Bài 3 (tiếp theo bài 2)
Thái Quốc Mưu
[Chú thích.
+ Lục Chiếu. Tên gọi 6 bộ tộc ở mặt Tây nam Trung Quốc, gồm có:
Mông Xá, Mông Huề, Ma Ta, Lãng Khung, Đằng Thiểm, Thi Lãng.
Vào thời Đường, Lục Chiếu tụ tập ở khoảng giao giới giữa 2 tỉnh Tứ Xuyên / Vân Nam. Vì Chiếu Mông Xá ở mạn cực Nam, do đó được gọi là Nam Chiếu. Khoảng cuối đời Đường, tù trưởng của Nam Chiếu là Mông Qui Nghĩa lần lượt chiếm hết đất 5 Chiếu kia, để sau đó Lục Chiếu lại được gọi dưới danh xưng chung là Nam Chiếu. Sau liên minh với Đường triều đánh bại Thổ Phồn, thụ phong Nam Chiếu vương, và sau đó đổi Quốc hiệu lại là Đại Lễ! Đến triều Hậu Tấn (936 - 947) thời Ngũ Đại (907 - 960) ho. Đoàn làm cai tri. Nam Chiếu, đổi lại tên Nước là 'Đại Ly, sau cùng thì bi. Mông Cổ tiêu diệt.
+ Châu, Động. Ở đây chỉ các khu sinh sống của các sắc dân không phải Hán tộc.
+ Kiến Vũ quân. Quân là 1 phân khu hành chánh thời Triệu Tống.
Tổ chức Địa lý Hành chánh Tống triều đứng đầu là Lộ (như Tỉnh hiện nay); dưới Lộ gồm có các cấp Phủ, Châu, Quân, Giám. Đại khái Quân tương đương Huyện dưới các triều đại)].
Về lộ trình Khâm châu. Liêm châu - Giao Chỉ, và ngược lại, Chu Khứ Phi viết:
- 'Khâm, Liêm giai hiệu cực biên, khứ An Nam cảnh bất tương viễn, dị thời An Nam chu tập đa chí Liêm, hậu vi nịch chu, nãi canh lai Khâm. Kim Liêm Châu bất quản Khê động, do đái Khê động chức sự giả, cái vi An Nam bị nhĩ. Liêm chi Tây, Khâm dã; Khâm chi Tây, An Nam dã.
Giao nhân chi lai, suất dụng tiểu chu. Ký xuất cảng, tuân nhai nhi hành, bất bán lí tức nhập Khâm cảng. Chính sử chí Liêm, tất việt Khâm cảng, loạn lưu chi tế, phong đào đa ác. Giao nhân chi chí Khâm dã, tự kì cảnh Vĩnh An châu, triêu phát mộ đáo.
Khâm ư cảng khẩu trí Để Trác trại dĩ thùy hà chi cận cảnh hữu Mộc Long độ dĩ tiết chi, duyên hải Tuần kiểm nhất Ti nghinh thả tống chi, thử kì bị chư hải đạo giả dã, nhược nãi lục cảnh tắc hữu thất Động, ư Như Tích trí thú, dĩ cố ngô ngứ.
/ Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. I. Biên súy môn. Khâm, Liêm Khê động Tuần kiểm sứ /.
- 'Khâm Châu, Liêm Châu là những vùng cực biên cách Biên cảnh An Nam không xa, trước đây thuyền bè An Nam đa số đều cập vào Liêm Châu, sau vì nạn đắm thuyền do đó đã đổi đường mà đến Khâm Châu. Ngày nay, Liêm Châu không còn quản trị các vùng Khê Động mà rồi cũng như đảm nhiệm sự vụ của khê động, nói chung điều này xuất phát từ việc phòng bi. An Nam mà ra! Ở phía Tây của Liêm Châu là Khâm Châu, ở phía Tây của Khâm Châu là An Nam.
Người Giao Chỉ tới (nước ta) đại khái là dùng thuyền nhỏ. Vừa khỏi bến thì cứ men theo vách đá núi mà đi, chưa được bao xa thì vào cảng Khâm Châu. Tức muốn đến Liêm Châu thì phải đi qua cảng Khâm Châu, giữa giòng nước cuồng, loạn, sóng gió, thường là hiểm ác! Còn dân Giao Chỉ muốn đi Khâm Châu thì đi từ châu Vĩnh An xứ họ, cứ sáng đi thì chiều tới.
Tại Cửa khẩu Khâm Châu có lập trại Để Trác để kiểm soát, gần biên cảnh có Bến Mộc Long để hạn chế việc qua lại, dọc ven biển đặt Ti Tuần Kiểm để đưa đón - tất cả những biện pháp này là để phòng thủ đường biển, cũng như ở vùng biên cảnh trên đất liền có 7 động, tại động Như Tích đặt quân binh giữ biên thùy để giữ vững lãnh thổ của tá.
Minh Di án.
Thời Nam Tống, tức thời của tác giả 'Lãnh Ngoại Đại Đáp', Trị sở của Khâm Châu đã từ huyện Linh Sơn, ở sâu trong đất liền, dời xuống huyện An Viễn, ngay cửa sông Khâm giang đổ ra Biển (hiện nay là vịnh Khâm Châu). Trị sở sau này cách trị sở cũ 84 cây số về phía Tây nam.
Tháng 11 năm Ất Mão (1075) Lý triều đưa quân vượt biên giới Việt Nam / Trung Hoa, tiến đánh Khâm Châu (Châu trị cũ hiện ở huyện Linh Sơn, Quảng Tây), và Liêm Châu (Châu trị cũ hiện ở huyện Hợp Phố, Quảng Tây).
Qua tháng Giêng năm sau, năm Bính Thìn (1076), Lý triều lại đem quân qua biên giới vây hãm thành Ung Châu (Châu trị cũ hiện ở huyện Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây). Quan Trấn thủ thành là Tô Hàm (? - 1076) tử thủ chờ viện binh. Viện binh không đến, Tô Hàm giết cả gia đình, tất cả là 36 người rồi tự thiêu chết.
Sau đó Tống triều sai Quách Đạt (1022 - 1088) đưa quân đánh Việt Nam báo thù, nhưng rốt cục không đạt được thắng lợi như mong muốn nên đành rút quân về.
Từ sau Chiến sự năm Bính Thìn kể trên thì Tống triều càng gia tâm hơn việc phòng thủ các vùng biên giới phía Nam! Tuy không nhắc gì tới Sự kiện trước đó hơn một trăm năm nhưng khi đề cập việc 'phòng bi. An Nam' Chu Khứ Phi đã ám chi? Sự kiện này.
*
Sử tịch cô? Việt Nam cũng như Trung Quốc đều không ghi chép về đường tiến quân của Lý triều.
Nhưng, căn cứ những ghi chép trên đây của Chu Khứ Phi thì có thể nói vào 2 năm 1075 và 1076 quân Lí triều đã theo 2 đường Thủy, Lục tiến đánh Trung Quốc, nói cụ thể hơn là theo đường bộ tiến đánh Ung Châu, và theo hải đạo tiến đánh Khâm Châu và Liêm Châu.
Cùng thời gian với Chu Khứ Phi, thi nhân Phạm Thành Đại cũng đã ghi lại những con đường bộ qua lại giữa Việt Nam và Trung Hoa thời bấy giờ.
Phạm Thành Đại (1126 - 1193) thời Nam Tống (1127 - 1279) chép:
- 'Kim An Nam Quốc, địa tiếp Hán Cửu Chân, Nhật Nam chư Quận, cập Đường Hoan, Ái đẳng Châu. Đông nam bạc hải, tiếp Chiêm Thành - Chiêm Thành, Lâm Ấp dã.
Đông, hải lộ thông Khâm, Liêm - Tây xuất chư Man - Tây bắc, thông Ung Châu. Tại Ung Châu đông nam ngu khứ Tả giang Vĩnh Bình Trại tối cận.
Tự Trại chính Nam hành, chí Quang Lang, Hoa Bộ, đô. Phú Lương, Bạch Đằng lưỡng Giang, tứ trình khả chí! Hựu tư. Trại đông nam hành quá Đơn Đặc La tiểu giang, tư. Lượng Châu nhập, lục trình khả chí.
Tự Hữu giang Ôn Nhuận Trại tắc tối viễn. Do Khâm Châu độ hải, nhất nhật chị
/ Quế Hải Ngu Hành Chí. Chí Man. An Nam /.
- 'Nước An Nam hiện nay, cương địa tiếp giáp các Quận Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán, và các Châu Hoan, Châu Ái đời Đường. Mặt Đông nam là biển, giáp Chiêm Thành - Chiêm Thành, tức nước Lâm Ấp.
Ở mặt Đông, đường biển thông Khâm châu, Liêm châu - Tây là đất các dân Man - mặt Tây bắc thông Ung Châu. Ở góc Đông nam Ung Châu, gần An Nam nhất là Vĩnh Bình Trại ở Tả giang.
Từ Trại đi theo hướng chính Nam tới các vùng Quang Lang, Hoa Bộ, qua 2 con sông Phú Lương và Bạch Đằng, 4 ngày là tới! Và đi từ phía Đông nam Trại, qua con sông nhỏ là Đơn Đặc La, từ Lượng Châu mà vào, 6 ngày là tới
.
Từ Ôn Nhuận Trại ở Hữu giang thì xa hơn hết. Từ Khâm Châu vượt biển thì 1 ngày là tớí.
Chu Khứ Phi từng làm quan ở Quế Lâm và Khâm Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây, trong 1 thời gian là 6 năm, từ năm 1171 tới năm 1177.
Và Phạm Thành Đại cũng từng trấn nhiệm Quế Lâm 2 năm, năm 1173 và 1174.
Tóm lại, những con đường trên đây thời bình là những con đường giao thương giữa Việt Nam và Trung Hoa đương thời, nhưng vào thời chiến thì những con đường này rồi biến thành những con đường chuyển quân.
Thời cổ, trải suốt giòng lịch sử của 2 quốc gia Việt Nam và Trung Hoa đã xảy ra không ít những tranh chấp về mặt quân sự, lại nữa 2 Bên lại ở kề nhau, bởi vậy những ngả đường qua lại ở vùng biên cương 2 nước không phía nào mà không nghiên cứu tường tận.
(5). Ghi chép của Sử Việt Nam.
Sau cùng, cũng cần nói thêm ở đây là, về 'Trận Chiến Năm Bính Thìn' dẫn trên ghi chép trong 2 cuốn Sử là 'Việt Nam Sử Lược' của Trần Trọng Kim và 'Việt Sử Toàn Thứ của Phạm Văn Sơn có nhiều thiếu sót, tệ hại nhất là Phạm Văn Sơn, chẳng những thiếu sót mà lại đầy sai lầm, và là sai lầm nặng nề nữa, như ông ta viết Triệu Tiết chỉ huy quân binh Tống triều, Quách Quì là Phó đi đánh Giao Chỉ. Tệ hơn nữa là, Chức vụ của Triệu Tiết là 'Thiên Chương Các Đãi Chê ông ta lại chép là 'Thiên Chưởng Các Đại Chê, rồi thêm cái tệ nữa khi chép là Triệu Tiết đã cầm quân đi đánh Giao Chỉ với Chức vụ này.
Cuốn Sử của Phạm Văn Sơn gồm một mớ Sử liệu được ông ta quơ được từ đâu không biết, cứ thế xếp lại với nhau, không có một sự phân tích, cũng như đối chiếu tài liệu, để nhận định tài liệu có chính xác hay không chính xác - hoặc để thấy sự mâu thuẫn giữa các tài liệu! Tóm lại thì đây là 1 cuốn Sử chẳng có giá trị bao nhiêu, đọc thì cũng cần cẩn thận.
#
Chú thích Sử Trung Quốc.
Chiêu Thảo Sứ.
Như danh xưng cho thấy, chức năng của Chiêu Thảo Sứ là chiêu hàng, đánh dẹp, những kẻ phản lại triều đình (nếu không chiêu hàng được).
Dưới các triều Đường (618 - 907), Tống (960 - 1279), chức vụ này 'không thường trực', nghĩa là không có qui định trong Quan chế, chỉ khi hữu sự mới phong chức để hành sự mà thôi, việc xong chức cũng chấm dứt.
Trải các triều Liêu (907 - 1125), Kim (1115 - 1234), tại các Lộ (tức Tỉnh) đều thiết lập Cơ quan Chiêu Thảo Sứ Tỵ Đời Nguyên (1279 - 1368) ở các đất Thổ Phồn, Lạt Ma Cương triều đình cho lập cơ quan Chiêu Thảo Ty, còn dọc theo các vùng biên thùy có các Bản, Sóc của các ngoại tộc thì đặt chức Phó sứ.
Sau cùng, tới Minh triều (1368 - 1644) chức này chuyển qua ngạch Thổ quan, nghĩa là giao cho dân địa phương (dân ngoại tộc) đảm trách, và được cha truyền con nối.
Kinh Lược Sứ.
Vào năm thứ 2 Niên hiệu Trinh Quan (627 - 649), tức là năm 628, tại các Châu ở vùng biên thùy Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649) đặc biệt lập chức Kinh Lược Sứ, quyền hạn kiêm cả 2 mặt quân sự cũng như dân sự. Về sau Chức này trong hầu hết các trường hợp do Tiết Độ Sứ kiêm nhiệm, dưới có 1 Phó sứ phụ tá.
Thời Triệu Tống nói trong bài này, Kinh Lược Sứ không phải là một chức vụ thường trực. Từ sau 2 Niên hiệu Bảo Nguyên (1038 - 1039), Hoàng Hựu (1049 - 1053), tức lọt vào khoảng giữa triều Tống Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063) trở về sau, nói chung các Tướng tại các vùng biên cảnh đều kiêm nhiệm Chức vu. Kinh Lược Sứ, hoặc là cũng có khi triều đình cử đình thần về nắm giữ. Thời này được gọi là Kinh Lược An Phủ Sứ, gọi giản lược là An Phủ Sứ.
Sau đó, tại các cấp Lộ, Phủ, Châu, cấp nào cũng đều thiết lập chức An Phủ Sứ, và thường thì do quan trấn thủ sở tại kiêm nhiệm.
Chức An Phủ Sứ kiêm cả 2 mặt Dân sự và Quân sự, quyền hạn rất lớn! Về mặt dân sự, ngoài các sự vụ hành chánh, An Phủ Sứ còn đứng ra xét xử, trừng trị tội phạm! Về mặt quân sự, An Phủ Sứ điều động toàn thể tướng lãnh trong vùng, tổng chỉ huy quân đội bản địa.
Tới thời Minh, chỉ khi nào có chiến tranh mới lập chức vu. Kinh Lược Sứ, quyền hành còn hơn cả Tổng đốc.
Khoảng sơ kỳ Thanh triều (1644 - 1911) thì còn chức vu. Kinh Lược Sứ, sau đó thì bỏ hẳn.
Đề Điểm Hình Ngục.
Danh xưng giản lược của Đề điểm Hình ngục Công sự, giản lược nữa thì gọi Đề hình.
Lập vào sơ kì Tống triều, nhiệm vụ của quan Đề Điểm Hình Ngục là coi về Tư pháp, Hình sự, và giám sát, đồng thời còn kiêm cả việc nông tang.
Riêng ở địa hạt Biện Kinh thì chức này được gọi là 'Đề Điểm Khai Phong phủ giớí, nhiệm vụ lo về trị an, thị trường, sông rạch....và đời Nam Tống gọi là 'Đề điểm Kinh điện Hình ngục'.
Thời Kim gọi là Đề Hình Sứ, sau đổi gọi là Án Sát Sứ.
Các triều Minh, Thanh ở các tỉnh gọi là Đề Hình Án Sát Sứ.
Kiềm Hạt.
Thời Triệu Tống, Kiềm hạt là chức võ quan đặc trách về quân sự của cả 1 Lộ, hay 1 Châu.
Tuyên Huy Vìện.
1 cơ quan hành chánh thời phong kiến, sáng lập dưới triều Đường.
Tuyên Huy Viện gồm có 2 Viện: - Nam viện và Bắc viện, mỗi Viện có 1 Viện Sứ cai quản, và do hoạn quan đảm nhiệm. Chức năng của Viện Sứ là điều hành các Ty trong Đại Nội (Kinh Thành) và những người phục dịch trong Cung, đứng ra tổ chức các buổi Tế tự, tiệc tùng, cũng như tất cả những công việc trần thiết, trang trí trong triều.
Từ thời Ngũ Đại (907 - 960) đến sơ kì Bắc Tống chức Viện Sứ đều do đại thần đảm nhiệm, hoặc giao cho quan lại bên Khu Mật Viện kiêm lãnh. Dưới các thời này địa vị của Viện Sứ đã cao mà công việc lại nhẹ nhàng giản dị. Đến năm thứ 3 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085), khoảng tháng 9, khi Tống Thần tông ban hành Qui chế Quan lại thì Tuyên Huy Viện bị bãi bỏ.
Kim triều, Nguyên triều đều thiết lập Tuyên Huy Viện. Dưới Nguyên triều Tuyên Huy Viện trông coi sự việc cung ứng thực phẩm, lo việc ăn uống cho hoàng đế. Nói chung, việc chọn lựa các thứ thực phẩm như gạo, nếp, thịt bò, dê, heo, rượu, trái cây, những món ngon, cũng như việc tổ chức tiệc tùng, chăm lo đời sống cho tông thích, tiếp đãi tân khách..... tất cả đều thuộc phần hành của Tuyên Huy Viện.
Dưới Minh triều thì có sự cải tổ, nhập Tuyên Huy Viện vào cơ quan Quang Lộc Tự.
Tuyên Phủ Sứ.
Chức 'Tuyên Phủ Sư được thành lập lần đầu tiên vào khoảng Niên hiệu Khai Nguyên dưới triều Đường Huyền tông. Sau đó, các đại thần được triều đình phái đến những nơi trải qua chiến loạn và thiên tai được gọi là Tuyên Úy An Phủ Sứ, hoặc Tuyên Phủ Sứ.
Vào thời Tống, chức vụ này chỉ được thành lập mỗi khi có chiến tranh với trọng trách là chỉ huy quân đội và an định vùng biên cảnh, địa vị cao hơn An Phủ Sứ và thường do các Tướng văn, hay Tướng võ sung nhiệm.
Đến thời Nguyên, Tuyên Phủ Sứ là 1 chức vụ thường trực, trong nội địa cũng như ngoài biên địa đều thiết lập.
Đến Minh triều, Tuyên Phủ Sứ là một chức tại các Thổ Ti nắm giữ quyền quân sự và hành chánh tại những vùng các dân tộc thiểu số, do các thổ quan sung nhiệm.
Thiên Chương Các Đãi Chế.
Thiên Chương Các là 1 Quan thự (nơi quan lại làm việc) được thiết lập vào năm thứ 4 Niên hiệu Thiên Hi (1017 - 1021), triều Tống Chân tông (968 -1022; tại vị: 997 -1022). Tiếp đó, dưới triều Tống Nhân tông, năm thứ 8 Niên hiệu Thiên Thánh (1023 - 1032) thì đặt chức 'Đãi Chê, và đến năm thứ 7 Niên hiệu Khánh Lịch (1041 - 1048) thiết lập các chức Học Sĩ, Trực Học Sĩ, đẳng cấp cao hơn chức Đãi Chế.
Danh xưng 'Thiên Chương' có nghĩa 'vẻ đẹp rực rỡ giữa trờí.
Lúc mới thành lập, và trải suốt thời kỳ Bắc Tống nói chung 'Thiên Chương Các' thuần túy chỉ là 1 cơ quan tàng trữ các văn tập và văn thư của Tống Chân tông và các hoàng đế Tống triều.
Qua đến đời Nam Tống (1127 - 1279) Thiên Chương Các là nơi tàng trữ thư, họa, các vật quí và các vật cát tường, danh sách Tông thất, tranh chân dung các Hoàng đế Tống triều cũng như các vật dụng dùng trong nghi thức chuẩn bị đại lễ tức vị.
Thiên Chương Các Đãi Chế là chức quan trực tiếp quản thủ những Thứ nói trên, nói gọn hơn, và rõ hơn, đây là 1 chức quan đặc trách Lễ Nhạc, định chế của triều đại.
Triệu Tiết được phong chức 'Thiên Chương Các Đãi Chê là vì đã có công huấn luyện tinh nhuệ 17,000 phiên binh (địa phương quân) ở Tuy Châu, tinh nhuệ còn hơn cả chính binh (chính qui).
Đô Tổng Quản.
Chức trưởng quan về quân sự nói chung, hoặc là Chức trưởng quan về quân sự ở địa phương, cả 2 đều được gọi là Đô Tổng Quản.
Vào triều Hậu Đường (923 - 936) thời Ngũ Đại (907 - 960) Mã Bộ Quân Đô Tổng Quản là chức tổng chỉ huy quân đội.
Dưới thời Bắc Tống thì chức Mã Bộ Quân Đô Tổng Quản do các cấp Trưởng quan ở địa phương kiêm nhiệm. Tống Khâm tông (1100 - 1161; tại vị: 1125 - 1127) cuối thời Bắc Tống đã từng cho thiết lập 4 chức Đông, Tây, Nam, Bắc Mã bô. Đô Tổng Quản, phân ra chỉ huy quân Cần vương ở 4 phương.
Dưới 2 triều Liêu, Kim thì trong cơ quan 'Tổng Quản Phú có các chức Binh Mã Tổng Quản và Binh Mã Đô Tổng Quản.
Ở thời Nguyên thì Tổng Quản Phủ ở các Lộ (Tỉnh) hoặc có chức Đạt Lỗ Hoa Xích, hoặc có chức Tổng Quản, hoặc Đô Tổng Quản, tất cả đều kiêm quyền dân sự và quân sự.
Phòng Ngự Sứ.
Thiết lập dưới thời Võ Tắc Thiên (624 - 705; tại vị: 690 - 705) ở Hạ Châu (Châu trị cũ ngày nay ở phía Tây huyện Hoành Sơn, tỉnh Thiểm Tây).
Thời loạn An Lộc Sơn (? - 757) và Sử Tư Minh (? - 761) thiết lập tại các trọng địa Quân sự vùng Trung Nguyên, hành quyền quân sự tại bản địa và do quan Thích Sử kiêm nhiệm, hoặc có lúc do quan Đoàn Luyện Sứ kiêm nhiệm.
Thời Tống, Phòng Ngự Sứ là 1 chức võ quan, địa vị trên Đoàn Luyện Sứ, dưới Quan Sát Sứ.
Nội Thị.
Tùy triều thành lập Nội Thị Sảnh thống lãnh các chức Nội thị, Nội thường thị, với trách nhiệm là cai quản những người phục dịch trong Cung.
Tới Đường triều cơ quan này vẫn được duy trì, và chỉ giao cho thái giám đảm nhiệm.
Thời Triệu Tống, ngoài Nội Thị Sảnh còn thiết lập thêm Nhập Nội Nội Thị Sảnh, sau đó lại phân gọi Nhập Nội Nội Thị Sảnh là Tiền Sảnh và Nội Thị Sảnh là Hậu Sảnh! Tiền Sảnh rồi thân cận hoàng đế hơn.
Viên chức ở 2 cơ quan trên có: - Nội thị, Điện đầu Nội thị, Cao phẩm Nội thị, Cao ban Nội thị.
Sau này người ta thường gọi hoạn quan là Nội thị. Chữ 'thí đây có nghĩa là 'hầu há.
Sứ Tướng.
1 quan hàm phẩm trật quán cả Văn, Võ, bắt đầu từ Niên hiệu Khai Nguyên (713 - 741) vào triều Đường Huyền tông (685 - 762; tại vị: 712 - 756).
Dưới triều Đường, Tiết Độ Sứ có nhiều công trạng, lại giữ chức lâu năm, thường được triều đình gia phong các quan hàm như Trung Thư Lệnh, Đồng Bình Chương Sự......, đều là những chức vụ tương đương với Tể Tướng. Người được gia phong như vừa kể được gọi là Sứ Tướng - và đây là chức Vũ tướng mà kiêm hàm Văn tướng.
Dưới triều Triệu Tống, các chức như Trung Thư Lệnh, Bình Chương Sự mà đã giải nhiệm, không can dự chính sự nữa thì thường được gia phong các hàm như Khu Mật Sứ, Tiết Độ Sứ........... đây chính là các vi. Sứ Tướng. Đây chính là trường hợp chức Văn tướng mà kiêm hàm Võ tướng, khác định chế Đường triều là ở điểm này.
Biến Pháp.
Biến Pháp của Vương An Thạch nội dung chủ yếu gồm những điểm sau:
I. Tài Chánh.
1/. Thành lập 'Tam Ty Điều Lệ Tý để hoạch định ngân sách Quốc gia hàng năm.
Đây là 1 Cơ quan Tài chánh Trung ương do Tể Tướng trực tiếp điều hành, và gồm 3 Cơ quan là Độ Chi, Hộ Bộ, Diêm Thiết hợp lại mà thành.
Độ Chi đặc trách cống phẩm và thuế má, tính ngạch Thu, Chi của Quốc gia. Hộ bộ đặc trách về nhân khẩu, thuế ruộng đất. Diêm Thiết, như danh xưng, coi về thuế vụ, muối và khoáng sản.
Điều Lệ Ti đã chặn được 4/10 các khoản Chi lãng phí hàng năm của triều đình.
2/. Sai đại diện triều đình đi điều tra về ruộng đất, thủy lợi, thuế má...... trên toàn quốc để hoạch định biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm tận dụng địa lợi, tăng thu thuế vụ.
3/. Thanh Miêu pháp.
Chính thức được thực thi vào tháng 9 năm thứ 2 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077) dưới thời Tống Thần tông.
Đây là 1 biện pháp giúp đỡ nông dân, đồng thời là 1 nguồn thu nhập của ngân sách Quốc gia…
Nông dân có thể mượn tiền chính quyền địa phương để chi tiêu trong thời gian chờ lúa chín. Sau khi gặt xong, bán lúa, trả tiền lại chính quyền nông dân phải trả 1 lãi suất là 20%.
Tiền cho nông dân vay mượn trước vụ gặt này được gọi là 'Thanh Miêu Tiền' - tiền được xuất từ Vốn của các kho dự trữ lúa gạo (Thường Bình Thương) và kho chẩn tế (Quảng Huệ Thương) của địa phương. 'Thanh Miêu Tiền' là danh xưng phổ biến trong dân gian, và, danh xưng chính thức là 'Thường Bình Tiền'.
Nhằm năm trúng mùa, lúa gạo rẻ, các kho dự trữ và kho chẩn tế thâu mua lúa gạo của nông dân với giá cao; ngược lại, gặp năm thất mùa, lúa gạo mắc, các kho dự trữ nói trên của Chính quyền lại bán gạo ra cho dân với giá rẻ! Có thể thấy là những Biện pháp này nhằm chặn đứng tệ trạng thao túng giá cả thị trường của giới địa chủ.
Cho rằng những biện pháp vừa kể vẫn chưa hoàn thiện cho nên Vương An Thạch lại thêm khoản Thanh Miêu Tiền như vừa nói. Dân chúng thời đó gọi là Thanh Miêu Tiền là bởi khoản Tiền này được cho mượn trong khoảng thời gian lúa còn xanh, chưa chín. Thanh Miêu = Lúa xanh.
Thực ra, Thanh Miêu Pháp trước đó vốn từng được Lí Tham, Chuyển Vận Sứ ở Lộ Thiểm Tây áp dụng với kết quả khả quan. Ngoài ra, còn Vương Quảng Liêm, Chuyển Vận Sứ ở lô. Hà Bắc cũng đã từng tâu với triều đình xin áp dụng biện pháp này.
Trong Biến Pháp thì Thanh Miêu Pháp là điểm bị công kích kịch liệt nhất.
4/. Quân Thu Pháp.
Sai Vận Sứ tới các địa khu Giang, Chiết, Kinh, Hoài điều tra tài nguyên tại những nơi này để rồi Trung ương cần phẩm vật gì thì thu mua. Còn về tiến, cống, vật nào triều đình không có nhu cầu Vận Sứ có quyền sử dụng đem buôn bán, đưa từ chỗ có đến chỗ không để bình giá thị trường.
5/. Thị Dịch pháp.
Lập Thị Dịch Vụ tại Kinh Thành, hàng hóa của Thương nhân ứ đọng thì Thị Dịch Vụ sẽ bình giá mà mua lại, hoặc trao đổi với sản phẩm của chính quyền! Sau đó, các địa phương đều thành lập Thị Dịch Vụ. Ngoài ra cơ quan này còn kiêm dịch vụ 'Cầm đố, dân có thể cầm cố nhà cửa cũng như ruộng đất, vàng bạc cho chính quyền, phân lời là 20%.
6/. Miễn Dịch pháp.
Dân có thể được miễn sưu dịch với điều kiện phải nộp một số tiền để chính quyền dùng đó để mà khoán sưu dịch, và tùy giàu nghèo mà thu tiền miễn dịch.
II. Quân Sự.
Những cải cách về phương diện quân sự trong Biến Pháp chủ yếu có những điểm sau đây:
1/. Giảm binh.
Buổi đầu Tống triều đã tổ chức 1 lực lượng quân binh quá đông đảo trong khi chẳng hề trải qua 1 cuộc chiến tranh nào hết! Tính ra, kinh phí cho một Quân đội quá đông đảo này đã chiếm đến 2/3 thu nhập của Quốc gia mỗi năm.
Để tiết kiệm ngân sách Quốc gia Vương An Thạch đã tuần tự cho quân binh xuất ngũ, chỉnh đốn quân đội, đơn giản hơn nhưng hữu hiệu hơn.
2/. Bảo Giáp pháp.
Mỗi 10 gia đình thì tổ chức thành 1 đơn vị gọi là Bảo! 5 Bảo thành 1 Đại bảo, 10 Đại bảo thành 1 Đô bảo. Bảo có người Bảo trưởng xử lý công việc của Bảo; cũng vậy, ở các cấp Đại bảo thì có Đại bảo trưởng, và Đô bảo thì có Đô bảo trưởng! Những chức vu. Trưởng trên đây đều được bầu công khai.
Nhà nào có tráng đinh, cứ 2 người bắt 1 người gia nhập đội Bảo Đinh. Bảo Đinh phải luyện tập võ nghệ, học hỏi quân sự, mỗi 5 ngày học 1 buổi.
Mục đích của Tổ chức Bảo Giáp là giao việc đánh bắt đạo tặc cho dân, để họ tự giữ gìn an ninh tại địa phương mình ở! Tuy nhiên, trọng tâm của Bảo Giáp, ở một tầm xa hơn, là nhằm tạo dựng 1 lực lượng quân sự trừ bị toàn quốc, để khi quốc gia hữu sự thì có liền 1 đội ngũ đáng kể.
3/. Bảo Mã pháp.
Giao cho mỗi nhà nuôi 1 hoặc 2 con ngựa. Nhưng, cũng có khi giao tiền cho dân tự đi mua ngựa về nuôi. Mỗi năm triều đình cử người xuống kiểm tra, ngựa bệnh hay chết thì Gia đình phụ trách nuôi phải bồi thường.
4/. Quân Khí Giám.
Lập 'Quân Khí Giám' tại một số địa phương để trông coi việc chế tạo cũng như cải tiến binh khí đồng thời lại trưng cầu những phương thức chế, luyện quân khí, tuyển dụng thợ giỏi để thực hiện các mục tiêu trên cũng là nhiệm vụ chính của 'Quân Khí Giám'.
5. Giáo Dục.
1/. Cải cách Khoa cử.
Khoa cư? Tống triều gồm có Tiến Sĩ và Minh Kinh, 2 Khoa. Đến đây thì Vương An Thạch bãi bo? Khoa Minh Kinh. Riêng về Khoa Tiến Sĩ thì Vương An Thạch lại bỏ môn Thi, Phú để chỉ chuyên khảo sát về Kinh nghĩa, Sách Luận (Nghị Luận). Đã thông hiểu Kinh Nghĩa, văn chương lại trác tuyệt là hợp cách.
Ngoài ra, Vương An Thạch chú giải 'Tam Kinh Tân Nghĩá cho ban hành ở các 'Học quan', để làm tiêu chuẩn khảo thí Kinh Nghĩa.
'Tam Kinh Tân Nghĩá là 'Thi Kinh Tân Nghĩá, 'Thư Kinh Tân Nghĩá, 'Chu Lễ Tân Nghĩa.
2/. Thái Học Tam Xá pháp.
Lập học hiệu tại các Châu, Huyện, nhưng chỉ dành cho con em của giới quan lại.
Cơ cấu học hiệu gồm 3 bậc Ngoại Xá, Nội Xá, Thượng Xá, do đó mà gọi là 'Tam Xá...
Ở Ngoại Xá, số học sinh giới hạn là 700, ở Nội Xá là 200, lên đến Thượng Xá thì chỉ còn 100. Ở cả 3 Xá mỗi tháng đều có thi, đến cuối năm thì thi tổng kết! Gạn lọc như vậy tương đối cũng khá gắt gao! Cuối kì 'Thượng Xa, thành tích học vấn thực cao thì được bổ làm quan, còn dưới 1 bậc thì được cấp học vi. Tiến sĩ Cập đệ.
Mục tiêu của Vương An Thạch ở đây là muốn dùng Học hiệu để dần dần thay thế Khoa cử, hoặc nói rõ hơn, rồi đây quan lại sẽ xuất thân từ Học hiệu chứ không từ Khoa cử nữa.
Và như vậy, Học hiệu cuối cùng sẽ trở thành 1 loại trường đào tạo quan lại.
*
Những biện pháp cải cách thuộc các lãnh vực Tài Chánh, Quân Sự, Giáo Dục dẫn thuật nói trên không phải đã được đưa ra cùng một lúc mà đã lần lượt được ban hành trải suốt thời gian 7 năm Vương An Thạch điều hành Chính sự - tính đi từ tháng 2 năm thứ 2, cho đến tháng 10 năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077), tức từ năm 1069 cho đến năm 1076 đời Tống Thần tông.
+ Niên biểu ban hành các Chính sách Biến Pháp trong khoảng 7 năm 8 tháng Vương An Thạch điều hành Chính sự:
Niên Hiệu Hi Ninh, từ năm 1068 đến năm 1077.
+ Năm thứ 2, tức Năm 1069.
Tháng 2. Lập 'Tam Ty Điều Lệ Tý.
Tháng 4. Cử đại diện của triều đình đi điều tra ruộng đất, thủy lợi, thuế má.
Tháng 7. Thi hành Quân Thu pháp.
Tháng 9. Thi hành Thanh Miêu pháp.
+ Năm thứ 3. Năm 1070.
Tháng 12. Thi hành Bảo Giáp pháp.
+ Năm thứ 4. Năm 1071.
Tháng 2. Cải cách Khoa cử.
+ Năm thứ 5. Năm 1072.
Tháng 3. Áp dụng Thị Dịch pháp.
Tháng 4. Áp dụng Bảo Mã pháp.
+ Năm thứ 6. Năm 1073.
Thành lập Quân Khí Giám.
*
Nhận định của Sử gia hiện đại.
+ Biến Pháp của Vương An Thạch có những điểm thành công, và có những điểm thất bại, nhưng thất bại nhiều hơn là thành công, đây là nhận định của các Sử gia ngày nay.
Sử gia Lữ Tư Miễn (1884 - 1957) viết:
- 'Vương An Thạch đích Biến Pháp, cựu Sử thống gia đê hủy, cận lai đích Sử gia hựu hữu khúc vi biện hộ đích, kỳ thực đô vị miễn hữu thiên. Vương An Thạch sở hành đích chính sự đô thị bất thố, đản hành chính hữu nhất yếu nghĩa, tức sở hành chi sự, tất tu yếu đạt đáo mục đích, nhân thử sở dẫn khởi đích tệ đậu, tất tu giảm chí cực thiểu. Nhược tệ đậu tại sở bất miễn nhi mục đích nhưng bất năng đạt, tựu bất miễn đồ tư phân nhiễu liễu. An Thạch sở hành đích chính sự, bất năng thuyết tha toàn vô công hiệu, nhiên nhân thử nhi dẫn khởi đích tệ đoan cực đại, tắc dịch bất dung vi húý.
/ Trung Quốc Thông Sử. Đệ thập tam chương. Bắc Tống đích tích nhược /.
- 'Biến pháp của Vương An Thạch, Sử trước đây chỉ trích rất là thậm tệ, Sử gia gần đây cũng có người cố sức biện hộ cho, thực ra rồi cả 2 bên đều không khỏi có chỗ thiên lệch. Những chính sư. Vương An Thạch ban hành đều chẳng sai, nhưng, việc thực hành chính sự có 1 điểm quan yếu là sự vụ được thi hành cần phải đạt tới mục đích, mà rồi, do nơi Sự thi hành này mà đưa đến những việc tệ hại thì cần phải tiết giảm những tệ hại này đến mức tối thiểu! Còn nếu như việc tệ, hại đã không sao tránh khỏi mà rồi mục đích vẫn không đạt được thì sau đến chẳng thể nào tránh được tình trạng phiền nhiễu lộn xộn. Những Chính sách Vương An Thạch thi hành thì chẳng thể nói là hoàn toàn không có công hiệu, nhưng, nếu do công hiệu này mà gây ra quá nhiều những tệ đoan thì sự kiện này cũng không thể bỏ qua được'.
Tiếp đó ông phê bình lướt qua 1 số chính sách của Biến Pháp như sau:
Chính sách 'Miễn Dịch' là chính sách có nhiều điểm lợi hơn hại trong các chính sách, ngay đến Thanh Miêu pháp chưa chắc đã được như vậy. Chính sách về 'Học hiệu, Khoa cứ vẫn chưa thu được hiệu quả dưỡng dục nhân tài. Còn chính sách Giảm Binh thì đúng là đã thu được hiệu quả rất lớn. Bảo Giáp thì hữu danh vô thực hơn cả, hơn nữa còn tạo ra rất nhiều nhiễu loạn, bất an.
Nguyên nhân thất bại của Biến Pháp chủ yếu có những nguyên nhân sau:
1/. Biến Pháp của Vương An Thạch có tầm mức Quốc gia, liên quan Cơ cấu Kinh tế và Dân sinh toàn quốc, bởi vậy vấn đề ở đây có tính cách trường kì, cần có một thời gian tương đối dài thì sự thi hành mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi đó thì, vì lẽ gấp muốn đạt mục tiêu Vương An Thạch vốn không có những chuẩn bị kĩ lưỡng, để rốt cục sự thực hành Biến Pháp trên toàn quốc rơi vào tình trạng thiếu mạch lạc, không có đầu đuôi, hệ thống.
2/. Vì tận lực chi trì sự tiến hành Biến Pháp cho nên Vương An Thạch thậm chí rồi đã chẳng tiếc hi sinh rất nhiều nhân sự trợ lực lẽ ra không nên bỏ qua, và đây là 1 thất sách lớn của ông.
Chẳng hạn Âu Dương Tu (1007 - 1072) là người từng khuyến khích, lại tiến cử, Vương An Thạch với Thần tông, Tư Mã Quang (1019 - 1086), bấy giờ là bạn thân của Vương An Thạch, tiếp đó là Trình Hiệu (1032 - 1085) là người rất có ý muốn giúp Vương An Thạch! Như, tháng 2 năm thứ 3 Niên hiệu Hi Ninh, vì bị đình thần phản đối Vương An Thạch xin từ chức thì chính Trình Hiệu và 1 số người khác nữa đã tìm cách để giữ Vương An Thạch ở lại.
Rồi, theo Sử gia Tiền Mục (1895 - 1990), việc bỏ qua nhân sự trợ lực nói trên đã là nguyên nhân lớn nhất trong sự thất bại của Biến Pháp.
Cần nói rõ ở đây là những người phản đối Tân Pháp hầu hết đều là những người có tiếng tăm và danh vọng đương thời, trong triều, ngoài triều đều coi họ là những bậc học thức, đạo đức, vì vậy sự thi hành Biến Pháp đã gặp phải rất nhiều lúng túng, trở ngại.
Sự đối đầu giữa Tân và Cựu càng trở nên gay gắt một phần còn do cá tính của Vương An Thạch cao ngạo, cố chấp...... Người nào phản đối ông, ông đều cho là không đọc sách, đều cho là hạng phàm tục! Bởi vậy, những người trước đây tán thành Biến Pháp và có ý trợ lực Vương An Thạch như Trình Hiệu chẳng hạn, rốt cục đã bước qua bên phản đối.
Ngoài ra, học gia? Tiền Mục còn có 1 cái nhìn mới lạ về vấn đề khi cho rằng sự tranh chấp ở đây là 1 tranh chấp có tính cách địa phương, sự tranh chấp giữa người Nam và người Bắc.
Thực vậy, Cựu đảng đa số là người phương Bắc, trong khi đó người ở miền Nam lại chiếm đa số trong Tân đảng.
Với 1 cương vực rộng lớn như Trung Quốc, 2 miền Nam - Bắc, do địa hình, khí hậu, vật sản...có khác biệt mà phong tục, tập quán xã hội, rồi tới tính tình, phong cách, của dân cư 2 miền đã sẵn những nét bất đồng! Từ đó, cách suy nghĩ, tư tưởng, thái độ, phong cách ngôn luận...cũng chẳng giống nhau, bởi thế, một khi tiếp xúc thì đôi bên rất dễ sinh đụng chạm, để cuối cùng tranh chấp chính trị đã biến thành tranh chấp địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét