BÌNH THƠ THÁI QUỐC MƯU
CẢM NHẬN BÀI THƠ “ĐỜI” CỦA THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
ĐỜI
Vét sạch sành sanh dạo phố chơi
Đi tìm cái thú để yêu đời
Banh chưa tới đích, liền buông thở
Giữa chợ, bóng người hiu hắt đổ
Ven đường, chiếc lá dật dờ rơi
Chợt cơn dông đẩy mây đùn xuống
Những hạt mưa tuôn đẫm góc trời
Atlanta, Mar. 17,
2014
Thái Quốc Mưu
Châu Thạch cảm
nhận:
Chủ đề của bài thơ nói về đời nhưng toàn bộ bài thơ từ câu mở đến câu kết chẳng nói chi trực tiếp đến đời mà lại nói lông
bông chuyện đá banh,
đua ngựa, đi chợ rồi kết luận bằng cơn mưa xối xả.
Đó là một trong những phong thái Đường thi của Thái Quốc Mưu, cái phong cách tưởng như tưng tưng khác với đời xưa và trái với thời nay làm cho khi đọc ta cứ tưởng Nhà thơ cười cười diễu cợt mà té ra càng ngẫm nghĩ càng thấy trường đời, ý vị và thâm
thúy ẩn sau nụ cười.
Ví như bài thơ “Đời” ở trên, tác giả làm thơ như mở cửa nhà cười hóm hỉnh với ta, nhưng sau đó lại dẫn dắt ta vào tham quan một khung
cảnh u trầm với những bức tranh đời nghiệt ngã. Thử trích từng câu thơ để thảo luận hầu tìm cho nhau một vài giây phút vui thi phú, dẫu đúng hay sai xin lượng tình tha
thứ.
1-
“Vét sạch sành sanh dạo phố chơi”:
Câu thơ tỏ ý vào đời bằng tất cả vốn liếng của mình, là sự dấn thân nhưng với một phong cách thư thái như đi dạo phố chơi, nghĩa là không bôn ba, không cập rập đua
chen . Đây là
phong cách nhập thế thường là của các vị đức cao
hay của những người chân tu
thoát tục.
2. “Đi tìm cái thú để yêu đời”:
Đi tìm cái thú để yêu dời có nhiều cách. Người thì bôn chen làm giàu, kẻ lại tranh
đua danh vọng..v.v, thậm chí các vị nhà tu cũng vì mục đích tuy có cao cả nhưng cũng
là mục đích yêu đời. Nhà thơ Thái Quốc Mưu thì không như thế, bởi ông “Vét
sạch sành sanh
dạo phố chơi” cho nên phố ở đây chính
là hình ảnh cuộc đời mà ông chính là người rong chơi nhìn ngắm, không hề tham gia
vào thị trường
cạnh tranh trên đường phố. Sự
nhập thể của nhà thơ ở đây thư thái và thanh thoát như một người đi
dạo phố chơi.
Qua các câu thơ sau cuộc đời liền
được diễn tả bằng những hình ảnh sống
động khác như
sân banh, cởi ngựa… và trong đó mỗi hình ảnh kèm theo thân phận bi đát của con người.
3-
“Banh chưa tới đích, liền buông thở”:
Banh thì phải được dẫn tới cầu môn và đá tung vào lưới mới ghi
bàn. Ở đây banh chưa tới đích liền buông thở là bỏ cuộc nửa
chừng, là thất bạị thảm
thương. “Buông thở” ở đây có thể hiểu là mất banh rồi dừng lại đứng thở nhưng nên hiểu là đức hơi thở hay là sự chết thì hay hơn. Không một ai đi qua cuộc đời nầy mà làm tròn bao ước vọng của
mình giống như dẫn
được banh vào lưới. Thân phận con người khi lìa đời ai cũng giống như cầu thủ dẫn banh chưa
tới cầu môn.
4- “Ngựa mới nâng chân, đã ngã rồi”:
Hình ảnh bi đát thứ hai của
cuộc đời là hình ảnh con
ngựa vừa nâng chân
lên đã ngã quỵ. Đó là
hình ảnh của sự thất bại xảy ra trong chớp nhoáng, cũng là hình ảnh thể
hiện cho cả một đời người từ kẻ thành công nhất cho đến phường vô danh tiểu tốt, vì khi đến cuối cuộc đời mà ngoảnh lại thì chỉ thấy mình như
vừa lên ngựa đã ngã ngay vào sự chết u
minh. Đời người trăm năm như bóng câu
qua cửa sổ, chưa làm được gì mà quỵ ngã ngay trong lưởi hái tử thần, khác chi con ngựa vừa nâng chân
đã liền bị ngã!
5- “Giữa chợ, bóng người hiu hắt
đổ”:
Đây là hình ảnh ảm đạm nhất. Dưới con mắt trần tục thì giữa chợ là nơi đông đúc nhưng dưới cái nhìn vĩnh hằng của Phật, của Chúa thì giữa chợ đời từng lớp người, từng thế hệ thi
nhau gục xuống. Bao nhiêu người đi lại
giữa chợ đời hôm nay sẽ “hiu hắt
đổ” không chừa một ai.
6- “Ven đường chiếc lá dật dờ rơi”:
Đây là nỗi cô đơn của cuộc
đời. Hình ảnh cuộc
đời bây giờ như một
con đường mà sự chết con
người cô đơn
như chiếc lá rơi. Ở cuối cuộc
đời con người lặng lẽ đi như chiếc lá dật dờ. Tác giả dùng bức tranh tĩnh ở cặp luận như khép lại một quảng đời sôi động đá banh, cởi ngựa ở tuổi thanh xuân để lui vào trong
bóng tối của tuổi già nua.
Và rồi ở hai câu kết, cái cuối đời
ảm đạm đó phải nhận
chịu sự cuồng nộ, bi đát phủ lên:
7 và 8: “Chợt cơn dông đẩy mây đùn xuống
Những hạt mưa tuôn đẫm góc trời”
Sự chết được báo động bằng cơn dông đẩy mây đùn
xuống hay thực tế hơn là bệnh tật và cô đơn và nuối tiếc và bao hệ lụy của tuổi già phủ trên ngày
tháng. Khi “những hạt mưa tuôn đẫm góc trời” là lúc linh cửu con người được đưa xuống đất và linh hồn con người run rẩy như lạnh dưới cơn mưa.
Nếu không chú
ý ta có thể nghĩ rằng qua bài thơ nầy Nhà thơ
Thái Quốc Mưu có tâm trạng bi quan
yếm thế. Thật ra không phải như thế!
Vì, những điều ông nói cũng chỉ là những điều nằm trong triết lý tôn giáo có từ xa xưa
của những bậc giác ngộ giáo hóa con người. Các vị ấy ở trên con người, ở chốn siêu thoát không dính dấu vết con người, ở chốn hạnh phúc mà báo động cho con người biết thảm họa của mình.
Thái quốc Mưu không phải là bậc giác ngộ nhưng bài thơ hay ở chỗ ông dùng
cái cốt cách
thoát tục trong lời thơ để diễn tả sống động và trọn vẹn nỗi bi đát của cõi nhân sinh hay của cuộc đời trong đó có cả Nhà thơ.
Suy nghiệm về bài thơ
tôi nhớ đến câu chuyện đức Phật
lần đầu tiên ra khỏi thành Ca-tì-la-Vệ. Ngài chứng kiến được hình ảnh sinh, lão, bệnh, tử diễn ra giữa đời từ đó, sau nầy Ngài xuất gia tìm đạo. Mấy ngàn năm sau, có một Nhà thơ “dạo phố chơi” cũng thấy cảnh bi thương gần
như thế, nhưng không biết bao giờ
mới chịu xuất
gia?
Châu
Thạch
(Đà Nẵng
24/3/2014)
Vài cảm nghĩ về bài thơ "Biển,
Sóng và Ta" của Thái quốc Mưu - Châu Thạch
Biển,
sóng và ta
Tháng năm biển vẫn mặn mà
Ngàn xưa con sóng nổi trôi
phận mình
Chân trời góc biển lênh
đênh
Trắng phau giọt nước bãi
gềnh nhấp nhô.
Thoát qua! bỗng vút xa bờ
Ngàn thu dấu cát đợi chờ
bến xưa
Nỗi buồn lên hạt nắng trưa
Nghe cô quạnh, ngọn gió lùa
bên tai.
Rong rêu phủ kín tháng
ngày
Thời gian níu kéo hình hài
rụng rơi
Xác thân thân xác một đời
Ta con sóng lượn dưới trời
lao đao.
Thái quốc Mưu
Lời bình : Châu Thạch
Bài thơ có đầu đề nói về
biển nhưng thật ra chỉ dùng hình ảnh của biển để nói về thời gian và thân
phận con người. Bốn câu đầu của bài thơ là một tiếng thở dài cho con
sóng lênh đênh phiêu dạt:
Tháng
năm biển vẫn mặn mà
Ngàn
xưa con sóng nổi trôi phận mình
Chân
trời góc biển lênh đênh
Trắng
phau giọt nước bãi gềnh nhấp nhô.
Đọc bốn câu thơ nầy ai cũng liên tưởng
đến thân phận đời người có khác chi con sóng. Sóng lênh đênh trên biển cả và
đời người lênh đênh trong thời gian vô định. Sóng nhấp nhô như kiếp luân hồi.
Biển vẫn mặn mà tháng năm nhưng sóng thì biến đổi không ngừng theo con trăng
và theo thời tiết, thời gian thì êm đềm nhưng đời người có biết bao thay đổi.
Bài thơ có thể chỉ nói đến đời người trong hiện tại nhưng cũng có thể suy
diễn đến những kiếp người trong bánh xe luân hồi giữa thời gian vô thủy vô
chung.
Bốn câu thơ tiếp theo mới thật sự
đưa người đọc vào những suy nghiệm, suy nghiệm về sự phi lý của đời người, và
suy nghiệm cái niềm đau thấm thía về thân phận bọt bèo của biết bao
nhiêu kiếp sống:
Thoát
qua! bỗng vút xa bờ
Ngàn
thu dấu cát đợi chờ bến xưa
Nỗi
buồn lên hạt nắng trưa
Nghe
cô quạnh, ngọn gió lùa bên tai.
Mỗi câu trong bốn câu thơ nầy đều tạo
được một cái nhói đau trong con tim người đồng cảm.
- “ Thoát qua! bỗng vút xa bờ”: Thoát qua
(đánh dấu than) là tiếng kêu than vãn về sự thoát qua đó. Vừa thoát qua đã
vút xa bờ ngay là vì sao? Chúng ta hãy nghĩ đến sự chết. Chỉ có sự chết mới
thoát qua trong đau thương và vút xa cuộc đời trong chớp nhoáng.
- “ Ngàn thu dấu cát đợi chờ bến xưa” :
Sóng trên biển còn có thể quay lại bến xưa nhưng con người thì chắc chắn
không bao giờ quay lui kiếp trước. Đây là một tiếng kêu uất ức, tắt nghẹn về
thân phận con người khi qua đời, vĩnh biệt ngàn thu đất sống.
- “ Nỗi buồn lên hạt nắng trưa” : Đây
không phải là nỗi buồn của người ra đi vì người ra đi đã biến mất, nhưng là
nỗi buồn của người ở lại, của thế gian, của xứ sở, của quê hương, của cảnh
vật, của tất cả những gì ở nơi mà đã từng có một đời người sinh sống. Con
sóng đã thoát qua, đã ra đi xa bờ trong phút chốc và để lại nỗi buồn trên
những hạt nắng trưa. Con sóng là đời người và hạt nắng trưa là phản chiếu tất
cả những gì liên quan đến kiếp sống.
- “ Nghe như cô quạnh, gió lùa bên tai” :
Ai nghe cô quạnh? Ai nghe ngọn gió lùa bên tai? Con sóng đã ra đi xa bờ vĩnh
viễn, còn lại là bờ, là bến xưa. Vậy chắc chắn là bờ, là bến xưa nghe cô
quạnh khi ngọn gió lùa than thở bên tai. Bờ và bến xưa đối với đời người là
trần gian, là sông là núi, và muôn vật ở quanh ta, nơi mà ta đã từng có dấu
bước qua khi còn hiện hửu . Tôi hiểu từng hạt nắng trưa phản chiếu ngàn
vạn nỗi buồn khi con sóng ra đi cũng như phản chiếu nỗi buồn của muôn vật
trên trần khi con người biến mất. Tác giả đã nhân cách hóa cho dấu cát biết
đợi chờ, hạt nắng biết buồn nhưng ở một khía cạnh nào đó của triết lý sâu xa,
đó có thể là sự thật. Người ta vẫn thường nói sỏi đá hay muôn vật đều có linh
hồn nên cũng có cảm xúc buồn vui, đợi chờ chẳng khác chi người.
Ở bốn câu thơ cuối ,chủ đề của bài thơ
được tác giả nêu lên một cách rỏ ràng:
Rong
rêu phủ kín tháng ngày
Thời
gian níu kéo hình hài rụng rơi
Xác
thân thân xác một đời
Ta
con sóng lượn dưới trời lao đao.
Tháng ngày là thời gian, và thời gian đã
phủ kín rong rêu lên kiếp người. Chính thời gian đó cũng đã níu kéo hình hài
con người già nua, rụng đi và rơi mất. Xác thân của một đời ta giữa cái thời
gian vô tận chẳng khác chi một con sóng lượn trong biển bao la. Sóng hiện lên
rồi sóng biến mất, người sinh ra rồi người tiêu vong. Một đời người chỉ như
một con sóng mà vạn kiếp người cũng như những đợt sóng mà thôi: Chìm đi rồi
hiện lại, hiện lại rồi chìm đi, không nhớ trước chẳng biết sau, chỉ thấy hiện
tại là thân phận lênh đênh, nhấp nhô, lao đao và rong rêu phủ kín.
“Biển, sóng và ta” là một bài thơ
nhỏ nhưng đề cập đến vấn đề rất lớn, câu thơ gọn nhưng khiến lòng người suy
tư mông lung, triết lý trong thơ tiềm ẩn trong hình ảnh của biển, của sóng
đưa người đọc đi vào trầm tư suy tưởng, khắc khỏi vì thân phận kiếp người. Đó
là những gì tôi thấy ở bài thơ “ Biển, sóng và ta” của nhà thơ Thái quốc Mưu
./.
Châu
Thạch
ĐỌC THƠ DU ĐỊA PHỦ CỦA THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Cũng như lên trời, nhà thơ Thái Quốc Mưu du địa phủ
nhiều lần trong nhiều tư cách. Khi thì ông được mời, khi thì đi dạo chơi,
nhưng chưa lần nào ông bị gọi đi như đã từng nhận chiếu chỉ của Ngọc Hoàng.
Điều đó chứng tỏ vai vế của ông đối với nhà trời thì còn thấp đôi chút nhưng
đối với địa phủ thì chẳng đứng dưới ai kể cả Diêm Vương. Cũng khác với lên
trời, tâm trạng của Thái Quốc Mưu khi về địa phủ không được vui, vì ở đó ông
thấy toàn nghịch cảnh.
Bây giờ ta
hãy xem xét một vài bài thơ tiêu biểu trong những chuyện về âm phủ của Thái
Quốc Mưu:
VIẾNG
CÕI ÂM
Xuống
dưới Diêm Vương dạo cảnh chơi.
Ô
hay, địa phủ khác xa đời!
Quần
thần mặt mũi như trâu ngựa
Binh
lính sai nha khác tính người
Quan
lại tham tiền nên tối mắt
Dân
đen có miệng phải câm lời
Dưới
trên một lũ y khuôn đổ.
Có
mắt nhưng mà chẳng có ngươi.
Atlanta,
Dec. 31, 2011
Thái Quốc Mưu
Đối với Thái Quốc Mưu, địa phủ hoàn toàn
tăm tối. Dương trần còn có chuyện vui nhưng địa phủ theo hai cầu mở bài là
“khác xa đời” và ở những câu thơ kế tiếp ông nêu ra toàn những hình ảnh xấu
xa: Quần thần thì “mặt mũi như trâu ngựa”, binh lính sai nha thì “khác tính
người”, quan lại thì “tham tiền nên
tối mắt”. Điều đau khổ nhất là cả cõi âm chỉ là một tập đoàn mù quán “Dưới trên một lũ y khuôn đúc/ Có mắt nhưng
mà chẳng có ngươi”. Sự kiện cõi âm là một tập đoàm mù quán trên dưới giống
nhau như khuôn đúc là một tệ nan chung, lớn lao và đau khổ. Nó như một chiếc
khóa khổng lồ cùm trói xã hội qua nhiều đời nhiều kiếp đã làm cho “ Dân đen
có miệng phải câm lời”.
Ở một lần thăm viếng địa phủ khác, nhà thơ Thái Quốc Mưu lại khẳn định
thêm một lần nữa cõi âm ty là một chốn mà giới cầm quyền không có phẩm chất
của người cai trị:
CÕI
ÂM TY
Buồn
buồn xuống viếng cõi âm ty
Mắt
thấy tai nghe thật lạ kỳ
Viên
chức toàn là đồ bát nháo
Quan
quân cả thảy lũ vô nghì
Đầu
trâu, mặt ngựa luôn vênh váo
Miệng
hổ, lòng lang khó sánh bì
Lính
lác cũng đòi tiền mãi lộ
Diêm
vương thì đầu óc đen xì
Atlanta,
Mar. 26, 2012
Thái
Quốc Mưu
Tất
nhiên lên trời hay xuống địa phủ cũng là những bài thơ phát sinh từ trí tưởng
tượng của nhà thơ Thái Quốc Mưu, nhưng chúng ta thử hỏi vì sao ông có thái độ
cởi mở khi lên trời mà lại có thái độ hằn học khi du địa phủ? Điều đó cũng có
thể lý giải được vì hai thái độ khác nhau đó phát sinh từ tâm lý của nhà thơ.
Đối với Thái Quốc Mưu, lên trời nằm trong ước vọng của ông về một điều tốt
đẹp Ông muốn đồng hóa cõi trời và cõi
thế. Ông muốn con người cũng tốt đẹp như thần thánh và thần thánh cũng mang
bản chất như con người để gần gủi con người. Những điều tốt đẹp ông tưởng
tượng có ở trên trời thì ông ít thấy có ở trần gian mà có thể chỉ nằm trong
ước mơ mà ông hư cấu trong đầu óc của mình, còn nhưng điều xấu xa ông gán cho
đja ngục là cái mà ông đã thấy nhản tiền giữa thế gian, là cái mà ông đã và
sẽ
chung
đụng, là cái mà ông rất ghét và đã từng phẩn nộ vì nó. Vì vậy dễ hiểu khi ta thấy ông bỏ qua cái
tốt mà chỉ toàn công kích cái xấu ở cõi âm ty. Chỉ một lần trong bài thơ “Địa
phủ Du” nhà thơ công nhận âm ty cũng còn điều tốt đẹp: “ Âm ty chẳng khác gì
nhân thế/ Cũng lắm hoa thơm lắm bọ giòi”. Có lẽ vì lúc đó tác giả có niềm vui
gì đó nên cái nhìn của ông về cõi dưới cũng vui lây.
Một lần nhà thơ được Diêm Vương mời xuống
đánh cờ. Đánh cờ là thú chơi tao nhã của tiên ông, nó không phù hợp ở chốn
kêu la và khóc lóc, vì vậy nhà thơ tỏ ra không hứng thú :
NÓI
VỚI DIÊM CHÚA
Cái
lão Diêm Vương cắc cớ thôi
Nhè
ta mời xuống đánh cờ chơi
Làm
như cạn ráo lòng yêu gái
Chẳng
biết dư thừa sức tắm hơi
Ào
ạt y chang xe xuống núi
Lom
khom na ná ngựa leo đồi
Không
như tướng, sĩ xua dàn pháo
Chưa
bước sang sông đã tịt ngòi.
Atlanta,
Nov. 29. 2011
Thái
Quốc Mưu
Đem
cái thú chơi tiên mà so sánh với thú chơi dục tính của trần gian là một ẩn ý
sâu sắc của bài thơ. Ta nhìn thấy ở đây Diêm vương lúng túng như một chú hề
trong cái cử chỉ học đòi thanh tao đó . “ Y chang xe xuống núi/ na ná ngựa
leo đồi” và cuối cùng thì “ Chưa bước sang sông đã tịt ngòi” là tiếng cười chế diễu Diêm Vương, hay đúng
ra, nhà thơ chế diễu hạng người quyền cao chức trọng, ăn chơi trác táng mà
còn lòe thiên hạ sau tấm bình phong tốt đẹp.
Đọc thơ về du hành ra khỏi trần gian của
Thái Quốc Mưu ta thấy nhà thơ lên trời thì ít mà về địa phủ thì nhiều lần. Vì
sao? Rỏ ràng vì ông canh cánh bên lòng những tệ đoan giữa cuộc đời, những bất
công, những đau buồn trên trần thế. Nỗi lòng ông nặng bởi đời sống con người,
bởi hạnh phúc nhân quần xã hội, cho nên sự phản đối sự xấu xa âm ỉ trong tâm
tư ông, khiến ông thường đi về địa phủ
như đến thăm viếng an ủi lớp người bần cùng thì nhiều mà đi đến thiên đàng
nơi có nhiều vinh quang thì ít.
Đọc thơ về du hành địa phủ của Thái Quốc
Mưu ta thấy ở đó tóm gọn những bản cáo trạng tố cáo mảnh liệt những điều xấu
xa, nhất là những điều xấu xa ở giai cấp quan lại từ cao xuống thấp. Thật ra
những điều Thái Quốc Mưu viết không chắc có ở địa phủ nhưng chính nó thật sự
xảy ra ở trần gian. Thái Quốc Mưu dùng địa phủ để chỉ trích trần gian, chỉ
trích những tệ nạn hoặc ít hoặc nhiều, hoặc nhẹ hoặc trầm trọng còn tùy vào
cái nhìn ở mỗi góc cạnh khác nhau nhưng nó đã thật sự xảy ra trên toàn thế
gian nầy không trừ một nơi đâu. Góp thêm với tiếng kêu của nhưng người có tâm
huyết, Thái Quố Mưu dóng lên nhiều tiếng trống tố cáo quyền lực của sự tối
tăm đã làm cho trần gian vốn chẳng thua gì tiên giới bao nhiêu lại trở thành
địa phủ, nơi lòng người “đen xì” và mặt người biến ra “trâu ngựa”
3/4/2014
Châu Thạch
ĐỌC THƠ LÊN TRỜI CỦA THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Chẳng biết nhà thơ Thái quốc Mưu có phải là tiên là
Phật hay không?. Nếu không phải là tiên là Phật thì đích thì ông là anh chàng
ngông thuộc hàng bậc nhất thế gian. Bởi vì ông làm thơ lên trời nhiều lần mà
xuống địa phủ cũng lắm khi. Thường thường, những người ngông thì hay kiêu
ngạo khiến cho trời không dung đất không tha nhưng cái ngông trong thơ Thái
quốc Mưu lại làm cho người vui mà trời cười thoải mái.
Đọc cái ngông của Thái quốc Mưu nhiều khi ta cũng
thấy mình lâng lâng siêu thoát như cùng ông viếng Ngọc Hoàng, thăm đja phủ.
Trước hết hảy
thưởng thức vài bài thơ tiêu biểu mà ông kể chuyện lên trời:
LÃO ĐIÊN CHẦU TRỜI
Ngọc
Hoàng hạ chiếu bảo về chầu
Vội lái phi thuyền diện kiến tâu Quan chức ngồi nghe ngàn mấy trự Bệ tiền tấu rỗi mỗi thằng tao Cái tình dân tộc còn đâu - Chán! Hai chữ nghĩa nhân cũng hết - Sầu! Thượng Đế nghe xong liền vỗ án... Tây Vương Thánh Mẫu thét: “Đau đầu!”
Atlanta, April. 7, 2012
Thái Quốc Mưu
Hai câu
mở của bài “Lão điên chầu trời” đã cho ta thấy hai cái ngông của nhà thơ. Thứ
nhất Thái quốc Mưu tự nhận mình là
quan chức nhà trời, vì chỉ có quan chức nhà trời thì mới lìa thế bay lên khi
nhận chiếu chỉ Ngọc Hoàng. Người trần mắt thịt của chúng ta chỉ bỏ thế gian
khi Satan mang lưởi hái tử thần đến điều đi trong đau khổ. Cái ngông thứ hai
là Thái quốc Mưu tự cho mình là phi hành gia số một trần gian, vì cho đến nay
chỉ có người cởi phi thuyền bay đến cung trăng chứ chưa hề có ai cởi phi
thuyền mà lên đến tận trời, nơi thượng đế định cư .Hai câu mở tưởng là Thái
quốc Mưu chỉ nói đến hai cái ngông để cười, nhưng thật ra còn thêm một cái
ngông ẩn trong hai câu thơ đó vừa cao siêu vừa thú vị. Đó là Thái quốc Mưu tự
cho mình có hai thân vị trong một con người. Thân vị là tiên khi ông nhận
chiếu chỉ Ngọc Hoàng và thân vị là người khi ông cởi chiếc phi thuyền bay
lên. Tiên thì chỉ về trời bằng mây hay bằng cá chép chớ không cởi phi thuyền
mà đi được. Người thì chẳng bao giờ nhận được chiếu chỉ của Ngọc Hoàng triệu
hồi về lại thiên cung. Thái quốc Mưu được về trời, lại vể trời bằng phi
thuyền của con người chế tạo, cho nên ông có hai thân vị của thánh thần và
của nhân gian. Vì mang hai thân vị đó nên qua hai câu thơ ở vế trạng, nhà thơ
Thái quốc Mưu coi mình như bình đẳng với thánh thần nhà trời mà phát ngôn
bằng những từ của giới bình dân trần thế:
Quan
chức ngồi nghe ngàn mấy trự
Bệ tiền
tấu rỗi mỗi thằng tao
“ Mấy
trự” là mấy đồng tiền lẽ. “Thằng tao” thì thằng là tự coi mình tầm thường,
“tao” là xưng hô với người ta không tôn trọng.
Quan
chức nhà trời ngồi trên ngàn vị nhưng được xem chỉ như là “mấy trự”, có nghĩa
là giá trị của họ chỉ bằng bạc cắt, bạc kênh thôi. “ Tấu rỗi” có nghĩa thong
thả tâu, lai rai trình tấu. Hai câu trạng chứng tỏ tại sân nhà trời, Thái
quốc Mưu và thánh thần không có ai trên ai dưới, phẩm cách như nhau. Chữ
“tấu” ở đây chỉ là cách nói lịch sự tôn trọng đám đông. Cách chơi chữ trong
hai câu thơ nầy rất hay vì tác giả tự nhún nhường hạ mình xuống làm “ thằng”
sau khi xem thường gọi đối phương nhà trời là ‘trự” và xưng “tao” với họ.
Quan chức nhà trời ngồi nghe ở đây không thể nổi nóng mà dễ dàng cười thông
cảm vì Thái quốc Mưu dùng cách xưng hô như người Dân Tộc: ai cũng gọi bằng
thằng và xưng lại là tau.
Qua vế
luận, lão điên không còn điên nữa mà lời phát ngôn nghiêm chỉnh như một hiền
nhân ưu tư về thế sự:
Cái
tình dân tộc còn đâu – chán!
Hai chữ
nghĩa nhân cũng hết –sầu!
Hai chữ
“chán” và “sầu” nhấn mạnh như kết luận tình hình trần thế mà lão điên trình
lên hội đồng thiên thượng cùng lời ta thán bày tỏ nỗi lòng lo âu vì thời cuộc
thế gian. Điều đó chứng tỏ sự tỉnh táo trong tâm thần người đứng trước bệ
tiền. Cái điên vừa qua chỉ là trò giả ngây ngô của một vì thần tiên pha cốt
cách con người đóng vai hài hước tạo nguồn vui. Lão điên bây giờ trở lại
nguyên hình là một sứ thần đầy uy tín. Do đó nhà trời tin ngay những lời ông
nói mới “vỗ án”, “đau đầu”.
Bài thơ
“lão điên chầu trời” như một nụ cười diễu cợt nhà trời. Nụ cười đó mang đầy
tính chất ngông nghênh, hài hước đem đến giữa thiên triều một không khí tươi
vui nhưng cũng gián tiêp tỏ ra nhân phẩm của con người không thua chi thiên
thượng. Đọc bài thơ ta thấy cõi trời và cõi người hầu như rất gần nhau và cái
điên của lão điên là cầu nối thân thiện giữ con người cùng thượng đế.
Qua một
lần khác, Thái quốc Mưu không chầu trời với tư cách sứ thần mà với tư cách
khách vãng lai:
VIẾNG
TRỜI
Nhân
tiện ngang qua ghé viếng Trời
Gặp
ông Thái Thượng vểnh râu cười
Một
đàn tiên nữ ra vồn vã
Mặt
ngọc Hằng Nga tỏa sáng ngời
Phật
Tổ giơ tay: “Chào Lão Đệ!”
Quan
Âm cất tiếng: “Á, Ông Lười!”
Nước
Trời trên dưới cùng tôn quý
Khác
với nhân gian lắm ngợm người
Atlanta,
Dec. 2, 2011
Thái
Quốc Mưu
Toàn
thể bài thơ trình bày một cuộc đón tiếp niềm nở của nhà trời với một người
bạn thân thương. Vị thần mà tác giả gặp đầu tiên là Thái Thượng Lão Quân.
Thái Thượng Lão Quân là tôn hiệu của một vị thần tiên trong Đạo giáo Trung
Quốc. Trong thần thoại Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất,
chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành. Thái Thượng Lão Quân ở
cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. TRong cung Đâu Suất có lò Bát Quái là
nơi luyện các loại tiên đơn thánh thủy để trường sanh bất tử. Tiếp đó tác giả
gặp Hằng Nga, Phật Tổ, Quan Âm và tiên
nữ vui mừng chào thưa vồn vã. Bài thơ cho ta thấy một không khí nhu hòa, tươi
vui, thân thiện chứng tỏ người đến thăm là người được nhà trời yêu thương mến
mộ. Trong bài thơ nầy tác giả chỉ bày tỏ một thân vị thần thánh của ông qua
lời lẽ trong thơ và qua cách đón tiếp của nhà trời. Lời thơ trong “Viếng
Trời” không chế riễu, không coi nhẹ người nước trời nữa mà cuối bài ông còn
ca tụng “Nước trời trên dưới cùng tôn quý”. Điều nầy dễ hiểu vì bây giờ ông
và họ cùng đẳng cấp như nhau, cùng mang chung thân vị thần tiên nên không có
sự tị hiềm ganh ghét . TRong bài thơ nầy tác giả thẳng thừng chê bai hạ giới
: “Khác với nhân gian lắm ngợm người”. Điều nầy không đáng trách, vì khi tác
giả đóng vai thần chánh hiệu thì phải nhận xét con người với tất cả công tâm.
Có như thế bài thơ mới thoát tục và mang hương vị ở chốn cao sang, thánh
thoát.
Thái quốc Mưu là một nhà thơ nhưng chính
thơ ông sáng tác lại đóng vai diễn viên trên sân khấu. Khi điên thì cái điên
cũng mượt mà, thanh nhã và chơn chất mà khi nghiêm chỉnh thì đường bệ, thanh
cao. Dầu điên hay tỉnh Thái quốc Mưu luôn có nụ cười hóm hỉnh, ý vị và hài
hòa như lan ra giữa cõi trời một niềm vui thú, làm cho cõi trời trở nên một
sân khấu cho khán giả trút đi ưu tư
phiền muộn trong tiếng cười. Rất nhiều thi sĩ đã về trời trong cơn say chếnh
choáng. Rát nhiều thi sĩ đã đứng trước bệ tiền miệt thị cõi bề trên. Thái quốc
Mưu thì không như thế. Khi thì ông về trời trong thân vị nửa tục nửa tiên để
hiểu thấu đáo niềm đau của loài người và nỗi khổ của đấng chí cao. Khi thì
ông về trời trong thân vị một vị thần để thư giản cho chính mình và thư giản
cho người thưởng thức thơ ông. Dầu về trời trong cương vị thế nào, thơ Thái
quốc Mưu đều tiềm ẩn trong đó một triết lý sống vui, nhẹ nhàng và thoải mái,
làm cho người đọc sau nụ cười thì chiêm nghiệm được phong cách sống ở đời cho
đẹp thêm lên ./.
Châu
Thạch
KHUYNH HƯỚNG TÌM NHÀN
TRONG THƠ THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Khuynh hướng thích sống nhàn đã có từ thời xa xưa trong văn thơ. Từ thời Đường bên Trung
Quốc có bài thơ
“Nhàn” của Bạch Cư Dị lưu truyền đến
nay một thái độ sống bình an tự tại để hưởng niềm vui.
Ở Việt Nam ta, nhàn là cách
muốn sống quen thuộc của nhà Nho xưa,
thường là bởi một lý do nào đó như chán ngán con đường hoạn lộ, bất đắc chí vì thời cuộc
đổi thay hay đã trả xong nợ sách đèn
nên tìm thú hưởng nhàn bằng cách tránh xa thực tại, tìm vui
trong thiên nhiên.
Thời Trần, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm xa lánh bả vinh hoa, tìm nhàn trong vui thú điền viên như cày cuốc, đi câu, gần gủi với thuyết vô vi của đạo Lão. Nhà
thơ Nguyễn Khuyến cũng ký gởi tâm trạng mình trong
các bài thơ Thu Ẩm, Thu Điếu, Thu Vịnh
để tìm quên thế sự trong cảnh thanh
nhàn giữa cảnh vật thiên nhiên.
Nguyễn Công Trứ cầu nhàn hưởng lạc trong những thú tiêu khiển khi còn đang tại chức và ngao du
sơn thuỷ tìm nhàn
khi nợ kẻ sĩ trả xong.
Ngày nay giữa thế kỷ 21, nhà thơ Thái Quốc Mưu cũng có khuynh hướng nhàn được thổ lộ trong bài thơ
“Tìm Nhàn”. Thử đi vào bài thơ
“Tìm Nhàn” của ông để để suy nghiệm thêm về cái lý do
và cái ý muốn nhàn của nhà thơ thời đương
đại:
Tìm Nhàn
Cuộc sống suy ra khổ luỵ nhiều
Cái tình nồng ấm chẳng bao nhiêu
Chi bằng lên núi đùa mây gió
Hoặc giả ra sông ngắm nắng
chiều
Nhật nhật trần gian thường tự tại
Thời thời cực lạc tất tiêu diêu
Thư nhàn vui với câu thơ phú
Gác gối… cùng ta lẩy, luận
Kiều.
Như trên đã nói các nhà thơ thời xưa có khuynh hướng hưởng
nhàn vì ảnh hưởng thuyết vô vi của Lão giáo, đồng thời
trong cuộc đời gặp sự cố bất bình, từ đó sinh ra
yếm thế.
Hai câu thơ nhập đề trong bài thơ “Tìm Nhàn’ của Thái Quốc Mưu chưa tìm thấy bị ảnh hưởng bởi đạo Lão nhưng
tư tưởng yếm thế cũng đã bộc lộ rỏ ràng khi cho cuộc sống là khổ luỵ và tình người chẳng nồng ấm bao nhiêu!
Thật thế, ngày nay con người bị quay cuồng chạy theo vật chất vì đòi hỏi của sự sống cần quá nhiều nhu
cầu bức thiết. Con người càng văn minh thì mức sống
vật chất càng cao, từ đó tinh thần bị suy giảm làm cho tình người bị giá lạnh đi. Chữ “khổ luỵ’ mà nhà thơ
Thái Quốc Mưu đã nói nó
thiên về phần tinh thần hơn phần vật
chất vì câu thơ kế tiếp bổ
nghĩa cho câu thơ trên là “cái tình nồng ấm chẳng bao nhiêu”. Chủ nghĩa cá nhân của phương tây càng ngày càng phát triển đem lợi ích là quyền tự do cá nhân được tôn trọng nhưng nó càng khiến loài người trở nên ích kỷ, khô khan tình yêu thương đồng loại, tha nhân.
Khi Thái Quốc Mưu nói “Cái tình nồng ấm
chẳng bao nhiêu” ông không đặt cá nhân
mình vào sự bất mản vì bị thua thiệt ở đời mà ta thấy tác giả nhấn mạnh chữ “Cuộc sống” nghĩa là chỉ vào sự suy thoái đạo đức chung của con người trong xã hội ngày nay. Khác với một Thái Quốc Mưu thường lên trời hay
xuống địa ngục, luôn luôn kiên cường, dè biểu, tố cáo cái xấu, mong
muốn sửa chửa con người một cách tích cực thì ở bài thơ nầy ông tỏ ra tiêu cực, lánh xa sự náo nhiệt, tìm nơi ở đem sự bình lặng cho mình:
Chi bằng lên núi đùa mây gió
Hoặc giả ra sông ngắm nắng
chiều
Hai chữ “chi bằng” và hai chữ “hoặc giả” cho ta thấy lên núi và
ra sông không phải là điều ông thật sự
mong muốn. “Đùa mây gió”, “ngắm nắng
chiều” chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Ta
thấy khác với các nhà thơ xưa, cái tinh thần vô vi của đạo lão không có
sẵn trong Thái Quốc Mưu, mà ở đây, cái
tinh thần dấn thân trong
cuộc đời có sẳn trong ông bị ngưng
trệ trong một vài phút giây xuống tinh
thần sinh ra yếm thế. “Đùa mây gió”, “ngắm nắng
chiều” với Thái Quốc Mưu không phải để tu thân, không phải để hoà nhập với đất trời như chính nó, mà
chỉ là cách
quay lưng lại, tạm quên cuộc đời nhọc nhằn khổ luỵ mà thôi. Tất nhiên các nhà nho xưa cũng chán đời mới tìm nhàn nhưng chữ “nhàn” đối với họ là con đường giải thoát còn chữ “nhàn” ngày nay của Thái Quốc mưu là con đường thư
giản tìm quên, không phải là cứu cánh.
Qua hai câu luận của bài thơ “Nhật nhật
trần gian thường tự tại / Thời thời cực lạc tất tiêu diêu”
được giải nghĩa là “Ngày
ngày trần gian mà ung dung
tự tại thì khi chết sẽ tiêu diêu miền cực
lạc” và hai câu kết “Thư nhàn vui với câu thơ phú /Gác gối…cùng ta lẩy, luận Kiều” cho thấy phong cách hưởng nhàn của nhà thơ ung
dung và tự tại nhưng chung quy vẫn chưa
thoát hẳn ra ngoài vòng tục luỵ. Chưa thoát hẳn ra vì
sao?
Đọc bài thơ “Nhàn” của Nguyễn
bỉnh Khiêm ta thấy tác giả thoát hẳn vòng danh lợi, lui về ở ẩn và sống lao
động, ăn uống giữa thiên nhiên và sự thật ông đã làm
như thế:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ao vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến
chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tợ chiêm bao.
Ngược lại đọc bài thơ “Tìm Nhàn” của Thái Quốc Mưu ta biết đó chỉ là ước mơ trong khi ông vẫn sống, làm việc trong
“cuộc sống suy ra khổ luỵ nhiều” nầy. Ở một bài thơ “Tìm Nhàn” khác, khẳn định cái quan niệm hưởng nhàn của nhà thơ như
là một nguồn vui mới thanh nhã hơn
nhưng vẫn dấn thân và năng
động:
Vinh nhục bao phen đã đủ rồi
Dại gì ta chẳng chịu
vui chơi
Lên non đùa giỡn cùng hoa bướm
Tắm biển tung tăng với nắng trời
Vẩy gió đùa mây trêu ã nguyệt
Căng bườm lướt sóng vượt ngàn khơi
Lên đèn, vung bút làm thơ phú
Nghiêng gối chung chăn với bạn
đời.
Tóm lại ta nhận thấy cái quan diểm hưởng nhàn của nhà thơ Thái
quốc Mưu là sự chắc lọc tinh hoa của tư tưởng người xưa cọng thêm tư duy
của mình trong
hoàn cảnh thực tế ngày nay.
Hoàn cảnh thực tế không cho
nhà thơ hành đạo như các tiên
ông xuất thế, quên đời, hoà mình trong cõi thiên nhiên. Vì vậy, thơ là sự thăng
hoa ước muốn của tâm hồn mình.
Cái hay trong thơ “Tìm Nhàn” của Thái Quốc Mưu là nhà thơ
không thánh hoá mình như tiên ông đạo cốt.
Đọc thơ ta không thấy cái cao
siêu giả tạo của hạng người lộng ngôn chỉ tu thân trên miệng lưởi
của mình. Đọc thơ ta
thấy con người thật của Thái Quốc Mưu vẫn còn lấm bụi trần nhưng lòng trần của ông luôn
ao ước những điều cao đẹp .
Thơ “Tìm Nhàn” của Thái Quốc Mưu cũng thể hiện
cho tâm tư của nhiều
bậc trí giả ngày nay, ước mơ một vùng bình yên để nghỉ dưởng tâm hồn nhưng
dễ đâu mà có được ./.
Châu Thạch
Đà Nẵng, ngày 1/9/2014
NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG TRONG
THƠ THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Hiếm có ai xa quê hương mà không nhớ đến quê hương.
“Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nỗi thành người” thơ của Đỗ Trung
Quân hầu như đã trở thành câu thành ngữ ăn sâu vào lòng người dân Việt . Tuy
thế, nỗi nhớ quê hương đó không phải ai cũng giống ai. Bởi mỗi người có sự
gắn bó với quê hương khác nhau, có hoàn cảnh xa quê hương khác nhau và sự
rung động của tâm hồn cũng khác nhau nữa, nên nỗi niềm thương nhớ quê hương
cũng có sự khác biệt trong nội tâm mỗi người. Thơ diễn tả nỗi nhớ quê hương
cũng thế, có bài da diết, có bài dằn vặt, có bài êm đềm sâu lắng, nhưng chung
quy tác giả nào thật sự yêu quê hương thì tiếng lòng của họ làm cho ngôn ngữ
của họ hồn nhiên đi vào tâm tư người đọc, mặc dầu thơ họ có thể tự nhiên như
là lời nói mà thôi. Ba nhà thơ mà tôi có cơ hội biết đến bút pháp của họ như
có hồn quê hương núp ở trong thơ, đó là Nguyệt Lãng, Trần Ngọc Hưởng và Thái
Quốc Mưu, trong đó nhà thơ Thái Quốc Mưu là người thật sự xa quê hương biền
biệt vì ông định cư ở xứ người bên kia bờ biển Thái Bình Dương.
Cũng như bao
người ly hương khác, mỗi độ xuân về thì nhà thơ Thái Quốc Mưu lại nhớ đến quê
hương, nhất là khi mùa xuân đến ở xứ ta thì nơi xứ người thời tiết vẫn còn
đông, khiến cho cõi lòng như cũng thành băng tuyết với không gian. Nỗi buồn
của Thái Quốc Mưu không giống với cái buồn của nhưng người hoà nhập với vùng
đất mới định cư, mà nỗi buồn của ông trĩu nặng bởi mặc cảm tấm thân mình bèo
dạt mây trôi:
Xuân đến xứ người đang tiết đông
Hỏi, đời ly xứ có buồn không?
Mả
mồ tiên tổ nhờ chăm sóc
Đền
miếu ông bà cậy ngó trông
Tất
bật xứ người quên tết đến
Mệt
lừ thân xác hết Xuân mong
Tấm
thân lạc xứ con bèo dạt
Mỗi
độ xuân sang tím ngắt lòng.
( Chạnh
Lòng)
Đáng khen là niềm băng khoăng đầu tiên trong lòng
tác giả khi nhớ đên quê hương là “Mả mồ tiên tổ”, “Đền miếu ông bà”. Điều đó
thể hiện bản chất hiếu kính luôn có trong con người Việt Nam chân chính cũng
có trong lòng tác giả bài thơ.
Nhà thơ Thái
Quốc Mưu không nhớ quê hương một cách bất chợt trong giây phút nào đó như
những người xa quê hương bận bịu với công việc
hay vui thú lao vào trong đời sống mới của đất nước
thiên đàng hạ giới. Thái Quốc Mưu thương nhớ quê hương một cách triền miên
theo bước đi của thời gian mà nhà thơ diễn tả là bước đi của “mùa” bằng chữ
“dấu” hay chính ra là xao động của thời gian trong vạn vật:
Đêm nằm nghe dấu xuân gần đến
Chạnh nhớ quê hương ướt sượt lòng
(
Than Thân)
“Dấu xuân” mà tác giả nghe trong đêm là gì?
Như tác giả đã viết ‘Xuân đến xứ người đang tiết
đông”, cho nên dấu xuân đó không thể là tiếng tuyết rơi, tiếng gió lạnh. Vậy
chỉ có thể tiếng “dấu xuân” ở ngay trong lòng tác giả suy nghĩ về xuân đang
đến trên quê hương xa xôi của mình. Dấu xuân ở đây là hình ảnh nhớ lại những kỷ niệm của mùa xuân quê
hương khi tác giả đang trằn trọc trong đêm ở xứ người, nơi xa ngàn vạn dặm
với quê hương yêu dấu của ông. “ Dấu xuân gần đến” là chỉ gần đến trên quê
hương của tác giả nhưng còn rất xa với nơi chốn ông ở, với căn phòng lạnh lẽo
ông đang nằm thao thức đêm đêm. Đọc hai câu thơ trên ta hình dung được Thái
Quốc Mưu đang lọt thỏm vào khung trời cô liêu rộng lớn của chốn không gian
ông đang ở và của chính tâm hồn ông đang cảm nhận.
Thái Quốc Mưu
thương nhớ quê hương biết bao nhiêu, và tất nhiên như bao nhiêu người khác
ông thương nhớ non sông đất nước, thương nhớ phong cảnh nên thơ và hữu tình,
thương nhớ những kỷ niệm ngọt ngào của thời còn trai trẻ, nhưng cái làm cho
da diết lòng mình vẫn là những cái đại diện cho “chùm khế ngọt” của quê
hương, mảnh vườn thân yếu thưở ấy:
Nhớ thuở ra vườn để ngoạn du
Cây cao vọng xuống tiếng cu gù
Sáo diều réo rắc cho mây đọng
Đàn dế êm đềm cất tiếng ru
( Nhớ
Quê)
Nhà thơ nhớ nhiều đến quê hương một phần cũng vì mùa
xuân trên xứ người chỉ là sự chua xót làm cho nhà thơ cảm thấy cuộc đời mình
trở nên vô cùng vô vị:
Xuân đến nghe lòng chua xót thay
Làm thân lưu lạc có gì hay?
(Nghiền ngẫm)
Chua xót bởi vì:
Quê người nhân nghĩa mờ sương khói
Đất mẹ nhân tình hoá bễ dâu
(Thán)
Nhà thơ Thái Quốc Mưu thuộc hạng người cố cựu, ông
thương nhớ cái nghèo trong khi đang sống trên đất người giàu sang và tiện
nghi đầy đủ:
Làm thân lạc xứ chao ôi nhớ!
Dưới cuộn khói lam bếp lửa hồng
(Nỗi
Niềm)
“Cuộn khói lam”, “bếp lửa hồng” tuy là cảnh đầm ấm
nhưng rất nghèo đối với nếp sống ngày nay của tác giả. Cảnh nghèo đó của một
thời xa xưa đối với nhà thơ thân thương, thú vị biết bao, canh cánh bên lòng
không bao giờ phai mờ trong tâm trí và cảnh đó người đi muốn giữ lại muôn đời
nên đã đem lòng lo xa cho thế hệ mai sau:
Muôn vạn chông gai khắp nẽo đường
Bụi đời pha mái tóc thêm sương
Tô son để tỏ tình non nước
Gát bút ngồi mơ chuyện cố hương
Nhớ mẩu cau trầu trong truyện cổ
Thương màu cam bưởi toả sau vườn
Mai đây, mốt nọ…rồi con cháu
Quên cả núi sông, cả cội nguồn/
( Nỗi
buồn xa xứ)
Quê hương đau đáu trong lòng, niềm nhớ triền miên
trong tâm trí đến nỗi nhà thơ đem vào trong giấc mơ quá khứ và hiện tại trộn
lẫn vào nhau:
Quay về nghe ngọn gió lao xao
Khơi dậy trong ta nhớ thuở nào
Vác cuốc đào bờ moi chú dế
Tranh
phần há miệng chưởi mầy tao
Ở nơi chôn rún bên đồng nội
Mang giỏ ra đìa dưới bóng cau
Con cá bạc đầu ngoi mắt nước
Giậc mình tóc trắng phủ bờ ao
.
( Về chốn
xưa)
“Giậc mình tóc trắng phủ bờ ao” chẳng khác chi một
giấc Nam Kha khi “Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”. Đọc bài thơ ta thấy
tâm trạng hụt hẫng vô cùng của tác giả khi giậc mình tỉnh ra thấy đời đã qua,
tóc mình đã bạc.
Lời thơ của
Đỗ Trung Quân “Quê hưởng mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mà thôi” rất
đúng, cho nên nhà thơ Thái Quốc Mưu
dầu nằm trên chăn ấm nệm êm vẫn nhớ đến nơi mà mình “vác cuốc đào bờ”, “mang
giỏ ra đìa” thời gian khổ thuở xưa. Nhà thơ thì biến nỗi nhớ thành thơ là sự
thường tình, nhưng lời thơ đơn sơ, ý thơ mộc mạc mà tình thơ thấm thía là
điều rất khó khăn thay. Đất mẹ linh thiêng, cho nên ai yêu quê hương thì linh
thiêng có ở trong lòng, lời nói ra hay thơ sáng tác ra đều có tiếng quê hương
ẩn chứa trong đó khiến cho âm vọng làm rung động con tim biết bao người ./.
Châu Thạch
“NGỢM
NGƯỜI” TRONG THƠ
THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Nếu
ai hỏi tôi nhà thơ Thái Quốc Mưu yêu gì và ghét gì nhất, chắc có lẽ tôi không
trả lời được điều yêu nhất, nhưng điều ghét nhất của Thái Quốc Mưu thì qua
thơ ông quá rõ ràng.
Trong
bài thơ khóc Nguyệt Lãng, một trong những người bạn thơ thân nhất của Thái
Quốc Mưu, nhà thơ đã khuyên người quá cố đừng trở lại trần gian chẳng phải vì
trần gian là chốn sinh, lão, bệnh, tử hay điều gì khác mà chỉ vì trần gian là
chốn có nhiều “ngợm người”:
Đừng
nên trở lại nơi trần thế
Một
cõi quanh anh lắm ngợm người
(Khóc
Nguyệt Lãng)
Trong
một lần “Viếng Trời” nhà thơ cũng so sánh sự khác biệt đáng kể nhất giữa cõi
trời và cõi người mà cõi người có lắm “ngợm người”:
Nước
trời trên dưới cùng tôn quý
Khác
với nhân gian lắm ngợm người
(Viếng
Trời)
Vậy
“ngợm người”là gì?
Thật
ra chữ “ngợm người” không tìm ra một định nghĩa chính xác. Tự điển Việt Nam
có sách định nghĩa: “ngợm người” là người ngu dại”; có sách định nghĩa: “ngợm
người” là người, với ý nghĩa xấu nói chung”. Lại có người cho chữ “ngợm” phát
xuất từ chữ “ngựa” nên chữ “ngợm người” là, “nửa ngựa nửa người, nghĩa là
người không ra người mà ngựa chẳng ra ngựa”. Cũng có giải thích “ngợm người”
như sau: “Ngợm là gì? - Ngợm cũng đi bằng hai chân, mặc quần áo, mang hia,
đội mão, có trí tuệ, có tiếng nói, ăn từ thượng vàng hạ cám đến cao lương mỹ
vị xuống bắp luộc khoai nướng nhưng khác con người ở chỗ, con người có thể ăn
được đủ thứ nhưng không bao giờ ăn thịt đồng loại, còn ngợm thì đến thịt đồng
loại cũng sẵn sàng ăn sống nuốt tươi” (Tất nhiên người mà ăn thịt người chỉ
nói theo nghĩa ngụ ý mà thôi).
Như
thế chữ “ngợm người” cũng như chữ “chó má”. “Con chó có thể ăn bẩn nhưng dứt
khoát không ăn thịt đồng loại, còn con má về hình thức giống y như con chó
nhưng đến thịt đồng loại cũng không từ! Có người nghĩ rằng, “ngợm người” là
lũ người “điên” cần phải đi học. Học gì? - Học làm người, học để biết thiên
chức của con người”.
Xem
như thế “ngợm người” hay “người ngợm” quả nhiên không phải người tốt.
Tóm
lại, “ngợm người” để chỉ những kẻ có hình thể, vóc dáng của con người, nhưng
cách sống với đồng loại, chưa đạt được cái bản chất đích thực của CON NGƯỜI,
mà tôi đã đọc trong mục danh ngôn đâu đó câu: “Hãy sống sao cho người ra
NGƯỜI” của Thái tiên sinh.
Ngoài
ra, trong bài thơ Niềm Mơ Ước Vĩ Đại Của Tôi, Thái Quốc Mưu đã viết:
Mặc
ai mơ nước Thiên Đàng
Mặc
ai mơ cõi Niết Bàn xa xôi
Tôi
sinh ra giữa Đất, Trời.
Chỉ
mong làm được CON NGƯỜI – viết hoa.
Theo
Thái Quốc Mưu thì giống động vật mang tên người, khi được “Viết hoa” thành
CON NGƯỜI thì vô cùng khó khăn, lớn lao, vĩ đại, và cao quý hơn tất cả. Nó
nằm trên tất cả những ước mơ – kể cả Thiên Đàng hoặc Niết Bàn. Bởi, khi tất
cả giống người biết tu thân để trở thành CON NGƯỜI được viết hoa, thì xã hội
lúc đó đa số chỉ có những CON NGƯỜI đích thực là NGƯỜI. Họ toàn là bậc chính
nhân quân tử, lương thiện, gắn bó yêu thương,... thì Thiên Đàng hoặc Niết Bàn
đã hiện hữu giữa trần đời, chẳng phải tìm đâu xa. Khi ấy, lũ “ngợm người”
không còn đất dung thân, chẳng thể tồn tại. Sẽ tự diệt.
Bây
giờ qua thơ Thái Quốc Mưu ta thử tìm xem những thành phần nào trong xã hội mà
nhà thơ ghét nhất? Câu trả lời, chính xác nhất, đó là lũ “ngợm người”.
Trong
bài thơ “Trên Chót Đỉnh” Thái Quốc Mưu đứng trên núi nhìn xuống “đời”, ông đã
thấy “lắm lũ loài”. Ông dùng chữ ‘lũ loài” chứng tỏ ông rất ghét hạng người
nầy, đó là hạng người tranh bả lợi danh, giựt dành lợi lộc làm mất cái nhân
tính đích thực của CON NGƯỜI:
Ngó
xuống. Ôi chao lắm lũ loài
Tranh
chấp bả danh nhân tính mất
Giựt
dành lợi lộc hận thù sôi
(Trên
chót Đỉnh)
Cái
bọn người mà bả danh vọng và lợi lộc đã làm cho họ sôi máu hận thù, mất đi
nhân tính đó, đã được nhà thơ gọi đích danh trong bài thơ “Khác Biệt” của
ông:
Quan
tham đầu óc như “lì đỗn”
Chỉ
biết thu gom với nhét vào
(Khác
biệt)
Đọc
ngược hai chữ đóng trong ngoặc kép ta thấy Thái Quốc Mưu khinh bọn quan tham
đến cỡ nào.
Và
với Thái Quốc Mưu bọn người ấy không những là phường phi đạo đức, bất tài,
bất nhân, bất nghĩa, tham lam vô tận, lừa bịp, thất học, ngô nghê trước quần
chúng; vậy mà hay lếu láo khoe khoang, vênh váo,... ăn trên, ngồi tróc để lèo
lái mọi việc chẳng khác nào như bác tài vừa dỡ lại ba hoa:
Đạo
đức trống không hay lếu láo
Chân
tài rỗng toác cứ thày lay
(Có
những bác tài)
Nhà
thơ Thái Quốc Mưu không tiếc lời giận dữ điểm mặt bọn người xấu xa trên với
lời lẽ vô cùng cay cú:
Hôm
sớm đem đầu ra đội đít
Trưa
chiều gục mặt để chờ khi
Cong
lưng đổi miếng mồi danh lợi
Ngậm
miệng ăn ba cái bã chì
(Vịnh
ông Táo)
Và
cuối cùng Thái Quốc Mưu không còn nể nang gì nữa và thẳng tay chỉ vào mặt bọn
người mà ông ghét nhất trên trần gian nầy, công bố, vạch trần tội lỗi xấu xa
nhơ nhuốt của họ, lũ “ngợm người” mà từ xưa đến nay thời nào cũng có:
Quan
ôn xưa nay
Phẩm
chất kém - cần sơn, phết, xi
Bằng
cao. dốt rặt mới ly kỳ
Văn
thư nguệch ngoạc run cầy sấy
Chữ
ký loằng ngoằng méo miệng ghi
Quán
nhậu nghênh ngang tuồng hổ, sói
Cửa
quyền hống hách tựa tần, phi
Gặp
thời chồn cáo vươn nanh vuốt
Sớm
tối vênh vênh cái mặt chì.
Vậy
qua thơ ta biết thứ mà nhà thơ ghét nhất trên đời là ai vậy?
Tất
nhiên không phải là những người mang chữ “ngợm” với nghĩa xấu bình thường.
Tất nhiên, đó không phải là người ngu dại; tất nhiên không phải người khuyết
tật, người phạm tội hình sự, kẻ vô tình, vô tâm... Nói chung tất cả những bị
cho là “người xấu” đó, đều không phải thứ “ngợm người” mà Thái Quốc Mưu muốn đề
cập. Thái Quốc Mưu nói thẳng lũ ngợm người ấy chính là những kẻ ngồi ở ghế
quan lại trên cao mà kém tài, thất đức, bám danh hưởng lợi,...
Qua
thơ Thái Quốc Mưu, bọn “ngợm người” là bọn “Quan ôn” vô lại. Bọn đó làm cho
nhà thơ Thái Quốc Mưu chán chê thế gian nầy đến nỗi ông đã nhắn với người bạn
thơ tri âm của mình:
“Nhớ
bút hãy đùa cùng trăng gió
Thèm
thơ xin nhắn cái thằng tôi”
nhưng,
Đừng
nên trở lại nơi trần thế
Một
cõi quanh anh lắm ngợm người”.
Với
bọn “ngợm người” nầy nhà thơ Thái Quốc Mưu cho rằng đã hết thuốc chửa rồi,
cho nên ông chẳng cần nhắn nhủ khuyên lơn, dạy bảo gì họ cả, mà chỉ lắc đầu
bỏ đi, buông ra cho chúng một câu để nhớ đời:
Chớ
tưởng quyền uy thay trí óc
Đừng
hòng sỏi đá hoá trân châu ./.
(Biển
Đời)
Châu
Thạch
Hình ảnh người quân tử trong bài thơ
“Cây Sào” của
Thái Quốc Mưu
Châu Thạch
Cây Sào
Thái Quốc Mưu
Vóc thẳng lòng ngay
đứng giữa trời
Nặng tình sông nước
mãi không vơi
Vung lên ác điểu
hồn chao đảo
Thọc xuống kình ngư
vía rụng rời
Bốn cõi mênh mang
vầng nguyệt chiếu
Một đời rực rở ánh
dương soi
Gió mưa, mặc gió
mưa vùi dập
Sông nước nặng tình
mãi mãi thôi./.
TQM
Lời bàn: Châu Thạch
Quân tử là mẫu
người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo. Người quân tử có năm đức
tính, chín tiêu chuẩn làm người và tám bậc thang hàng động. Nói chung người
quân tử là người tốt, có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đầy đủ, cương trực, nhân
ái và trí tuệ. Từ xưa đến nay người ta thường dùng cây trúc, cây tùng là loài
cây đứng giữa trời đất chịu đựng gió sương, bão táp để làm biểu tượng cho
người quân tử. Nhà thơ Thái Quốc Mưu không theo thông lệ, ông dùng cây sào là
một dụng cụ để chống thuyền đi trên sông nước làm hình ảnh để tôn vinh người
quân tử, nhờ đó người quân tử dưới ngòi bút Thái Quốc Mưu có đầy đủ tính chất
cao thượng của bậc hào kiệt nhưng lại rất gần gủi với chúng ta trong cuộc
sống đời thường. Suốt bài thơ tác giả không dùng chữ “Quân Tử” nào nhưng “Cây
Sào” được miêu tả mang đầy đủ tác phong của con người có tư cách đó.
Vào hai câu mở của
bài Đường thi, Thái Quốc Mưu đã nhân cách hoá cây sào trở thành một nhân vật
có đời sống, có cả nội tâm:
Vóc thẳng lòng ngay
đứng giữa trời
Nặng tình sông nước
mãi không vơi
“Vóc thẳng lòng ngay”
là hình dáng của cây sào nhưng vóc thẳng và lòng ngay cũng nói lên tính cương
trực của người quân tử luôn luôn không chịu luồn cúi và không nghiêng theo
điều sai quấy trong xử thế giữa đời. “Đứng giữa trời” là hoàn cảnh công viềc
hằng ngày của cây sào nhưng đứng giữa trời cũng là hình ảnh của người hiên
ngang không sợ gian lao, không sờn nguy hiểm, kiên gan trước mọi thử thách
đến với mình. “Nặng tình sông nước mãi không vơi” là sự tiếp xúc hằng ngày
giữa cây sào và sông nước để đưa con thuyền đi nhưng ở đây, sông nước còn có
nghĩa là nước nhà, là tổ quốc, là giang sơn nên nặng tình sông nước mãi mãi
không vơi là tình yêu non sông đất nước canh cánh trong lòng.
Với hai câu thơ mở
đầu, tác giả dựng lên một vật tầm thường nhưng cho ta nhìn thấy ở vật đó, hình
ảnh tổng quát của một nhân vật mà ta quý trọng
Vào hai câu Trạng,
ý chí và sự hào hùng của người quân tử được khoác lên mình cây sào, khiến cây
sào vô tri trở nên vô cùng sống động:
Vung lên ác điểu
hồn chao đảo
Thọc xuống kình ngư
vía rụng rời
Thực tế khi cây sào
chỉa lên trời hay chọc xuống nước thì các loài chim và loài cá phải tránh xa.
Tác giả Thái Quốc Mưu cường điệu thêm hình ảnh đó, cho loài chim thành ác
điểu, loài cá thành kình ngư, mục đích để ám chỉ bọn đầu sỏ xấu xa phải kinh hồn tản vía trước uy phong
của người quân tử. Cây sào l àm
cho loài cầm thú hoảng sợ hay chính đó là uy lực của công lý khiến cho cường
quyền né tránh. Đây là mẫu người xã hội cần, họ ở trong hình ảnh của cây sào
chứ không phải hình ảnh của cây gươm, cây kiếm. Hình ảnh cây gươm, cây kiếm
đại diện cho hiệp sĩ hay đại diện cho quan lại công minh. Hình ảnh cây sào
trong bài thơ như đại diện cho anh hùng áo vãi, những con người bình dân
trong đời sống bình thường nhưng nhân cách lớn, ý chí cao, có khả năng can
thiệp, xoá bớt bất công hay ít ra cũng sống một đời cương trực làm khiếp sợ,
đẩy lùi bóng đen tội lỗi. Những con người đó không chỉ họ
có tấm lòng nặng
với non sông, với nhân quần xã hội, mà họ còn có đời sống, có tâm hồn bao la,
trong sạch như tấm gương vằn vặt sáng trong hai câu luận của bài thơ:
Bốn cõi mênh mang
vầng nguyệt chiếu
Một đời rực rở ánh
dương soi
“ Vầng nguyệt
chiếu”, ánh dương soi” ở đây chỉ tư cách cây sào như ánh trăng, như mặt trời
vừa dịu dàng vừa sáng tỏ, chính đại quang minh. Nhà thơ diễn tả cây sào có sự
sáng của chân lý chiếu rọi, có vẽ đẹp của trời đất vừa mênh mang vừa rực
rở trong tâm hồn. Đó hoàn toàn là tính
chất của người quân tử hay nói đúng hơn nhà thơ đã cho cây sào mang nhân cách
người quân tử.
Cuối cùng, trong
hai câu kết của bài Đường thi, nhà thơ Thái Quốc Mưu hầu như khẳng định người
quân tử ở giữa cuộc đời nầy luôn luôn bị đoán phạt, luôn luôn hứng chịu bao
vùi dập của gió mưa, nhưng đã làm người chân chính thì mang nghiệp dĩ vào
mình mãi mãi không thôi:
Gió mưa, mặc gió mưa
vùi dập
Sông nước nặng tình
mãi mãi thôi.
Như trên đã nói,
chữ “sông nước” ở đây còn có thể hiểu xa là non sông, là tổ quốc cho nên bài
thơ còn có ý nghĩa chỉ những con người nặng lòng vì quê hương, một đời hy
sinh cho lý tưởng cao đẹp, trừ gian diệt bạo đem công bằng, an ninh cho con
người, cho nhân quần xã hội.
“ Cây Sào” là bài
thơ ca tụng mẫu người chân chính ở thời đại nào cũng được tôn vinh, nhưng chủ
yếu tác giả mượn cây sào để gởi tiêu chí sống của chính mình vào đó. Bài thơ
trực tiếp tự nhủ lòng mình và gian tiếp nhắn nhủ với mọi người phải sống như
cây sào để một đời có “vầng nguyệt chiếu”, có “ánh dương soi”. Sống như người
quân tử không hổ thẹn bao giờ ./.
Châu Thạch
ĐỌC BÀI THỎ
“VỊNH CÁI TRỐNG”
CỦA THÁI QUỐC
MƯU
Châu Thạch
Vịnh cái trống
Thái Quốc Mưu
Cái mặt căng căng
vẻ lạnh lùng
Óc đâu chẳng có,
ruột gan không!
Nên hư chẳng khỏi
tay người khiến
Lớn, nhỏ không qua ý
kẻ dùng
Có mặt không tròng
nên nhục xác,
Vô hồn, lớn tiếng
mới khòm lưng
Nghe qua vẫn tưởng
vinh vang đó!
Tận mắt mới hay nỗi
khốn cùng! ./.
TQM
Lời bàn:
Cái trống là một
nhạc cụ mà từ xưa đến nay thơ văn ca tụng đã nhiều. Nhà thơ Thái Quốc Mưu đã
làm một điều ngược lại, chê trách cái trống.
Thật ra, nhà thơ
muốn nhân cách cái trống để qua đó mượn trống khiển trách hạng người xấu xa,
chứ không ai không yêu mến trống, kể cả tác giả của bài thơ vịnh trống.
Hai câu thơ vào đề
tác giả đã giới thiệu cái trống bằng những lời nặng nề:
Cái mặt căng căng
vẻ lạnh lùng
Óc đâu chẳng có,
ruột gan không!
Trống thì trên mặt
phải căng bằng da, chung quanh bằng gỗ và trong lòng thì rổng ruột để tiếng
kêu to, tròn và ấm. Cái trống vô tội đã bị nhà thơ xỉ vả không hề kiên nể.
Tuy thế, đọc thơ ai cũng biết nhà thơ không ác cảm với trống mà ác cảm với
bọn người hợm hỉnh nhưng đức, tài trống rổng mà thôi. Mặt trống mà không căng
thì tiếng trống đánh không thể vang xa, nhưng nếu mặt người mà “căng căng”
như mặt trống thì trên đời chỉ có ở hai hạng người. Hạng thứ nhất ăn uống
thừa mứa làm cho má phồng lên, mặt to ra, da láng mở khiến khi nhìn liền liên
tưởng đến họ Trư. Hạng thứ hai là hạng “vác mặt lên trời” vì tưởng hơn thiên
hạ, đi đâu cũng kênh kiệu, lên mình tự cao tự đại. Cả hai hạng nầy đều là thứ
thiếu suy nghĩ, hèn nhác nên nhà thơ cho là thứ không ruột, không gan, không
óc: “Óc đâu chẳng có, ruột gan không”
Qua vế Trạng của bài thơ Thái Quốc Mưu cho
biết, cái hạng tiểu nhân mà nhà thơ giới thiệu ở trên vì không óc, không lòng
nên dương dương tự đắc. Sự thật họ chỉ như cái trống vô hồn bị chủ khỏ lên,
phải làm theo ý muốn của chủ mình:
Nên hư chẳng khỏi
tay người khiến
Lớn, nhỏ không qua
ý kẻ dùng
Đây là hạng người
có tài xu nịnh, thường dựa thế cậy quyền, làm nô lệ kẻ khác nhưng huênh hoang
tự đắc và sẳn sàng bán linh hồn mình cho ma quỷ để mua lấy điều lợi cho mình.
Bọn nầy ở địa vị cao thì làm tôi đòi cho thế lực đen, ở địa vị thấp thì khom
mình trước người trên, hống hách với người dưới. Tất cả đều giống cái thùng
trống rổng mà kêu to. Tác giả không dùng cái thùng để chỉ bọn người nầy vì
cái thùng thì bề ngoài xấu, tiếng kêu không hay ai mà không biết, còn cái
trống thì tiếng kêu hay, lại hình dáng bề ngoài cũng đẹp nên đem ví với bọn
người lừa đời, tôn hót, nịnh bợ có lời nói ngọt ngào, cử chỉ cung kính với bề
trên thì đúng vô cùng vì họ nguỵ trang được sự xấu xa của mình.
Bước qua hai câu luận nhà thơ chỉ ra phần
thiếu hụt của trống hay đúng ra, nguyên nhân tính chất xấu xa của con người
mang đặc tính vô tri của trống:
Có mắt không tròng
nên nhục xác
Vô hồn, lớn tiếng
mới khòm lưng
“Có mắt không
tròng”, “ Vô hồn, lớn tiếng”: Điều đó đối với cái trống thật thì không tội
lỗi gì nhưng đối với con người, nếu có mắt không tròng thì ở trong tối tăm,
nếu vô hồn mà lớn tiếng thì chỉ rống lên như loài thú vật mà thôi. Cái trống
thì chắc chắn không hồn và trên thùng trống có nhiều mắt cây nằm trên sớ gỗ,
có khom lưng và nhục xác hằng ngày vì dùi trống đánh lên trên. Hình ảnh chịu
đựng của cái trống là hình ảnh đau khổ của hạng người mất phẩm chất làm
người, trở nên vô hồn như cái trống, bị xử dụng nhưng có biết đâu, vẫn khoe
mình ồn ào cho tiếng được vang xa. Hạng người nầy họ tự bằng lòng với cuộc
sống tôi đòi. Nghe lời khoe khoan của họ tưởng họ hơn đời nhưng nhìn kỷ thì
họ là những kẻ khốn cùng trong xã hôi. Điều đó được tác giả tỏ bày trong vế
kết luận của bài thơ:
Nghe qua những
tưởng vinh vang đó!
Tận mắt mới hay nỗi
khốn cùng!
Thực chất cái trống
là vật vô tri vô giác, nó là thành quả của nền văn hoá loài người nên nó là
phương tiện để con người vui chơi, giải trí và qua âm thanh thổ lộ tâm tư
tình cảm của mình. Trống là nhạc cụ đáng yêu, đáng quý, đáng trọng, nhưng nếu
con người mà có tính chất vô tri, vô giác như trống thì ngược lại họ vô cùng
xấu xa đúng như bộ mặt xấu mà nhà thơ Thái Quốc Mưu đã dùng trống để ám chỉ
họ. Bài thơ cho ta suy nghiệm: nếu trống mà có hồn người thì âm thanh bay
bổng nhưng người mà không linh hồn như trống thì là người xấu trên đời./.
THƠ NÓI
HOANG CỦA THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
Tự điển
VN định nghĩa chữ “ngộ nghĩnh” là “lạ và khác thường”.Vậy tôi xin dùng chữ
nầy để nói về một số bài thơ của nhà thơ Thái Quốc Mưu.
Tất
nghiên chữ ngộ nghĩnh không dùng như nói một đưa bé ngộ nghĩnh mà ở đây là
những bài thơ ngộ nghĩnh tức là những bài thơ có sự tinh tế và độc đáo riêng
của nó. Độc đáo vì những bài thơ nầy có một chút lập dị, một chút ngông, một
chút hài hước nhưng ý có chứa ẩn dụ cho đời suy nghiệm.
Trước
hết hãy đọc bài thơ “Bãi Biển chiều Buông”:
Bãi
biển chiều buông sóng dập dồn
Cạn nguồn ta kết thử vần ôn Từng bầy xuân nữ nằm phơi rốn Mấy đám thanh niên đứng ngắm... ồn Đồi núi cỏ cây chen chúc lá Triền khe mạch suối luyến lưu hồn Ông to, ông nhỏ, ông…dân giả Nào kẻ chẳng mê thú vỗ... ồn.
Đọc hai
câu thơ đầu ta tưởng nhà thơ Thái Quốc Mưu là người không biết làm thơ, vì bí
thế không tìm ra từ ăn vận với chữ “dập dồn” ở câu thơ trên nên ghép đại chữ
“vần ồn” vô nghĩa vào thơ. Thường thường đó là cách làm thơ “con cóc” của
những người mù tịt về thơ. Thế nhưng đọc tiếp những vế thơ sau thì ta thấy
chữ “vần ồn” mở ra một bầu trời rộn rịp, vui vẻ của bãi biển chiều buông.
“Vần ồn” từ chỗ khô cứng trở thành cánh cửa linh hoạt cho ta bước qua một khung
trời tươi vui, đã mắt.
Thế rồi
hai câu thơ tiếp:
Từng
bầy xuân nữ nằm phơi rốn
Mấy đám thanh niên đứng ngắm... ồn
Có thể
nói rằng hai câu thơ nầy tác giả tả chân. Hình ảnh các cô gái thanh xuân nằm
phơi nắng hiện ra gần như lỏa lồ trước mắt chúng ta. Hình ảnh mấy đám thanh
niên với cái nhìn khả ố cũng hiện ra trước mắt chúng ta. “Ngắm... ồn” là ngắm
gì? Ồn là tiếng động thì nghe bằng tai chứ làm sao ngắm bằng mắt được. Tất
nhiên người đọc phải hiểu chữ “ngắm... ồn” theo nghĩa xấu hơn qua hình thức thêm
chữ “Lờ” trước chữ “ồn”. Câu thơ đến đây trở thành tục và hình ảnh đến đây
trở thành dục. Tuy thế cái tục và cái dục trong thơ không làm cho chướng mắt
chướng tai mà hiển hiện ra trong trí ta một bức tranh sống động với những
hình ảnh, những âm thanh vui tai, vui mắt.
Hai câu
luận của bài thơ như sau:
Đồi núi
cỏ cây chen chúc lá
Triền khe mạch suối luyến lưu hồn
Hai câu
thơ nầy tác giả tả phong cảnh trên bãi biển nhưng cố ý làm cho người đọc liên
nghĩ đến những bộ phận trên cơ thể các cô xuân nữ đang nằm “phơi rốn” kia.
Cách chơi chữ trong hai câu thơ trên làm cho hình ảnh như một bức tranh phóng
tác và làm cho hình ảnh tục mà ta liên tưởng tới không trắng trợn.
Đến hai
câu kết của bài thơ tác giả dùng cái cười chế diễu theo kiểu Hồ Xuân Hương xưa
kia để gom hết người đời vào trong cái sở thích “làm ở chỗ kín” kia:
Ông to,
ông nhỏ, ông... dân giả
Nào kẻ chẳng mê thú vỗ... ồn
Lại
chơi chữ “vỗ... ồn” nữa. Chắc chắn người đọc nào cũng nghĩ rằng phải thêm một
chữ “Lờ’ trước chữ “…ồn” là đúng ý.
Thật ra
tác giả chơi chữ thật là khéo léo, không dùng cách nói ngược như nhiều người
đã thường dùng từ xưa đến nay. Chữ “ngắm... ồn” trong câu thơ trên thật ra là
“ngắm cồn”. Có thể hiểu ngầm “ngắm cồn” là ngắm các phần nhô lên trên thân
thể các cô nằm phơi nắng, còn nghĩa trắng là ngắm các đồi cát trên bãi biển
chiều buông. Chữ “vỗ... ồn” trong câu thơ dưới thật ra là “Vỗ bồn” có nghĩa
là mọi người đều thích vỗ bồm bộp trên mặt nước khi tắm trên biển hay khi
ngồi tắm trong bồn. Ngoài ra, “vỗ bồn” còn là điệu nhịp, một thú chơi tao nhã
của giới tao nhân mặc khách. Thầy Trang Tử từng “vỗ bồn vừa ca”.
Hai chữ
“ngắm... ồn” và “vỗ... ồn” được tác giả giải thích cuối bài thơ sau khi để
cho người đọc được cười tủm tỉm trong cái vui hiếu kỳ và cười vui vẻ khi hiểu
ra các chữ đánh đố kia.
Bây giờ
ta hãy đọc tiếp một bài thơ “ngộ nghĩnh” khác của Thái Quốc Mưu:
CỘI
NGUỒN
Ta vốn sinh ra ở chốn nầy Bởi dòng kinh, đất bị chia hai Ven bờ chằng chéo dây leo phủ Hạt giống gieo neo giữa luống cày Mương rạch xẻ lằn như mắc cưởi Ranh rìa đắp cạn chẳng kiêng ai Soi bờ lỗ mội tuông ra rả Hôm sớm cứ lo đóng cọc hoài.
Trong
bài thơ “Cội Nguồn” tác giả tả nơi chốn mình sinh ra nhưng dòng thơ cũng
khiến cho người đọc liên tưởng cái bộ phận mà mọi người đều chui ra từ đó.
Chữ
“Cội Nguồn” mang hai ý nghĩa, một nghĩa trắng và một nghĩa đen. Nghĩa trắng
chỉ gốc gác của người là một vùng đất hoang sơ, nghĩa đen chỉ “cái chỗ” nơi
mà người sinh ra nó cũng rậm rạp như thế. Ta thấy dầu bài thơ nầy mang ý nào
thì chốn “cội nguồn” rất phì nhiêu ấy cũng đem đến cho ta sự thanh tịnh, lắng
đọng trong tâm hồn và một sự yêu mến trước hình ảnh dòng kinh, mương rạch
kia. Khi hiểu theo nghĩa trắng của bài thơ thì “Cội Nguồn” là địa phương nơi
tác giả sinh ra. Nhưng, khi hiểu theo nghĩa đen của bài thơ thì “Cội Nguồn”
là nơi mọi người từ long mẹ chui ra. Tác giả cố ý tả cái phong cảnh còn hoang
sơ như từ thuở hồng hoang để ám chỉ cái chỗ mà loài người lọt ra, làm cho bài
thơ không dung tục mà chan chứa hình ảnh gắn bó thân yêu nữa.
Bây giờ
xin mời bước qua cái “Sân Tennis cũ” của tác giả:
SÂN
TENNIS CŨ
(Gởi Hoa Trong Hoa)
Cái sân
Ten-Nít đã bao đời
Sạt lún lung tung chỗ lõm, lồi Mấy vạch phân chia ba bốn mảnh Đường viền đứt đoạn mấy lằn vôi Chung quanh cỏ mọc lan tràn khắp Một vũng nước dâng mấp mé rồi Cây vợt nằm lỳ trên góc xó Banh lông hai quả chẳng còn hơi.
Cái sân
Tennis cũ thì chẳng có gì đặc biệt nhưng tác giả đã lồng vào nghĩa đen của
bài thơ làm cho bài thơ trở nên có ý nghĩa và làm cho cái sân Tennis thật trở
nên sinh động. Sự loan lỗ của cái sân Tennis cũ là một sự phí phạm nơi dùng
để vui chơi của con người. Những hình ảnh miêu tả cái sân làm ta liên tưởng
đến cái sự bỏ không phí phạm cái của giống cái và cái của giống đực.
Hai đồ
vật phồn thực của giống cái và giống đực được tác giả đem phơi bày lộ thiên
được mô tả đươi hình ảnh cái sân Tennis nên mất đi cái hình ảnh xấu khó nhìn.
Cái sân Tennis là nơi con người chơi thể thao đã bị bỏ đi hư hao. Qua sự diễn
tả khéo léo của tác giả khiến người đọc liên tưởng cái sân thành bộ phận của
nữ và của nam bị “bỏ quên” không hoạt động lâu ngày và trở nên vô dụng.
Tác giả
thái Quốc Mưu còn nhiều bài thơ như thế, những bài thơ mà tôi cho là “ngộ
nghĩnh” vì nó luôn luôn mang hai hình ảnh và một ý nghĩa. Một hình ảnh thật
là hình ảnh mô tả sự vật thật của nó. Một hình ảnh ảo được gợi lên từ hình
ảnh thật khiến cho người đọc cười tươi vui vẻ thích thú! Cả hai hình ảnh đều
hàm chứa một ý nghĩa trong lẽ sống ở đời. Đa số những bài thơ loại nầy tác
giả không dùng từ ngữ nặng nề. không dùng hình ảnh thô tục trắng trợn nhưng
vẫn đem đến cho người đọc nụ cười hóm hỉnh.
Tất
nhiên các nhà thơ làm thơ theo kiểu “nói hoang” như thế ít nhiều gì cũng chịu
ảnh hưởng của thơ Hồ xuân Hương. Tuy nhiên Thái Quốc Mưu không rập khuôn theo
phong cách xưa cũ mà riêng ông tạo được cho mình một sắc thái mới.
Thơ
“nói hoang” của Thái Quốc Mưu có hình ảnh không lộ liểu phản cảm, có nụ cười
dí dỏm nhẹ nhàng, như cách nói đùa lý thú của các bậc túc nho uyên thâm thời
xưa vậy.
Châu
Thạch
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét