Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018


  • Kính chuyển:



    Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm nổi danh “ Mấy Dặm Sơn Khê” của NS Nguyễn Văn Đông với tiếng hát khôi nguyên và vượt thòi gian Thái Thanh. Hình ảnh minh họa: Trần Ngọc.

    Nguyễn Văn Đông (1932 – 2018) là một Đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, chúng ta  biết đến ôngnhiều hơn dưới danh nghĩa  một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc thật hay viết về Lính như "Chiều mưa biên giới",“Phiên gác đêm Xuân”, “Mấy dặm sơn khê ”, "Sắc hoa màu nhớ", “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”….Khi viết về tình yêu, tình cảm thì ông lấy  bút hiệu khác là Phượng Linh (và đôi khi  Phương Hà, Hoài Phương, Vì Dân vàĐông Phương Tử).

    Vài nét về nhạc phẩm “ Mấy Dặm Sơn Khê”.
    (Lược phỏng theo Website Người Việt Tây Bắc):
    Năm 1961 NS NVĐ và ca sĩ Thái Thanh cùng NS Nghiêm Phú Phi, lần đầu tiên trình bày nhạc phẩm này trong Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam năm 1961, do bà cố vấn Ngô Đình Nhu chủ toạ, diễn ra suốt 10 đêm tại rạp hát Hưng Đạo, Thủ đô SaiGòn và rất được tán thưởng. Tuy nhiên tháng 11/1961, Bộ Thông Tin lại ra thông báo cấm lưu hành và trình diễn trên toàn quốc. Lý do vì ấn phẩm đầu tiên này có lời ca mà Bộ cho là không thuận lợi cho cuộc chiến. Đó là hai câu:
    “Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên
    Chít lên vành tang trắng”.
    Mang ý nghĩa người chiến sĩ có thể ra di không hẹn ngày về và người yêu hậu phương sẽ là góa phụ mang vành tang  trắng.
    Do đó NS NVĐ đã phải chỉnh sửa để nhạc phẩm sau đó được phép lưu hành trở lại:
    “Nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên…
    Khoác lên vòng hoa trắng”
    Ý nói người chiến binh khoác vòng hoa chiến thắng trở về.
    Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm lừng danh này qua tiếng hát danh ca Thái Thanh với hình ảnh minh họa 4 K do Trần Ngọc thực hiện.
    Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
    Cám ơn quý vị
    TN
     --------------------------------------------------------------------------------------

    Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông: (Phỏng theo Wikipedia)

    Cuộc đời binh nghiệp

    Năm 1946, khi 14 tuổigia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Đông Dương ở Vũng Tàu.Thời gian tại đây, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như "Thiếu sinh quân hành khúc", "Tạm biệt mùa hè",...



    Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu[5]. Tháng 10 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy. Qua năm 1953, ông được cử đi học khóa huấn luyện "Ðại đội trưởng" tại trường Võ bị Ðà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa "Tiểu đoàn trưởng" tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội[6]. Ra trường, ông được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi.[4] Sau Hiệp định Genève (1954), ông di chuyển vào Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ tại Phân khuĐồng Tháp Mười với chức vụ Trưởng phòng Hành quân, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là.
    Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.
    Sau Đảo chính 1963, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu phục vụ ở khối Lãnh thổ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấpTrung tá phụ trách một Phòng trong khối Lãnh thổ. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Đại tá, chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông giữ chức vụ này cho đếnSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Ông đã được tặng thưởngĐệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương và một số huy chương quân sự, dân sự khác
    Hoạt động văn nghệ.
    NS NVĐ ngay từ thập niên 1950, là Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân. Rồi 1958, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài GònNăm sau ông là Trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp Quốc gia, đã quy tụ trên 40 Đoàn Văn nghệ đại diện cho cảmiền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng.
    Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn ThiệnVăn PhụngNghiêm Phú PhiY Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị đi học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu (Biên Hòa), rồi  sau thì bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự(HO), ông đã không xin đi xuất cảnh mà ở lại Việt Nam sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú NhuậnSaigon.
    Ông qua đời vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ RẫySaigon.Và đám tang ông được rất đông đồng bào và các cựu quân nhân VNCH tiễn đưa trọng thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét