TÔI
ĐẾN VỚI PHẬT (13 & 14)
Bài 13 & 14
CỦA TT. THÍCH THIỆN ĐẠO
Tạp Bút
MANG VIÊN LONG
Tôi có duyên được đọc những bài viết của Thầy Thích Thiện Đạo
thỉnh thoảng được giới thiệu trên vài tạp chí Phật Giáo với các bút danh
Lăng Già Tâm, hay Nguyễn Hòa Thịnh - Tôi rất tâm đắc với những bài viết
đầy ắp tình Người và tình Đạo nơi tâm hồn rộng mở "rất nghệ sĩ"
của Thầy! Nhưng cho mãi đến hôm nay ( th6/2009) tôi mới cầm trên tay được
tập sách dày dặn , quy tụ 34 bài viết của Thầy từ nhiều năm nay - vừa được nhà
xuất bản Văn Hóa Saigon ấn hành trong quý 3-2009.
Sự phân chia tập sách làm 3 phần cho thấy chủ đích của Tác giả rất rõ ràng
trong việc truyền đạt tư tưởng, tình cảm, đến cho người đọc một
cách khoa học - logic: Từ "Con
Đường Chuyển Hóa" ( trang 16-66) gồm 10 bài pháp ngắn xoay quanh cốt
lõi của triết lý sống Phật giáo. Những "vấn đề lớn" này - đã được Tác
giả chuyễn tải bằng một giọng văn trong sáng, giản dị - nhiều bài có hơi hướm
của một bài tùy bút - phóng khoáng, gần gũi - chí tình! Với một tiêu đề : "Đạo Phật,Con Đường Tự Do-Nhân
Bản" - Tác giả đã làm sáng tỏ điểm son của Giáo lý Phật Đà mà có thể,
nhiều người còn chưa nắm bắt được trọn vẹn, hay có thể hiểu lầm! Hai đăc
tính siêu việt " Tự Do" và "Nhân Bản" của Đạo Phật - chỉ
qua 6 trang viết -Tác Giả đã mở ra cho người đọc những nhận thức cần
thiết trước khi bước vào những " cánh cửa" khác của Đạo. Lời dạy của
Đức Phật đã được nhắc lại: "Hởi các Tỳ Kheo, Ta đã truyền dạy giáo pháp tợ
như chiếc bè, nó cốt để đưa người qua sông chứ không phải để mang theo!" -
Bài viết kết luận: "Hạnh Phúc thay
con đường Giác Ngộ ta đang thực tập. Hạnh Phúc thay biết xả bỏ mọi thứ nhân
danh. Hạnh Phúc thay an lạc cho mình và người"...
Phần 2 được đặt tên là "Con Đường
Thể Hiện" ( trang 71-122) - gồm 11 bài - gọi là Tản Văn hay Tùy
Bút cũng đều được! Với hơi văn nhẹ nhàng, hồn nhiên; với tình ý chân thật gần
gũi - Tác giả đã lần lượt "kể lại " ( hay tâm sự ) những điều
đã "thực nghiệm" được trong đời sống thực tiễn hằng ngày của chính
bản thân mình, hay nhờ sự quán sát tinh tế sâu sắc từ những cảnh sống chung quanh!
Đây có thể xem như những "mẫu chuyện Đạo" đã được "thể hiện"
sống động ngay trong cuộc đời. Nó là "một
sự chuyển hóa" mầu
nhiệm của cõi Tâm đã thấm nhuần hương vị Giác Ngộ, Giải Thoát.
Những chủ đề đã đươc chọn lọc trong vô vàn những vấn đề lớn - đã
được Tác giả "giản dị hóa" bằng những bài viết tràn đầy cảm
xúc, nhiệt tình, của một ngừơi Thầy luôn ước mong truyền trao cho đạo hữu
niềm tin yêu, niềm an vui trong cuộc sống có quá nhiều hệ lụy, khổ đau! "Cảm
Niêm Về Mẹ - Và Bông Hồng Cài Áo" ( tr109) - hay " Bếp Lửa Tình
Người" ( tr 119) - là một trong những bài viết đã được Tác giả " thực
nghiệm" trong đời thường - với những kinh nghiệm sâu sắc: "(...) Có đói nghèo, ta mới cảm
thông được cảnh người khác đói nghèo! Có đau khổ, ta mới thấu hiểu người
khác đau khổ như thế nào! (...) Cho nên cảm nhận một vấn đề không sâu sắc bằng trực tiếp sống với nó " ( tr
119) - Từ những dẫn chứng cụ thể đó -Tác giả đã cho người đọc biết được giá trị
đích thực của Pháp Phật là sự thực hành -sống với - chứ không phải là lý thuyết
suông! Giá trị siêu việt của Pháp Phật là sự thực nghiệm, thực chứng ngay trong
cuộc đời này - bây giờ và ở đây, chứ không mơ hố viễn vong...
Phần 3 có tiêu đề "Dòng Sông Cổ
Tích"( tr 160-211) gồm 13 câu chuyện kể - là những câu chuyện xưa và chuyện
nay - được thuật lại một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, nhưng rất phong phú, tế nhị,
hấp dẫn! Người sơ tâm đọc dễ tiếp nhận, mà người nghiên cứu đọc cũng rất thích
thú! Với giọng văn trong sáng, được trau chuốt cẩn trọng - những câu chuyện kể
có sức hấp dẫn mạnh, đồng thời lưu lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người.
Từ đó, những lời Phật dạy thấm đượm vào tâm hồn mỗi người tự nhiên và lâu dài,
mà không cần thuyết giảng…Mỗi câu chuyện là một bài học về cách sống. một kinh
nghiệm thực hành Pháp Phật - rất cần thiết cho người học Phật.Vì vậy, tôi nghĩ:
" Chuyển Hóa" là con đường gần gũi và thân thiết nhất để đến với Đạo"
!
Để tạm kết thúc bải ghi nhận ngắn về "Chuyễn Hóa "- tôi xin được
trích dẫn lời giới thiệu của Hoà Thượng Thích Phước Sơn đã ân cần dành cho Tập
sách và Tác giả :"(...) Trải qua bao
năm được tắm mình trong nguồn tuệ giác vô thượng của bậc Đạo sư tại các Phật
học viện như Bảo Quốc -Huế, Hải Đức - Nhatrang; Thượng Tọa Thích Thiện
Đạo đã may mắn uống được ít nhiều hương vị Chánh Pháp. Sau khi rời khỏi
Viện,Thượng Tọa có cơ hội tham gia công tác giáo dục và hoằng pháp của Giáo Hội
trong nhiểu năm. Đây là khoảng thời gian mà Phật giáo cũng như Quê hương có
nhiều thay đổi nhất trong lịch sử nước nhà. Vốn bản tính nhạy cảm, lại có nhiểu
trăn trở và ưu tư - Thượng Tọa đã dùng ngòi bút ghi lại những gì mà mình thường
thao thức và chứng kiến.
Tập sách " Chuyển Hóa" là một tập hợp những bài viết về nhiều vấn đề
với cái nhìn sâu sắc, thể hiện sự trải nghiệm đích thực của Thượng Tọa.
Phương pháp diễn đạt nội dung giáo lý vừa súc tích vừa sinh động; văn phong nhẹ
nhàng, trong sáng, gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người thưởng
ngoạn(...) "(Thiền Viện Vạn Hạnh-Phật Đản 2553)
Th 6/2009
TỪ CÂU TRUYỆN CỔ:
“NGƯỜI LÀM
MẶT NẠ”
Tạp
Bút
MANG VIÊN LONG
M
|
ột
trong những nhu cầu cần thiết cho tuổi thơ là được đọc, được nghe kể chuyện cổ.
Truyện cổ là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu nơi mỗi người - nhất là
giai đoạn tuổi nhỏ. Tuy vậy, ít người quan tâm tới tính giáo dục, mức độ ảnh
hưởng của các câu chuyện này đến đời
sống của trẻ; trong hiện tại, và cả ở tương lai. Chính vì sự liên hệ giữa
truyện cổ và người đọc (hay các loại truyện mới viết, để giải trí v.v…) một
cách rất trực tiếp và mật thiết, nên rất cần có sự chọn lọc, hướng dẫn, giám
sát của các bậc phụ huynh.
Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam
(và các nước) có rất nhiều câu chuyện hay, sâu sắc, có tính giáo dục cao - rất
cần cho trẻ (và cả người lớn) đọc. Có một câu chuyện tôi được nghe kể rất lâu,
nhưng mãi theo tôi trong suốt cuộc đời. Tôi thường nhớ lại, chiêm nghiệm, áp
dụng trong đời sống của mình: Đó là chuyện “Người làm mặt nạ”.
Ngày xưa, tại một kinh thành, có người đàn
ông sinh sống bằng nghề chế tạo mặt nạ. Nhà ông bày la liệt những khuôn mặt
bằng giấy cứng đủ loại tướng mạo màu sắc lòe loẹt, lúc nào sơn mực cũng bừa bãi
khắp phòng.
Lúc ấy ông đang nhận làm một mặt nạ ác quỷ
Dracula cho một đoàn kịch lớn. Suốt mấy
ngày đêm hì hục tô vẽ, cố gắng làm nổi bật những nét đanh ác, ma quái cho khuôn
mặt quỷ. Tình cờ, một người bạn đến thăm, nói chuyện quanh co một hồi; người
bạn ngạc nhiên thấy vẻ mặt chủ nhân có chiều bực bội, hắc ám - liền hỏi:
- Dạo này tôi thấy sắc khí anh hơi sút kém,
hay anh có việc gì bực mình?
- Không có gì cả…
Người bạn không tin hỏi lại:
- Có thật không anh?
Cuộc nói chuyện mất hẳn hứng thú, nên một lát sau, người bạn đứng
lên xin cáo từ.
Bẵng đi một thời gian khoảng nửa năm, người bạn lại có dịp đến thăm
người làm mặt nạ. Vừa trông thấy chủ nhân, người bạn reo lên mừng rỡ:
- Ồ ! Lúc này trông anh hồng hào tốt tướng hơn trước nhiều. Chắc
hẳn anh đã được nhiều điều may mắn, hạnh phúc phải không?
Chủ nhân vẫn tỉnh bơ, đáp:
- Không có gì lạ cả bạn ơi!
Chủ nhân thật không hiểu được vì sao người bạn có nhận xét lạ lùng
như vậy? Dần dần, ông mới vỡ lẽ ra rằng: Vì nửa năm trước làm mặt nạ quỷ, suốt
ngày cử tưởng tượng hình ảnh nhe nanh, trợn mắt, thè lưỡi, các tướng mạo hung
ác dữ dằn để làm mặt quỷ cho thật giống. Vì thế vẻ mặt ông cũng biểu hiện,
những nét giận dữ hung tợn, người nhút nhát trông thấy cũng phải sợ! Sau đó nửa
năm, ông nhận làm mặt nạ một vị công thần, chính trực, và đức độ. Ông miệt mài
tìm những nét thanh cao, khả ái, để thể hiện những đức tính đặc biệt này. Vẽ
làm sao để ánh mắt đầy nhân từ và công chính, tô khéo đến mức nào để có đôi môi
hiền hòa nhưng cương nghị; nụ cười độ lượng mà vẫn uy nghiêm. Ngày đêm chỉ liên
tưởng đến đề tài sáng tạo này, nên tự nhiên bên ngoài toát ra vẻ từ ái, nhu
hòa. Khuôn mặt ông cũng hiện nét tươi vui, hạnh phúc. Khiến người gặp cũng hân
hoan, thân thiết. Đến lúc khám phá ra điều này, người làm mặt nạ thầm nghĩ: “Những gì tâm ta nghĩ ngợi, toan tính, đều
được biểu lộ ra ngoài dung mạo… Từ nay, ta nhất định không làm mặt nạ loài ác
quỷ nữa!”.
Khuôn
mặt, tướng mạo - và cả các cử chỉ, ngôn ngữ nữa - là tấm gương phản chiếu trung
thực nhất tâm địa của con người. Khi tâm ta trong sáng, yên tịnh, thuần thiện;
thì sắc tướng cũng sẽ biểu lộ nơi ta đầy đủ đức tính ấy - như một tấm gương
phản chiếu. Ngược lại, trong tâm đầy rẫy thủ đoạn, xấu ác, ích kỷ (v.v..) thì
làm sao tránh khỏi sư phản chiếu trung thực của
tấm gương tướng mạo bên ngoài? Nếu cứ cố ngụy tạo cái dáng vẻ hiền từ,
đạo đức, đạo mạo (v.v…) thì chỉ che mắt người nông cạn trong giây phút mà thôi!
Chính vì thế, một trong những phương cách “làm đẹp” khuôn mặt, sắc tướng - không phải là son phấn, áo quần,
trang điểm (v.v…) mà là giữ tâm thuần thiện, từ ái, nhu hòa; luôn nghĩ và làm
điều tốt đẹp cho mình, cho người. Luôn tỉnh
giác “cột tâm một chỗ”- thì sẽ có nét đẹp mà tất cả mọi người đều
quý mến, tôn trọng. Như một đóa hoa, có hương, mà cũng có sắc. Người xưa thường
nói “Tâm tướng bất ly” là vậy.
Những câu chuyện cổ - nhiều người chỉ nghĩ là để giải trí, đọc gì
cũng được; nhưng thực tế, có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng, lâu dài trong đời sống
sau này. Muốn giáo dục học sinh, con cháu cho được tốt đẹp, nên người lương
thiện, hữu ích - điều trước tiên theo thiển ý, là nên quan tâm tới việc giải
trí cho chúng - trong đó có chuyện cổ…
( Báo Phú Yên số 117
th 4/ 2004 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét