Dấu tích Lũy Thầy 

Đào Duy An

Xóm Gà 14/12/2018; 
Sơ LượcLũy Thầy là phòng lũy kiên cố của các chúa Nguyễn thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Lũy Thầy được xây từ 1630 đến 1662, giúp giữ vững cơ nghiệp Đàng Trong trước nạn “xâm lăng” của họ Trịnh.
Lũy Thầy có tác dụng quân sự cho đến 1776 rồi sau đó tàn phế theo thời gian.
Dấu tích lũy Thầy ngày nay
1. Tấn Nhật Lệ (cửa biển Nhật Lệ).

Cửa Nhật Lệ cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 3 km về phía đông bắc. Cửa Nhật Lệ là điểm đầu của lũy Động Hải. Nơi đây còn vết tích của Luỹ.
Sách Đại Nam Nhất thống chí ghi: Ở huyện Phong Lộc, cửa tấn rộng 75 trượng, thuỷ triều lên sâu 6 trượng, thuỷ triều xuống sâu 4 trượng, có nhiều đá rạng, tấn thủ đặt tại thôn Động Hải.
2. Cửa Lý chính Đại quan môn (Võ Thắng Quan, cổng Thượng).

Cách Quảng Bình Quan, Đồng Hới chừng 10 km về phía tây nam, Võ Thắng Quan nằm trên địa phận thôn Lệ Kỳ 1, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh.
Cửa được xây dựng bằng gỗ lim, có chiều dài 2 trượng 1 thước, chiều ngang 2 trượng 5 thước.
Võ Thắng Quan là cửa quan của lũy Đầu Mâu, trong hệ thống Lũy Thầy được xây dựng vào năm 1631.

Lúc đầu Võ Thắng Quan với tên gọi Lý Chính Đại Quan Môn, có nghĩa là cửa chính trên đường thiên lý Bắc Nam, người dân trong vùng thường gọi là cửa Thượng. Đến năm 1826 (năm Minh Mạng thứ 6) thì được Triều đình ban tiền để xây dựng cổng bằng gạch đá và đổi tên thành Võ Thắng Quan như bây giờ.
3. Quảng Bình Quan (cổng Hạ, cửa vào dinh Quảng Bình).

Quảng Bình Quan được đắp bằng đất vào năm 1631, là hệ thống thành lũy cổ được xây dựng để bảo vệ phủ chúa Nguyễn.
Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 8.4m, rộng 10 m, cao 2m.
Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách cầu Dài chừng vài trăm mét về phía bắc.
4. Di tích lũy Trường Sa. 

Bắt đầu từ đụn cát xã Quang Phú (phía bắc TP Đồng Hới), băng qua sân bay Đồng Hới, vượt qua đường xe lửa, men theo miền gò đồi xã Lý Ninh và gò đồi Lệ Kỳ xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh) đến Vĩnh Tuy, theo triền núi Phúc Duệ, vượt ngã ba sông Kiến Giang-Long Đại (Trần Xá-Cổ Hiền), qua Dinh Mười (huyện Quảng Ninh) và vùng đồng ruộng xã Võ Xá, trèo lên dải đụn cát cao chạy dài theo bờ sông Nhật Lệ phía biển Đông, xuống đến cửa Nhật Lệ, lại vượt cửa sông, leo lên đụn cát phường Hải Thành, TP Đồng Hới.
5. Thành Đồng Hới.

Thành Đồng Hới tọa lạc trên một vùng đất xung yếu, cắm một cái chốt độc đạo trên đường thiên lý Bắc Nam. Thành nằm ở phường Hải Đình (trung tâm TP Đồng Hới), cách cửa biển Nhật Lệ 1500 m, phía đông là sông Nhật Lệ, phía tây cách rừng khoảng vài nghìn mét.
Thành Đồng Hới xây năm 1812 bằng đất, ngay trên mảnh đất xưa kia là lũy Động Hải.
6. Hải đăng Nhật Lệ.

Hải đăng tọa lạc trên đất của đỉnh Lũy Thầy xưa, ở trên đường Trương Pháp, TP Đồng Hới.
7. Hai tấm bia đá khắc chữ Nho tại lũy Đầu Mâu, phát hiện năm 2008.

Lũy Đầu Mâu thuộc làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh có hai tấm bia chữ Nho. Bia 1 ghi “Tiệp phòng thổ phần dĩ hạ” nghĩa là “Nơi biên thùy có thể đánh thắng giặc”. Bia 2 ghi “Tả tiệp thùy thổ phần dĩ hạ” nghĩa là “Có khả năng đặt súng hay chỗ đánh thắng được phần bên trái”.
ĐH Đào Duy An
Bạt,
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Vua Minh Mạng đến thăm đã sắc phong lũy Thầy là Định Bắc Trường thành.
Năm 1992, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin và Thể thao ký Quyết định số 97/QĐ ngày 21/1/1992 công nhận năm dấu tích lũy Thầy ở Quảng Bình là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, gồm: (1) Lũy Đào Duy Từ (2 địa điểm tại huyện Quảng Ninh và TP Đồng Hới); (2) Cửa Nhật Lệ; (3) Quảng Bình Quan và (4) Thành Đồng Hới.
Ngày nay đi qua Quảng Bình không biết mấy ai hồi tưởng một thời tang thương của dân tộc nhưng nỗi đau đó kiến tạo cho Việt tộc phần cuối của dải đất hình chữ S.
Thương rủ những hương hồn tiền nhân chinh chiến!+68

One response to “Dấu tích Luỹ Thầy-Đào Duy An

Để lại lời nhắn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.