Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Văn


GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ VĂN

         “MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”

                         Châu Thạch


          Tuyển tập thơ văn “Một thời để nhớ” do nhà thơ Chu Vương Miện và nhà văn Mang Viên Long trợ giúp xuất bản, nhằm mục đích tuyển chọn và giới thiệu 14 tác giả “Đã và đang gắn kết đời mình với Thơ Văn như là một phần không thể thiếu của cuộc sống!” theo như lời giới thiệu ở trang đầu.

          Uy tín của hai cây bút Chu Vương Miện và Mang Viên Long nổi danh trên văn đàn miền nam Việt Nam cách đây trên 40 năm cũng nói lên được phần nào nội dung của tuyển tập có thể làm vừa lòng người khó tính. 
          Tuyễn tập dành cho mỗi tác giả năm, sáu bài thơ hoặc một hay hai tản văn, truyện ngắn.Trong khuôn khổ giới hạn của bài nầy tôi chỉ xin giới thiệu lướt qua mỗi tác giả một vài ghi nhận, để bạn đọc có thêm khái niệm về tác phẩm của họ:

I-Hoàng yên Linh “khắc khoải giữa đường đời”, với nhiều tâm sự về một thời đã qua:

Người bán vé số già khua nạng gỗ buồn hiu
Ngỡ đồng đội xua…tóc úa nắng chiều
Chuyện chiến chinh còn nguyên trong ký ức
Chung rượu ngày về sao chát đắng bờ môi
(Bên sông An Lạc chung rượu ngày về)

II- Trúc Thanh tâm, nhà thơ kỳ cựu của đất phương nam, với những câu thơ tình êm đềm mà cũng lắm ghềnh thác, tự ví trái tim mình như một tù binh của em:

Ta thoát hồn ta về cố xứ
Nhập đời em thơm mộng dưới hoa
Tình tứ reo hò, em thắng trận
Tù binh nầy, một trái tim ta!
 ( Cho hương còn mãi bay theo gió)

III- Thuý Ngân với truyện ngắn “Cánh én mùa xuân” kể chuyện về một cô gái bán hoa với mối tình chợt đến như cánh én báo hiệu mùa xuân đã về; trong sáng, tươi trẻ như bầu trời Xuân. Truyện ngắn “Tiếng Tơ” là tâm tình uẩn khúc của người phụ nữ vì quá thủy chung, yêu người chồng quá cố, nên đành từ chối người đàn ông chân chính đến với mình. Chuyện kết thúc với ý nghĩ: “Chị ung dung hoà vào dòng người trên phố, cảm thấy lòng mình thư thái…” - nhưng chắc chắn người đọc sẽ nghe lòng mình bâng khuâng, buồn hay vui khó biết.

IV- Nhà thơ Ngưng Thu “Say bên sông Trăng” là tâm trạng băn khoăn,chua xót của kẻ đã yêu thương, nhưng phải ở vào tâm trạng giữa muốn “quên” và “nhớ”:

Vùng ký ức nhắc ta rằng: Quên lãng
Hớp rượu nầy ta gọi ánh trăng lên
Vườn dĩ vãng- Ừ! mỏi chân ta đợi
Dưới hiên đời vách ấm tựa: Chở em.
          (Say bên sông Trăng)

V- Liên Hưng đau đáu, dào dạt cảm xúc với hồi ký “Có những dòng sông” trong đó nhắc nhiều đến dòng sông Vĩnh Định quê nhà thuở thiếu thời; và tuỳ bút “Hương sầu Đông” – một mùi hương mộc mạc, nhưng rất đằm thắm của quê nhà. Kỷ niệm trong lòng tác giả lôi kéo người đọc nhớ lại quê hương mình, vì ai cũng có một quê hương mà “nếu ai không nhớ thì không lớn nổi thành người”

VI- Thế Lộc, một nhà thơ người Đà Nẵng với biết bao trăn trở giữa cuộc đời đã trãi qua nhiều phong ba bão táp để đồng điệu cùng người dũng khí thuở xa xưa:

Tôi với ông chưa hề quen
Nhưng khi uống rượu không ngăn nỗi lòng
Cuộc cờ Hưng, Phế, Suy, Vong
Kiếm cung bỏ dỡ tấm lòng mang theo
   ( Uống rượu gạo nhớ Trương Phi)

VII- Vĩnh Phước với bút ký “Ngày ấy ngậm ngùi” và tuỳ bút “Thời Gian”. Tác giả bình thản kể lại quảng đời mình, nhưng người đọc thì không bình thản chút nào vì câu chuyện như một cuốn phim không hư cấu, sống động nói về sinh hoạt của một nữ sinh vào đời bằng nông nghiệp trong buổi giao thời, vượt qua bao khó nhọc để tiến tới tương lai…

VIII- Huy Uyên nhà thơ lãng du với những địa danh thân thương nhớ hoài trong ký ức:

Có còn lại
em mùa vai trần xô ngực
rót xuống đời tôi cay đăng ngọt ngào                      
em còn có hoa vàng để lòng tôi hoa cúc
lưu lạc tình xưa cuốn ký-ức xưa
            (Giêng hai người về)

IX- Hoàng Anh hay Hoàng Anh 79 với nhưng bài thơ tình, tình yêu và tình bạn đều mang nỗi buồn của cánh chim giang hồ phiêu lãng:

Em có thấy vòng quay chậm lại
Lá me rơi lãng đãng góc vườn
Buồn không em khi tan thánh lễ
Chẳng còn anh đợi dốc mù sương
               (Nắng tây Ninh)

X- Trần Minh Nguyệt với truyện ngắn “Những kẻ tự phong” nói về những con người “háo danh còn sót lại của thế kỷ 20” đã tự phong bằng cấp, chức tước cho họ và lạ thay họ đã vênh mặt giữa đời.
Truyên ngắn “ Trên Đỉnh yêu thương” thật dễ thương với tâm trạng một cô gái quá yêu nên luôn mơ mộng, lại quá nhạy cảm, giàu nước mắt, khóc cho nhiều suy nghĩ vu vơ.

XI- Châu Thạch mộng một phương trời áo trắng:

Rồi em đi bỏ lại anh khoảng lặng
Con đường xưa lau trắng ngập trong mơ
Anh lại lang thang tháng đợi năm chờ
Những đêm mộng anh đi về phương trời áo trăng.
                        (Phương áo trắng)

XII- Hoài Huyền Thanh, tâm hồn luôn hướng về quá khứ với tình cảm nồng thắm như “Hạt sương long lanh ngày cũ”, với “cánh cò trắng long đong” để dĩ vãng thành tiếng tơ lòng gợi cảm:

Cánh cò trăng long đong…trời viễn xứ
Nhớ cánh buồm thấp thoáng ánh chiều xưa
Tê tái lòng…mùa chia tay thuở ấy
Xuân ngậm ngùi buồn khắc khoải gió ơi!
           (Cánh cò trắng long đong)

XIII- Nguyễn Khắc Phước với truyện ngắn “Người đàn bà tuổi dần” kể về cuộc đời lận đận, cô đơn, không chồng, của một người đàn bà trong một hợp tác xã nông thôn ngày ấy, với nhiều tình tiết thương tâm; phản ảnh một quan niệm xưa cũ, lạc hậu về “tuổi dần” đã đem lại bao nỗi buồn khổ cho người đàn bà…

XIV- Cuối cùng là Mang Viên Long với truyện ngắn “Thị trấn êm Đềm”. Một câu chuyện tình nhẹ nhàng, thơ mộng, nhưng vô cùng sâu đậm; đã ghi lại dấu ấn khó quên trong ba tâm hồn…

          Cảm ơn nhà văn Mang Viên Long, cảm ơn nhà thơ Chu Vương Miện - những người bạn văn vong niên có khi chưa hề gặp mặt nhưng đã chia sẻ và đem miềm vui cho nhau trong cuộc sống, dầu đang xa cách ./.


                               CHÂU THẠCH













  
GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ VĂN

         “MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”

                         Châu Thạch


          Tuyển tập thơ văn “Một thời để nhớ” do nhà thơ Chu Vương Miện và nhà văn Mang Viên Long trợ giúp xuất bản, nhằm mục đích tuyển chọn và giới thiệu 14 tác giả “Đã và đang gắn kết đời mình với Thơ Văn như là một phần không thể thiếu của cuộc sống!” theo như lời giới thiệu ở trang đầu.
          Uy tín của hai cây bút Chu Vương Miện và Mang Viên Long nổi danh trên văn đàn miền nam Việt Nam cách đây trên 40 năm cũng nói lên được phần nào nội dung của tuyển tập có thể làm vừa lòng người khó tính. 
          Tuyễn tập dành cho mỗi tác giả năm, sáu bài thơ hoặc một hay hai tản văn, truyện ngắn.Trong khuôn khổ giới hạn của bài nầy tôi chỉ xin giới thiệu lướt qua mỗi tác giả một vài ghi nhận, để bạn đọc có thêm khái niệm về tác phẩm của họ:

I-Hoàng yên Linh “khắc khoải giữa đường đời”, với nhiều tâm sự về một thời đã qua:

Người bán vé số già khua nạng gỗ buồn hiu
Ngỡ đồng đội xua…tóc úa nắng chiều
Chuyện chiến chinh còn nguyên trong ký ức
Chung rượu ngày về sao chát đắng bờ môi
(Bên sông An Lạc chung rượu ngày về)

II- Trúc Thanh tâm, nhà thơ kỳ cựu của đất phương nam, với những câu thơ tình êm đềm mà cũng lắm ghềnh thác, tự ví trái tim mình như một tù binh của em:

Ta thoát hồn ta về cố xứ
Nhập đời em thơm mộng dưới hoa
Tình tứ reo hò, em thắng trận
Tù binh nầy, một trái tim ta!
 ( Cho hương còn mãi bay theo gió)

III- Thuý Ngân với truyện ngắn “Cánh én mùa xuân” kể chuyện về một cô gái bán hoa với mối tình chợt đến như cánh én báo hiệu mùa xuân đã về; trong sáng, tươi trẻ như bầu trời Xuân. Truyện ngắn “Tiếng Tơ” là tâm tình uẩn khúc của người phụ nữ vì quá thủy chung, yêu người chồng quá cố, nên đành từ chối người đàn ông chân chính đến với mình. Chuyện kết thúc với ý nghĩ: “Chị ung dung hoà vào dòng người trên phố, cảm thấy lòng mình thư thái…” - nhưng chắc chắn người đọc sẽ nghe lòng mình bâng khuâng, buồn hay vui khó biết.

IV- Nhà thơ Ngưng Thu “Say bên sông Trăng” là tâm trạng băn khoăn,chua xót của kẻ đã yêu thương, nhưng phải ở vào tâm trạng giữa muốn “quên” và “nhớ”:

Vùng ký ức nhắc ta rằng: Quên lãng
Hớp rượu nầy ta gọi ánh trăng lên
Vườn dĩ vãng- Ừ! mỏi chân ta đợi
Dưới hiên đời vách ấm tựa: Chở em.
          (Say bên sông Trăng)

V- Liên Hưng đau đáu, dào dạt cảm xúc với hồi ký “Có những dòng sông” trong đó nhắc nhiều đến dòng sông Vĩnh Định quê nhà thuở thiếu thời; và tuỳ bút “Hương sầu Đông” – một mùi hương mộc mạc, nhưng rất đằm thắm của quê nhà. Kỷ niệm trong lòng tác giả lôi kéo người đọc nhớ lại quê hương mình, vì ai cũng có một quê hương mà “nếu ai không nhớ thì không lớn nổi thành người”

VI- Thế Lộc, một nhà thơ người Đà Nẵng với biết bao trăn trở giữa cuộc đời đã trãi qua nhiều phong ba bão táp để đồng điệu cùng người dũng khí thuở xa xưa:

Tôi với ông chưa hề quen
Nhưng khi uống rượu không ngăn nỗi lòng
Cuộc cờ Hưng, Phế, Suy, Vong
Kiếm cung bỏ dỡ tấm lòng mang theo
   ( Uống rượu gạo nhớ Trương Phi)

VII- Vĩnh Phước với bút ký “Ngày ấy ngậm ngùi” và tuỳ bút “Thời Gian”. Tác giả bình thản kể lại quảng đời mình, nhưng người đọc thì không bình thản chút nào vì câu chuyện như một cuốn phim không hư cấu, sống động nói về sinh hoạt của một nữ sinh vào đời bằng nông nghiệp trong buổi giao thời, vượt qua bao khó nhọc để tiến tới tương lai…

VIII- Huy Uyên nhà thơ lãng du với những địa danh thân thương nhớ hoài trong ký ức:

Có còn lại
em mùa vai trần xô ngực
rót xuống đời tôi cay đăng ngọt ngào                      
em còn có hoa vàng để lòng tôi hoa cúc
lưu lạc tình xưa cuốn ký-ức xưa
            (Giêng hai người về)

IX- Hoàng Anh hay Hoàng Anh 79 với nhưng bài thơ tình, tình yêu và tình bạn đều mang nỗi buồn của cánh chim giang hồ phiêu lãng:

Em có thấy vòng quay chậm lại
Lá me rơi lãng đãng góc vườn
Buồn không em khi tan thánh lễ
Chẳng còn anh đợi dốc mù sương
               (Nắng tây Ninh)

X- Trần Minh Nguyệt với truyện ngắn “Những kẻ tự phong” nói về những con người “háo danh còn sót lại của thế kỷ 20” đã tự phong bằng cấp, chức tước cho họ và lạ thay họ đã vênh mặt giữa đời.
Truyên ngắn “ Trên Đỉnh yêu thương” thật dễ thương với tâm trạng một cô gái quá yêu nên luôn mơ mộng, lại quá nhạy cảm, giàu nước mắt, khóc cho nhiều suy nghĩ vu vơ.

XI- Châu Thạch mộng một phương trời áo trắng:

Rồi em đi bỏ lại anh khoảng lặng
Con đường xưa lau trắng ngập trong mơ
Anh lại lang thang tháng đợi năm chờ
Những đêm mộng anh đi về phương trời áo trăng.
                        (Phương áo trắng)

XII- Hoài Huyền Thanh, tâm hồn luôn hướng về quá khứ với tình cảm nồng thắm như “Hạt sương long lanh ngày cũ”, với “cánh cò trắng long đong” để dĩ vãng thành tiếng tơ lòng gợi cảm:

Cánh cò trăng long đong…trời viễn xứ
Nhớ cánh buồm thấp thoáng ánh chiều xưa
Tê tái lòng…mùa chia tay thuở ấy
Xuân ngậm ngùi buồn khắc khoải gió ơi!
           (Cánh cò trắng long đong)

XIII- Nguyễn Khắc Phước với truyện ngắn “Người đàn bà tuổi dần” kể về cuộc đời lận đận, cô đơn, không chồng, của một người đàn bà trong một hợp tác xã nông thôn ngày ấy, với nhiều tình tiết thương tâm; phản ảnh một quan niệm xưa cũ, lạc hậu về “tuổi dần” đã đem lại bao nỗi buồn khổ cho người đàn bà…

XIV- Cuối cùng là Mang Viên Long với truyện ngắn “Thị trấn êm Đềm”. Một câu chuyện tình nhẹ nhàng, thơ mộng, nhưng vô cùng sâu đậm; đã ghi lại dấu ấn khó quên trong ba tâm hồn…

          Cảm ơn nhà văn Mang Viên Long, cảm ơn nhà thơ Chu Vương Miện - những người bạn văn vong niên có khi chưa hề gặp mặt nhưng đã chia sẻ và đem miềm vui cho nhau trong cuộc sống, dầu đang xa cách ./.


                               CHÂU THẠCH












  
GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ VĂN

         “MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”

                         Châu Thạch


          Tuyển tập thơ văn “Một thời để nhớ” do nhà thơ Chu Vương Miện và nhà văn Mang Viên Long trợ giúp xuất bản, nhằm mục đích tuyển chọn và giới thiệu 14 tác giả “Đã và đang gắn kết đời mình với Thơ Văn như là một phần không thể thiếu của cuộc sống!” theo như lời giới thiệu ở trang đầu.
          Uy tín của hai cây bút Chu Vương Miện và Mang Viên Long nổi danh trên văn đàn miền nam Việt Nam cách đây trên 40 năm cũng nói lên được phần nào nội dung của tuyển tập có thể làm vừa lòng người khó tính. 
          Tuyễn tập dành cho mỗi tác giả năm, sáu bài thơ hoặc một hay hai tản văn, truyện ngắn.Trong khuôn khổ giới hạn của bài nầy tôi chỉ xin giới thiệu lướt qua mỗi tác giả một vài ghi nhận, để bạn đọc có thêm khái niệm về tác phẩm của họ:

I-Hoàng yên Linh “khắc khoải giữa đường đời”, với nhiều tâm sự về một thời đã qua:

Người bán vé số già khua nạng gỗ buồn hiu
Ngỡ đồng đội xua…tóc úa nắng chiều
Chuyện chiến chinh còn nguyên trong ký ức
Chung rượu ngày về sao chát đắng bờ môi
(Bên sông An Lạc chung rượu ngày về)

II- Trúc Thanh tâm, nhà thơ kỳ cựu của đất phương nam, với những câu thơ tình êm đềm mà cũng lắm ghềnh thác, tự ví trái tim mình như một tù binh của em:

Ta thoát hồn ta về cố xứ
Nhập đời em thơm mộng dưới hoa
Tình tứ reo hò, em thắng trận
Tù binh nầy, một trái tim ta!
 ( Cho hương còn mãi bay theo gió)

III- Thuý Ngân với truyện ngắn “Cánh én mùa xuân” kể chuyện về một cô gái bán hoa với mối tình chợt đến như cánh én báo hiệu mùa xuân đã về; trong sáng, tươi trẻ như bầu trời Xuân. Truyện ngắn “Tiếng Tơ” là tâm tình uẩn khúc của người phụ nữ vì quá thủy chung, yêu người chồng quá cố, nên đành từ chối người đàn ông chân chính đến với mình. Chuyện kết thúc với ý nghĩ: “Chị ung dung hoà vào dòng người trên phố, cảm thấy lòng mình thư thái…” - nhưng chắc chắn người đọc sẽ nghe lòng mình bâng khuâng, buồn hay vui khó biết.

IV- Nhà thơ Ngưng Thu “Say bên sông Trăng” là tâm trạng băn khoăn,chua xót của kẻ đã yêu thương, nhưng phải ở vào tâm trạng giữa muốn “quên” và “nhớ”:

Vùng ký ức nhắc ta rằng: Quên lãng
Hớp rượu nầy ta gọi ánh trăng lên
Vườn dĩ vãng- Ừ! mỏi chân ta đợi
Dưới hiên đời vách ấm tựa: Chở em.
          (Say bên sông Trăng)

V- Liên Hưng đau đáu, dào dạt cảm xúc với hồi ký “Có những dòng sông” trong đó nhắc nhiều đến dòng sông Vĩnh Định quê nhà thuở thiếu thời; và tuỳ bút “Hương sầu Đông” – một mùi hương mộc mạc, nhưng rất đằm thắm của quê nhà. Kỷ niệm trong lòng tác giả lôi kéo người đọc nhớ lại quê hương mình, vì ai cũng có một quê hương mà “nếu ai không nhớ thì không lớn nổi thành người”

VI- Thế Lộc, một nhà thơ người Đà Nẵng với biết bao trăn trở giữa cuộc đời đã trãi qua nhiều phong ba bão táp để đồng điệu cùng người dũng khí thuở xa xưa:

Tôi với ông chưa hề quen
Nhưng khi uống rượu không ngăn nỗi lòng
Cuộc cờ Hưng, Phế, Suy, Vong
Kiếm cung bỏ dỡ tấm lòng mang theo
   ( Uống rượu gạo nhớ Trương Phi)

VII- Vĩnh Phước với bút ký “Ngày ấy ngậm ngùi” và tuỳ bút “Thời Gian”. Tác giả bình thản kể lại quảng đời mình, nhưng người đọc thì không bình thản chút nào vì câu chuyện như một cuốn phim không hư cấu, sống động nói về sinh hoạt của một nữ sinh vào đời bằng nông nghiệp trong buổi giao thời, vượt qua bao khó nhọc để tiến tới tương lai…

VIII- Huy Uyên nhà thơ lãng du với những địa danh thân thương nhớ hoài trong ký ức:

Có còn lại
em mùa vai trần xô ngực
rót xuống đời tôi cay đăng ngọt ngào                      
em còn có hoa vàng để lòng tôi hoa cúc
lưu lạc tình xưa cuốn ký-ức xưa
            (Giêng hai người về)

IX- Hoàng Anh hay Hoàng Anh 79 với nhưng bài thơ tình, tình yêu và tình bạn đều mang nỗi buồn của cánh chim giang hồ phiêu lãng:

Em có thấy vòng quay chậm lại
Lá me rơi lãng đãng góc vườn
Buồn không em khi tan thánh lễ
Chẳng còn anh đợi dốc mù sương
               (Nắng tây Ninh)

X- Trần Minh Nguyệt với truyện ngắn “Những kẻ tự phong” nói về những con người “háo danh còn sót lại của thế kỷ 20” đã tự phong bằng cấp, chức tước cho họ và lạ thay họ đã vênh mặt giữa đời.
Truyên ngắn “ Trên Đỉnh yêu thương” thật dễ thương với tâm trạng một cô gái quá yêu nên luôn mơ mộng, lại quá nhạy cảm, giàu nước mắt, khóc cho nhiều suy nghĩ vu vơ.

XI- Châu Thạch mộng một phương trời áo trắng:

Rồi em đi bỏ lại anh khoảng lặng
Con đường xưa lau trắng ngập trong mơ
Anh lại lang thang tháng đợi năm chờ
Những đêm mộng anh đi về phương trời áo trăng.
                        (Phương áo trắng)

XII- Hoài Huyền Thanh, tâm hồn luôn hướng về quá khứ với tình cảm nồng thắm như “Hạt sương long lanh ngày cũ”, với “cánh cò trắng long đong” để dĩ vãng thành tiếng tơ lòng gợi cảm:

Cánh cò trăng long đong…trời viễn xứ
Nhớ cánh buồm thấp thoáng ánh chiều xưa
Tê tái lòng…mùa chia tay thuở ấy
Xuân ngậm ngùi buồn khắc khoải gió ơi!
           (Cánh cò trắng long đong)

XIII- Nguyễn Khắc Phước với truyện ngắn “Người đàn bà tuổi dần” kể về cuộc đời lận đận, cô đơn, không chồng, của một người đàn bà trong một hợp tác xã nông thôn ngày ấy, với nhiều tình tiết thương tâm; phản ảnh một quan niệm xưa cũ, lạc hậu về “tuổi dần” đã đem lại bao nỗi buồn khổ cho người đàn bà…

XIV- Cuối cùng là Mang Viên Long với truyện ngắn “Thị trấn êm Đềm”. Một câu chuyện tình nhẹ nhàng, thơ mộng, nhưng vô cùng sâu đậm; đã ghi lại dấu ấn khó quên trong ba tâm hồn…

          Cảm ơn nhà văn Mang Viên Long, cảm ơn nhà thơ Chu Vương Miện - những người bạn văn vong niên có khi chưa hề gặp mặt nhưng đã chia sẻ và đem miềm vui cho nhau trong cuộc sống, dầu đang xa cách ./.


                               CHÂU THẠCH












 v

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét