CÁM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY…
Tạp Bút
M a n g V I ê n L o n g
Người thầy cũ
vừa mới xuất viện từ phòng khám đa khoa AAA trở về nhà vào buổi trưa, thì ngay
buổi chiều -cô học trò nhỏ đã đến thăm với một giỏ cam tươi . Người thầy nhìn
cô học trò, im lặng-có lẽ, không còn có lời nói nào lúc nầy tốt hơn là sự im
lặng?.
Cô học trò e dè ngồi vào chiếc
ghế nệm đối diện-ngước lên nhìn gương mặt thầy còn phảng phát nét ưu tư-mở lời
: “ Em đi công tác mấy hôm ở Nha trang
vừa về sáng nay-nghe tin thầy bị bệnh phải nhập viện-mới xuất viện -em vội đến
thăm thầy…”
Người thầy cười :
“ Chuỵện ốm đau lặt vặt thôi mà! Thầy
cám ơn tấm chân tình của em!”.
Ông nhìn cô học
trò với niềm cảm mến, tri ân : “ Tìm trong quá khứ, hiện tại-và ngay trong cả
tương lai- sẽ không có con người nào mà không hề có bệnh tật gi?- Đó là một quy
luật tự nhiên, rất công bình-hễ có sinh thành là sẽ có hoại diệt thôi! ”.
Cô học trò nhỏ mỉm cười-hỏi: “ Trong mấy ngày
được “ thay đổi không khí” ở bệnh viện, thầy cảm thấy thế nào, thưa thầy? “.
- Cảm
thấy thế nào ư?- Người thầy có vẻ đăm chiêu-về phần “ thân bệnh” thì đã có đội
ngũ y bác sĩ rất nhiệt tình ngày đêm theo dõi, chăm sóc rồi…Nhưng còn phần “
tâm bệnh”, thì chính mình phải tự lo lấy, không có vị giáo sư, bác sĩ nào có
thể lo giúp cho chúng ta được , phải
không?
- Ngay
cả ông bà, cha mẹ-anh chị em nữa phải không-thưa thầy?
- Đúng
vậy! Ông cười , ai có thể làm thay đổi
trái tim ta?
Giọng của người
thầy bỗng nhiên tươi vui: “ Có một điều lạ là tự nhiên trong mấy ngày nằm viện thầy lại chợt nhớ đến hai câu thơ mà nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh đã dịch của thi sĩ người Liban-Kahlil Gibran: “ Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Cho ta
thêm ngày nữa để Yêu Thương ! “…”.
- Thơ
ca có thể chữa lành tâm bệnh, nếu nó được cất lên từ một tâm hồn chân thật, hồn
nhiên-rộng mở đến với cuộc đời-phải không, thưa thầy?.
- Thầy
cũng nghĩ vậy! –Người thầy nhìn lơ đãng lên bức tranh thư pháp của một người
học trò cũ gởi tặng từ nhiều năm truớc vẽ nét chữ “ Tâm” hình trái tim- nếu thơ
ca không được bắt nguồn từ trái tim nhân hậu, nhiệt thành, dào dạt yêu
thương-thì thơ ca ấy có mặt để làm gì giữa đời?
Cô học trò bỗng
ngẩng nhìn lên- dường như muốn “ thắc mắc” thêm điều gì sau câu hỏi như một kết
luận buồn bã-nhưng người thầy đã cười thật thoải mái-“ Hai câu thơ của Kahlil
Gibran đã cho thầy nhận biết thêm được nhiểu điều trong mấy ngày “ nhàn rỗi”
nằm ở Bệnh viện em à! Nhất là đêm đêm nằm một mình trong căn phòng lạnh lẽo, và
mỗi buổi sáng sớm khi người y tá trực đến gọi mình thức dậy sau một giấc ngủ
mê…”.
Người thầy đưa tay vào chiếc giỏ mây- cầm lấy
một qủa cam-xoay xoay trước mặt, giọng trầm trầm:
- Chung quanh thầy toàn là người bênh-đủ loại
bênh-từ ung thư, đến hở vanne tim. áp huyết cao, dư Cholestẻrol trong máu, viêm
đại tràng, nám phổi (…)/ sự sống đang bị
đe dọa và dần dần rút ngắn lại . Bình thường, sự tạm bợ, mong manh của kiếp
nhân sinh- rất ít ai để ý/ nhưng khi đã ngồi quanh những mãnh đời đang chịu đớn
đau vì bênh tật ở nơi ấy-thầy thấy rất rõ cái mà nhà Phật gọi là “ bào ảnh/
huyễn mộng”: “ Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” ( thiền sư Vạn Hạnh)/ thân ta có
đó-rồi lại mất đó/ chẳng khác nào ánh chớp- nhưng hạnh phúc thay- để chế ngự dược sự “ vô thường” bất hạnh kia ,
để chúng ta luôn vui sống/ an lạc- chúng
ta đã có sẵn trong tâm mình một “ bửu
bối quý giá “ – đó chính là “Tinh Yêu Thưưong”, em ạ!
“ Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Cho ta thêm ngày nữa để Yêu Thương”
Giấc ngủ ngon/
say /hay mê-cũng dều được xem như một “ sự chết tạm thời”. Sau giấc ngủ/ không
thức dậy được nữa-thì coi như” chết thật”! Chết thật- là vĩnh viễn rời xa tất
cả -không thể mang theo dược gì cho riêng mình ( ngoại trừ “ Nghiệp” ) Đơn giản
là vậy. ( do đó, nhà Phật nói: “ Cuộc đời mỗi ngừoi chỉ dài trong một hơi
thở”). Buối sớm mai khi mặt trời hừng đông-ta mở choàng mắt/ nhìn thấy được ánh
sáng mầu hồng rạng rỡ-ta biết minh đang còn được sống thêm một ngày nữa với
đời! Ta thốt lên lời “ cảm ơn” cuộc sống. Đó là một sự tỉnh giác cao độ- (hay
là sự “ chánh niệm” cần có ) của một con người có tâm hồn bao dung/ nhân hậu
với đời! Biết sống an vui với đời/ biết
làm cho đời sống của chính mình và của người cao đẹp/ ý nghĩa.
Sống thêm một ngày nữa để làm gì?- Để tiếp
tục Yêu Thương. Yêu thương ông bà/ cha me./bà con/ người yêu/ bằng hữu (..)-Yêu
Thương tất cả bằng trái tim chân thành/ ta sẽ nhận được từ tất cả Tình Thương
Yêu chân thành như thế để có thêm “ thiện nghiệp” trong đời hiện tại và các đời
sau!
Cô học trò ngồi
lặng lẽ-chăm chú nghe/ với vẻ thích thú.
Nhìn thấy người thầy cúi xuống cầm tách trà- cô cười: “ Thưa thầy, như vậy-điều
quan yếu của đời sống-chính là Tình Yêu Thương? “.
Giọng người
thầy nhẹ thoảng như một hơi thở :
- Nơi
nào có nhiều Tình Yêu Thương/ nơi ấy đời sống có nhiều hạnh phúc! Ngược
lại-nhiều hận thù, giành giật. bon chen, phân biệt (…)- nơi ấy chính là địa
ngục vậy!
24 tháng 7/2010
M A N G V I Ê N
L O N G
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét