Bài 2 (tiếp theo bài 1)
Thái Quốc Mưu
Sách 'Việt Tây Tùng Táí của Uông Sâm (? - ?) đời Thanh chép:
- 'Thần tông, Hi Ninh......
Cửu niên, Xuân, chính nguyệt. Giao Chỉ hãm Ung châu, Tri châu Tô Hàm tử chị....
Nhị nguyệt. Triệu Lý Hiến hoàn, dĩ Quách Quì vi An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết phó chi, súy sư thảo Giao Chỉ, chiếu Chiêm Thành, Chiêm Lạp hợp kích chí.
/ Việt Tây Tùng Tái. Qu. XXV. Lịch đại ngư. Man /.
- 'Thần tông, Niên hiệu Hi Ninh...
Năm thứ 9, mùa Xuân, tháng Giêng. Quân Giao Chỉ công hãm Ung Châu, Tri châu (là) Tô Hàm chết theo thành...
Tháng 2. Triệu Lý Hiến về, bổ Quách Quì làm An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết là phó, chỉ huy quân binh chinh phạt Giao Chỉ, lại chiếu thư cho Chiêm Thành, Chiêm Lạp hợp lực cùng đánh'.
Về việc thay đổi nhân sự kể trên Vương Phụng Châu (1526 - 1590), Viên Liễu Phàm (? - ?) cũng đã chép trước đó trong bộ Biên niên sử 'Cương Giám Hợp Biên':
- 'Bính Thìn cửu niên.
Giám.
Nhị nguyệt. Triệu Lý Hiến hoàn, dĩ Quách Quì vi An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết phó chi, súy sư thảo Giao Chỉ, chiếu Cổ Thành, Chiêm Lạp hợp kích chí.
(Cổ Thành tức Lâm Ấp quốc, Chiêm Lạp bản An Nam thuộc quốc danh, dịch danh Chân Lạp)'.
/ Cương Giám Hợp Biên. Qu. XXX. Tống kỉ. Thần tông /.
- 'Năm Bính Thìn, năm thứ 9.
Giám.
Tháng 2. Triệu Lý Hiến về, bổ Quách Quì làm An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết là phó, chỉ huy quân binh chinh phạt Giao Chỉ, lại chiếu thư cho Cổ Thành, Chiêm Lạp hợp lực để cùng đánh'.
(Cổ Thành tức nước Lâm Ấp, Chiêm Lạp vốn là 1 thuộc quốc của An Nam, cũng gọi là Chân Lạp)'.
Trong tập Bút ký 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm', Thái Thao (? - ?) thời Nam Tống chép:
- 'Hi Ninh thập niên Giao chỉ vô cố phạm bỉ, toại hãm Khâm, Liêm, Ung, đa sát nhân dân hệ lỗ kì tử nữ. Triều đình hạch nộ, xuất đại sư hành thảo chi.
Thời tương khiển Nội thị Lý Hiến hành, Vương Thư công Giới Phủ lực tranh kỳ bất khả nãi chỉ. Ư thị, Ngô Thừa tướng Xung, Vương Kỳ công Khuê, giai dĩ thứ đương Quốc, mệnh súy Quách Tuyên huy Quì, nhi phó dĩ Văn thần Triệu Tiết chinh yên. Hợp Tây bắc nhuệ lữ ký Giang Hoài tướng sĩ, đa chí thập dư vạn, tri trọng chuyển thu bất tại số dã.
Cập nhập Man cảnh, tiên phong tướng Miêu Lý, Yến Quì kinh đô. Phú Lương giang, nhất kích tán tẩu kì tặc chúng, cầm ngụy thái tư? Phật nha tướng, tiến phá kì quốc hĩ. Quì văn nhi nộ, cức truy hoàn chi, dục trảm nhị kiêu tướng ư đạo hạ, lại Tiết cứu miễn.
Nhân đồn sư ư Man địa, bất chiến giả lục thập dư nhật, đại vi Giao nhân mạn vũ. Quì đệ tốn từ, cận thủ kỳ yếu lãnh, thả nạp lộ đắc hoàn, báo Trung Nguyên nhân bất tập Thủy Thổ, gia thời nhiệt dịch đại khởi, ư thị thập vạn đại sư chướng lệ phúc tật tử giả bát, cửu.
Ký thượng văn, Thần miếu đại bất lạc, mệnh cùng trị quyết do. Cửu chi nãi đắc Ngô Thừa tướng dữ Quì thư viết: - An Nam sự nghi dĩ kinh cửu tỉnh tiện vi giai.
Cái Quì thừa vọng Thừa tướng phong chỉ, nhân trí tọa tệ. Sự vị cánh, hội Ngô Thừa tướng dĩ tật hoăng ư vị, đắc bất trí.
/ Thiết Vi Sơn Tùng Đàm. Qu. II. 25 /.
- 'Năm thứ 10 Niên hiệu Hi Ninh, Giao Chỉ vô cớ xâm phạm biên cảnh, công hãm 3 Quận thành Khâm, Liêm, Ung, giết chóc bừa bãi dân chúng, bắt đi con cái họ. Quá đỗi là giận, triều đình cử đại quân xuất hành dánh dẹp.
Bấy giờ triều đình định sai quan Nội thị Lý Hiến suất quân đánh dẹp nhưng rồi Vương Thư công Giới Phủ cực lực tranh biện, cho rằng không thể được cho nên mới thôi! Rồi sau đó thì Giới Phủ cũng bị bãi chức! Bởi vậy, Thừa tướng Ngô Xung, Kì công Vương Khuê, vì đều là phó, do đó, lên thay thế, nắm giữ việc nước, mới ra lệnh cho Quách Quì bên Tuyên Huy viện chỉ huy quân và để văn thần Triệu Tiết làm Phó, lên đường chinh phạt. Về phần quân binh thì chọn những đạo quân tinh nhuệ ở vùng Tây bắc, hợp với Tướng sĩ ở các đất Giang, Hoài, quân số cộng lại lên đến hơn 100,000 quân. Quan quân phụ trách việc chuyển vận (lương thực, khí giới.......) không tính trong quân số nói trên.
Chừng nhập Biên địa Man phương, các Tướng tiên phong là Miêu Lý và Yến Quì đem quân binh vượt Phú Lương giang đánh 1 trận khiến cho giặc chạy tán loạn, bắt được 1 tướng cấp thấp của ngụy Thái tư? Phật, (thừa thế) tiến đánh Kinh Đô giặc. Nghe tin, Quách Quì nổi giận, tức tốc cho người đuổi theo lệnh về ngay, và định chém 2 kiêu tướng này dưới cờ, may nhờ có Triệu Tiết can mới thoát chết.
Sau đó Quách Quì lập trại, đóng quân trên đất Man hơn 60 ngày trời không ra đánh cho dầu có bị quân Giao Chỉ chửi rủa, nhục mạ thậm tệ! Cứ thế Quách Quì co rút trong doanh trại, chỉ cho quân phòng thủ kĩ những nơi yếu hại. Lại nữa, còn cho người về triều lo lót, hối lộ để được về và báo cáo là người Trung nguyên không quen thủy thổ (phương Nam) lại thêm gặp phải mùa nóng bệnh dịch lan tràn dữ dội, cho nên là, một trăm ngàn đại quân rồi mắc chứng tiêu chảy, 10 phần chết đến 8, 9.
Tin lên tới trên, Thần tông không vui chút nào, ra lệnh truy cứu nội vụ cho đến nơi đến chốn! Và lâu lắm sau đó mới kiếm ra được một Văn thư của Ngô Thừa tướng gởi cho Quách Quì, trong đó có đoạn viết: - Vụ An Nam thì cứ thư thả mà xem xét tình hình cho kĩ càng là hay hơn hết.
Tóm lại, Quách Quì vì đã làm theo ý của (Ngô) Thừa tướng viết trong thư để đến nỗi (sau này) bị khép vào tội chết! Nội vụ chưa điều tra xong thì Ngô Thừa tướng mắc bệnh, qua đời trong lúc còn tại chức, nhờ đó mà thoát khỏi sự trừng trí.
Trước hết, có thể thấy ngay Thái Thao đã Sai lầm khi chép là quân Giao Chỉ vượt biên cảnh vào năm thứ 10 Niên hiệu Hi Ninh đời Tống Thần tông - tức năm 1077. Sự vụ, như đã rõ, xảy ra vào năm thứ 8 và thứ 9 Niên hiệu nói trên.
Đến đây, kết hợp những ghi chép đã dẫn thì có thể phác ra diễn tiến của sự việc như sau:
- Tháng 11 năm Ất Mão (1075) quân Giao Chỉ vượt biên cảnh tiến đánh hạ 2 thành Khâm Châu và Liêm châu rồi rút về.
- Tháng 12 cùng năm Tống triều chỉ định Triệu Tiết và Lí Hiến lên đường đánh Giao Chỉ nhưng chưa lên đường thì qua tháng Giêng năm Bính Thìn (1076) tiếp đó, quân Giao Chỉ lại qua đánh hạ thành Ung châu.
- Tháng 2 năm Bính Thìn thì Triệu Tiết và Lý Hiến tới Quế Châu, nhưng rồi trong khi thảo luận kế hoạch chiến tranh Triệu Tiết và Lý Hiến lại bất đồng ý kiến, vì vậy, sau đó theo thỉnh cầu của Triệu Tiết, Tống triều triệu Lý Hiến về, để rồi giao cho Quách Quì chỉ huy quân binh, cũng theo yêu cầu của Triệu Tiết.
Và, những tháng tiếp theo đó không thấy Sử sách có một ghi chép nào về hoạt động quân sự của Quách Quì và Triệu Tiết.
Đoạn văn dẫn trên của Thái Thao đã đưa ra 1 vài chi tiết về khoảng thời gian mà các Sử thư đã không thấy ghi.
Theo Thái Thao, sau khi Vương Giới Phủ (tên Tự của Vương An Thạch) bị bãi chức Tể tướng thì Ngô Xung và Vương Khuê mới sai Quách Quì và Triệu Tiết đi đánh Giao Chỉ.
Nếu như xét thân thế và sự nghiệp Vương An Thạch thì chúng ta biết việc ông bị bãi chức đề cập trong đoạn văn dẫn trên của 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm' đã xảy ra vào tháng 10 năm Bính Thìn.
Vương An Thạch nắm quyền điều hành Quốc gia từ năm Kỷ Dậu (1069). Để mà cứu vãn tình thế ngày một xuống dốc của Tống triều, ông đã đưa ra 1 số 'biện pháp cải cách' được mệnh danh là 'Biến Pháp', hoặc còn gọi là 'Tân Pháp'. Nhưng ông đã bị 1 số Đại thần cũng như 1 số học giả bảo thủ có danh vọng đương thời, như: - Văn Ngạn Bác (1006 - 1097), Lữ Hải (1014 - 1071), Lữ Công Trứ (1018 - 1089), Sử gia Tư Mã Quang (1019 - 1086), cũng như hai anh em Triết học gia Trình Hiệu (1032 - 1085) và Trình Di (1033 - 1107)....... phản đối mạnh mẽ, và Sử đã gọi những người tán đồng 'Biến Pháp' là 'Tân Đảng', và những người phản đối là 'Cựu Đảng'.
2 Đảng đã công kích nhau kịch liệt ngót 10 năm trời - cuối cùng, Vương An Thạch đành ôm hận rời khỏi chính trường.
Nắm quyền được 6 năm trời, cho tới tháng 4 năm Giáp Dần (1069 tới 1074) thì Vương An Thạch bị bãi chức! Qua tháng 2 năm sau, năm Ất Mão, ông được phục chức, và chỉ nắm quyền cho đến tháng 10 năm Bính Thìn thì, lần nữa, ông lại bị bãi chức. Lần này ông từ bỏ chính trường trở về sống ẩn dật hết 10 năm cuối cuộc đời.
Nếu căn cứ 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm', Quách Quì phải lên đường vào khoảng tháng 10, sau khi Vương An Thạch từ chức! Thời gian chuẩn bị quân lương, khí giới........ thời gian di chuyển quân cũng phải mất đến tháng mấy, 2 tháng, nói cách khác, phải đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 12 Quách Quì mới đặt chân tới biên cảnh Giao Chỉ. Và rồi, theo sử sách, thì sau thời gian giằng co Giao Chỉ và Tống triều đã giảng hòa vào tháng 12 năm Bính Thìn.
Nếu như Quách Quì đã 'co rúm' trong doanh trại 'hơn 60 ngàý như Thái Thao đã viết - và nếu Giao Chỉ và Tống triều giảng hòa vào tháng 12 năm Bính Thìn thì Quách Quì rồi phải ra quân vào khoảng tháng 7, tháng 8, để khoảng tháng 10 có mặt tại Giao Chỉ, để rồi, sau đó đóng quân ở lì trong trại 2 tháng hơn đó cho tới tháng 12 thì rút quân sau khi có quyết định giảng hòa.
Có điều, nếu lên đường vào tháng 7, tháng 8, thì thời gian này Vương An Thạch còn tại chức, và như vậy, Vương An Thạch đã sai Quách Quì đi, không thể nào là Ngô Xung và Vương Khuê.
Về điểm trên đây, theo như ý riêng tôi thì tuy sử ghi là tháng 10 năm Bính Thìn Vương An Thạch rời khỏi Chức vụ nhưng trên thực tế có thể ông đã xin tạm nghỉ từ tháng 7, hay tháng 8, và tất cả công việc đều giao cho Ngô Xung và Vương Khuê xử lý, chờ quyết định của triều đình. Vì thế mà 2 người này có thể đã sai Quách Quì lên đường trong khoảng thời gian kể trên.
Giả thuyết này không phải là không có căn cứ:
Sách 'Cương Giám Hợp Biên', đã dẫn ở 1 đoạn trước đây, chép:
- 'Cương.
Đông thập nguyệt, Vương An Thạch miễn.
Giám.
An Thạch chi tái Tướng dã, lũ tạ bệnh cầu khứ! Cập tư? Phương tử, vưu bi thương bất kham, lực thỉnh giải cơ vụ. Đế ích yếm chi, nãi dĩ Sứ tướng phán giang Ninh phú.
/ Cương Giám Hợp Biên. Qu. XXX. Tống kỉ. Thần tông /.
- 'Cương.
Tháng 10 mùa Đông, Vương An Thạch từ nhiệm.
Giám.
An Thạch trở lại chức Thừa tướng, nhiều lần nại cớ bệnh để xin từ nhiệm! Tới lúc con là Phương qua đời, đau buồn quá đỗi, nên càng cố sức xin từ hết mọi trọng trách Quốc gia! Vua càng thêm ghét nên đã cử đi làm Sứ tướng ở phủ Giang Ninh'.
Con Vương An Thạch là Vương Phương (1044 - 1076), qua đời trước đó 3 tháng, tức tháng 7. Sự việc này 'Cương Giám Hợp Biên' đã ghi rõ trong mục ghi các sự việc xảy ra trong tháng 7 năm Bính Thìn, ở phần 'Giám'.
Tuy nhiên, nếu giả thuyết trên đây mà đúng thì vẫn còn 1 điểm khúc mắc: - Nếu Quách Quì đến Giao Chỉ vào tháng 10 thì tác giả Thiết Vi Sơn Tùng Đàm rồi chẳng thể nào viết 1 điều hết sức nghịch lí: - 'Gặp phải mùa nóng nực, bệnh dịch lan tràn dữ dộí - vì lẽ rằng mùa 'viêm nhiệt' ở Giao Chỉ nhằm các tháng 4, 5, 6 Âm lịch, như thơ của Nguyễn Khuyến đã từng tả:
Tháng Tư đầu mùa Hạ,
Tiết trời thật oi ả.
Như đã dẫn trước đây, tháng 2 năm Bính Thìn Quách Quì được cử làm An Nam Chiêu thảo Sứ.
Nếu như xuất phát vào tháng 2 thì quân Tống triều sẽ đến Giao Chỉ vào khoảng đầu mùa Hạ, và như vậy câu 'gặp phải mùa viêm nhiệt...' viết trong 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm' mới hợp lý. Sau đó Quách Quì cho người về triều lo lót 1 số đại thần có thẩm quyền cũng như phao tin là Tống binh vì không quen thủy thổ phương Nam đã mắc bệnh dịch tả chết gần hết (10 phần chết hết 8, 9) để được triệu về gấp. Và có lẽ vào tháng 6, tháng 7 Quách Quì về tới Biện Kinh.
Nói rõ hơn, Quách Quì đã qua Giao Chỉ tất cả 2 đợt:
Đợt 1: Khởi hành tháng 2, đến khoảng tháng 4, tháng 5.
Về khoảng tháng 6, tháng 7.
Đợt 2: Khởi hành khoảng tháng 7, tháng 8, đến khoảng tháng 10.
Tháng 12 thì triệt thoái sau khi có hòa ước giữa 2 nước.
Cần nói rõ hơn ở đây là, Quách Quì trở về lần đầu chỉ là vấn đề thay đổi cấp chỉ huy, quân binh Tống triều có thể chỉ rút về phòng thủ và nằm chờ ở dọc biên giới.
Quách Quì về đến Biện Kinh thì xảy ra việc Vương An Thạch xin tạm ngưng chức, Ngô Xung và Vương Khuê xử lí chính sự. Và sau đó, có thể đã có một sự thảo luận nào đó để Quách Quì lại bị điều động lên đường lần nữa, ngoài ý muốn của Quách Quì.
Thái Thao đã nhập 2 sự việc làm 1 mà chép, nếu không đọc những gì sử chép thì sẽ thấy có điểm nghịch lí.
Liên quan vấn đề hành quân của Quách Quì năm Bính Thìn, đọc các phần 'Kỉ, Truyện' của 1 số nhân vật quan trọng đã dự phần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp trong chiến dịch Bính Thìn trong cuốn 'Tống Sứ, như: - Tống Thần tông (Qu. XV), Vương An Thạch (Qu. CCCXXVII), cũng như Ngô Xung (Qu. CCCXII), Quách Quì (Qu. CCXC), Triệu Tiết (Qu. CCCXXXII)........ thì chỉ thấy trong phần 'Thần tông Kí có 1 đoạn rất sơ lược như sau:
- 'Hi Ninh...... Cửu niên....
Thất nguyệt....... Thị nguyệt An Nam Hành doanh thứ Quế Châu. Quách Quì khiển kiềm hạt Hòa Bân đẳng đốc thủy quân thiệp hải tư. Quảng Đông nhập, chư quân tư. Quảng Nam nhập'.
/ Tống Sử. Qu. XV. Thần tông Kỉ 2 /.
- 'Niên hiệu Hi Ninh...... Năm thứ 9...
Tháng 7... Tháng này, An Nam Hành Doanh đóng quân tại Quế Châu. Quách Quì sai quan kiềm hạt Hòa Bân và mấy người đốc suất thủy binh vượt biển từ Quảng Đông tiến nhập, còn các đạo quân khác thì từ Quảng Nam xâm nhập'.
Về quân số Tống triều điều động trong cuộc chiến này thì có 2 thuyết:
(1). Bộ 'Tống Sử’ (mục Quách Quì truyện) nói 'Tam thập vạn' (300,000).
Bộ 'Tục Tư Trị Thông Giám' (Qu. LXXI. đã dẫn trên) cũng đưa ra cùng con số.
(2). Tập Bút kí 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm' nói là 'Thập dư vạn' (hơn 100,000).
*
Như đã nói ở 1 đoạn trước đây, sử sách Trung Hoa hầu hết đều chép là tháng 12 năm Bính Thìn Quách Quì đánh bại quân Giao Chỉ ở Phú Lương giang, Giao Chỉ phải xin hàng, chẳng hạn bộ 'Tục Tư Trị Thông Giám' chép:
- 'Hi Ninh...... Cửu niên......
Thập nhị nguyệt... Quí Mão, Quách Quì bại Giao Chỉ vu Phú Lương giang hoạch kì ngụy thái tư? Hồng Chân, Lí Càn Đức khiển nhân phụng biểu nghệ quân môn hàng.
Sơ, Triệu Tiết cư? Quì dĩ tự đại. Cập Quì chí triếp dữ Tiết dị. Tiết dục thừa kì binh hình vị động tiên phủ tập lưỡng Giang động đinh, trạch tráng dũng, đảm dĩ lợi, sử chiêu lai huề nhị, tùy kì phúc tâm nhiên hậu dĩ đại binh kế chi. Quì bất thính. Tiết hựu dục sử nhân tư bảng nhập tặc trung chiêu nạp. Quì hựu bất thính.
Toại lệnh Yến Đạt tiên phá Quảng Yên, phục hoàn Vĩnh Bình. Tiết dĩ vi Quảng Yên gián đạo, cư. Giao châu thập nhị dịch, xu lợi yểm kích, xuất kì bất ý, xuyên đồ tịnh tiến, tam lộ trí thảo, thế tất phân hội. Cố tranh bất năng đắc, tặc toại cứ Phú Lương giang, liệt thuyền sổ bách, quan quân bất đắc tế. Tiết phân khiển tướng lại phạt mộc trị công cụ, cơ thạch như vũ, Man hạm giai hoại, từ dĩ bì tốt trí tặc, thiết phục kích chi, trảm thủ sổ thiên cấp, quắc kì cừ tù, hoạch Hồng Chân, tặc cùng xúc qui mệnh.
Thời binh phu tam thập vạn nhân, mạo thử, thiệp chướng địa, tử giả quá bán. Chí thị đại quân cư. Giao Châu tài tam thập lí, cách nhất thủy bất đắc tiến.
Quì tạc ư ngoạn khấu di tật tiên hoàn. Toại ban sứ.
/ Tục Tư Trị Thông Giám. Qu. LXXI. Tống kỉ. Thần tông /.
- 'Niên hiệu Hi Ninh...... Năm thứ 9......
Tháng 12....... Ngày Quí Mão, Quách Quì đánh bại Giao Chỉ ở Phú Lương giang, bắt được ngụy thái tư? Hồng Chân, Lí Càn Đức sai người dâng biểu tới quân môn xin hàng.
Thoạt đầu, Triệu Tiết đề cư? Quách Quì thay thế mình (chỉ huy quân). Chừng Quách Quì đến nơi mới hay suy nghĩ của Quách Quì và Triệu Tiết hoàn toàn trái nhau. Triệu Tiết thì muốn thừa lúc trận thế của giặc chưa phát động thì trước thân thiện với dân các bản, sóc ở lưu vực Tả giang và Hữu giang, chọn lấy những người mạnh khoe?, can đảm, dùng lợi để dụ, sai đi chiêu dụ những kẻ còn dụ dự, chưa thực lòng (với triều đình), tiếp đó, tùy mức độ tin cậy rồi sau đó thì mới sử dụng đến đại quân. Quách Quì không nghe. Triệu Tiết lại muốn cho người đem tài, vật trà trộn ở giữa nội bộ giặc mà chiêu nạp. Quách Quì cũng không nghe.
Triệu Tiết đành ra lệnh cho Yến Đạt tiến đánh vùng Quảng Nguyên, lấy lại đất Vĩnh Bình! Triệu Tiết nhận định rằng Quảng Nguyên là con đường nhỏ ở mặt bên cách Giao châu 12 trạm, có thể nương theo (địa) lợi này mà phục kích, nhân lúc giặc bất ngờ, điều 2 cánh quân, một theo đường Sông, 1 theo đường Bộ cùng tiến, tất cả 3 ngả tiến đánh, thế giặc đến phải tan rã. Cố tranh vùng Quảng Nguyên không được cho nên giặc phải (lui lại) đóng quân ở sông Phú Lương, dàn thuyền mấy trăm chiếc ngang sông, quan quân ta không làm thế nào qua sông được! Triệu Tiết liền cho quân, tướng đốn gỗ chế tạo công cụ tấn công, (dùng) máy bắn đá bắn như mưa, thuyền giặc đều bị bắn bể nát, kế đó thư thả dùng những quân binh mệt mỏi mà nhử giặc, đặt phục binh mà đánh để chém đầu được vài ngàn giặc, chém luôn cả tên cầm đầu, bắt được Hồng Chân, giặc túng thế nên phải xin hàng.
Bấy giờ quân binh 300,000 người, gặp mùa nóng nực, lại nhiễm chướng khí, chết tới quá nửa, và
đến đây, đại quân cách Giao Châu có 30 dặm, cách 1 con sông (mà) không (sao) tiến được.
Quách Quì sợ (Triệu Tiết) khinh địch mà thất trận, cho nên dâng thư về triều, lấy cớ bệnh để mà về trước. Do đó đại quân phải rút vế.
Sau đó, Quách Quì và Triệu Tiết đều bị kết tội và bị giáng chức.
Chu Khứ Phi (1135 - 1189) cũng đã chép như sau:
- 'Triều đình khiển Quách Đạt trí thảo, cơ phúc kì quốc, nãi dĩ biểu khất hàng; hội vương sư đại dịch, Đạt thụ biểu ban sư. Thời Hi Ninh bát niên'.
/ Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. II. Ngoại Quốc môn. An Nam quốc /.
- 'Triều đình sai Quách Đạt đi đánh dẹp, cơ hồ đánh đổ được nước ấy, bởi vậy mà họ dâng biểu xin hàng; gặp lúc quân triều đình bị bịnh dịch lan tràn, Quách Đạt nhận biểu (xin hàng), sau đó rút quân. Bấy giờ là năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh'.
Bộ 'Tống Sử’ cho biết là sau đó Quách Quì bị giáng chức làm Tả vệ Tướng quân; riêng về phần Triệu Tiết thì bị giáng làm Trực Long Đồ Các, về làm Tri châu ở Quế Châu.
(Tham khảo Tống Sử. Qu. CCXC. Quách Quì truyện & Qu. CCCXXXII. Triệu Tiết truyện).
Luận về Quách Quì, 'Tống Sử’ viết:
- 'Luận viết:.. Tống chí Nhân tông thời.... vi thời danh tướng duy Thanh dữ Quì lưỡng nhân nhĩ! .... Tuy Nam chinh vô công, dụng vi kì trường hựu hà vưu tai!'.
- 'Luận:... Tống triều tới đời Nhân tông........ là danh tướng đương thời rồi chỉ có Địch Thanh và Quách Quì 2 người thôi!..... Trong cuộc chinh phạt phương Nam tuy không có công, nhưng dùng người trái với sở trường thì không trường hợp nào tệ hơn trường hợp Quách Quì!'.
Sau này, khi luận về Quách Quì, Hoàng Đạo Chu (1585 - 1646), học giả, và là đại thần, khoảng cuối Minh triều có đoạn nhận định tương tự:
- 'Tuy tọa Nam chinh vô công cửu phế, do ẩn nhiên vi nhất thời túc tướng vân!'.
/ Quảng Danh Tướng Truyện. Qu. XIII. Tống. Quách Quì /.
- 'Tuy bị khép tội là 'vô công' trong cuộc chinh phạt phương Nam, rồi sau đó thì đã không được trọng dụng trong 1 thời gian dài, nhưng mặc nhiên vẫn là Tướng tài danh một thờí.
Và sau đó hơn 30 năm người Trung Quốc vẫn chưa quên được sự thất trận năm Bính Thìn:
- 'Kì hậu kỉ tam thập niên, đương Đại Quan chi sơ, Ngô Thừa tướng chi nhị tôn, viết Trừ, viết Mâu giả, dĩ đồng yêu nhân Trương Hoài Tố hữu dị mưu, giai tứ tử. Nhất thời thức giả hàm vị 'An Nam chi dịch, thiên chi sở báó vân!'.
/ Thiết Vi Sơn Tùng Đàm. Qu. II. 25 /.
- 'Sau đó khoảng ba mươi mấy năm, vào khoảng đầu Niên hiệu Đại Quan, 2 người cháu nội của Ngô Thừa tướng, 1 tên là Trừ, 1 tên là Mâu vì cùng yêu nhân Trương Hoài Tố mưu phản mà đều bị xử tử. Bậc thức giả đương thời ai cũng nói 'đây là trời báo ứng về chiến dịch An Nam'!
Đại Quan (1107 - 1110) là Niên hiệu của Tống Huy tông (1082 - 1135; tại vị: 1100 - 1125).
Câu 'trời báo ứng....' ở đây chỉ việc trong chiến sự Bính Thìn năm xưa Thừa tướng Ngô Xung đã gởi thư nói với Quách Quì là 'Vụ An Nam thì cứ thong thả mà xem xét tình hình.........' đã dẫn ở 1 đoạn trước đây, và đoạn này là đoạn tiếp liền đoạn văn đã dẫn.
Hơn nữa, nếu như thắng trận thì sự kiện Quách Quì, và Triệu Tiết, sau đó đều bị giáng chức các Sử gia Trung Hoa thiếu khách quan nói trên rồi giải thích ra sao đây?
Ngày trước, trong những cuộc chiến tranh với Trung Quốc, sau mỗi lần Thắng trận thì Việt Nam thường cho sứ giả qua triều cống, 'tạ tộí - và có những người chép sử Trung Quốc đã đồng hóa sự kiện này, sự kiện triều cống, với sự thất trận. Thực không gì sai lạc bằng!
Triều cống sau mỗi chiến thắng Quân sự là 1 hành vi ngoại giao sáng suốt của tiền nhân, đây là Một 'Bài Học Lịch Sử’ của dân tộc! Chính vì không thuộc 'Bài Học' này của tiền nhân cho nên Cộng sản Việt Nam phải học bài học ngày 17 tháng 2 năm 1979 của Trung Quốc.
Trở lại với Chiến sự năm Bính Thìn.
Luận 'Trận chiến Bính Thìn', với 2 tiếng 'vô công' nói trên, các sử gia Trung Quốc mới chỉ nhìn vấn đề theo bình diện thực tế hành quân tác chiến. - Sâu xa hơn, nếu luận theo quan điểm gọi là 'Đạo’ của Chiến Tranh, 2 tiếng 'Vô công' sẽ vang dội hơn, sắc nhọn hơn nhiều!
Tôn Tử viết:
- 'Phàm dụng Binh chi pháp, trì xa thiên tứ, cách xa thiên thặng, đới giáp thập vạn, thiên lí quĩ lương, nội ngoại chi phí, tân khách chi dụng, giao thất chi tài, xa giáp chi phụng, nhật phí thiên kim, nhiên hậu thập vạn chi sư cử hĩ!
Kì dụng chiến dã thắng. Cửu tắc độn binh, tỏa nhuệ, công thành tắc lực khuất. Cửu bộc sư tắc Quốc dụng bất túc. Phù độn binh, tỏa nhuệ, khuất lực, đơn hóa tác chư hầu thừa kì tệ nhi khởi. Tuy hữu trí giả bất năng thiện kì hậu hĩ! Cố Binh văn chuyết tốc, vị đổ xảo chi cửu dã!
Phù Binh cửu nhi Quốc lợi giả vị chi hữu dã!
Cố bất tận tri dụng Binh chi hại giả tắc bất năng tận tri dụng Binh chi lợi dã!'.
/ Tôn Tử. Tác chiến đệ nhị /.
- 'Nói chung, theo nguyên tắc Dụng binh tác chiến thì phải sử dụng cả ngàn xe trận, cả ngàn xe chuyển vận, phải điều động cả trăm ngàn quân binh, rồi phải chuyển vận quân lương xa xôi đến ngàn dặm, do đó, các khoản chi phí cho cả 2 mặt trong, ngoài, như tiếp đãi tân khách, cung ứng vật liệu, vật dụng thay thế, cũng như tu bổ xe cộ, giáp tru......... rồi cũng lên tới cả ngàn vàng cho mỗi ngày. Có chi nổi 1 ngân khoản như vậy thì mới động dụng nổi cả trăm ngàn quân binh!
Điều động cả một lực lượng quân binh tác chiến qui mô tới vậy thì phải làm thế nào chiến thắng cho thật nhanh chóng. Còn cứ giằng co thì lâu dần quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ giảm sút và do đó, khi công hãm thành trì lực lượng rồi đến tiêu hao đáng kể! Mặt khác, Chiến tranh nếu cứ dai dẳng Kinh tế Quốc gia rồi sẽ đến kiệt quệ! Để rồi, một khi quân đội đã mệt mỏi, nhuệ khí đã giảm sút, lực lượng đã tiêu hao, Kinh tế đã kiệt quệ......., các Quốc gia chư hầu, Quốc gia nào có thế lực tương đương với mình rồi thừa cơ này mà (có thể), hoặc can thiệp vào nội bộ mình, hoặc khởi binh tiến công mình - còn các Quốc gia xưa nay là chư hầu của mình cũng thừa cơ hội này mà tách rời khỏi quĩ đạo của mình! Trong 1 tình thế như vậy dầu là người tài trí cũng không sao ứng phó nổi! Bởi vậy, luận dụng binh thì chỉ nghe một điều là việc giải quyết chiến tranh lẹ làng đôi lúc tuy có vụng nhưng vẫn hơn, chưa hề thấy việc kéo dài chiến tranh mà khéo bao giờ!
Tóm lại, chiến tranh dai dẳng mà Quốc gia có lợi, sự kiện này chưa hề có bao giờ!
Cho nên là, đã không hiểu được hết cái hại của Chiến Tranh thì (cũng) không sao hiểu hết được cái lợi của Chiến Tranh!'.
Quân Giao Chỉ tấn công Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu từ tháng 11 năm Ất Mão (1075) và tháng Giêng năm Bính Thìn (1076), mà mãi cho đến tháng Chạp năm Bính Thìn Tống triều mới thật sự giao chiến với Giao Chỉ! Trải 1 năm dài chuẩn bị mà cũng không đạt được 1 kết quả cụ thể nào. 1 năm dài với biết bao chuẩn bị, và chi phí, bỏ ra cho sự việc này, không nói cũng rõ không phải là ít mà rồi tất cả đều bỏ sông bỏ biển.
2 tiếng 'vô công' không chỉ bao hàm khía cạnh Quân sự mà trải rộng ra tầm mức Quốc giạ
*
Cứ những chứng cứ trên đây, dẫn từ Sử sách của chính người Trung Quốc, có thể nào nhận định Tống triều đã thắng trận chiến Bính Thìn của hơn ngàn năm trước?
Chiến tranh nào thì cũng phải có bên thắng, bên bại, lý này hiển nhiên, cũng như trận chiến nào cũng có cứu cánh của nó, không đạt được cứu cánh này thì dù cho có đạt được 1 vài thắng lợi về mặt Quân sự cũng là thất trận.
Trong Chiến tranh năm Bính Thìn, như 'Tục Tư Trị Thông Giám' chép, Triệu Tiết cũng chỉ đã chém được vài ngàn quân Giao Chỉ, bắn nát được vài trăm chiếc thuyền, chẳng đáng vào đâu so với nhân mạng quân, dân của Tống triều mất đi cũng như quân phí đổ vào cuộc chiến này.
Tóm lại là 2 tiếng 'vô công' không có nghĩa là không thắng không bại mà chỉ là một sự tránh né không muốn nhận là thất trận, 1 sự thất trận mà nếu phân tích như đã tự thuật thì quá nặng nề.
Qua những gì đã dẫn thì có thể thấy sự thiếu khách quan của những sách sử Trung Quốc, vẫn cứ nghĩ là Tống triều đã thắng trong chiến sự Bính Thìn. Sự thiếu khách quan này vốn bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chủ yếu:
(1). Tinh thần dân tộc quá trớn.
(2). Thiếu tra cứu, đối chiếu và phân tích Sử thư cẩn thận.
Không riêng gì Trận chiến Bính Thìn trên đây, trong nhiều trận chiến khác trước đây, mặc dù là thất trận Trung Hoa vẫn chép là mình thắng trận.
Các Sử gia Trung Hoa thiếu vô tư nên đọc lại bài học Sử học của chính các Sử học gia của họ:
Sử học gia Lưu Tri Cơ (661 - 721) đời Đường cho rằng:
- 'Sử hữu tam trường: Tài, Học, Thức, thế hãn kiêm chí.
/ Tân Đường Thự Qu. CXXXII. Lưu Tử Huyền truyện /.
- 'Sử học có 3 tiêu chuẩn thiện mỹ: Tài, Học, Thức, trên đời hiếm có Sử học gia nào hội đú.
Minh Di án.
Lưu Tri Cơ không minh thị viết như Bộ Tân Đường Thư của Âu Dương Tu đã viết! Câu dẫn trên chỉ là tóm lại tư tưởng Sử học của Lưu Tri Cơ trong tác phẩm Sử học trứ danh 'Sử Thông'.
3 tiêu chuẩn 'Sử Học', 'Sử Tàí, 'Sử Thức' của một 'lương sứ trên đây đã được trình bày rải rác trong 49 thiên của tác phẩm nghiên cứu Sử học vừa kể.
Lưu Tri Cơ viết:
- '...Nhiên tắc đương thời thảo sáng giả tư hồ bác văn thực lục, nhược Đổng Hồ, Nam Sử thị dã. Hậu lai kinh thủy giả quí hồ tuấn thức thông tài, nhược Ban Cố, Trần Thọ thị dá.
/ Sử Thông. Ngoại thiên. Sử quan kiến trí 1 /.
- '... Như vậy, sự ghi chép lúc bấy giờ dựa vào kiến thức rộng, vào những ghi chép xác thực, như Đổng Hồ, Nam Sử, chẳng hạn. Về sau, sự ghi chép (lại) quí ở sự hiểu rộng, thông hiểu sự lý, như Ban Cố, Trần Thọ chẳng hạn'.
Ở 1 thiên khác, Lưu Tri Cơ viết:
- 'Cẩu ái nhi tri kì xú, tăng nhi tri kì thiện, thiện ác tất thư, tư vi thực lục.... Lương sử dĩ thực lục trực thư vi quị
Sd. Ngoại thiên. Hoặc Kinh 4 /.
- 'Nếu yêu người mà biết người có chỗ xấu, ghét người mà biết người có chỗ tốt, thì tốt, xấu đều phải ghi, đây gọi là ghi chép xác thực... Sử gia có tài thì quí sự ghi chép xác thực, chép thẳng không tránh ne.
Và ở 1 thiên khác:
- 'Phù sở vị trực bút giả, bất yểm ác, bất hư mí.
/ Sd. Tạp thuyết Hạ 9. Tạp chí thập điều. Lục điều /.
- 'Điều gọi là chép thẳng là không che giấu điều ác, không khen điều tốt...
Trước nữa, Lưu Tri Cơ viết:
- 'Phù tiền triết sở tác, hậu lai thị quan, cẩu thất kì chỉ qui, tắc nan dĩ truyền thụ, nhi hoặc hữu vọng sinh xuyên tạc, khinh cứu bản nguyên, thị quai tác giả chi thâm chỉ, ngộ sinh nhân chi hậu học, kì vi mậu dã, bất dịch thậm hồ?'.
/ Sử Thông. Nội thiên. Thám di 27 /.
- 'Nhìn chung, những gì triết nhân thời trước viết ra, người sau đọc nếu hiểu sai tông chỉ thì khó mà truyền thụ, hoặc (có khi) lại còn suy diễn, thêm thắt, 1 cách gượng ép, không truy cứu cho kỹ căn nguyên (của sự việc) - như vậy là không phù hợp với ý chỉ sâu xa của tác giả, để rồi, đưa kẻ hậu học tới chỗ sai lầm, 1 sai lầm như vậy cũng chẳng là lớn sao?'.
Về sau, Sử học Lí luận gia Chương Học Thành (1738 - 1801), xa hơn 1 bước nữa, cho rằng kiêm Sử Tài, Sử Học, Sử Thức vẫn chưa đủ để thành 1 lương sử:
- 'Cái dục vi lương sử giả đương thận biện ư Thiên Nhân chi tế, tận kì Thiên nhi bất ích dĩ Nhân da’.
/ Văn Sử Thông Nghĩa. Đệ nhất Sách. Qu. III. Nội thiên 3. Sử đức /.
- 'Nói chung, muốn trở nên 1 Sử gia hoàn toàn thì phải phân biện cho thận trọng ranh giới giữa Thiên và Nhân, phải tận phần Thiên và đừng để phần Nhân lất át'.
Thiên ở đây chỉ phương diện khách quan, Nhân chỉ phương diện chủ quan.
Và, để có thể biện biệt được ranh giới Thiên / Nhân này thì không thể không cần tới 1 yếu tố mà Chương Học Thành mệnh danh là 'Tâm Thuật' - là thái độ của sử gia trong khi tự thuật sự kiện Lịch sử. Thái độ này phải là một thái độ vô tư, vô tà, không để cảm xúc chi phối Bút pháp. Thiếu Tâm Thuật Sử gia sẽ đi tới chỗ bóp méo sự kiện Lịch sử, cũng như thiếu cái Tâm Thuật Sử gia sẽ chẳng thể nào đạt cảnh giới tối cao của Sử học, cảnh giới mà tác giả 'Văn Sử Thông Nghĩá đã mệnh danh là Sử Đức mà nội dung gồm: Sử Tài + Sử Học + Sử Thức + Tâm Thuật.
Minh Di án.
Sử Tài là khả năng sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc, để rồi sự kiện Lịch sử được tự thuật dưới hình thức Văn chương, tóm lại là Sử Tài liên quan khả năng văn chương của 1 Sử gia.
Và nói như thế thì Sử văn không phải là thứ văn khô khan như đa số thường nghĩ, Sử văn phải có lực thu hút, lôi cuốn người đọc như đọc 1 cuốn tiểu thuyết, trong khi không phải là tiểu thuyết.
Sử Học là những kiến thức về Sử học bao quát các thời, không phải riêng một thời nhất định mà Sử gia nghiên cứu, nếu đây là trường hợp.
Sử Thức là khả năng phân tích, biện luận, nhận định chính xác về sự kiện Lịch sử - và về những Nhân vật Lịch sử... trong 1 bối cảnh, 1 thời, nhất định nào đó, và hơn thế nữa, hiểu được ý nghĩa cũng như ảnh hưởng của Sự kiện Lịch sử đối với sinh hoạt của con người, nói rõ là Xã hội, trong thời đó, và có thể là sau đó nữa.
Điều Chương Học Thành gọi là 'Tâm Thuật' thật ra đã hàm trong 'Sử Thức', nói cho rõ hơn là Tâm Thuật ở đây rồi có hơi thừa, nhưng xét cho cùng thì với điều này Chương Học Thành muốn nhấn mạnh đến cá tính của Sử gia.
Có điều là, ngành học nào cũng có những đòi hỏi riêng của ngành học đó, vô tư hay không vô tư Sử gia cũng phải chấp nhận tính chất khách quan vô tư của Sử học - dầu muốn hay không muốn chấp nhận đi nữa! Đây là một đòi hỏi tiên quyết của Sử học, muốn bước vào lãnh vực Sử học thì đây là điều đầu tiên phải biết.
Chương Học Thành rồi đã 'vẽ rắn thêm chân' với điều gọi là 'Tâm Thuật' trong Sử học.
*
Một vài nhận xét phụ.
Sau đây là nhận xét về 1 số sự việc liên quan cuộc chiến năm Bính Thìn (1076) giữa Lý triều và Tống triều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét