước, một thằng chăn bò ở Việt Nam mặc khố lại chê cái quần của thằng chăn bò ở Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét