Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017





TIỂU SỬ 
NHÀ VĂN CAO THẾ DUNG



Giáo sư, nhà văn Cao Thế Dung tên húy là Cao Xuân Dung sinh ngày 28/11/1933  tại  làng Thi Châu (sau đổi là  xã Nam Hà), huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Thưở thiếu niên cha mẹ mất sớm, được chị lớn Cao Thị Tròn chăm nuôi và anh rể Dương Đoàn Khương khai tâm dạy dỗ bằng cuốn Le Petit Prince (Hòang Tử Nhỏ ) của Antoine de Saint-Exupéry. Tiểu thuyết ngắnnày là tia sáng đầu tiên dẫn đưa cậu bé Xuân Dung phiêu lưu vào thế giới văn chương đầy triết lý nhân bản.Ông theo học trường Tiểu Học Careau vàTrung Học Nguyễn Khuyến tại thành phố Nam Định. Khi vừa 17 tuổi ông cùng 3 người bạn thânlà Đỗ Tất Phú, Nguyễn Công Luận, Trần Quốc Minh tuyên thệ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, năm 1954 đã trốn nhà vào Miền Nam Tự Do bằng máy bay. Vừa vào tới Saigon, ông và các bạn đã hăng say làm tình-nguyện-viên tham gia các công tác xã hội giúp người tản cư lúc bấy giờ.Vì không có thân quyến trong nam nên ông được bà Nguyễn Văn Đàm,mẹ của bạn thân Nguyễn Công Luận, nhận làm con nuôi giúp cho ăn học.

Ngôi trường ông dạy lần đầu tiên lúc mới hành nghề sư phạm năm 1957 là trườngTrung Học Công Lập Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, Kiên Giang.Sau đó ông đã dạy học tại rất nhiều trường ở các tỉnh miền tây của Việt Nam Cộng Hòa như Trung Học Công LậpKiến Phong, Cao Lãnh(1959), dạy Hán văn sơ cấp tại Trung Học Bán Công Thiên Hộ Dương, Mỹ Tho. Từng dạy Pháp văn, Việt văn tại Tu Viện Dòng Đồng Công, Thủ Đức (1960-1962). Từ năm 1962 tới1968 ông là giáo sư trường trung học Lasan Ban Mê Thuột, Lasan Taberd Saigon chuyên dạy Việt-văn, sử-địa, giáo-lý. Ngoài ra sau khi tốt nghiệp chương trình tu-nghiệp tại Đại Học Công Giáo, Giáo Hoàng Học Viện ở Đà Lạt năm 1964, ông còn là giáo sư khải-đạo nâng đỡ các học sinh mất phương hướng. Năm1969-1972 ông là phụ Tá Viện Trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn, năm1972 nguyên Phó Khoa Trường Đại Học Bách Khoa Nông Nghiệp, Viện Đại Học Hòa Hảo.
Năm 1973, với sự am hiểu tường tận về địa-lý, nông dân và nông nghiệp trong bối cảnh chính trị, kinh doanh thời bấy giờ nên ông được mời làm Tổng Quản Lý Hiệp Hội Nông Dân Trung Ương cho tới cuối tháng 4 năm 75 thì di cư qua Mỹ.
Năm 1975, GS Dung được cơ quan văn hóa The Ford Foundation cấp cho học bổng toàn thì (Research Fellowship) để nghiên cứuvề vai trò thương gia người Hoa trong thị trường lúa gạo Việt Nam.
Song song với nghề dạy học ông còn tham gia vào nghiệp văn chương, báo chí với tất cả đam mê.
Năm 1959 GS Dung cùng với nhà văn Thế Phong thành lập nhóm Đại Nam Văn Hiến. Từ 1966, ông làphóng viên Nam Hà, Thiên Hà với các loạt phóng sự xã hội
trên nhật báo Chính Luận. Ông phụ trách mục “Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ” cùng với nhà thơ Nguyên Sa trên báo Sống của nhà văn Chu Tử.
Năm 1967-1971ông đã cùng các nhà thơ, nhà văn Khải Triều Nguyễn Văn Tuy, Chu Vương Miện, Đỗ Đức Thịnh, Bùi Đức Uyên, Trần Ngọc Tựthành lập bán nguyệt san Văn Học Thời Đàm Quần Chúngqua sự bảo trợ của trung tá Lưu Kim Cương, sau được vinh thăng  cố chuẩn tướng, người hùng trong nhạc phẩm Hát Cho Một Người VừaNằm Xuống của Trịnh Công Sơn tại Sàigon.
Năm 1970-1972 thư ký tòa soạn tạp chí Giáo Dục (Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn).
Năm 1978-1979 chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Hành Trình (Hoa Kỳ)
Kể từ1958 tới cuối tháng 5 năm 2017 là gần 60 năm ông đã viết không ngừng nghỉ cho tới ngày sắp kiệt lực. Ông qua đời ngày 31 tháng 10 năm 2017, nhằm ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Khúc Ca Nhược Tiểu (Thơ, bút hiệu Cao Đan Hồ, Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản 1960)
- Văn Học Hiện Đại: Thi Ca và Thi Nhân (Quần Chúng Xuất Bản 1969)
- Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống (Bút Ký Lịch Sử về chế độ đệ I Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cuộc đảo chánh 1963, 2 tập, bút hiệu Cao Vị Hoàng, đồng-tác-giả là Lương Khải Minh tức Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Xây Dựng xuất bản lần đầu, và không đầy 1 năm, tái bản 8 lần tại Sài Gòn, 1970)
- Lịch Sử Văn Minh Việt Nam (Giáo khoa, Đại Học Hòa Hảo, Trường Bách Khoa Nông Nghiệp, Cần Thơ, 1973)

- Nông Dân và Nông Thôn Việt Nam (Giáo khoa, Đại Học Hòa Hảo, Trường Bách Khoa Nông Nghiệp, Cần Thơ, 1974)
- Công Giáo Việt Nam Trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc Việt (Dân Chúa xuất bản, 1988)
- Chân Dung Phụ Nữ Việt Nam (Tiếng Mẹ, 1990)
- Cơn Hồng Thủy Biển Đông (Đan Tâm, 1990)
- Việt Nam 30 Năm Máu Lửa (Alpha, 1991)
- Vịệt Nam Binh Sử Võ Đạo (2 tập, 1993)
- Vịệt Nam Huyết Lệ Sử (Đồng Hướng, 1996)
- Hoa Kiều Trên Đất Việt (Việt Báo Denver, 2002)
- Chứng Từ Lịch Sử (Chính Luận xuất bản, 2002)
- Dân Tộc Chủ Nghiã Khái Luận (Học Viện Quốc Gia xuất bản, 2002)
- Vịệt Nam Công Giáo Sử Tân Biên (3 tập, Cơ Sở Truyền Thông Dân Chúa
xuất bản, 2005)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét