Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Chân Dung Nhà Thơ TRẦN NHUẬN MINH

LỜI TÁC GIẢ

            Tôi thuộc lòng cả quyển Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, năm tôi mới lên 10 tuổi. Chính kiệt tác này của thi hào đã đưa tuổi thơ của tôi đến với đất nước và nhân dân Trung Hoa.
            Từ năm còn học cấp 2, tôi đã ước ao trong đời mình, làm sao một lần được thấy Bắc Kinh, nơi cô Kiều đã sinh ra; được thấy Lâm Tri, nơi cô Kiều đã yêu và bị lừa gạt, đọa đầy; được thấy sông Tiền Đường, nơi cô Kiều đã tự vẫn...  Mãi sau này, tôi mới đến được các nơi đó, trong các chuyến công tác và viết những bài thơ hào hứng nhất trong cuộc đời cầm bút của mình. Nhiều bài trong đó, tôi đã đọc ở Trung Quốc và năm 2014, đã được dịch và xuất bản trong Tuyển tập thơ của tôi tại Bắc Kinh.








          Lại do yêu cầu của công việc, tôi thường được tiếp các bạn văn chương hoặc văn hóa Trung Quốc, sang Việt Nam, đến thăm vịnh Hạ Long. Nhiều lần, tôi trực tiếp đưa các nhà thơ, nhà văn Trung Quốc đi thăm vịnh. Một số nhà thơ đã sáng tác ngay trên tàu trong các chuyến thăm đó. Dựa vào bản phiên âm của người phiên dịch, tôi đã dịch ngay trên tàu cho bạn và các bài đó đã đăng báo ngay sau chuyến đi… Tôi đắn đo mãi, nhưng thấy không nên đưa vào tập thơ này, vì đây là chọn lại một số bài tôi ưng ý hơn, chủ yếu là tôi viết ở Trung Quốc, làm thành một tập riêng, trước hết là ghi lại những kỉ niệm trong cuộc đời làm thơ của mình, sau đó là lời tâm sự của tôi thay cho lời tôi nói khi cần tiếp xúc với các bạn.
          Tập thơ gồm 2 phần. Phần Một là 17 bài thơ, trong đó có 12 bài, tôi viết ở Trung Quốc đại lục và 4 bài viết về Trung Quốc đại lục, 1 bài dài viết về Đài Loan, dựa theo chuyện kể của nhà thơ V. H. định cư ở nước ngoài. Phần Hai là 11 bài ( trong số 17 bài trên) được dịch  ra tiếng Trung và xuất bản ở Bắc Kinh, Trung Quốc.  Tôi hi vọng tập thơ sẽ giành được sự cảm tình và những lời góp ý của bạn đọc xa gần, để nếu được tái bản, tập thơ sẽ có chất lương tốt hơn.
Xin các bạn hãy nhận ở tôi lời cảm ơn rất chân thành và sâu sắc.
                                                            Hạ Long, ngày 13/9/2017
                                                              T. N. M.








Trần Nhuận Minh hiểu rõ và yêu thích văn hóa Trung Quốc, năm 1999 ông đã từng đến Trung Quốc để sáng tác thơ ca... Những tác phẩm thơ Trần Nhuận Minh sáng tác tại Trung Quốc thể hiện ông là người am hiểu sâu sắc văn hóa và cuộc sống Trung Quốc, đồng thời nói lên khát khao của ông về đất nước Việt Nam, về nhân cách cao đẹp. Thơ của ông cũng giống như con người ông, cổ điển nhưng rất hiện đại, tuy mộc mạc mà vô cùng sâu sắc.

                                                                            PHÙNG TRỌNG BÌNH
                    HOÀNG THIÊN HƯƠNG dịch từ nguyên văn tiếng Trung (1)



     ---------------------------
 (1) Trích TRẦN NHUẬN MINH. Phần giới thiệu tác giả  in đầu tập TRẦN NHUẬN MINH – THI CA TINH TUYỂN TẬP, Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung ương, Trung Quốc, Bắc Kinh, 2014.
Bản dịch đã in trong tập TRẦN NHUẬN MINH VÀ MỘT HƯỚNG TÌM DIỆN MẠO MỚI CHO THƠ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2015.

































                                        PHẦN MỘT
                                                            THƠ
                                  























































TƯỞNG NHỚ THI HÀO ĐỖ PHỦ (1)

Còn sợ hoa buồn khi có tết
Đã lo khiếu hót lúc không người
Đêm khuya rót rượu mời ma uống
Sáng sớm bày cờ gọi quỉ chơi...

                                                                        1990





                 ------------------------------------------------       
           (1) Đỗ Phủ ( 712 - 770 ) tác giả bài thơ “Tuyệt cú”.










BÊN HỒ CÁ DƯỚI CHÂN THÁP
LONG TƯỢNG
(1)

Chỉ có hai đồng một gói mồi
                   nhưng nhiều người không mua
Họ vung tay như tung mồi cho cá ăn
Một đảo cá bỗng hình thành
                                     và sục sôi chuyển động
Có con giẫy mãi mà không xuống được nước
Có con ngoi mãi mà không nhô được miệng
Cá ơi, chẳng có gì đâu!
Ta bảo thế nhưng cá không còn tâm trí nào để nghe
Chúng chỉ mải đè bẹp nhau để ngoi lên
Trong những cố gắng tuyệt vọng và vô ích
Nước hồ đâu còn trong sạch
Cho những con cá bơi thong dong ở ngoài xa...




































Ta tựa lưng vào cây muỗm già
Lặng lẽ nhìn trời Thanh Tú Sơn
Trời đã vào thu, xanh đến khôn cùng
Bâng quơ thả xuống một chiếc lá...

                                             Nam Ninh  12- 9 -1999










MÂY TRẮNG

Nếu không có câu thơ
                               Bạch vân thiên tải không du du (1)
Thì mây trắng trên trời Trung Hoa,
                                                    không trắng đến nỗi thế
Tôi đi hàng ngàn cây số đến xứ sở Người
Để chỉ nhìn làn mây trắng này thôi

Làn mây trắng một lần, bay qua lầu Hoàng Hạc,
                                                bay qua hồn Thôi Hiệu
Vĩnh viễn trẻ và buồn, sống trên trời xanh
Khát vọng Tự Do và nỗi cô đơn thăm thẳm
Thấm vào tôi từ tuổi trong lành


















Hạc Vàng có bay về cũng chả còn chỗ đậu
Nhà nhọn mọc như măng, trên bãi cỏ non xưa
Nơi Thôi Hiệu đề thơ, chỉ còn là chỗ thu tiền                                                                                                 của khách du lịch
Mây có trắng hết mình… thì người đời cũng vẫn thờ ơ...


Sau một ngàn hai trăm năm, Thôi Hiệu                                                                                              làm sao hình dung được
Có một nhà thơ từ tận cùng phương Nam,                                  
                       đến ngắm làn mây bay qua thơ Ông                             
                                                mà thương cảm bàng hoàng
Và thức suốt đêm trong thu lạnh
Nghe tiếng tàu ầm ầm lao qua sóng Trường Giang...

                                                                           Bắc Kinh  18 - 9 - 1999






(1) Một cảnh trong công viên Thanh Tú Sơn thành phố
    Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(1) Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi (dịch), một câu thơ
 trong bài “ Hoàng Hạc Lâu”(Lầu Hoàng Hạc) của Thôi Hiệu (701-754)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét