NAM TÀI TỬ CỦA “MÙA THU LÁ BAY” ĐẶNG QUANG VINH ĐÃ RA ĐI VỀ CÕI TỪ LÂU(29/3/2011)

Tài liệu dành cho ĐH và độc giả đang xem “Mùa Thu Lá Bay” trên Kontumquetoi.com

Mẫn Văn Lâu(Đặng Quang Vinh) của “Mùa thu lá bay” đã ra đi …

Trình chơi Âm thanh
mùa thu lá bay
Thứ sáu, 01/04/2011 14:23
Giới nghệ sĩ Hoa ngữ đau buồn tiễn đưa “nam vương tình cảm” vang bóng thập niên 70- 80 ra đi vĩnh viễn – Đặng Quang Vinh…
Tối 29.3, nam diễn viên thần tượng nổi tiếng một thời của điện ảnh Hồng Kông là Đặng Quang Vinh đã qua đời tại tư gia, do bệnh tim tái phát, hưởng thọ 65 tuổi.
Ông ra đi lúc 21h tại nhà riêng ở khu Mong Kok, Hồng Kông.  Người phát hiện ra thi thể của ông là người giúp việc, bà cũng đã ngay lập tức gọi cảnh sát cùng các con của ông sau đó. Khoảng 1 tiếng sau, con gái lớn của Đặng Quang Vinh có mặt tại nhà cha mình. Đặng Quang Vinh ra đi rất nhẹ nhàng…
Đặng Quang Vinh, một trong những diễn viên nổi tiếng thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông thập niên 70, 80. Ông đã có nhiều tác phẩm gây được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả say mê phim tình cảm hoặc những phim hành động võ thuật.
Đặng Quang Vinh sinh năm 1947 tại Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó đến định cư tại Hồng Kông. Năm 1963 khi còn học trung học, một công ty điện ảnh đang tìm kiếm một gương mặt mới để xuất hiện trong phim “The Student Prince” đã phát hiện ra ông. Ông tiếp tục xuất hiện đều đặn trong các bộ phim tâm lý tình cảm dành cho thanh thiếu niên, và phim hài, quyến rũ các fan hâm mộ của mình và có được biệt danh “Hoàng tử.” Ông bắt đầu làm việc tại Đài Loan khoảng năm 1970, tham gia vào hàng tá bộ phim lãng mạn hợp tác với những diễn viên như Lâm Thanh Hà, Lâm Phụng Kiều và Chân Trân. Khoảng thời gian này ông cũng bắt đầu chuyển hướng vào các phim hành động và lần đầu tiên thử sức với vai trò sản xuất. Vào năm 1973, ông tham gia vào bộ phim nói tiếng Anh thành công “Dymanite Brothers” (cùng với Timothy Brown và Ngô Hán Chương).
Năm 1973, nhân ngày điện ảnh Việt Nam, cùng với Lý Thanh, Chân Trân, Khương Đại Vệ, Địch Long,  Đặng Quang Vinh đã sang thăm Sài Gòn và gặp gỡ các nghệ sĩ Việt Nam như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Mộng Tuyền.
Năm 1977, Đặng Quang Vinh hợp tác với anh trai thành lập công ty độc lập (ban đầu có tên là Wing-Scope, sau đó đổi thành Hi-Gear), sản xuất hàng loạt phim từ giữa năn 1977 đến năm 1997. Rất nhiều trong số đó là phim hành động, những bộ phim trong một chừng mực nào đó đã cạnh tranh với thể loại phim mà Ngô Vũ Sâm đang thực hiện với Châu Nhuận Phát. Dáng vẻ thanh lịch tự nhiên đã khiến cho những người hâm mộ là phái nữ chết mê khi xem Quang Vinh thủ vai một người tình dần dần gây được chú ý trong những cảnh hành động đặc sắc.  Những bộ phim hay nhất của ông trong nửa sau sự nghiệp của mình  là “Hoàng Họa” (năm 1984), “Giang Hồ Hổ Đấu” (năm 1987), “Tái Chiến Giang Hồ” (năm 1990), “Long Đằng Tứ Hải” (năm 1992) …
2 bộ phim “Giang Hồ Hổ Đấu” và “Tái chiến giang hồ” do đạo diễn nổi tiếng Vương Gia Vệ thực hiện, khi mới khởi đầu sự nghiệp. Đặng Quang Vinh cũng sản xuất những bộ đầu tiên của Vương Gia Vệ, như “Vượng Giác Các Môn” (1988) và “A Phi chính truyện” (1991). Đăng Quang Vinh rất được cộng đồng điện ảnh Hồng Kông tôn trọng vì là một người can đảm và vững vàng, thậm chí kể cả khi ông rút lui khỏi giới làm phim vào năm 1993 để kinh doanh nhà hàng. Vài năm trước ông đã xuất hiện trên nhiều trang tin khi ông đọc văn điếu tại lễ tang người bạn tốt của ông, nữ diễn viên Thẩm Điện Hà và chỉ trích người chồng cũ của bà vì đã đối xử tệ bạc với bà. Mùa hè năm ngoái, tờ The Standard, một tờ báo Hồng Kông đã đưa tin rằng Đặng Quang Vinh chính là người đứng đằng sau chiến dịch “Hoàng Tước hành động” (Operation Yellow Bird), một chiến dịch giải cứu bí mật đã lén lút đưa những sinh viên hoạt động chính trị rời khỏi Trung Quốc sau cuộc đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Tại Việt Nam những năm đầu thập niên 1970, nếu như Địch Long – Khương Đại Vệ là vua phim cổ trang thì “cặp tình nhân” của phim tình cảm Quỳnh Dao chính là “thương hiệu” Chân Trân – Đặng Quang Vinh. Bộ phim nhựa mầu đại vĩ tuyến “Mùa thu lá bay” vang danh khắp Châu Á, làm rơi lệ biết bao con tim yêu đương của các thiếu nữ Sài Gòn và các đô thị lớn. Sau này khi Viện tư liệu phim cho chiếu lại bộ phim này ở các rạp Quốc tế, Đống Đa, Hòa Bình dưới dạng phim tư liệu, cũng gây nên cơn sốt của khán giả Việt Nam sau năm 1975.
Trong những năm gần đây, mặc dù không còn tham gia các hoạt động phim ảnh ở Hồng Kông nhưng Đặng Quang Vinh luôn được các đồng nghiệp cũng như các lứa đàn em hết lòng yêu mến và kính trọng. Thậm chí sau khi ông về hưu, Media Asia Group đã quyết tâm giành quyền phát hành độc quyền bộ phim In-Gear của ông dưới dạng DVD.
Theo MASK
116_6930