Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

KARL MARX:”CHỈ CÓ LOÀI THÚ MỚI QUAY LƯNG VỚI NỖI KHỔ ĐAU CỦA ĐỒNG LOẠI ĐỂ LÀM ĐẸP BỘ DA(LÔNG) CỦA MÌNH “!!

Chuyện của đám “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi “”múa đôi” nhân ngày 17/2/(1979)

docbao1
khỉ sex

Bầy thú múa đôi !!

múa đôi 17:2 tại Hanoi
27971930_2048728872065973_3779209256659247255_n

Bầy thú múa đôi để khoe mẽ và học làm người ?

BỐ NÓ

Trần Mạnh Hảo1
Thơ Trần Mạnh Hảo
Bố nó tên là Bình 
Đặng hay Tập nó đều kêu là bố
Nó giả đò làm người Việt mình
Kỷ niệm 39 năm hàng vạn dân quân Việt bị bố nó giết
Nó sai đười ươi ra nhảy múa mừng công trước tượng đài Lý Thái tổ
Bố nó xoa đầu khen nó mà bụng rất khinh :
– Mày dù giả Hán vẫn là Kinh !
– Bao giờ tao cướp trọn nước Việt 
– Tao sẽ đem mày ra giữa chợ hành hình
– Vì tao là hoàng đế Tập Cận Bình….
– Mày hãy nhìn gương tên bán nước Tống cho giặc Kim là vợ chồng Tần Cối
– Tao ghét vô cùng bọn bán nước cầu vinh
Sài Gòn ngày 19-2-2018
Trần Mạnh Hảo
Chú thích
27971930_2048728872065973_3779209256659247255_n
ảnh 1: ngày 17-2-2018 ( kỷ niệm 39 năm giặc Tầu cho ngót triệu quân qua giết hại hàng vạn quân và dân Việt Nam. “Nó” cho nhiều cặp đười ươi ra nhảy múa trước tượng đài Lý Thái tổ mừng công giặc, đồng thời để ngăn cản hàng vạn người yêu nước muốn đến thắp hương tưởng nhớ đồng bào đã bị giặc giết dọc tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc 17-2-1979)
27972068_2048759368729590_3798325888557546359_n.
 ảnh 2 : những tên gian thần móc nối với giặc Kim bán nước Tống để giết trung thần Nhạc Phi nghìn năm bị làm tượng quỳ gối trước mộ Nhạc Phi cho dân Trung Hoa đến nhổ nước miếng vào mặt. Bốn tên bán nước đó là : Trương Tuấn, Vạn Sĩ, Tần Cối và vợ là Vương Thị. SỐ PHẬN “NÓ” và “CHÚNG NÓ” sau này ở Việt Nam sẽ giống như thế.

LẼ HỘI CỦA QUỶ:

NHẢY MÚA MỪNG NGÀY 17 THÁNG 2

Chu Mộng Long2
Chu Mộng Long
Trình chơi Âm thanh

múa đôi1
28056459_2042422295772003_8487639770189460303_n
28167418_2042422309105335_3060904880412630954_n
Bọn quỷ nhảy múa mừng ngày 17 tháng 2 tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Vào ngày này năm 1979, quân bành trướng Bắc Kinh tự xưng người anh cả dạy cho thằng em bài học bằng cách xua quân đầu trâu mặt ngựa tràn sang biên giới tàn sát gần cả triệu người Việt Nam.
28059371_2042538705760362_2981586971488728468_n

Hàng năm vào đúng ngày này, tại nơi này, khi mọi người làm lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới là luôn xuất hiện bọn quỷ nhảy múa hát mừng quân cướp nước.

chiến tranh chống Tàu1

Ban đầu lạ, lâu dần thành quen.
Không chừng người ta sẽ bổ sung một lễ hội mới vào trong hệ thống những lễ hội cũ. Cùng với hoạt động đâm (trâu), chém (heo), tranh (ấn), cướp (lộc) trong nội bộ người Việt là hoạt động giết, hiếp của quân xâm lược?
Khẩu hiệu của quỷ: Hát mừng quân xâm lược giết người là yêu nước?
Hoan hô lễ hội mới!
chiến tranh chống Tàu2
Chu Mộng Long

Chiến tranh biên giới 1979: Khi bộ đội địa phương VN đối đầu quân chính quy Tàu

BAOMOI.COM
06:00 – 17/02/2018

Trường Sơn

Trình chơi Âm thanh
Bien_gioi_1979_2_1

Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam. 
Cuộc xâm lược được Bắc Kinh được tiến hành trên hai hướng. Cánh đông do Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 3 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị dân binh. Hỗ trợ cho hướng này là 6 trung đoàn xe tăng, 2 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Cánh quân này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, trong đó trọng điểm là Cao Bằng và Lạng Sơn.
Cánh tây do Thượng tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Tư lệnh Đại quân khu Vũ Hán chỉ huy có 10 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 4 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị dân binh. Hỗ trợ cho hướng này là 1 trung đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Lực lượng này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai), Lai Châu của Việt Nam, trong đó trọng điểm là Hoàng Liên Sơn.
Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Đóng góp vào thế trận phòng thủ chung trên địa bàn 6 tỉnh biên giới còn có các đơn vị binh chủng (pháo cối, ĐKZ, cao xạ, trinh sát, công binh, thông tin, quân y, vận tải) của các BCHQS tỉnh và huyện, thị; lực lượng công an, cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng bản, huyện thị, nông lâm trường và nhà máy xí nghiệp… được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn.Diễn biến đến ngày 17/2/1979Từ tháng 1-1979, đối phương bắt đầu ráo riết đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Chỉ trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, phía Trung Quốc đã gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn, khiêu khích cho tới phục kích, giết hại, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của nhân dân. 
Chien_tranh_bien_gioi_1979_2
Theo số liệu thống kê của lực lượng biên phòng Việt Nam, trong những vụ xâm phạm này, lính Trung Quốc đã giết hại trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Đặc biệt có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 5km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14/1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc (Lạng Sơn) ngày 10/2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ… Cùng với đó là hàng chục lần tốp máy bay và tàu thuyền xâm phạm vùng trời, vùng biển của Việt Nam.Rạng sáng ngày 17/2/1979, pháo binh Trung Quốc bất ngờ khai hỏa bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.Trên mặt trận Lai ChâuTrên mặt trận Lai Châu, phía Trung Quốc sử dụng Sư đoàn bộ binh 31 Quân đoàn 11 và Sư đoàn bộ binh 33 địa phương quân Vân Nam, tổ chức thành 2 mũi tiến công. Mũi chủ công đảm nhiệm tiến công Ma Ly Pho, Pa Nậm Cúm vào ngã ba Phong Thổ. Mũi thứ hai tiến công từ Huổi Luông, Pa Tần (Sìn Hồ). Ngoài ra địch còn sử dụng một lực lượng đánh chiếm khu vực bắc Dào San và Mù San (Phong Thổ)
Chien_tranh_bien_gioi_1979_3
.”Trước tình hình này, Bộ tư lệnh Quân khu 2 điều động lực lượng của Trung đoàn 98 Sư đoàn 316 và Trung đoàn 46 Sư đoàn 326 tăng cường cho khu vực phòng thủ Pa Tần. Tại đây chiến sự diễn ra ác liệt, hai bên giành giật từng điểm chốt như ở cao điểm 805, 551 hay 553 bắc Pa Tần. Sau nhiều đợt tiến công liên tục, ngày 3-3, quân Trung Quốc chiếm được Thị trấn Phong Thổ, Pa Tần và đến 5/3 chiếm được Dào San. Đến 10/3 trên mặt trận Lai Châu địch rút về bên kia biên giới.Trên mặt trận Quảng NinhTrên hướng Quảng Ninh, ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc huy động một bộ phận địa phương quân, biên phòng, dân binh của tỉnh Quảng Tây tiến đánh một số trận địa phòng ngự do các đơn vị thuộc Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Trung đoàn 43 và 244 bộ đội địa phương, Đồn biên phòng Pò Hèn… đảm nhiệm ở khu vực Hoành Mô, Đồng Văn (Bình Liêu), Thán Phún (Hải Ninh) và pháo kích vào Thị xã Móng Cái. Trong các trận tiến công này địch chiếm được bình độ 300, Đồn Pò Hèn và điểm cao 1050 Cao Ba Lanh nhưng đến chiều 19/2 ta phản kích khôi phục lại trận địa 1050.Ngày 26/2, địch mở đợt tiến công mới nhằm vào khu vực chốt của Trung đoàn 288 Sư đoàn 325B ở điểm cao 1050, 585, đồi Cây Xanh, đồi Không Tên… và ngày 28/2 đánh vào trận địa Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B ở điểm cao 500, 600, 781, đồi Khẩu Hiệu… Các đợt tiến công này đều bị đánh bại.Ngày 28/2, Tư lệnh Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Ninh do Thiếu tướng Nguyễn Sùng Lãm mới được cử về làm Phó tư lệnh quân khu đứng đầu.Ngày 1/3, quân Trung Quốc đồng loạt tiến công vào các điểm tựa của Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Tiểu đoàn 130 Bình Liêu, Đồn biên phòng Hoành Mô, Đồng Văn, Móng Cái và Đại đội 6 công an vũ trang… chiếm được đồn Hoành Mô và một phần điểm cao 600 và 781 nhưng bị chặn lại trên các hướng khác. Ngày 4/3, địch tập trung đánh chiếm điểm cao 1050 nhưng một lần nữa bị đẩy lui với thiệt hại nặng nề. Cũng trong ngày hôm đó Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B phản kích lấy lại điểm cao 600 và 781. Đến đây, mọi nỗ lực tấn công vào tuyến biên giới Quảng Ninh của Trung Quốc đã chính thức bị bẻ gãy.Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Chiến sự trên hướng Quảng Ninh tạm thời chấm dứt.  ” 
Trên mặt trận Hà Tuyên
Hà Tuyên là hướng phối hợp, địch không tiến công lớn mà chỉ sử dụng Trung đoàn biên phòng 12 và dân binh Tỉnh Vân Nam đánh vào các chốt của ta ở Xã Thượng Phùng, Lũng Làn (Mèo Vạc), Lũng Cú, Ma Ly (Đồng Văn), Nghĩa Thuận (Quản Bạ), Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên), Bản Păng, Bản Máy (Xìn Mần), Na Khê (Yên Minh). 
Tại đây bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ đã phối hợp chặn địch. Ngoài ra lực lượng vũ trang Hà Tuyên còn chủ động tổ chức một số trận đánh ngay vào vị trí xuất phát tiến công của đối phương như trận đánh ngày 23/2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122 vào điểm cao 1875 hoặc trận ngày 25/2 của Tiểu đoàn 1 Mèo Vạc tập kích địch đột nhập Xã Thượng Phùng và tập kích Đồn Hoà Bình. 
Từ 4/3, để hỗ trợ cho hai cánh quân trên hướng Hoàng Liên Sơn và Lai Châu, ở Hà Tuyên địch đẩy mạnh các hoạt động tiến công cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm vào các đồn biên phòng và các xã biên giới: Ngày 5/3 tiến công đồn Lũng Làn và điểm cao 1379 Phìn Lò (Mèo Vạc), ngày 6 và 7/3 đánh Bản Păng, Bản Máy (Xín Mần); ngày 8 và 9/3 đánh Phó Bảng (Đồng Văn); ngày 11/3 tiến công khu vực Lao Chải (Vị Xuyên); ngày 13/3 tiến công điểm tựa của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122… đều bị đẩy lui. 
Đến ngày 14/3 chiến sự tạm dừng. Trong đợt chiến đấu này lực lượng vũ trang Hà Tuyên đã tham gia chiến đấu 61 trận, có 1 cá nhân và 1 đơn vị công an biên phòng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Theo công bố chính thức, trên cả ba mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến 14.000 quân Trung Quốc (trong đó Hà Tuyên tiêu diệt khoảng 1.000 địch), đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, phá hủy 4 xe tăng và 6 xe quân sự.
(Còn tiếp)
>> Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Lạng Sơn đau thương (Bài 2)
>> Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn (Bài 3)
> Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Khi Không quân Việt Nam vào cuộc (Bài 4)
Đào Hiếu 161
Dao Hieu
 shared Tran Manh Hao‘s post.
27751670_2047925578812969_8127697961851453474_n

CHỈ BỌN BẤT NHÂN MỚI CỐ TÌNH QUÊN

CUỘC XÂM LƯỢC TÀN BẠO CỦA QUÂN TÀU VÀO NƯỚC TA 39 NĂM TRƯỚC : 17-2-1979 – 17-2-2018

Trần Mạnh Hảo1
Thơ Trần Mạnh Hảo

Sáu mươi vạn quân Trung Quốc tràn qua sáu tỉnh biên giới
Chúng tàn sát hàng vạn dân Việt Nam sông máu núi xương
Chỉ bọn bất nhân mới cố tình quên cuộc xâm lăng tàn bạo ấy
Có phải chúng là Lê Chiêu Thống mới bán quê hương ?
Sài Gòn mùng 2 tết Mậu Tuất tức 17-2-2018
Trần .Mạnh.Hảo.
Trình chơi Âm thanh

28058367_2047925138813013_5804737721979244914_n
27971584_2047925372146323_32473246844102814_n
Hình 1 và 2 : báo ” Nhân Dân” và báo “Quân đội nhân dân” 39 năm trước tham gia đánh giặc Trung Quốc xâm lược, bây giờ đều câm như hến.
27751670_2047925578812969_8127697961851453474_n
28059247_2047925802146280_2585251359588552395_n
Hình 3 và 5 : giặc Tàu chiếm Cao Bằng. Xe tăng chúng dàn hàng trăm chiếc tiến vào nước ta
nạn nhân chiến tranh1
nạn nhân chiến tranh2
nạn nhân chiến tranh3
Hình còn lại tội ác giặc Tàu tàn sát dân lành, hãm hiếp, xẻo vú các cô gái Việt Nam vất xác xuống giao thông hào.
tù binh Tàu
Trình chơi Âm thanh

Và hình tù binh giặc Tàu
Trần Mạnh Hảo

Để lại lời nhắ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét