Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018


  • Sau tháng 4 năm 75 .
    " Bắc Nam sum họp Xuân nào vui hơn" .
    Thì không vui được nữa.
    Ngày chế độ cũ tan tành thì xã hội cũng bước vào bước ngoặt mới .
    Năm 76 _77 ; sau những hop mặt của những gia đình có người thân ở hai miền do chíến tranh chia cắt ; mừng tủi không đủ át cái lo cái đói .
    Nền kinh tế tư bản chuyển thẳng qua mậu dịch quốc doanh .
    Tất cả phương tiện sản xuất do nhà nước quản lý hết .
    Kho đồ Mỹ sau hai năm đã tan tành không còn gì .
    Xăng dầu; lương thực; vật liệu... Cái gì cũng thiếu .
    Chính sách " Kinh tế 5 năm lần 1 năm 1976 _ 1980" đẩy cả nước vào cảnh tiêu điều nghèo đói chưa từng có .
    Ngăn sông cấm chợ khiến vựa lúa 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không thể giao thương khắp cả nước.
    Miền Bắc và Saigon đói to.
    Đi xe đò mà mang 5- 7 kí gạo là coi chừng bị tịch thu .
    Đàn ông thất thủ gần hết; phụ nữ phải lao ra đường kiếm sống cho cả nhà.
    Dân buôn gói gạo sống trong đòn bánh tét chở lên thành phố cũng bại lộ .
    Hợp tác xã bán gạo mốc mỗi khẩu ( người) giá tiêu chuẩn 3 đồng ruỡi một kí ; mỗi người tháng được 13 kí gạo hẩm vón cục!.
    Thịt heo tiêu chuẩn nửa kí / người bao gồm cả xương da bạc nhạc .
    Nhà nào may mắn bốc thăm được cục mỡ về thắng lên để dành ăn dần .Cái tóp mỡ cho thêm muối kho mặn lên ăn với cơm nguội ngon thần sầu .
    Đó là chuyện Cửa hàng thịt Phụ nữ ( do hội Phụ nữ Phường phân phối ).
    Bây giờ ra đường không có xe gắn máy Honda gì cả .
    Có nhiều nhà còn xe trùm cái mền lại ; xăng ở đâu mà chạy ?
    Xe đạp lên ngôi .
    Nhà nào cũng 3; 4 cái " xế điếc" này ; để phân biệt với" xế nổ " là xe chạy bằng xăng.
    Đường phố rộng thênh thang; xe đạp dàn hàng 3 hàng 4 đạp tà tà cũng lên chủ nghĩa xã hội.
    .... Chiều xuống .
    Mấy cái xe tải chạy bằng than ( như xe lửa đốt bằng than đá đầu thế kỷ ) lết rề rề vô thành phố .
    Cái bình than khổng lồ gắn phía sau xe nóng hừng hực ; theo nhịp xe chạy tóe những muội than li ti xuống lòng đường ..
    Nhịp xe lắc lư buồn thảm như nhịp đời mệt mỏi ..
    Người ta ai nấy hốc hác đen nhẻm đu bám bất cứ chỗ nào trên xe.
    Rồi nữa:
    Bây giờ dầu lửa bán tiêu chuẩn chỉ để thắp đèn dầu những hôm cúp điện .
    Nhà nào cũng xài củi .
    Chiều chiều con hẻm nhỏ người ta đốt cái lò gạch để nấu cơm bằng củi ; cửa hàng Chất đốt Thanh niên bán củi ướt khói thôi mịt mù .
    " Trăng đã dậy rồi khơi bếp hồng lên nhé "..
    Bà bán cà phê vợt đầu hẻm thì giữ ấm càphe bằng cái bếp than nắm quả bàng .
    Cả thành phố lúc chạng vạng vào đêm cúp điện lờ mờ ..
    Rũ bỏ cái tên Hòn ngọc Viễn đông phồn vinh giả tạo; để đồng ca bài Nổi lửa lên em.
     Năm trăm đồng tiền VNCH đổi được 1 ₫ tiền mới .
    Ông chuyen viên cao cấp của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trước 75 ; lương tháng 200.000 tương đương sáu lượng vàng lá Kim Thành ; nghĩ là " Hoà bình rồi ; không di tản ; mình là chuyen viên không ai bắt bớ; " ông ở lại để giúp chính phủ cách mạng lâm thời .
    Sau ông mất vịệc ;phải bán cả dàn Akai; xe Honda ; đồ đạc chén bát trong nhà ; cái mái tôn cũng gỡ ra bán _ lơp lại bằng lá dừa.
    Cái cổng sắt ngày nào gỡ bán từ lâu ; thế vào là cái khung gỗ tồi tàn kẽo ket.
    Dù sao ông cũng thỏa ước muốn được phục vụ quê hương; mặc cho bà vợ cằn nhằn suốt kiếp vì ngày đầu tháng Tư có danh sách di tản đi Mỹ mà ông không chịu.
    Bóng dáng bà bé nhỏ đội thúng xôi nặng; vất vả khuất nẻo vào con đường xa xa..
    Bà Ba Thi giám đốc Công ty lương thực thành phố dưới sự chỉ đạo " ngầm" của ông Võ Văn Kiệt đã cứu đói thành phố một màn ngoạn mục.
    Công của bà lớn lắm .
    Bà phải đích thân đi​ các tỉnh đồng bằng mua lúa theo giá thỏa thuận để vừa bán giá cung ứng cho dân Sài Gòn ; vừa làm đầu ra cho người nông dân không bán được lua gạo.
    Năm 1980 cả trăm tấn gạo bị mục nát trong kho miền Nam .
    Cái thứ " gạo tổ" đầy cát sạn ; sâu bọ ; bông cỏ mua rẻ như cho ; ra chợ bán lại bù tiền mua gạo tốt hơn để ăn .
     Sài Gòn sau hai đợt đổi tiền và mấy đợt đánh Tư sản mại bản ; chính sách Kinh tế mới giãn dân ..
    Thì đã tanh banh không còn gì.
    Tất cả Doanh nghiệp đều do nhà nước nắm hết .
    Tư bản tư doanh bị tiêu diệt.
    Chế độ Hợp tác xã ; " Người nội trợ của nhân dân " độc quyền tất cả .
    " Không sợ thiếu ; chỉ sợ không công bằng'.
     Bà Ba hộ 4 người không có đàn ông ; bà xếp hàng từ 5 giờ sáng để mua 8 mét vải quốc doanh tiêu chuẩn .
    Bà nhẩm tính...sẽ may cho hai đứa cháu ngoại mỗi đứa một một bộ đồ cổ lá sen ; nếu còn dư bà may mấy cái áo gối đã rách tả tơi ..Bà thấy vui trong lòng .
    " Cô cho tui mua vải bông nhe cô..
    - Hả hả ?? Hết vải nãy giờ rồi bà già .
    - Trời !.. Cô ơi tui xếp hàng từ sớm mơi...
    _ Hết hàng là hết hàng !
    Giờ còn quần xà lỏn đàn ông với dao cạo râu bà mua không ??
    _ Cô ... cô... giup đỡ..
    _ Bà già này lộn xộn quá .. Không mua tránh qua một bên đi.
    Nó hô to lên :Tới giờ nghỉ trưa ; ngưng làm việc !
    Con mậu dịch viên mặt lạnh tanh sập cửa một cái rẹt .
    Bà Ba thất thểu ra về ..Đợi tiêu chuẩn năm sau vậy ..
    Bầu trời xanh cao vút từng mây ,,; bà ngửa mặt lên thấy lẫn trong ấy là hai bộ quần áo của cháu bà bay cao , cao mãi ..
    Khẩu hiệu thật hay; mọi người " Làm theo năng lực ; hưởng theo nhu cầu ".
    Làm gì mà có chuyện ấy ; các món ngon nội bộ thương nghiệp quốc doanh , đã chia chác nhau trước hết cả rồi .
    Tôi đi học trường Cao đẳng sư phạm TP.HCM mà làm trong Ban đời sống lớp ; chỉ " deal" với cô Sáu, Ban lương thực của trường đã được ưu tiên xúc chỗ gạo đỡ mốc hơn; nếu bán thẳng cũng được giá ưu tiên tốt một xíu.
    Mà phải biết im cái miệng đi nhá.
    Nghe nè:
    Lao động là vinh quang .
    Lang thang là chết đói .
    Hay nói là ở tù .
    Lù đù là đi kinh tế mới .😬
    Người dân ngày ấy tự trào như thế .

    Sydney;viết xong July / 18.)
      Hung Hoang Ngoc  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét