Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Ảnh Mai Lĩnh

TAY MANG KHĂN GÓI SANG SÔNG

T ạp B út
Mang Vi ên Long

( Tặng con Mang Viên Hưng Định & con dâu Nguyễn VânThành
  Nhân ngày vui 26 tháng 2 Tân Mão sắp đến…)





M
 ùa Xuân đã được người xưa chọn làm “mùa cưới” không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà rất chí lý: Tiết Xuân ấm áp, gió Xuân tươi mát, vạn vật sinh sôi nẩy nở – nguồn sống dường như đang bắt đầu, sau bao tháng giá rét, mưa bão… Tình yêu sẽ được đơm hoa kết trái, hòa hợp cùng đất trời trong những tháng ngày xuân chan hòa hương sắc và hy vọng…

     Cô gái – nàng dâu, trong ca dao đã có lần tâm sự:
               “Tay mang khăn gói sang sông,
               Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo”
     Cũng có miền – câu ca là :
               “Tay mang khăn gói sang sông
               Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo
     Hay là :
Tay mang khăn gói sang sông
               Mẹ kêu khôn tới, thương chồng khôn lui”.
     Thoạt đầu mới nghe lời ca, có người nghĩ cô gái không được hiếu thảo: “Mẹ kêu mặc mẹ / Mẹ kêu khôn tới…”. Nếu nghĩ vậy là không hợp tình, chưa thấu đáo, có phần oan cho cô gái nọ. Thực ra, việc hiếu nghĩa không phải chỉ căn cứ vào một thời điểm, một giai đoạn, mà phải xuyên suốt cả cuộc đời, trên nhiều lãnh vực. Hơn thế, thời xưa – chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người con gái luôn được khuyên “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tình nghĩa vợ chồng đã được xem là một “Đạo” – Đạo phu thê, đạo vợ chồng. Bởi thế, khi đã lập gia đình, cả vợ lẫn chồng đều phải sống cho tròn đạo nghĩa, bên cạnh những ân nghĩa bổn phận khác với ông bà, cha mẹ ,dòng tộc, làng xóm…
     Cũng có giây phút chạnh lòng, phải ra đi, phải xa gia đình thân yêu, cô gái cũng đã thú nhận một cách rất chân thật, dễ thương :
               “Mẹ cha bú mớm nâng niu,
               Tội trời đành chịu, không yêu bằng chồng
     Đó là một bản tính tự nhiên của người con gái, mà cũng là lòng ước mong của ông bà, cha mẹ ! “Cầu mong cho đôi trẻ yêu thương nhau, sống thủy chung, hạnh phúc trọn đời!”.
     Ví von đôi vợ chồng như “đôi cu cu” thật gần gũi chân xác- thật đẹp :
               “Vợ chồng như đôi cu cu
               Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau”.
     Được thừa hưởng một nền văn hóa cổ truyền đầy tính nhân văn cao quý; được rèn luyện bởi một nền giáo dục có truyền thống đạo lý thắm đậm tình người  - Người con gái Việt Nam đều có chung bản chất : Chân thành trong sáng trong Tình Yêu, và thủy chung son sắc với gia đình.
     Trong văn chương truyền khẩu còn lưu truyền, có rất nhiều câu ca bộc bạch nỗi lòng một cách hồn nhiên, chân thật như thế này:
               “Qua đồng ghé nón thăm đồng…
               Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu!”
     Hoặc là :
               “Chồng ta, áo rách ta thương,
               Chồng người điểm phấn,xông hương mặc người”.
               “Đi đâu cho thiếp đi cùng,
               Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam!”.
     Tình yêu thương chân thật trong sáng đã đươc nẩy nở trong tâm hồn giản dị, chân phác ; giúp cho người con gái  vượt qua mọi gian khó, mọi thử thách trong cuộc sống, để luôn cùng chồng chia sẻ, cùng chồng xây dựng hạnh phúc :
               “Có chồng thì phải theo chồng
               Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo!”
               “Vì chồng nên phải gắng công,
               Nào ai xương sắt, da đồng chi đây!”.
     Tình yêu cao thượng, chân chính thường đi đôi với sự hy sinh, dâng hiến. Một nhà Văn phương Tây đã có lần phát biểu : “Không hy sinh tất cả là không yêu thương gì cả” ; rất phù hợp với tình yêu thương vô bờ của những người vợ, những người Mẹ Việt Nam:
               “Vợ chồng là nghĩa già đời,
               Ai ơi, chớ nghĩ những lời thiệt hơn!”.
               “Ở cho chung thủy vẹn toàn,
               Lên non theo dõi, xuống thuyền xuống theo”
               “Đôi ta là nghĩa tào khang…
               Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau!”.
               “Chàng ơi, đưa gói thiếp mang,
               Đưa gươm thiếp vác, cho chàng đi không”.
     Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình có an vui, hạnh phúc – xã hội mới ổn định, phồn vinh. Vai trò của người vợ, người Mẹ trong gia đình là rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nên một gia đình văn minh, hạnh phúc… Sự thể hiện tình yêu, cùng nhiệm vụ của người vợ, người mẹ trong mỗi thời đại đều có tiến triển, đổi thay – nhưng cái bản chất thuần khiết nguyên thủy sẽ mãi mãi không thể biến đổi: “Đó là sự chân thật, trong sáng trong Tình yêu ; Sự thủy chung, son sắc trong “Đạo vợ chồng; và tấm lòng hy sinh vô bờ cho gia đình…!”.  Xã hội dầu có văn minh đến đâu, loài người dầu có tiến bộ đến mức độ nào, thì cái “Bản chất Người” – Tấm  chân  tình  hồn  nhiên  trong  sáng  luôn được đề cao, tôn trọng, ngợi ca; và không ngừng phát triển…
               “Tay mang khăn gói sang sông,
                     Mồi hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo!”.


MANG VI ÊN LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét