Tạp Bút
Mang Viên Long
Nhiều bạn đọc chỉ biết Trần Hoài Thư là
nhà văn, ít người biết anh là nhà thơ, đã có thơ đăng trên các tạp chí Văn học
uy tín ở Saigon và Huế từ những năm đầu của thập niên 60 với tên thật là Trần
Quí Sách.
Tôi cũng là bạn đọc thường xuyên của anh từ năm đầu bước vào ngưỡng cửa đại học ở tạp chí Bách Khoa, Văn, Vấn Đề, Văn Học, và sau nầy trên tuần báo Khởi Hành, Thời Tập, Ý Thức….
Tôi cũng là bạn đọc thường xuyên của anh từ năm đầu bước vào ngưỡng cửa đại học ở tạp chí Bách Khoa, Văn, Vấn Đề, Văn Học, và sau nầy trên tuần báo Khởi Hành, Thời Tập, Ý Thức….
Lúc ấy, đọc thơ anh, tôi có cảm giác, Trần
Hoài Thư làm thơ thoải mái, dễ dàng quá, giống như khi anh viết truyện. Anh
viết truyện nhiều hơn làm thơ (tập truyện đầu tay của anh là “Nỗi Bơ Vơ Của
Bầy Ngựa Hoang” – 1968), và thường xuyên có mặt trên các tạp chí
“khó tính” (mà nhà thơ Cao Thoại Châu gọi là “khung cửa hẹp”) ấy. Thuở đó, sự
“có mặt” (dầu chỉ một hay vài lần) ở các tạp chí Văn học như Bách Khoa, Văn,
Vấn Đề, Thời Tập không phải là chuyện dễ! Thế nhưng truyện ngắn và thơ của Trần
Hoài Thư (Trần Quí Sách) dường như…đều đặn hiện diện bên những tên tuổi lớn của
Văn học Miền nam khi anh còn rất trẻ.
Về sau, tôi lại yêu thích những bài thơ
“rất bất chợt” (và ngẩu hứng) bốn câu của THT nhiều hơn. Thơ 4 câu của anh như một
“hơi thở ra nhẹ nhàng” dù với một tâm trạng hiu hắt, buồn!
Ví dụ:
“Anh đã có một thời không tuổi trẻ
Khi hiểu rồi, thì tuổi trẻ đi xa
Chụp tay với, mà lòng thêm nức nở
Một con đò đã gọi mãi không qua!”
Khi hiểu rồi, thì tuổi trẻ đi xa
Chụp tay với, mà lòng thêm nức nở
Một con đò đã gọi mãi không qua!”
(Chụp Bắt)
Hình ảnh “một con đò đã gọi mãi
không qua” là con đò đã mãi mãi xuôi dòng về biển! Thời “không tuổi trẻ”
của anh, cũng là thời của bằng hữu anh (trong đó có tôi) trong cuộc chiến ngày
càng khốc liệt; đã thiêu cháy tuổi thanh xuân, mọi ước mơ và cả tình yêu thương
đầu đời của tất cả!
Cho đến lúc “hiểu rồi”, biết đã
đánh mất tuổi xuân ngọc ngà hồn nhiên, thảng thốt ngoảnh lại kiếm tìm với bao
hy vọng, tiếc nuối, thì “con đò thanh xuân” kia cũng chỉ một lần lướt qua, ghé
lại, rồi đã vĩnh viễn “đi xa” tầm tay với của bao người! Tâm trạng “chụp tay
với, mà lòng thêm nức nở” cũng là tâm trạng chung của tuổi trẻ ngục tù một
thời quê nhà điêu linh (mà nhà phê bình Ban Mai gọi là “thế hệ buồn” *).
Chỉ bốn câu 32 chữ, THT đã phác họa
được “chân dung” tuổi trẻ trong gần 21 năm đao binh, chia cách!
Còn đây là thãm cảnh, nỗi lòng chung của
kiếp người - không riêng gì ai, trong thời trầm luân ấy :
“Nhà đã trống mà mái
tình không đủ
Che hiên ngoài thì ướt
dột hiên sau
Tội nghiệp lắm có những
người không ngủ
Đêm chong đèn thao thức
cả đêm thâu!”
(Trống Trải)
Đời đã khổ, nhà đã nghèo,
tường xiêu xơ xác, mà “mái tình” cũng không có đủ để sưởi ấm nỗi đơn
côi! Loan toan hết chuyện mình, đến đau xót chuyện người – mà “mái tình” để chở
che, ẩn trú đôi khi, cũng “thiếu trước hụt sau”! Gắng “đắp đổi” qua ngày để sống, để tồn tại, tự
an ủi lấy mình để hy vọng; nhưng rồi nỗi cô đơn to lớn quá: “ Che hiên ngoài
thì ướt dột hiên sau”.
“Tội nghiệp lắm có những
người không ngủ…”
Chỉ “không ngủ” (hay
mất ngủ) không thôi, mà nhà thơ cũng đã cảm thấy thương xót quặn lòng, huống hồ
là bao nỗi tai ương đêm ngày đang vây chụp xuống quê nhà? Có “không ngủ” (hay
mất ngủ) mới có được nỗi cảm thông sâu sắc đến đêm dài thao thức, đợi chờ…Không
có gì khổ tâm, đớn đau, chạnh lòng hơn cho những người mất ngủ khi phải trằn
trọc thâu đêm, chờ sáng! Chỉ một câu thơ nầy thôi, tôi như thấy cả một quãng
đời dài hiu hắt đơn côi của bản thân, và của bao kiếp người quanh mình một thời
khói lửa: “Đêm chong đèn thao thức cả đêm thâu”!
Trước bao đổi thay dâu biển của
cuộc đời, có một khoảnh khắc nào đó, nhà thơ đã “hỏi lòng” như thế nầy:
“Bến
kia, lạnh nến
đôi hàng
Phố kia, và những con đường lặng im
Nhà kia, đóng cửa im lìm
Sao tôi không đóng nỗi niềm muội mê?”
Phố kia, và những con đường lặng im
Nhà kia, đóng cửa im lìm
Sao tôi không đóng nỗi niềm muội mê?”
(Hỏi Lòng)
Tự hỏi mình, nhưng rồi cũng không
tự trả lời cho chính mình – phải chăng đây là tâm trạng bi đác khi con đường
trước mặt cũng đã bị “khép kín”, đang đi dần vào ngõ cụt? Hay đó là một sự tự
nguyện hiến dâng, mà cho hôm nay, đã ngoài 70, nhà thơ vẫn luôn miệt mài bên
trang viết đêm đêm với bao hoài vọng nồng nàn?
Thơ bốn câu của Trần Hoài Thư là
một khắc chạm cảnh tình tinh tế, rất “ngẩu cảm”, đơn sơ thôi, nhưng dạt dào cảm
xúc; luôn ghi đậm dấu ấn nhân văn trong lòng người đọc!
Quê nhà, tháng 12 năm 2014
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét