Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Chân Dung Nhà Thơ Đặng Xuân Xuyến


ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tác Phẩm Tác Giả
Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử thực hiện


 
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
Tên thường dùng: Đặng Xuân Xuyến
Sinh ngày: 17 tháng 04 năm 1966
Nguyên quán: Đỗ Hạ, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên.
Bút danh thường dùng: Đặng Xuân Xuyến, Hạ Vinh Thi,
Đỗ Quang Ân, Thái Đắc Xuân
Đã công tác tại: Viện Sử học ; Công ty Văn hóa Bảo Thắng
Nhà riêng: 7/61 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
 
VÀI DÒNG VỀ CHÂN DUNG THƠ
Miệt mài viết sách và kinh doanh sách từ những năm mới tốt nghiệp Đại học, đến khi là tác giả của trên 40 đầu sách (không tính các tác phẩm anh in chung hoặc sử dụng các bút danh khác tên thật) ở nhiều thể loại, với nhiều đầu sách ăn khách, như: “Mưu lược giành chiến thắng”, “Những bước đường và thủ pháp làm giàu”, “Tiếng nói của ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp”, “Vào chùa lễ Phật - Những điều cần biết”, “Tử Vi kiến giải”, “Tử Vi vấn đáp”..., Đặng Xuân Xuyến thôi viết sách, nghỉ kinh doanh, “tập dần coi thường cái túi tiền vẫn reo vui xủng xoảng để mua lấy những cơn buồn không biết do đâu và cũng không thể dùng tiền mua được.” - (Chử Văn Long), thong dong “dạo chơi” với thơ-văn cùng bạn bè trên mạng.
Làm thơ, viết văn cốt chỉ để “giải tỏa” tâm trạng bức xúc, dồn nén của mình nên Đặng Xuân Xuyến không cầu kỳ trau chuốt câu chữ, không dùng thủ pháp, không đầu tư ý tưởng đặc biệt mà dung dị, mộc mạc như chính hồn cốt của anh mộc mạc, dung dị. Có lẽ vì thế mà “thơ của Đặng Xuân Xuyến thường cô đọng, súc tích, cảm xúc dồn nén, tứ thơ mới, ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh.” - (Duy Toại). Anh làm thơ “không nhiều lắm nhưng mỗi bài thơ của anh như ngón tay chỉ ta nhìn thẳng vào cuộc sống và buộc ta phải suy nghiệm bức tranh hiện thực đó hoặc cho ta hưởng thụ những phút giây sâu nhiệm diễn biến trong tâm hồn nhạy cảm của người thơ.” - (Châu Thạch). Dẫu xuất hiện muộn trên thi đàn nhưng thơ Đặng Xuân Xuyến đã gây ấn tượng bởi cái giọng điệu sắc lạnh, tốc độ, tứ ý ngồn ngộn tự nhiên, đầy tâm trạng, đủ chân thiện mỹ như: Bạn Quan, Quê nghèo, Tôi nghe, Ru con, Tim đau, Mơ trăng, Tình Nở... Nhất là thơ tình đầy trăn trở. (Nguyễn Đăng Hành)
Nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm, cũng là người anh, người bạn vong niên của anh, đã công tâm khi khái quát về thơ anh: “Thơ của Đặng Xuân Xuyến chưa đến bực tài hoa, mà là thơ của nỗi lòng, tình yêu và sự đớn đau trong tình yêu nâng hồn anh thành cánh chim bay đến phía sau của chân trời tình yêu và trở về với hồn quê.”.
Còn nhà phê bình văn học Châu Thạch nhận xét về thơ Đặng Xuân Xuyến bằng sự cảm nhận của tấm lòng chân thực khi đọc thơ Đặng Xuân Xuyến: “Ta có hai sự rung động cùng một lúc. Đó là sự rung động của con tim yêu chân tình, say đắm và độ lượng. Cùng lúc đó cũng bốc lên trong bầu máu nóng của ta một thứ hương tình cúa thể xác. Hai thứ hương đó quyện vào nhau cho ta sự khoái lạc lạ lùng trong nỗi đau khổ quặn thắt. Khoái lạc vì thơ Đặng Xuân Xuyến như ngùn ngụt ngọn lửa của ái ân thể xác và của âu yếm tinh thần. Đau khổ vì thơ Đặng Xuân Xuyến làm lạnh con tim, nỗi sầu được diễn tả như bông lơn nhưng làm cho người nghe quặn lòng se thắt. Thơ đó không phải là thứ thơ hư cấu. Thơ đó là thứ thơ nở ra như những bông hoa trường trãi được nẩy mầm từ hạt của nó, hạt ấy đã bị vui dập trong bao nhiêu biến động của đời.”
Xin giới thiệu với quý bạn đọc:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét